Ngược Về Thời Tây Sơn

Chương 11: Tổ chức bí ẩn.



Đêm trước khi Quang Toản khởi hành tới Trung Đô.

Cho tới thời hiện đại, cái chết của vua Quang Trung chính là một trong những bí ẩn lớn nhất trong lịch sử Việt Nam khi mà lý do tại sao ông chết vẫn còn là dấu chấm hỏi to đùn. Người được lợi nhất trong vụ này dĩ nhiên là Nguyễn Ánh nhưng hắn ra tay kiểu gì thì vẫn là câu hỏi lớn. Có một kẻ tình nghi khác chính là Càn Long nhưng nói chung thì cũng là tin đồn.

Lúc này, mọi chuyện đã trôi qua mười năm nhưng so với thời hiện đại thì đám người Trần Quang Diệu vẫn còn có thể tra ra được.

- Khanh nói tiên đế bị người ta ám hại. Vậy thì hung thủ là ai? Giết hại bằng phương thức gì?

Cảnh Thịnh hỏi bằng một thái độ nghiêm túc xen lẫn bình tĩnh đến lạ thường. Dù vậy, trong đôi mắt vẫn ẩn chứa sự phẫn nộ. Dù sau thì một nữa linh hồn này chính là Quang Toản hàng thật giá thật.

- Thần không thể trả lời người vì thân không xác định rõ. – Trần Quang Diệu nói. – Đó cũng là lý do mà thần, mọi người, nhất là thái hậu, không hề nói chuyện này cho hoàng thượng.

- Có phải bọn chúng bắt đầu nhắm đến ta… trẫm, phải không? – Quảng Toản hỏi. – Có vẻ như đây là một tổ chức bí ẩn nào đó.

Nếu như Trần Quang Diệu đã quyết định bí mật điều tra mà đột nhiên lại chạy tới nói với hắn trước lúc tên này sắp về Trung Đô thì chỉ có khả năng duy nhất là hắn sắp thành mục tiêu. Còn về mấy dạng tổ chức bí mật này thì có lẽ người thường nghĩ chúng là chuyện viễn tưởng nhưng tên Toản, nói đúng hơn là phần Nguyên Anh biết rất rõ. Đa số bọn chúng thường ẩn sâu trong bóng tối, không được lịch sử ghi nhận nhưng lại là những kẻ gây ra những biến động kinh khủng trong dòng chảy lịch sử. Hiện tại, việc hắn xuyên không và đưa ra những quyết định trái ngược với Quang Toản trong lịch sử có lẽ đã làm sai lệch tính toán của khá khá người.

- Xem ra đúng là người đã thay đổi thật rồi, hoàng thượng. – Trần Quang Diệu lên tiếng. – Ngươi cứ yên tâm về Trung Đô. Chỉ còn thần ở đây, không một tên giặc Ánh nào vượt qua. Thần sẽ gửi bồ câu đưa thư cho thái hậu. Đích thân người sẽ giải thích cụ thể cho bệ hạ.

                                                 ………………………………………….. 

Hiện tại.

- Hoàng thượng, đã về tới Trung Đô.

Âm thanh của viên thái giám vang lên làm Cảnh Thịnh thoát khỏi hồi tưởng về lần nói chuyện với Trần Quang Diệu.

Nếu nhìn từ trên cao, người ta sẽ thấy một hình tam giác khổng lồ nằm giữa hai ngọn núi Quyết và núi Mèo. Phía ngoài có hào bảo vệ. Cửa Tiền ở phía Nam. Núi Mèo (Kỳ Lân) làm nền cho đồn gác, thành phía Nam chắp vào núi ấy. Mặt đông bắc lấy núi Quyết (Phượng Hoàng) làm thành. Địa thế thành rất dễ giữ. Phía trước có sông Cồn Mộc và sông Lam, phía bên có núi Quyết đều là hào và thành thiên nhiên. Thành phía đông bắc chạy sát theo chân núi Quyết (Phượng Hoàng). Phía Nam thành cắt ngang qua núi Mèo (Kỳ Lân), lợi dụng núi Mèo làm đồn gác. Thành phía Tây cắt qua cánh đồng bằng phẳng, kẻ thành một đường thẳng tắp lên sát núi Mũi Rồng (một nhánh của núi Quyết).

