Ngược Về Thời Tây Sơn

Chương 10: Hậu chiến



Doanh trại quân Nguyễn.

Lúc này, Nguyễn Văn Thành cùng con trai đang quỳ trước mặt của Nguyễn Ánh. Đem hai vạn đánh nhau với năm ngàn vốn dĩ là một chiến thắng dễ dàng vậy mà cuối cùng lão lại ra lệnh rút quân. Cái chết người nhất lão vẫn còn một vạn quân. Tất cả tướng sĩ đều yên lặng chờ quyết định của Nguyễn Ánh.

- Thắng thua là chuyện bình thường nhà binh. Ta biết khanh cố hết sức nhưng chắc quân Tây Sơn có cao nhân chỉ điểm.

Thái độ của Nguyễn Phúc Ánh dường như quá bình tĩnh làm vài người có hơi sợ nhưng đó cũng là vì hắn nắm giữ tình hình. Dựa vào việc đích thân lão tướng như Đào Xuân Phong phải tham chiến rồi tử trận sau đó, rõ ràng quân lực của nhà Tây Sơn đã tới giới hạn. Chỉ cần vài đợt nữa là đủ sức công phá rồi bắt Cảnh Thịnh,

Trong khi đó, thấy thái độ của Nguyễn Vương không có gì giận nên hai cha con kia cũng đứng dậy.

- Xin chúa công an tâm, thần nhất định sẽ tấn công lần nữa. Quyết lấy được đầu của Quang Toản đem về trước mặt người.

- Được rồi. Theo ta thấy, khanh cho mấy nghìn quân xung phong thành nhiều đợt quân lại tản rộng ra để tránh cạm bẫy quân địch.

Đột nhiên, một tên lính đi vào nói nhỏ với Nguyễn Ánh. Khuôn mặt đang bình tĩnh bổng biến sắt.

“Trần Quang Diệu…Bùi Thị Xuân…bọn chúng đang tới cứu nguy cho thằng ranh con Quang Toản” – Lão lên tiếng – “Xem ra bí mật về cái chết của Nguyễn Huệ không thể che dấu được nữa rồi.”

……………………………….

Doanh trại quân Tây Sơn.

Lúc này, Cảnh Thịnh đang đọc tấu chương do Ngô Thì Nhậm viết. Do tính chất ảnh hưởng của vụ việc nên cần có lệnh của hắn mới làm được. Cũng may là nhờ ký ức của Quang Toản hàng thật nên hắn cũng đọc được chữ Nôm.

“Thần vốn là thần tử của bệ hạ. Ngày đêm lo nghĩ cho bệ hạ là việc đương nhiên. Vốn thánh thượng đang đánh cùng giặc Ánh nên chả dám làm phiện. Tuy nhiên, quốc khố giờ thiếu hụt không khác gì đồng ruộng gặp nắng hạn. Khẩn xin bệ hạ cho phép thần tăng thuế”

Đọc xong thì hắn vừa buồn cười vừa giận. Chỉ là thiếu tiền xin tăng thuế mà phải viết dài dòng như vậy. Còn hơn là thi viết tiểu thuyết. Quá tốn thời gian. Đúng là phải sửa đổi dần dần.

- Bệ hạ. Giờ phải viết những gì? – Viên quan văn hỏi

Nói chung thì muốn trả lời thì hoặc là hắn tự viết hoặc là nhờ người viết. Bản thân Quang Toản không trả lời vì hắn còn đang bận suy nghĩ.

Theo trí nhớ của hắn, một số sử gia thế kỷ hai mươi cho một vài nhận xét không tốt về vương triều mang ánh hoàng kim này. Do hậu quả chiến tranh liên miên, sau những trận cướp bóc, đốt nhà, đốt chợ, bắt lính, bắt sưu, nhất là bắt lính cưỡng bức không phân biệt già trẻ, đàn ông hay đàn bà mà vùng Quảng Nam - Quảng Ngãi có thời kỳ không còn tráng đinh vì huy động toàn bộ lực lượng vào quân đội. Hệ thống kinh tế vốn trì trệ từ thời Lê Trịnh nay còn trì tệ hơn. Chiến tranh được Tây Sơn tiến hành liên miên.

