Kể ra thì cuộc đợi gã Thịnh này cũng ba chìm bảy nổi theo số Nguyễn Ánh. Cha hắn vốn là một nhà Nho. Lão ngưỡng mô thái sư Lê Văn Thịnh triều Lý bị oan nên lão cũng đặt tên con mình giống y chang với mong ước hắn thành nhà Nho nổi tiếng. Khổ nổi là hắn lại sinh ra trong thời loạn. Đám thư sinh đọc sách thánh hiền sống không nổi trước gươm dao. Cũng vì vậy mà tên Thịnh đi lính. Hắn lúc đầu làm lính quèn thôi. Không biết may mắn hay xuôi xẻo mà quân hắn thua liên tục trước quân Tây Sơn. Mấy thằng chức lớn hơn hắn đều thăng thiêng cả. Hắn lại còn sống mới hay. Cứ như vậy, tên này dần dần leo lên chức chỉ huy.
- Toàn quân giết cho ta!
Ngay hôm nay, Lê Văn Thịnh cưỡi voi mang quân ra tấn công quân Tây Sơn. Để hạn chế sát thương súng của Tây Sơn Lê Văn Thịnh cho quân mang đóng những đoạn gỗ thành những tấm lớn đằng trước có bện rơm ướt sai binh lính khỏe mạnh ba người khiêng một tấm, quân mang súng trường kiểu Pháp đi đằng sau. Quân Nguyễn học tập từ sỹ quan Pháp nên chia đội súng thành ba hàng, khi đến gần hàng bắn súng, hàng nạp đạn tạo ra cảm giác súng bắn liên tục.
Bị quân địch phản công, Cảnh Thịnh cho Trần Quang Diệu mang tám nghìn súng trường và súng cối dàn trận đánh địch. Sau cuộc phục kích vào hôm qua thì quân địch đã không còn là mối đe dọa nên lão quyết định hội quân với Quang Toản.
- Khai hỏa!
Khi pháo cối khai hoả, đạn rơi như mưa vào đội hình địch. Mặt đất rung chuyển. Bụi bay mù mịt. Những mảnh xác người, mảnh gỗ, đất đá văng tứ tung. Đội bộ binh của nhà Nguyễn di chuyển chậm nên thành mục tiêu tốt cho súng cối ngắm bắn. Mấy cái kiến thức chống hỏa khí của Trung Hoa căn bản không có tác dụng với quân Tây Sơn vào lúc này.
- Chạy thôi!
Một tên lính thốt lên.
- Mày muốn bị bay đầu à!?
Một tên khác cản lại.
- Mày không thấy uy lực của quân địch sao!?
Thấy uy lực của súng cối quân Tây Sơn quân Nguyễn hoảng sợ. Súng thần công thì bọn chúng đã quen rồi. Do bắn theo kinh nghiệm nên độ chính không cao, phải dựa vào số lượng mà nguồn lực của cả Nguyễn và Tây Sơn khi trước cũng không sản xuất được nhiều đạn sắt như vậy. Trong khi đó, súng cối có uy lực khủng khiếp mà vô cùng chính xác. Quân Nguyễn bị đánh cho tan nát. Khác với đám quân ở Nhật Lệ, hậu phương của chúng còn rất nhiều nên cũng chả gì phải tử thủ.
- Thay đổi kế hoạch.
Tên tướng nhà Nguyễn nói.
Trước tình hình này, Lê Văn Thịnh cho bộ binh lui về phía sau, cho kỵ binh tấn công. Hắn cho rằng kỵ binh nhanh nhẹn đủ khả năng xử lý bộ binh mang súng, nhất là khi chúng không có trường thương phía sau. Tuy nhiên, quân Tây Sơn hiện tại không dùng trường thường mà chuyển sang dùng lưỡi lê. Súng trở thành vũ khí tiêu chuẩn chứ không có là hàng hiếm nữa.
- Đội hình ô vuông!