Nói thật lòng, nó vẫn chưa xứng tầm với một kinh đô. Quy mô cũng chỉ tương đương với thành Quy Nhơn của Nguyễn Nhạc lúc trước. Bản thân Quang Toản vẫn có hứng thú với Thăng Long, kinh đô ngàn đời của đất Việt. Tiếc là sĩ phu Bắc Hà vẫn hướng về nhà Lê. Việc dời đô vào chỗ này quá nguy hiểm.

Trong lúc này, đoàn xe ngựa của vua bắt đầu đi vào thành. Dân chúng hai bên quỳ lại cho đến khi vua đi qua. Với một người hiện đại mà nói, việc này thật sự quá tốn thời gian.

- Truyền lệnh của trẫm. Triều đình đánh thắng giặc Ánh trở về. Dân chúng cứ việc sinh hoạt bình thường.

Hắn lên tiếng.

Ngay sau đó, hắn cuối cùng cũng đi vào hoàng cung. Phải nói là nhà Tây Sơn lập quốc chưa lâu lại thường xuyên chiến tranh nên quy mô cung điên thật sự không lớn như nhà Nguyễn sau này. Đó còn chưa kể đây chỉ là hoàng cung dự bị mà thôi.

Sau khi vào thành việc đầu tiên của Thịnh là vào yết kiến Thái hậu, “mẹ” của hắn. Mẹ của Cảnh Thịnh là Bùi thị Nhạn một trong năm người được nguời đương thời phong là Tây Sơn Ngũ Phụng Thư, rất đảm đang và giỏi võ nghệ. Trong lúc định gặp “mẹ” của hắn thị một người thanh niên tầm mười sáu tuổi, ăn mặc vô cùng lịch sự nhưng lại tỏ ra sát khí kinh người.

- Huynh tới tìm mẫu hậu có việc gì?

Người thanh niên kia nhìn thấy Quang Toản thì liên lên tiếng.

Người đó là Quang Bàn người em kế của Quang Toản. Trong lịch sử, Quang Bàn là người rất khí tiết. Khi bị Nguyễn Ánh bắt cùng Quang Toản, được cho ăn bữa ăn trước khi chết, Quang Bàn đã nói "Không thèm ăn cơm giặc”, rồi lấy đũa đâm vào tai tự vẫn. Do đó, Cảnh Thịnh rất nể phục khí tiết người này.

- Trẫm đi gặp mẫu hậu có công việc. Lát nữa hai anh em ta nói chuyện sau.

Sau đó, gặp lại Thịnh sau mấy tháng, Thái hậu nhìn Thịnh rất trìu mến. Phải nói là bà cũng đã bắt đầu xuất hiện vài nếp nhăn trên khuôn mặt nhưng tổng thể thì vẫn vô cùng khỏe mạnh. Người phụ nữ này vừa có nét cao quý của hoàng tộc, vừa có nét mạnh mẽ của nữ tử giang hồ.

- Sau mấy tháng thấy Toản nhi gầy đi nhưng rắn rỏi hơn, ta rất mừng. Mong hoàng đế không phụ sự uỷ thác của tiên hoàng. – Bùi Thị Nhạn nói.

Thịnh cảm tạ. Tuy nhiên, hắn chưa kịp trả lời thì đột nhiên Quang Bàn xuất hiện như bóng ma rồi chen ngang:

- Huynh trưởng, thành Phú Xuân mất. Đệ rút chạy mang theo không được bao nhiêu tài sản. Vậy mà gần đây huynh lại cho cắt giảm bổng lộc. Vậy tới đây đệ sống bằng gì? Huynh mà không lo được cho đệ sao.

Ngay làm tức, Thái hậu mắng Quang Bàn:

- Con chỉ lo hưởng thụ. Huynh trưởng của con còn lo việc nước. Vận nước đang lâm nguy. Huynh trưởng phải giảm bổng lộc hoàng thất là việc làm bất đắc dĩ. Đang nhẽ con phải tìm cách giúp anh thì lại gọi đây mà trách móc. Tổ đã vỡ thì sao giữ được trứng.

Thực ra thì tuy nói là mắng nhưng thái độ cũng rất nhẹ nhàng chứ không có một chút gì nặng lời. Tuy nhiên, nó làm Quang Bàn không nói được câu nào vì Bùi Thị Nhạn nói quá đúng.

Ngay sau đó, Cảnh Thịnh vội đỡ lời. Dù sao thì Quang Bàn hiện tại cũng chỉ là một đứa trẻ mà thôi. Ở thời hiện đại thì cũng chỉ học tới lớp mười, làm sao ý thức được tình hình nghiêm trọng cơ chứ.

