Một quan huyện phụ mẫu bị giế.t chết còn luận lớn hay nhỏ sao?
Thứ sử nhìn Trường sử, vị này tuy rằng nhỏ tuổi hơn hắn nhưng cũng không đến mức không hiểu chuyện như vậy chứ.
Một lời trong quan trường nói ra tất có nguyên nhân.
Trường sử không nhìn công văn, mà nói: "Tể tướng đại nhân nói, triều đình cố ý tăng thêm 5 đạo tiết độ sứ nữa, tất nhiên Hoài Nam của chúng ta cũng ở trong đó. Chí của Lộ đại nhân ở tinh tiết nhưng nghe nói đã có người theo dõi Hoài Nam bởi vì triều đình không phải của một mình Tể tướng đại nhân."
Lộ đại nhân dựa vào Thôi Chính, nhưng triều đình là của Hoàng đế, tuy rằng ngài đã thật lâu không thượng triều, nhưng người có thể chống lại Thôi Chính là kẻ luôn ở bên cạnh Hoàng đế, Toàn Hải.
Toàn Hải không cam lòng làm một nô tỳ trong nội cung, muốn ra bên ngoài hô mưa gọi gió. Tuy rằng hắn buồn vui cùng với La thị nhưng ít nhất La thị còn có một vị quý phi để dựa vào cho nên sẽ không nói, không nghe lời Toàn Hải. Thậm chí còn sẽ tranh đoạt ích lợi, vậy nên hắn cần nhân thủ ở bên ngoài, mà tất nhiên sẽ có rất nhiều người muốn là kẻ dưới tay hắn.
Thứ sử nói: "Lộ đại nhân ở Hoài Nam cẩn trọng nhiều năm như vậy, có ngài ấy ở thì quan dân mới an tâm."
Đương nhiên hắn cũng đi theo Lộ đại nhân, hắn đương chức thứ sử này trong thời gian không ngắn, Lộ đại nhân thăng nhiệm thành Tiết độ sứ thì hắn cũng sẽ được lên chức, vào Đạo phủ đương chức phó thủ lĩnh.
Trường sử nhìn công văn trong tay Thứ sử với biểu tình tiếc nuối: "Nhưng hiện tại ngay trong cảnh nội mà huyện quan và quan binh bị giết, dân tâm thật bất an."
Thứ sử hiểu rõ ý của đối phương, huyện Đậu xảy ra đại án, thứ sử như hắn sẽ khó thoát khỏi trách nhiệm mà báo lên trên thì triều đình sẽ không để ý việc ở huyện Đậu và Quang Châu phủ. Thứ mà triều đình đẻ ý và dò hỏi chỉ có Hoài Nam đạo, cho nên Quan Sát sử Lộ đại nhân tất nhiên sẽ bị trách hỏi.
Nếu Lộ đại nhân muốn bắt được tinh tiết thì chỉ sợ không thuận lợi như trước.
Thứ sử duỗi tay vuốt râu: "Nhưng chuyện lớn như vậy không thể giấu được."
Trường sử nói: "Đại nhân, đương nhiên việc lớn như này không thể giấu, há nào có thể không màng đến bá tánh đâu." Lúc này hắn mới duỗi tay. "Hạ quan sẽ xuống huyện Đậu xem rốt cuộc sự tình như thế nào, sau đó lại châm chước báo cáo với Hoài Nam đạo phủ."
Thứ sử đưa công văn cho hắn: "Nói ra thì thấy huyện Đậu thật gặp may mắn trong bất hạnh, vừa hay có gia quyến của một vị quan tướng Chấn Võ quân đi qua, giết không ít sơn tặc."
Trường sử cũng nhắc lại câu thật may mắn, hắn nghiêm túc nhìn bức thư tay ngoài bìa có ghi tên Võ thị, rồi lại nhìn công văn của huyện nha huyện Đậu. Công văn kia hắn chỉ xem qua một chút, bởi vì huyện nha huyện Đậu hoàn toàn sao chép lại bức thư của Võ thị. Tâm lý trốn tránh, sợ phiến phức này đương nhiên trong lòng hắn hiểu rõ.
Tiểu xiếc ở quan trường như vậy hắn đã thấy quá nhiều rồi, không ảnh hưởng đến toàn cục thì không phải để bụng. Trường sử buông xuống nụ cười nhàn nhạt, nói:
"Đại nhân, chuyện này tốt hơn nhiều so với những gì chúng ta suy đoán, ít nhất dân tâm huyện Đậu tạm an ổn."
Thứ sử lại cảm thấy có chuyện khác quan trọng hơn: "Võ thị này là gia quyến của Võ Nha Nhi, muốn đi tới kinh thành để gặp Lương Chấn Lương đại đô đốc. Trước đây luôn có lời đồn thổi là Võ Nha Nhi là tư sinh tử của Lương Chấn đấy, chẳng lẽ là thật sự, đến thành thân mà ông ta cũng muốn gặp tức phụ của hắn."