Nhân dân nhận ra rằng bộ máy Tây Sơn tồn tại được là do tiến hành chiến tranh, lấy chiến tranh nuôi chính quyền lên lòng dân oán thán. Đến nỗi khi Nguyễn Ánh kéo quân ra Bắc quân lính thì bỏ trốn, còn dân thì tự động bắt vua nộp cho nhà Nguyễn. Mà sau khi Nguyễn Ánh lên ngôi hoàng đế, hắn chả những không xóa bỏ nhưng thứ làm dân oán than mà còn tiến hành ở quy mô lớn hơn nhà Tây Sơn gấp nhiều lần làm dân chúng nhận ra mình bị lừa nhưng đã quá muộn vì nhà Nguyễn đã nắm thiên hạ.

Dĩ nhiên, một vài nhận xét là tương đối tiêu cực do nhiều phe phái ủng hộ nhà Nguyễn tiến hành. Nhà Tây Sơn, dù là Quang Trung hay Thái Đức đều là những người biết làm kinh tế. Dù vậy, hắn cũng phải thừa nhận nhà Tây Sơn tồn tại rất nhiều vấn đề. Lúc Quang Trung còn sống thì chúng bị lu mờ hoặc được vị anh hùng này giải quyết nhưng khi ông mất đi thì nó mới lộ ra.

Tóm lại, nếu lúc này loạn lạc tăng thuế thì lòng dân oán trách. Việc bảo vệ vương triều Tây Sơn càng khó khăn.

Do đó, hắn tạm hoãn việc tăng thuế. Để tạm thời có nguyên liệu sản xuất vũ khí, gã đành sai quân thu nhặt binh khí gãy hỏng ở chiến trường gửi về để công binh xưởng tận dùng sản xuất vũ khí, đồng thời cũng báo cho Ngô Thì Nhậm tạm thời cắt giảm chi phí của nội cung. Lúc này triều đình đang khó khăn đành phải dùng hạ sách này.

“Mà bệ hạ. Ngài có định về Trung Đô không?” – Viên quan hỏi.

Đây là câu hỏi mà mọi người định hỏi mấy hôm nay.

Về phần mình, hắn cũng nóng lòng về Trung Đô để cùng quan nội chính Ngô Thì Nhậm bàn kế sách về kinh tế nhưng còn đang suy nghĩ. Tướng Phong đã hi sinh. Một khi hắn bỏ đi thì quân Nguyễn có khả năng chọc thủng phòng tiến mà đuổi theo hắn. Tuy nhiên, nếu hắn cứ ở đây thì thật sự sẽ chết bởi quân Tây Sơn sắp tới cực hạn rồi.

Lúc này, một tên thái giám hớt hải chạy vào báo.

- Khởi bẩm Hoàng thượng có tin mừng Thái Phó Trần Quang Diệu, đô đốc Bùi thị Xuân và Võ Văn Dũng đã trở về.

Cảnh Thịnh giật mình.

“Đúng là số trời thay đổi. Giờ này đúng ra Trần Quang Diệu và Bùi thị Xuân đã bị bắt.”

Sau đó hắn suy nghĩ lại thì có lẽ bản thân mình cũng góp chút ít. Theo đúng lý thì Quang Toản bỏ chạy về Trung Đô. Tướng Phong đột tử. Quân Nguyễn phá phóng tuyến, tiến tới Trung Đô rồi công thành. Trần Quang Diệu và Bùi thị Xuân tới nơi thì bị bắt.

Tuy nhiên, do quân hắn quyết tử mà hai người này cũng mang mấy vạn quân lại hội hợp. Nghe tin hoàng đế tử thử, tinh thần binh lính phấn chấn mà quên luôn ý định bỏ trốn. Ít nhất thì hắn nghe như vậy.

Sau đó, Cảnh Thịnh đi ra ngoài thấy hai ba người, hai nam một nữ đi tới.

