Ngược Về Thời Tây Sơn

Chương 19: Làm hoàng đế đúng là mệt thật!



Thành Phú Xuân.

Tại căn biệt viện bên bờ sông Hương cửa thành Đông Phú Xuân, vẫn là lão nhân ngồi câu cá. Không ai thấy một lần não lão thả lỡi có mồi cả. Nếu lưỡi câu không có mồi thì kiếm đâu ra cá mắc câu đây. Có lẽ thứ lão câu không phảo là cá, lẽ nào lão ngồi để câu cái gì đó giả dụ như là “thiên hạ” chăng.

Người thanh niên mặt ngọc với bộ dáng thư sinh lại xuất hiện. Vẫn là dáng vẻ khoan thai không hợp tuổi, nhưng nếu ai tinh ý thì có thể nhìn ra bước chân của hắn mặc dù vẫn chậm rãi nhưng nhón chân lại hơi mạnh. Có lẽ hắn dùng sức quá, cũng có lẽ vì hắn đang cố kiềm chế một thứ gì đó để giữ lại sự khoan thai của mình. Nói tóm lại, hành động của người này có chút không được tự nhiên.

- Chuyện Nguyễn Phúc Cảnh có vấn đề gì chăng? Hai là Nguyễn Ánh nghi ngờ con hắn không chết vì đậu mùa.

Lão hỏi.

Phải nói là tên hoàng tử Cảnh này cũng không tệ. Tuy nhiên, hắn lại có quan hệ quá thân thiết với người Pháp. Nếu gã lên ngôi vua vì đám Tây Dương sẽ tranh giành ảnh hưởng mà lão đã giành cả đời để gây dựng ở mảnh đất Đại Việt này. Do đó, hắn phải bị tiêu diệt. Dĩ nhiên, đây là vấn đề khó khăn khi luôn có những tên trang bị hỏa khi đi lại xung quanh tên này.

- Không có. Tuy có vài người bị súng bắn chết những mọi chuyện thành công ổn thỏa. – Tên Tử Hòa lên tiếng. – Cái con lo là chuyện của quân Tây Sơn. Bọn chúng đã đánh bại Nguyễn Ánh. Dựa theo tình hình hình này, An Nam lại bị chia cắt thêm mấy năm nữa.

- Đồ nhi của ta, thắng thua là chuyện thường. Quan trọng nhất là đại cục vẫn do chúng ta nắm giữ thế cục. Phân tranh như Trịnh – Nguyễn lúc trước cũng không hẳn là chuyện xấu.

Lão nhân gia lên tiếng.

- Vậy giờ người tính sao? – Gã công tử hỏi.

- Nếu ta cử con ra Trung Đô thì con có ngại không?

- Năm đó, nếu không nhờ người thì con đã chết ở Cù Lao Phố rồi. Lời nói của người chính là mệnh lệnh với con.

Gã công tử lên tiếng.

- Không cần tới mức đó đâu. Con cứ đi ra Nghệ An rồi tìm chi nhánh của chúng ta ở đó mà phối hợp hành động dựa theo tình hình trong dịp Tết đang đến gần – Lão nhân gia nói. – Nhắc tới Tết… Vấn nhi cũng đã chết hơn mười năm rồi… Cái Tết Kỷ Dậu đúng là khó mà quên được. Ta đã phải dùng mọi thủ đoạn để xác của nó không bị Nguyễn Huệ quăng xuống dưới sông Nhị Hà.

Thực lòng, lý do lão ghét nhà Tây Sơn không phải chỉ vì chính sách của họ làm ảnh hưởng tới quyền lợi của lão mà còn vì đứa con duy nhất nối dỗi tông đường đã ngã xuống khi cùng Tôn Sĩ Nghị Nam Chinh. Trước khi đi tới Quảng Châu gặp đại quân, nó còn nói mình bất hiểu vì không cùng ăn Tết được với lão. Nói tới đây, lão rơi một giọt nước mắt.

- Sư phụ đừng lo. Rồi có ngài chúng ta sẽ tiêu diệt nhà Tây Sơn để trả thù cho đại sư huynh.

Tên Tử Hòa lên tiếng. Từ lâu hắn đã xem con người trước mặt là cha của mình. Nếu người đó xem vương triều Tây Sơn là địch thủ thì hắn sẽ quyết tiêu diệt nó bằng mọi giá.

………………………………….

Phượng Hoàng Trung Đô.

Sau trận chiến ở chỗ này, quân đội Nguyễn Ánh tạm thời án binh bất động. Tuy nói quân đội của hắn thiệt hại không nhiều nhưng đây là Đại Việt chứ không phải nhà Thanh. Việc trên dưới một vạn quân mất mạng theo những cách mà đám Nguyễn Vương cho là kỳ quái là sự tổn thất cực lớn với quân đội Gia Định. Do đó, tạm thời, Quang Toản cũng không phải lo việc bị quân đội của tên bán nước này tập kích.