Trần Quang Diệu phất cờ hiệu quân Tây Sơn kết thành các vuông trận, hai mươi người thành một tổ. Đây là khắc binh tuyệt đối với kỵ binh kẻ thù.
Nếu nhưng đội hình chống kỵ binh của thời vũ khí lạnh thường chỉ mạnh về phía trước thì ô vuông trận lại mạnh về mọi hướng. Quan trọng nhất, bộ binh vẫn có thể bắn về phía kỵ binh.
Khác với những gì mà một số độc giả hay nhầm tưởng, vẫn có lính bộ binh bị giết. Tuy nhiên, tên đó lại dễ dàng được thế chỗ. Nếu lính chết nhiều thì đội hình này sẽ tiếp tục thu hẹp lại. Nên nhớ mục đích của kỵ binh khi đánh bộ binh là phá vỡ đội hình địch rồi từ đó tận dụng ưu thế của tốc độ và sức đẩy mà tàn sát. Tuy nhiên, đội hình ô vuông lại không thể bị phá vỡ theo kiểu này. Lực lượng kỵ binh vốn số lượng ít cứ như vậy bị bào mòn dần cho tới khi không còn con ngựa nào.
Dù vậy, kế hoạch của quân Nguyễn cũng đã đi vào bước tiếp theo.
- Cái quái!
Khi hai bên đang giao chiến thì đột nhiên có quân cấp báo có một cánh quân đang xuất hiện ở hậu quân. Chúng chính là đám đã đi đường tắc, không bị trúng phục kích của Võ Văn Dũng. Lão Dũng đợi từ sáng đến tối mà không thấy quân địch nên cũng nản.
- Cho Đô đốc Công và Cai đội Xuân Quang dẫn hai nghìn quân vào mười súng cối ra chặn địch.
Quang Toản lên tiếng.
- Rõ!
Lúc này, nếu nhìn từ trên cao, người ta sẽ thấy vô số hình chữ nhật với lá cờ Long Tinh Kỳ đang di chuyển. Trước quân địch, hỏa lực của Tây Sơn cũng sẵn sàn. Những khẩu cối nhanh chóng thổi bay từng mảng lớn quân nhà Nguyễn. Do quân địch di chuyển tập trung nên càng dễ trở thành bia tập bắn cho pháo binh Tây Sơn.
Tiếp theo đó, lưc lượng bộ binh nhanh chóng khai hỏa theo ba hàng. Viên sĩ quan nín thở chờ quân địch tới gần rồi mới bắn.
- Hàng thứ nhất, khai hỏa!
Lớp thứ nhất bắn xong rồi làm tức quỳ xuống nạp lại đạn.
- Hàng thứ hai khai hỏa!
Lớp thứ hai bắn xong cũng làm tương tự.
- Hàng thứ ba khai hỏa!
Ba lớp bắn làm cơ số quân địch ngã gục. Bản thân họ phối hợp rất tốt với pháo cối.
- Khai hỏa!
Một số bách phu trưởng của quân Nguyễn cũng cho lính lấy súng hỏa mai bắn trả nhưng hiệu quả không được bao nhiêu. Chỉ có vài chục lính địch tử trận so với cả ngàn quân của Nguyễn Phúc Ánh.
Dù vậy, do bị áp đảo về quân số, Đốc Đốc Công và Xuân Quang không cản được thế địch đang tràn tới. Cả hai nhanh chóng lui lại và yêu cầu thủy quân hổ trợ. Ngay làm tức, chiến hạm ở trên biển làm tức khai hỏa. Hàng ngàn lính bị thổi bay lên trời. Phía quân Nguyễn không ngờ được pháo quân Tây Sơn lại có thể bắn xa tới vậy nên làm tức hoản loạn.
- Tiếp tục di chuyển. Chỉ cần tiến tới gần thì chúng không dám bắn đâu!
Tên Đặng Tất lên tiếng.
