Ngược Về Thời Tây Sơn

Chương 44: Đóng tàu hơi nước.



Thành Gia Định.

Lúc này, Nguyễn Ánh đang phê duyệt tấu chương. Cuộc sống cơ cực từ bé đã làm hắn tương đối cần mẩn hơn người thường. Nói chung thì đây cũng coi như một viên ngọc sáng trong gia tộc Nguyễn Phúc của xứ Đàng Trong vốn đã lụi tàn. Nếu không phải Quang Toản có kiến thức hiện đại thì ngoại trừ Quang Trung đã chết, không ai là đối thủ của lão.

- Kể ra thì đất đai của ta cũng khá phát triển.

Lúc này, miền Nam dưới triều Nguyễn Ánh kinh tế cũng được quan tâm phát triển. Ở Nam Hà, người dân đã tự do đến khẩn hoang với tư cách cá nhân hoặc tập thể dưới sự giúp đỡ của triều đình.Triều đình nhà Nguyễn dành cho việc khai hoang, phục hóa rất nhiều sự quan tâm.

Họ đã cho tiến hành nhiều chính sách khai khẩn hoang khác nhau và đã đem lại nhiều kết quả tốt đẹp. Chính sách đồn điền chủ yếu dựa vào việc mộ dân nghèo, đi cùng với tội phạm để thực hiện việc khai khẩn đất hoang. Trong thời gian khẩn hoang số dân này sẽ được quản lý theo cung cách đồn điền không giống như thôn ấp bình thường; sau một khoảng thời gian từ sáu đến mười năm để cuộc sống ổn định thì sẽ chuyển sang hình thức bình thường.

Ngoài ra triều đình Nguyễn còn khuyến khích nhân dân tự do khai hoang kết hợp phục hóa. Cùng với khí hậu thuận hoà, đất đai màu mỡ lên sản lượng lương thực rất cao tạo nguồn ngân sách dồi dào cho nhà Nguyễn.

Lúc này, một người đàn ông phương Tây bước vào. Trước ngực ông ta là dây chuyển thánh giá đặc trưng.

- Đức vua của ta. Ngài thật chăm chỉ. Thượng đế phù hộ ngài.

Bác Ba Lộc lên tiếng.

- Ta cũng phải cám ơn ngài đã giúp.

Qua các cha xứ Nguyễn Ánh liên hệ giới tư sản Pháp mua nhiều súng đạn hiện đại của Pháp, thuê sĩ quan quân đội Pháp sang huấn luyện theo cách chiến đấu ở Châu Âu, mời các thợ giỏi về đúc súng sang để đúc súng, pháo. Các xưởng tàu được mở ra nhiều liên tục đóng các chiến thuyền kiểu châu Âu nhằm phục hồi Thủy Quân sau khi thảm bại ở Trung Đô.

- Với những ưu đãi giành cho thương nhân Pháp cùng giáo hội, bao nhiêu đây đã là gì. Nếu không tính quân đội ở các thuộc địa, thủy quân của ngài chính là lực lượng mạnh nhất châu Á hiện tại.

Thủy Quân nhà Nguyễn đã có bốn mươi chiếc được thiết kế theo kiểu chiến thuyền của châu Âu, trang bị mỗi thuyền ba sáu pháo. Có hai trăm pháo thuyền trang bị từ mười sáu đến hai mươi hai pháo và ba trăm năm mươi đại chiến thuyền với năm mươi đến bảy mươi mái chèo được trang bị pháo và cự thách pháo, còn lại khoảng bốn trăm chiến thuyền có khoảng bốn mươi mái chèo và trang bị một pháo loại súng thần công.

Đặc biệt đại chiến thuyền toàn bộ làm bằng tre và chỉ dùng mái chèo. Tuy dùng bằng mái chèo nhưng có thể lướt sóng với tốc độ nhanh hơn tàu buồm lại linh hoạt hơn và cơ động thiện chiến hơn nhiều.Tàu chiến (gọi chính xác là thuyền chiến) nhà Nguyễn, loại lớn nhất dài ba mươi mét, ngang mười hai mét; loại nhỏ nhất dài ba mét, ngang một mét hai. Vỏ tàu có ba lớp, tất cả làm bằng tre trét bằng dầu rái và vài loại thực vật khác, các khoang tàu cũng có phao làm bằng thao tằm giống như tàu chạy buồm.