Đồng thời, bản thân hắn cũng không có ý định tấn công. Việc để mất Phú Xuân và thất bại ở trận lũy Trấn Ninh đã làm cho lực lượng bị tổn thất trầm trọng. Quân đội ở Bắc Hà nếu rút đi quá nhiều thì dễ gây bất ổn bởi khu vực này vẫn còn nhiều phần tử phò Lê. Đạo quân súng ống của hắn tuy mạnh thật nhưng lại không đủ đạn để bắn do vẫn áp dụng lối sản xuất thủ công. Hải quân thì hoàn toàn không có do bị chìm phần lớn ở Thị Nại. Đó còn chưa kể tới một tổ chức đang nhìn hắn trong bóng tối.

Tóm lại, việc quan trọng cần làm lúc này là phòng thủ và xây dựng miền Bắc Đại Việt cho thật hùng mạnh. Chỉ có hùng mạnh thì mọi nguy cơ để có thể giải quyết.

Nhắc tới xây dựng thì lúc này hắn đang cùng với Ngô Thì Nhậm bàn về việc trái phiếu chính phủ.

Phải nói là theo đúng lịch sử thì lão danh sĩ Bắc Hà đã bị Nguyễn Ánh cho người đánh chết rồi chứ không phải đang đứng trước mặt hắn.

- Hoàng thượng… người có nghe thần nói không?

Ngô Thì Nhậm hỏi.

- Khanh nói là tới gần đây mới phát hành được một lượng lớn trái phiếu phải không?

Quang Toản hỏi cùng là khẳng định mình vẫn đang nghe Ngô Thì Nhậm nói.

- Vâng thưa bệ hạ. Lúc trước thần có phát hành và giải thích cặn kẽ cho bách tính như không bán được bao nhiêu. Phải cho đến khi Nguyễn Ánh đại bại thì mới có người chấp nhận mua.

Cái này thì Quang Toản suýt tý nữa quên mất. Việc đầu tư vào trái phiếu cũng như các loại hình đầu tư khác. Cái quan trọng là phải xem đối tượng đầu tư có thể sinh lợi về lâu dài không. Bản thân nhà Tây Sơn sau khi mất Phú Xuân thì đã xuống dốc không phanh, tức là khó có thể sinh lợi về lâu dài. Vậy thì ai dám mua trái phiếu do hắn phát hành đây? Cũng là trận chiến với Nguyễn Ánh đã thay đổi tình hình.

“Xem ra dân Đại Việt cũng có nhãn quan đầu từ” – Quang Toản nghĩ thầm.

- Ngoài ra, tuy đã bán không ít trái phiếu nhưng số tiền thu được vẫn không đủ. Dù sau thì cả Đại Việt chiến tranh liên miên, nhiều người còn không đủ cái ăn nên chuyện dư tiền để cho triều đình vay là việc khá khó – Ngô Thì Nhậm nói – Ngoài ra, một số kế hoạch của bệ hạ cũng cần khá nhiều tiền.

Cái này thì phải nói tới hai lời hứa của hắn là cấp dưỡng cho người nhà tử sĩ, nuôi thương bình và thưởng cho đám thợ. Ngoài ra, việc xây dựng giáo trình vật lý, hóa học, nói đúng hơn là sao chép cũng tốn không ít tiền. Đó còn chưa kể đến vô số kế hoạch mà tên này đã soạn ra trong lúc rãnh rỗi.

- Còn việc khai khoáng thì sao?

Vàng sa khoáng và đá quý cũng bắt đầu được tìm thấy và khai thác. Than đá và Phốt pho cũng được tìm thấy thuận lợi cho việc chế tạo thuốc nổ. Theo lý thì số tiền thu được cũng không tệ mới phải.

- Nói chung thì nó có thể giải quyết vấn đề trước mắt nhưng vẫn cần một thời gian để biến những thứ này thành ngân lượng trong quốc khố.

Cái này thì Ngô Thì Nhậm nói thật. Tuy các công cụ Quang Toản cung cấp làm tăng năng xuất nhưng còn lâu mới bằng dây chuyền khai khoáng thời hiện đại. Tuy hắn cũng từng làm cả khai khoáng để lấy tin tình báo nhưng vẫn không bằng chuyên gia trong ngành.

Dù vậy, dường như Ngô Thì Nhậm còn chưa nói hết.

- Nhìn mặt khanh không giống như đang lo lắng. Ái khanh có kế sách gì chăng?

Cảnh Thịnh lên tiếng.

- Thần kiến nghĩ qua Vạn Tượng “mượn” va mươi vạn lượng để đáp ứng nhu cầu trong nước.

Vạn Tượng, Vương quốc Viêng Chăn, Vương quốc Vientiane hay Lan Xang Vientiane là một trong ba tiểu quốc Lào, tồn tại ở miền Trung Lào từ thế kỷ XVIII đến thế kỷ XIX, kinh đô đặt tại Viêng Chăn.