Một người đàn ông tuổi trung niên một người tuy có hơi gầy nhưng khuôn mặt nghiêm nghị toát lên vẻ võ dũng. Ánh mắt giống như hai khẩu đại bác. Đó là Trần Quang Diệu. Một người vóc dáng cao lớn cơ bắp săn sắc bộ võ phục không thể che được những bắp thịt nổi cuồn cuộn chính là đại đao Võ Văn Dũng. Đi sau họ, đó là một người phụ nữ dáng đi mạnh mẽ mặt sạm đen những vẫn toát lên vẻ anh thư. Vẻ đẹp không kẻ tuổi tác cùng sát khí kết hợp lại một cách vô cùng hài hòa.

Chưa kịp để ba người lên tiếng, Quảng Toản liên cuối đầu chào.

- Trẫm xin tạ tội với ba vị tướng quân. Trước đây trẫm thực sự không biết làm minh quân để triều ta rơi vào tình cảnh này.

Ở thời hiện đại, việc lãnh đạo cuối đầu tạ lỗi là chuyện vô cùng bình thường. Tuy nhiên, ở thời đại này thì đó là việc vô cùng hiếm hoi. Hoàng đế phương Đông thì càng không có chuyện nhận sai mà thực ra thì phương Tây cũng vậy, điển hình là vị hoàng đế bị chém đầu Louis XVI.

Do đó, hành động của Quang Toản có ý nghĩ tinh thần vô cùng lớn. Ở địa vị của đám người Trần Quang Diệu, cái gì là quan trọng nhất. Tiền. Cái đó họ không thiếu. Quyền. Cái đó thì họ cũng đã có đủ. Cái họ cần là một người chủ xứng đáng để họ có thể hi sinh mạng sống nơi sa trường.

- Thần cố gắng làm hết sức vì Tiên đế và bệ hạ thôi, bệ hạ làm vậy làm tội thần tổn thọ. Nhớ lại lời Tiên đế lúc lâm chung “Chúng ngươi nên giúp lập Thái tử sớm dời đô ra Nghệ An để khống chế thiên hạ. Nếu không thế thì quân Gia Định sẽ tới, chúng ngươi không có chỗ chôn thân” Chúng thần hổ thẹn không làm theo di chiếu để đến giờ bệ hạ phải long đong thế này.

Sau đó, vua tôi gặp nhau mừng rỡ. Nước mắt chan hòa. Lúc đi đánh thành Quy Nhơn, Trần Quang Diệu mang đi năm vạn quân. Vậy mà khi quay ra Bắc quân sĩ mệt mỏi lại nghe tin Phú Xuân thất thủ, lòng quân tan rã bỏ trốn đến tám phần, phần vì bệnh tật ốm đau ra đến Đèo Ngang còn được năm nghìn quân.

- Vậy là chỉ còn một phần mười con số ước tính thôi à? – Quảng Toản hỏi.

Phải nói là nếu như quân số còn mấy vạn thì hắn thậm chí có thể tổ chức phản công lại Nguyễn Ánh. Tuy nhiên, hiện tại, cách tốt nhất vẫn là phải di tản khẩn cấp về Trung Đô.

Sau đó, khi cùng Thịnh đi quan sát trận địa cách bố phòng Trần Quang Diệu giật mình nói :

- Bệ hạ bày trận thần không bằng được. Đúng là phúc khí nhà Tây sơn còn rất lớn. Tiên đế có thể an tâm rồi. – Trần Quang Diêu nói

Thịnh thầm nghĩ thủ đoạn ngựa chém gió thành thần này mình vẫn còn phải học hỏi lão tướng này. Thực ra, Trần Quang Diệu vốn là võ tướng nên mấy chuyện nịnh bợ lão không rành. Cái này là lão thực lòng khen Quang Toản.

Sau khi cùng các tướng bàn bạc Cảnh Thịnh quyết định cùng Võ Văn Dũng, Bùi Thị Xuân cùng một số võ tướng và hơn năm nghìn quân về Trung Đô trước. Việc giữ chân giặc ở đây giao cho Thái Phó Trần Quang Diệu.

Trước khi đi, Trần Quang Diệu gặp liên Cảnh Thịnh để kể cho hắn một bí mật động trời. Đó là việc hoàng đế Quang Trung không chết một cách tự nhiên mà là có kẻ mưu sát. Đây là một bí mật mà Trần Quang Diệu đã đích thân điều tra.