Tàu chiến lớn có mười hai tay chèo, chia thành ba cụm, mỗi cụm có bốn tay chèo, một cụm bố trí ở mũi tàu, hai cụm bố trí ở khoảng một phần ba thân tàu tính từ phía sau. Điều thú vị là các tay chèo này không phải dùng mái chèo tác động xuống nước để đẩy thuyền đi như thuyền chèo thông thường mà việc “chèo” này là để làm quay một hệ thống ròng rọc nối liền với các quạt nước, chính những cái quạt nước này vừa nâng tàu lên vừa đẩy tàu đi giống như tàu máy hiện đại nhưng linh hoạt hơn nhiều.

Mỗi cụm tuy có bốn tay chèo, nhưng chỉ có ba quạt nước nối với ba tay chèo thông qua ròng rọc, tay chèo còn lại có vị trí độc lập, nhiệm vụ của người lái là điều chỉnh để cân bằng hệ thống, việc nhẹ nhàng hơn ba người kia, nhưng khi gặp sự cố, một mình người lái sẽ làm chạy một lúc ba cái quạt nước, do mái chèo của người lái gắn với sự chuyển động đồng thời của ba cái quạt này.khi ba cụm chèo đồng thời được nâng lên bởi tay chèo điều chỉnh hệ thống, lập tức tàu chạy lướt trên mặt nước, nghệ thuật lướt này nhờ vào hai tay chèo số bốn phía sau điều chỉnh cho bánh lái không ghì đuôi tàu xuống, đồng thời giữ thăng bằng khi tàu lướt sóng.

Hải quân nhà Nguyễn sử dụng chủ yếu ba loại vũ khí: súng phun lửa, nỏ liên châu và ống phóng hơi cay. Súng phun lửa có thể sử dụng khi cận chiến cự ly mười năm mét. Nỏ liên châu thì một phát bắn ra hai mươi mũi tên có thể trúng chính xác ở cự ly trên trăm mét. Khi xung trận, đầu tàu có thể biến thành đuôi tàu và ngược lại nên cơ động trong mọi tình huống.

- Ngài nghĩ liệu thành trì của ta có ngăn được quân địch không?

Nguyễn Vương hỏi.

- Ta tin là có thể. Tuy quân địch có chế súng kiểu mới nhưng pháo binh thì vẫn như cũ. Ta tin là mọi thứ không có vấn đề gì.

Nguyễn Ánh cho xây dựng lại Lũy thầy và một số thành kiểu Vauban đang phổ biến ở Châu Âu để ngăn chặn bước tiến của quân Tây Sơn.

…………………………….

Một năm sau khi Quang Toản quay trở lại Trung Đô.

Thời gian vừa qua, rất nhiều sự kiện đã diễn ra. Chúng đều góp phần vào sự phát triển của Đại Việt. Tên này trong một thời gian ngắn là đã được nhiều chuyện vốn phải mất hàng trăm năm.

Đúng hẹn ba tháng, Clark Smith trở lại cùng với một số máy hơi nước, thiên lý nhãn kính (ống nhòm), hạt giống rau và kỹ sư hướng dẫn vận hành máy. Ống nhòm thì hắn và các tướng lĩnh đều có nhưng số lượng quá ít. Hắn đặc mua mấy ngàn chiếc để mỗi tiểu đội lính đều có thể sử dụng.

Sau khi lắp ráp cho xưởng quân giới và nhà máy dệt Quang Toản nảy ra ý định đóng tàu thủy hơi nước. Về kỹ thuật đóng tàu thời Quang Trung đã có những thành tựu nhất định. Trước trận thủy chiến ở Thị Nại thủy quân Tây sơn đã đóng được những tàu lớn mà người Phương Tây phải thán phục. Có những chiếc mang năm mươi khẩu đại bác, chở được cả voi. Quang Toản muốn nhanh phát triển thủy quân để bảo vệ được vùng biển nhất là những vùng quần đảo Hoàng sa và Trường sa.

Khi các quan Bộ Hộ được triệu tập Quang Toản đưa bản vẽ thiết kế của mình, lúc này ở Châu Âu và Châu Mỹ cũng đã có những tàu hơi nước đầu tiên nhưng đang sử dụng guồng nước ở hai bên. Tàu của Quang Toản thiết kế sử dụng chân vịt phía đuôi như tàu hiện đại. Tàu bọc đồng, có ba cột buồm phụ trợ khi xuôi gió.

Nhân tiện Quang Toản cũng yêu cầu xưởng quân giới bắt đầu nghiên cứu súng cối theo bản vẽ của hắn. Súng cối thì phương Tây lúc này có rất nhiều. Tuy nhiên, nó đều là loại to nặng dùng để công thành. Cái hắn cần là loại nhỏ gọn phục vụ cho chiến thuật tác chiến cơ động.