Nói tới đây chợt ho khan một tiếng, hiện tại không phải lúc nói đến điều này.
"Nếu vậy chẳng phải Lương Chấn sẽ biết chuyện này hay sao? Ông ta mà gào lên thì cả kinh thành lẫn triều đình đều sẽ biết." Thứ sử nói.
Giờ phải làm thế nào để nhanh chóng đuổi các nàng đi? Hoặc là làm sao để các nàng câm miệng lại?
Trường sử cầm bức thư của Võ thị, nói: "Đại nhân yên tâm, hạ quan cảm thấy mẹ chồng nàng dâu Võ thị này là người thiện tâm, bằng không sẽ không ở lại. Chúng ta để các nàng ở lại thêm một chút thời gian nữa là được. Các nàng thiện tâm, chúng ta thành tâm nói hết chuyện này có quan hệ trọng đại, mời các nàng tạm thời không cần kinh động đến Lương lão đô đốc miễn cho kinh hách đến hoàng đế, khiến thiên hạ bất an."
Trường sử nói thì dài nhưng thứ sử chỉ nhặt những ý quan trọng để nghe, đó là muốn giữ đoàn người Võ thị ở lại và bảo các nàng câm miệng.
"Các nàng có chịu nghe không?" Thứ sử dứt dứt chòm râu.
"Vì biểu đạt thành ý, hạ quan sẽ tự mình đi nói. Nhưng mà muốn dùng danh nghĩa của đại nhân viết một phong thư, cho thấy đây là do châu phủ gửi gắm." Trường sử nói.
Chỉ là đóng cái ấn Thứ sử không phải việc lớn gì, thứ sử gật đầu nhưng càng nhớ thương việc trình báo lên Đạo phủ.
Trường sử nhìn hai bản công văn trong tay nói: "Không bằng như vậy đi, chúng ta hơi sửa sang một chút."
Sửa? Sửa như thế nào? Thứ sử khó hiểu, sự việc đã phát sinh còn có thể sửa à? Nó xảy ra trước mắt bao người nha.
"Chỉ sửa lại một vài chi tiết nhỏ, không ảnh hưởng đến sự thật cũng không ảnh hưởng đến kết quả." Trường sử chỉ vào một đoạn trên công văn. "Đổi đoạn này thành, Vương Tri cùng Đỗ Uy chết trong lúc chiến đấu hăng hái với sơn tặc."
Người trong Đạo phủ nhìn đến đoạn miêu tả này sẽ nghĩ đến huyện Đậu có sơn tặc tác loạn, tri huyện và quan binh vì ra sức diệt phỉ mới hy sinh thân mình.
Diệt phỉ mà chết mang ý nghĩa hoàn toàn khác với bị phỉ tặc đánh bất ngờ, xông vào thành diệt sát. Quan phủ có mặt mũi, mà dân tâm cũng sẽ vì vậy mà xúc động phẫn nộ. Khi báo lên triều đình cũng sẽ không chịu trách móc nặng nề, ngược lại còn được khen ngợi.
Vậy chiến tích của Lộ đại nhân cũng không bị ảnh hưởng quá lớn.
"Huống chi hạ quan nói đúng sự thật mà, trước khi Vương tri huyện và Đỗ quan tướng chết tất nhiên là chiến đấu hăng hái với sơn tặc rồi." Trường sử nói.
Thứ sử cảm thán: "Đó là tất nhiên, Vương Tri và Đỗ Uy đều là người đức cao vọng trọng, chí công vô tư, vì dân không sợ hy sinh."
Trường sử nói: "Huyện Đậu nghĩa dũng như vậy, Đạo phủ sẽ không bàng quan đứng nhìn, tất nhiên sẽ lập tức phái binh đến."
Như vậy khi binh lính đến không phải mất bò mới lo làm chuồng, tâm tình và mặt mũi của Lộ đại nhân cũng cực kỳ xinh đẹp.
Thứ sử tán dương gật đầu: "Nhanh, nhanh viết thư báo kịch liệt đưa đi Đạo phủ."
Trường sử thưa dạ rồi lập tức tự mình nghiền mực đề bút viết.
Chuyện này quá khẩn cấp, châu phủ ngày đêm không ngừng nghỉ, binh mã tin báo chia hai hướng bất đồng không quản ban đêm xông ra mà đi.
Trường sử phủ Quang Châu tự mình đi vào huyện Đậu khiến quan viên trong huyện nơm nớp lo sợ. Chờ tới khi Trường sử nắm lấy tay chủ bộ bảo mọi người ném bi thương thì tâm mọi người mới buông xuống. Trường sử hỏi qua vài câu về tình huống của bọn họ sau đó lập tức muốn gặp đoàn người Võ phu nhân.
