Bạch Đạo Sư

Chương 241: Dòng Chảy Lịch Sử.



Sau khi đại phu rời đi rồi , Thiên Phi đã làm đúng như lời đại phu căn dặn, sơ cứu cẩn thận cho mẹ mình. Bước đầu thấy máu đã ngưng chảy, cảm tưởng là mọi chuyện đã ổn, nhưng cứu người đâu đơn giản như thế? Vết thương nghiêm trọng hơn là vẻ bề ngoài của nó, ăn sâu vào bên trong cơ thể gây nhiễm trùng nghiêm trọng. Người mẹ sau mấy ngày thì lại nằm liệt giường , ốm yếu đi thấy rõ. Vết thương nhiễm trùng nặng bên trong khiến người phụ nữ này đã không còn đi lại được nữa . Nhìn mẹ mình nằm liệt trên giường, Thiên Phi đau xót lắm . Em ngồi bên cạnh mẹ , bàn tay siết chặt tay mẹ mình , cảm giác như bàn tay của mẹ đã lạnh đi nhiều lắm , không còn nóng ấm như ngày bình thường nữa . Lúc này người cha cũng đến bên cạnh , Thiên Phi nhìn cha mà nói.

- " cha ơi , đi mời đại phu tới khám cho mẹ đi . Con thấy mẹ yếu lắm rồi ,sợ rằng mẹ không chịu nổi nữa đâu "

Lời nói cùng đôi mắt rưng rưng lệ, không chỉ là lời nói của trẻ con bình thường , đó còn là một lời khẩn cầu của một đứa trẻ với một người cha, tâm nguyện mong muốn cho sự bình an của mẹ . Thế nhưng người cha chưa kịp nói gì , người mẹ đã siết chặt tay con gái mà nói.

- "không được đâu con yêu, ta không chấp nhận . Ta là phụ nữ được giáo dục tử tế, làm sao có thể để người đàn ông khác sờ mó nhìn vào những chỗ kín đáo của mình. Điều này phạm vào trinh tiết người phụ nữ, tuyệt đối không được"

Lời người mẹ vừa nói xong, người cha đã gật đầu tán thành .

- "con yêu ạ ,sống trên đời này có nhiều thứ phải giữ gìn. Tam tòng tứ đức, danh dự lễ nghĩa còn quan trọng hơn cả sinh mạng . Con người "thân bất do kỷ", có nhiều thứ phải đặt lên trên đầu . Lời mẹ con nói là hoàn toàn đúng đắn , ta không thể mời một người đàn ông tới xem những chỗ kín đáo của vợ ta được, con hãy hiểu cho cha"

Thiên Phi thật sự không hiểu, còn có gì quan trọng hơn là sinh mạng chứ ? Đại phu khám thì đương nhiên phải nhìn vào vết thương , tại sao điều này lại bị cho là vi phạm tam tòng tứ đức? Thật sự không hiểu được. Em run run đôi bờ môi , mà nước mắt sắp tuôn ra , siết chặt tay của cha mà nói.

- " nếu không thể mời đại phu đàn ông tới khám, thì cha đi mời đại phu nữ đi . Phụ nữ nhìn vào cũng đâu có sao đâu ? Như vậy không vi phạm tam tòng tứ đức phải không? Làm như vậy là được chứ gì? Cầu xin cha hãy đi mời một đại phu nữ tới đây khám cho mẹ . Con xin cha, con van xin cha cứu lấy mẹ của con với ,hu hu hu..."

Lời nói của Thiên Phi nói ra đầy đau xót. Người cha nghe vậy cũng rưng rưng nước, mắt siết chặt bàn tay con gái , nhẹ lắc đầu ,đôi môi bậm lại mà nói.