Ngoài ra hắn giao cho những thợ cơ khí giỏi nhất chế tạo riêng cho hắn khẩu súng côn, sau sáu tháng cũng đã hoàn thành có thể bắn được tám viên đạn nhưng dáng còn thô và to cho nên chỉ có thể mang theo khi ra trận vì khó giấu trong người chi phí sản xuất của nó cũng đắt kinh người gần trăm lạng vàng nên hắn không có ý định sản xuất hàng loạt.

Hiện tại, cả đám người đang đứng ở cửa biển để kiểm tra phát minh mang tính cách mạng của Quang Toản. Không chỉ có hắn mà toàn bộ quang viên cũng có mặt. Có bé Bích Xuân cũng quyết đòi theo cho bằng được.

- Bệ hạ, tàu hơi nước đã sẵn sàn.

Một viên tướng lên tiếng.

Sau tám tháng miệt mài được sự chỉ đạo của Quang Toản chiếc tàu đã được hạ thủy. Phải thừa nhận đây là cố gắng nổ lực kinh khủng của cả ngàn người. Đóng tàu hơn nước không chỉ đơn giản lắp vào là xong. Toàn bộ cấu trúc phải thay đổi để phù hợp với loại động cơ mới. Vị trí của lò hơi phải tránh xa nơi để thuốc súng từ khi muốn cả con tàu phát nổ. Còn phải bố trí thêm người xúc than, đo nhiệt độ. Đó còn chưa kể phải phổ biến những tác hại của lò hơi cho thuyền viên.

- Cho nó khởi động.

Hắn nói. Để chuẩn bị cho việc này, hắn đã thử nghiệm suốt cả tháng trời. Không ít nhân viên bỏ mạng vì đủ thứ tai nạn. Nếu không phải có thánh chỉ thì không biết chừng đã có người đem máy hơi nước đi trừ tà rồi.

Khi mệnh lệnh của Toản được truyền bằng tín hiệu cờ, con tàu hơi nước với lá cờ Tây Sơn đang bắt đầu di chuyển. Nó vốn là tàu Định Quốc cái biên lại do kích thước của loại động cơ này khá lớn do với các loại tàu ở Á Đông hiện tại.

Nhìn nó chạy ngược gió băng băng trên sông vượt xa những chiếc chiến thuyền chèo bằng tay chạy cùng các quan đều trầm trồ khen ngợi. Thậm chí, nó còn nhanh hơn cả những con thuyền kiểu Tây mà Quang Toản mới mua về.

Ngô thì Nhậm cũng tranh thủ vuốt đuôi ngựa. Nói chung thì đạo làm quan thì lúc nào cần nịnh cũng nên nịnh một chút. Hơn nữa, những gì Quang Toản đã làm đúng là rất đáng khen ngợi.

- Bệ hạ đúng là thần tiên giáng phàm có thể làm được những thứ có thể gọi là đoạt xảo thiên công.

- Cái này là nhờ nổ lực của tất cả thôi.

Quang Toản nói. Hắn tuy có kiến thức nhưng không biến được vật chất từ hư không. Nếu không có hàng đống thợ nổ lực ngày đêm thì chuyện này vốn không thành.

- Thứ này nếu đem vào chiến tranh thì chắc chắn sẽ làm quân địch bất ngờ.

Một người đàn ông cao lớn với khuôn mặt như sư tử lên tiếng. Ông ta là Võ Văn Dũng. Hổ tướng của nhà Tây Sơn. Tuy trùng họ với tướng Võ Tánh nhà Nguyễn nhưng hai người không có quan hệ gì. Theo lịch sử thì người này cũng như nhiều võ tướng của quân Tây Sơn đã bị hành hình khá dã man. Tuy nhiên, nhờ việc Cảnh Thịnh mang một phần linh hồn người hiện đại mà hắn giờ này vẫn sống khỏe.

Nghe lời của Võ Văn Dũng, Quang Toản cảm nhận được tư duy nhạy bén của người này. Với thứ công nghệ mới mẽ, hắn đã có thể nhận ra được uy lực của nó trong chiến tranh.

- Trẫm đang định đóng hàng loạt tàu chiến như thế này. Thủy quân nhà Nguyễn quá mạnh lại đông đảo. Chỉ có áp dụng ưu thế về kỹ thuật thì quân ta mới có thể thắng.