- Em con còn nhỏ nhưng đã hiểu biết. Có điều em đùa con thôi.

Sau đó, Quang Toản quay sang nói với Quang Bàn:

- Anh biết em thích đi săn. Anh đang cho thợ chế tạo loại súng mới nếu thành công sẽ tặng em một khẩu. Súng này săn được cả voi chứ đừng nói đến hươu nai. Săn được nhiều nhớ chia phần anh nhé, nhưng phải giữ súng cẩn thận đừng để mất. Cái này là bí mật mà tên giặc già Nguyễn Ánh đang thèm muốn. Thậm chí, nó còn mạnh hơn tất cả loại súng mà người Tây Dương sở hữu.

Nghe lời nói của Quang Toản, Quang Bàn cười tươi

- Huynh trưởng nói là phải giữ lời nhé. Hôm nào rảnh dỗi đệ sẽ rủ huynh đi săn.

Sau đó, tên này đi khỏi để Cảnh Thịnh cùng thái hậu nói chuyện.

- Toản, Trần Quang Diệu đã gửi bồ câu đưa thư cho ta rồi. Giờ ta sẽ giải thích cho con kỹ hơn.

Vào thời điểm mà hai tập đoàn phong kiến Trịnh, Nguyễn chính thức suy thoái, có một tổ chức đã âm thầm hoạt động, tiến hành kiểm soát hoàn toàn nền kinh tế Đại Việt ở cả hai vùng Đàng Trong và Đàng Ngoài. Do tư tưởng trọng nông ức thương cộng với việc phải đối phó với các cuộc khởi nghĩa mà hai dòng họ Trịnh và Nguyễn không quan tâm nhiều tới thế lực này. Từ đó, lợi dụng chiến loạn, chúng dần dần hình thành một con quái vật khổng lồ. Nguyễn Nhạc cũng vì muốn giết đám người này mà gây ra thảm sát ở Cù Lao Phố nhưng cuối cùng chỉ giết toàn người vô tôi. Về sau, vì muốn nắm quyền kiểm soát kinh tế, Quang Trung lại càng quyết tâm dẹp bỏ thế lực này để Đại Việt phát triển cường thịnh. Không lâu sau đó, một trong nhưng vị hoàng đế vĩ đại nhất trong lịch sử nước Nam qua đời một cách bí ẩn.

- Về cái thế lực thần bí liên quan đến cái chết của tiên đế, con nghĩ sao? – Nhìn nét mặt suy tư của Quang Toản, Bùi Thị Nhạn hỏi.

- Lấy tĩnh chế động

Quang Toản bình tĩnh trả lời.

Hiện tại thì nói chung cũng chỉ có thể như vậy. Đến cả thành viên của cái tổ chức bí ẩn kia tròn méo ra sau còn chả biết thì đối phó kiểu gì. Cách duy nhất hiện tại ra lấy tĩnh chế động. Trong lúc bọn chúng còn chưa ý thức chuyện gì đang diễn ra, Quang Toản sẽ dùng kỹ năng mật dụ để lôi cái thế lực này ra ánh sáng.

- Nếu con đã nói vậy thì cứ theo ý con đi. – Sau đó, Thái hậu cho người mang ra một cái rương nhỏ và nói. – Đây là những món quà lúc sinh thời tiên hoàng tặng cho mẫu hậu, ngoài ra là một số quà tặng của các sứ thần và một số quan đại thần. Ta biết lúc này quốc khố đang trống rỗng con cầm lấy để dùng, tuy không nhiều nhưng ta cũng hy vọng giúp đỡ con được phần nào.

Cảnh Thịnh mở rương thấy có một số dây chuyền, vòng đeo tay bằng vàng... đặc biệt có viên ngọc minh châu to bằng nắm tay viên này có giá trị liên thành chắc giá tầm vài nghìn lạng vàng. Hắn cả kinh nói

- Đồ này là đồ dùng tuỳ thân của mẫu hậu. Nhi thần đâu dám lấy.

Thái hậu nghiêm mặt nói.

- Giờ ta chỉ có thể giúp con như thế này. Con mà từ chối là phụ tấm lòng của ta.

Trước thái độ nhẹ nhàng nhưng dứt khoát của Bùi Thị Nhạn, Quang Toản không còn cách nào ngoài nhận lấy.