Mấy ngày nay, Chủ bộ và đám quan lại đã chuẩn bị vô số lý do thoái thác giờ không có tác dụng gì, nhưng mọi người lại cực kỳ vui vẻ. Đây là điều mà Chủ bộ mong muốn, Châu phủ sẽ trực tiếp tra hỏi đoàn người Võ phu nhân, bọn họ đỡ phải hao phí tâm thần.
Lý Minh Lâu dẫn theo phụ nhân kia đến gặp trường sử, nói vài ba câu đơn giản sau rồi cáo lui. Những việc xã giao cụ thể do Nguyên Cát phụ trách, trường sử hoàn toàn không để ý đến một tiểu cô nương cùng một bà điên như họ. Sau khi hỏi đáp tới lui vài lần thì càng thêm khẳng định đoàn người này có lai lịch bất phàm, ít nhất việc hành quân đánh giặc là thật.
Một tia lo lắng cuối cùng của trường sử cũng biến mất. Hắn không giấu giếm tính toán của mình, trần thuật lại hoàn toàn lời đã từng nói với thứ sử ra với Nguyên Cát. Hiểu chi lấy động, tình chi lấy lý mời đoàn người Nguyên Cát ở lại đây thêm một thời gian. Cũng tạm thời không cần nói chân tướng với Lương đại đô đốc, dứt lời hắn lấy thân phận trường sử ra hành lễ với Nguyên Cát.
Người thành thật không biết ăn biết nói như Nguyên Cát chỉ có thể đồng ý, nhưng đưa ra một yêu cầu nhỏ đó là mời trường sử đến binh doanh cổ vũ dân chúng, trần an dân tâm.
Bọn họ không thể dùng thân phận Chấn Võ quân để làm việc, mà thân phận hộ vệ thì đương nhiên không có lực thuyết phục bằng quan phủ rồi. Trường sử hiểu ý của Nguyên Cát, không hề do dự mà đồng ý. Hắn nắm tay Nguyên Cát mang theo một chúng quan viên huyện Đậu, rêu rao đi lại trên đường cái. Điều này khiến dân chúng toàn huyện biết có thượng quan từ Châu phủ đến, còn tới binh doanh để thăm hỏi đội dân tráng vừa được dựng lên để diệt phỉ.
Theo tiếng quân cổ (trống) hiệu lệnh, trường sử và đám quan viên huyện Đậu nhìn thấy một đám dân binh với quần áo bất chỉnh binh khí hỗn loạn, xếp hàng lộn xộn dáng đứng xiêu xiêu vẹo vẹo bắt đầu diễn luyện.
"Tốt, cực kỳ tốt." Trường sử xem xong thì lệ nóng doanh tròng tán thưởng. "An nguy của muôn vàn con dân trong huyện Đậu đều tương nhờ vào chư công."
Cả đời này đám dân đinh lần đầu tiền mới được xưng là công, mà còn là đại quan tới từ tri châu, họ kích động ầm ầm giơ lên các loại binh khí trong tay, hô to nguyện lấy thân này báo quốc.
Trường sử với biểu tình vui mừng, chân không chạm đất xin miễn lời mời của đám người chủ bộ, nói:
"Đã cấp báo với Đạo phủ, binh mã sẽ đến nhanh thôi." Hắn nói, rồi chỉ vào đám dân đinh mênh mông trong binh doanh: "Có những tráng sĩ này, ta và thứ sử đại nhân cũng tạm thời an tâm."
Trường sử an tâm suốt đêm rời khỏi huyện Đậu.
Mà đám quan lại trong huyện Đậu cũng an tâm, về cơ bản thì chuyện này đã lạc định. Bên trên sẽ không truy trách nữa mà ngược lại nghe ý của trường sử thì còn sẽ được tưởng thưởng nữa.
Dân chúng cũng an tâm, Châu phủ, Đạo phủ đều biết chuyện này, lập tức sẽ có binh mã tới bảo vệ bọn họ. Bọn họ sẽ không phải một mình chiến đấu nữa.
Gió đêm ở huyện Đậu trở nên nhu hòa hơn rất nhiều.
Kim Kết đặt chụp đèn lên bàn, khiến nó càng thêm mơ hồ, làm cho Lý Minh Lâu ngồi ở án thư như phủ một tầng sa mỏng.
Nguyên Cát nói: "Tiểu thư, đúng như người sở liệu."
Châu phủ không hề lập tức phái quan binh đến quản lý huyện Đậu mà ngược lại giao việc phòng ngự trong huyện cho bọn họ.
Được như nguyện đúng là khiến người vui vẻ nhưng Lý Minh Lâu chỉ thở dài một tiếng: "Thật ra ta tình nguyện việc này không giống như ta sở liệu."
Một quan huyện phụ mẫu và binh doanh đều bị giế.t chết, vạn dân mất đi che chở mà thượng quan lại không thèm để ý. Loạn thế không phải đến vào cuối năm như nàng biết mà hiện tại nó đã tới rồi.