Thấy Quang Toản còn đang suy nghĩ, lão lại nói:

- Bệ hạ, đây không chỉ vì tiền mà còn là thể hiện uy quyền của nước lớn. Từ sau trận ở Phú Xuân, triều đình Vạn Tượng đã có dị tâm.

- Trẫm hiểu rồi. Nếu được thì khanh cho tiến hành thăm dò tài nguyên, khoáng sản ở đó luôn. – Cảnh Thịnh nói. – Cho phép khanh dùng các biện pháp cần thiết, chỉ cần không gây chiến hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng tới quan hệ ngoại giao là được.

Lúc này, đô đốc Tuyết cũng đi tới theo lịch hẹn sẵn với hắn.

- Tình hình quân xưởng thế nào rồi?

Quang Toản vừa hỏi. Hắn thật sự vô cùng nôn nóng đây.

- Quân xưởng đã hoàn thành với các máy móc dập, khoan, cắt, bào chạy bằng sức nước mà người thiết kế. Việc sản xuất và cải tiến súng dễ dàng hơn nhất là tạo thương khuyến. – Nguyễn Văn Tuyết vời nói vừa nhìn ánh mắt hài lòng của Quang Toản. - Với chất lượng thép tốt hơn từ Anh quốc, thần cũng cho đúc súng thần công mới dựa theo kiểu pháo của phương Tây.

- Tốt lắm! – Quang Toản lên tiếng rồi ánh mắt có hơi buồn – Nếu công nghiệp dân sự cũng phát triển như vậy thì tốt quá?

- “Công nghiệp dân sự” mà bệ hạ nói là…?

Ngô Thì Nhậm hỏi.

Dù không hiểu “công nghiệp” mà Quảng Toản nói là gì nhưng với kinh nghiệm lâu năm, Ngô Thì Nhậm biết nó thuộc quyền quản lý của mình.

Nói chung thì Quang Toản đang muốn phát triển công mà tiêu biểu là dệt may, ngành nghề đầu tiên được ứng dụng động cơ hơi nước. Nếu có thể trồng dâu nuôi tằm rồi phát triển ngành dệt may để xuất khẩu thì thu nhập của người dân Đại Việt sẽ gia tăng rất nhiều. Chỉ có cuộc sống người dân ấm no thì nó mới là lâu dài để bảo vệ vương triều này.

- Khanh có hiểu không vậy…? – Quang Toản hỏi Ngô Thì Nhậm sau khi giải thích cơ bản về công nghiệp cho lão nghe nó như giải thích cho người hiện đại cách chế tạo tàu vũ trụ vậy.

Trong lúc đó, Nguyễn Văn Tuyết đã cáo lui trước. Nghe mấy thứ này chắc đầu của lão nổ tung mất, thà đi giám sát việc chế tạo súng kiểu mới còn hơn. Cũng may là nó thuộc quyền quản lý của Ngô Thì Nhậm.

Về phần mình, danh sĩ Bắc Hà trả lời từ tốn:

- Bệ hạ, tuy thần không hiểu lắm về công nghiệp nhưng mọi thứ phải dựa theo nhu cầu của người dân. Chuyện này thì thần sẽ thử tìm Trần Văn Kỷ xem sao. Tuy ngài ấy đã quy ẩn nhưng chắc chắn sẽ ra tay giúp sức.

Nhắc tới Trần Văn Kỷ thì đây chính là một trong những hiền tài của Tây Sơn bị “hắn” làm cho nhụt chí. Nói chung thì người tài thì không cần vinh hoa hay quyền lực, dĩ nhiên chúng cũng quan trọng nhưng cái họ quan tâm là phát huy tài năng.

Trong lúc nghĩ tới Trần Văn Kỷ, hắn dần nảy sinh ra cách phát triển công nghệp.

“Nếu như nhờ thái hậu thu mua một lượng lớn tơ lụa để phát động mọi người trồng dâu nuôi tằm thì sao nhỉ?” – Quang Toản nghĩ thầm.

Tuy việc đánh bại Nguyễn Ánh làm danh tiếng hắn tốt lên nhưng do quá khứ không tốt đẹp mà nó vẫn còn quá xấu, kêu gọi chưa chắc có ai nghe. Nói chung thì hắn nhờ Ngọc Bình cũng được nhưng uy danh của nàng không bằng chị mình, công chúa Ngọc Hân. So đi so lại thì Thái hậu Bùi Thị Nhạn vẫn tốt hơn nhiều.

- Cái này trẫm sẽ tự tìm cách. Nêu không được thì nhờ khanh – Tên này nói – Còn nữa, phải tìm cách mời Trần Văn Kỷ lại triều cho trẫm!

Nói xong, tên này ngồi dựa vào long kỷ. Phần Nguyên Anh kiếp trước làm đặc vụ còn chưa bao giờ cực khổ như lúc này.

- Làm hoàng đế đúng là mệt thật!

Quang Toản than thở.