- " con ơi, làm gì có đại phu nữ hả con? Luật pháp ở Tây Bắc quốc cấm phụ nữ hành nghề y, làm gì có người phụ nữ nào có thể theo nghề đại phu được chứ ? Mời đại phu nữ ư? Cha muốn lắm, nhưng điều này là không thể"

Lời nói vừa dứt , bàn tay đã siết chặt hơn trong đau đớn tận cùng vì bất lực. Thiên Phi trợn tròn mắt ngạc nhiên, không tin nổi điều mình vừa nghe thấy. Như vậy nghĩa là sao? Phụ nữ không cho đàn ông nhìn vào cơ thể ,chạm vào vết thương sâu trong cơ thể , vậy mà luật pháp lại cấm không cho phụ nữ học nghề y ? Như vậy những người phụ nữ bị những vết thương như mẹ của Thiên Phi thì phải làm sao , họ biết phải làm gì để cứu mạng mình? Cái này chính là ép người quá đáng. Trong khoảnh khắc tức giận, em giật tay cha mình ra mà gào lên .

- "cái thứ đạo lý vớ vẩn gì thế này ? Tại sao lại ra những cái luật kỳ lạ như vậy? Cái này rõ ràng là dồn người ta vào chỗ chết . Thứ luật vớ vẩn , thứ luật hại người."

Tiếng kêu gào thảm thiết của em lại khiến cả cha và mẹ em giật mình hoảng sợ . Thời phong kiến ,dám chửi luật pháp tức là phạm trọng tội, nếu để quan phủ nghe được thì không ổn . Cha em vội vã ôm lấy em ,bịt miệng lại không cho em gào tiếp mà nói trong nước mắt .



- "con ơi, không được chửi bới luật pháp , như vậy sẽ liên lụy tới cả nhà . Luật pháp không dung thứ cho chúng ta tội phỉ báng đâu"

Thiên Phi vùng vẫy nhưng không thoát được bàn tay cứng ngắc của cha mình, bàn tay đang ôm chặt lấy em. Thiên Phi vẫn uất ức lắm , thứ luật pháp dồn người phụ nữ vào chỗ nguy hiểm , thứ luật pháp gì thế này ? Em không hiểu, không thể hiểu được . Người mẹ lúc này nằm trên giường, nhìn con gái mình đang bị cha ôm bịt miệng mà thấy đau xót, bà lúc này mới từ từ khuyên nhủ con.

- "luật này ra là có lý do của nó , con yêu ạ . Cơ thể nữ nhân là ngọc , nếu nữ nhân đi làm đại phu thì có nhiều điều không được phép. Khi khám cho đàn ông, bắt buộc phải nhìn và chạm vào những chỗ trên cơ thể đàn ông, kể cả những chỗ kín đáo. Điều này sẽ làm hoen ố người phụ nữ , khiến họ không còn thuần khiết nữa. Bây giờ con hãy nghĩ xem, một người phụ nữ sao có thể tới và xem đàn ông khỏa thân chứ ? Nếu những vết thương phạm vào những chỗ kín đáo của đàn ông thì đại phu nữ vẫn phải chữa trị , phải nhìn vào và chạm vào những chỗ ấy, như vậy sự thuần khiết của người phụ nữ sẽ không còn . Con có hiểu không ?"

Lời người mẹ nói ra đúng là lời của những người đã bị nhồi sọ với thứ nho giáo tam tòng tứ đức ,đã cho rằng những thứ vô lý là chân lý mà không hiểu được điều thật sự cần thiết trong cuộc sống nhân sinh này là gì . Thiên Phi thì chưa bị nhồi sọ với những thứ kiến thức bất công ấy . Em lúc này đã được cha thả ra ,tự do bước lại gần mẹ , siết lấy bàn tay của mẹ mà lắc đầu.

- " không mẹ ơi, con không đồng ý . Tại sao lại có cái kiểu tam tòng tứ đức kỳ lạ như vậy ? Con muốn mẹ được chữa bệnh, con muốn mẹ khỏe lại sống tiếp với con . Con không muốn mẹ bị đau đớn hành hạ như thế này , con không muốn đâu mẹ ơi!"

Nói xong thì nước mắt ròng ròng, em gục mặt vào bàn tay mẹ mình mà khóc . Cảnh tượng đứa trẻ 10 tuổi ôm tay mẹ khóc thật sự khiến người ta đau xót, khiến người ta xót xa. Có lẽ đây không phải là chuyện hiếm có thời phong kiến, bởi luật như vậy thì tất nhiên sẽ sinh ra những hoàn cảnh như vậy . Không chỉ một người mà rất nhiều người sẽ lâm vào hoàn cảnh tương tự như thế.

Người cha lúc này lại gần con gái , nhẹ ôm con gái từ phía sau mà dịu dàng vỗ về .

- "con ơi, sống trong xã hội nào thì phải tuân theo quy tắc của xã hội đó . Ta sống ở Tây Bắp Quốc thì phải tuân theo luật pháp của Tây Bắp Quốc, không được tự ý vi phạm . Luật pháp đưa ra thì cứ phải chấp hành thôi ,không được chửi bới , sẽ phạm đại tội"

Cảm giác như người cha vẫn còn sợ con mình nói những lời xằng bậy mà vi phạm pháp luật , ảnh hưởng đến an toàn cả gia đình. Thế nên ông ta liên tục khuyên nhủ, nhưng Thiên Phi cảm thấy không đồng ý chuyện này, em sẽ lắc đầu nói.

- " luật không phải là do con người đặt ra hay sao ? Vậy thì tại sao không thể thay đổi luật được chứ ? Cái luật lệ này con không thể chấp nhận được"

Người cha giật mình, con gái của ông vẫn không thể chấp nhận được hoàn cảnh hiện tại khiến ông lo lắng . Ông lần này nói ra với giọng nói có vẻ lớn hơn và cứng rắn hơn ,khuôn mặt nghiêm khắc nhìn con mình mà nói.

- " con gái, nghe cho rõ đây . Dù luật có sai đi chăng nữa thì trách nhiệm của người dân vẫn phải là thi hành luật đó, không được vi phạm . Nếu chống lại luật, hậu quả khôn lường . Nghe rõ chưa?"

Lời nói nghiêm khắc của người cha , giọng nói tựa như đang quát nạt này khiến cho Thiên Phi hiểu rằng mình không được phép cãi lại . Có câu "cá không muối cá ươn , con cãi cha mẹ trăm đường con hư ". Thiên Phi chỉ có thể nói lên suy nghĩ của mình chứ không được phép cãi lại cha mẹ , mặc dù trong thâm tâm em thấy có điều gì đó rất không đúng. Tuy cảm giác là vậy, nhưng em không thể trả lời được, cũng không hiểu thứ không đúng đó là gì . Cũng không thể trách em được, dòng chảy lịch sử đều thuận theo thời thế cả . Khi dòng chảy lịch sử đến mức độ văn minh hơn, con người ta sẽ nói rằng "nếu như có một đạo luật nào đó sai trái, thì việc chống đối lại đạo luật đó không chỉ là nghĩa vụ mà còn là trách nhiệm của những người dân . Người dân có quyền phản đối bất tuân để cảnh tỉnh đối với những người ra luật" . Đây là một câu nói của một nhà hiền triết nổi tiếng thời hiện đại, có giá trị trong tương lai. Còn thời điểm của Thiên Phi đang sống là thời phong kiến vẫn còn tăm tối ,người ta chưa hiểu được chuyện này . Ở cái thời tăm tối, khi mà ánh sáng văn minh vẫn còn mờ nhạt thì bất cứ điều luật nào đưa ra người dân đều phải chấp hành . Dù rằng điều luật đó có khiến họ rơi vào cánh tan cửa nát nhà đi chăng nữa, họ vẫn không thể phản kháng . Đây chính là dòng chảy lịch sử, đây chính là thời điểm lịch sử, đây chính là sự tiến hóa từ từ của một nền văn minh từ thấp đến cao . Không thể đòi hỏi một đạo luật quá cao về một cái thời còn quá tăm tối ,thời mà đang còn rất loạn lạc . Nếu thời điểm này có một vị vua anh minh cai trị ,ông ta sẽ nhanh chóng nhìn thấy sai lầm chỗ đạo luật này mà sửa đổi nó đi . Võ giới thời điểm này thì không có vị vua anh minh ấy, thật đáng tiếc.