Hắn nói cũng có lý. Tuy nhiên, Quang Toản đã có kế hoạch phòng bị.
- Cho tượng binh xuất trận!
Lúc này, Cảnh Thịnh sai mang tám con voi chiến được thiết kế đặc biệt lao vào đội hình địch, đồng thời cho tập trung hỏa lực mở đường cho tám chiếc xe tăng thời cổ này thọc sâu vào đội hình kẻ thù. Chỗ ngồi của lính cửa voi được đóng thùng kín, bên ngoài bọc thép. Người cưỡi cũng ngồi trong thùng xe. Phía trước được khoét lỗ để quan sát và luồn dây điều khiển voi. Voi cũng mang giáp bảo vệ chỉ hở chân và hai mắt. Lớp giáp bảo vệ được thiết để dựa trên khiên chống đạn của cảnh sát cơ động. Dĩ nhiên là các loại đạn hiện đại vẫn thưa sức xuyên thủng thứ này nhưng các loại đạn của thế kỷ mười chín cho tới trước thế chiến một thì hoàn toàn không có khả năng.
Nói chung thì chúng đã ở đây cả tiếng rồi. Tuy nhiên, tất cả đều được nguy trang khéo léo, theo đúng chuẩn tăng thiết giáp thời chống Mỹ nên quân Nguyễn không biết được. Khi nhận được tin báo từ Võ Văn Dũng, Quang Toản đã biết chúng đi đường vòng. Do đó, hắn quyết tương kế tựu kế.
- Đội súng hỏa mai làm thành ba hàng. Đội cung thủ châm lửa. Chúng ta sẽ giết sạch đám voi này!
Tên chỉ huy quân Nguyễn thét lớn. Hắn nói cũng không sai. Đây dù sao cũng là cách khá tốt để đánh với voi chiến. Tuy nhiên, voi của Quang Toản thì không. Nó chính là phiên bản nâng cấp của tương binh Quang Trung từng làm quân Thanh sợ hãi.
- Cái quái!
Phía quân Nguyễn Ánh chưa bắn được phát nào thì khẩu pháo mini trên lưng voi đã khai hỏa. Do kích thước nhỏ nên nó chỉ có thể bắn bộ binh ở tầm gần. Dù vậy, trong hoàn cảnh hiện tại thì khá hợp.
- Giữ vững vị trí! Đội súng hỏa mai khai hỏa! Đôi cung lửa bắn!
Phải thừa nhận là mấy thứ này đều là khắc tinh của voi. Tuy nhiên, súng hỏa mai không xuyên nổi lớp giáp dày do tên Toản thiết kế. Tên lửa lại càng không. Trong khi đó, con voi lại tới càng gần. Lính cưỡi voi liên tục ném lựu đạn bằng nỏ phóng lựu làm hàng trăm lính Nguyễn thiệt mạng. Mấy con quái vật này cứ càng quét liên tục làm quân địch không biết thế nào mà lần.
Bản thân tên Đặng Tất trong trúng lựu đạn mà không qua khỏi.
Hắn trước lúc chết hồi tưởng lại cuộc đời mình. Tên lúc nhỏ của hắn là Đặng Tèo. Sau này, vì ngưỡng mô danh tướng Đặng Tất thời Hậu Trần mà quyết định đổi tên cho giống và nó cũng khá ngầu. Cũng như tên Thịnh, hắn cứ dần lên chức khi cấp trên chết sạch. Cứ nghĩ lần này sẽ lập lại kỳ tích của quân Nguyễn trăm năm trước nhưng cuối cùng lại chết thảm như thế này. Đúng thật là không cam tâm.
Cứ như vậy, quân Nguyễn chết và bị thương bốn nghìn quân. Số còn lại hoảng sợ rút lui.
- Giết!
- Khoang đã!
Quân Tây Sơn thừa thế đuổi theo nhưng Cảnh Thịnh hạ lệnh dừng lại và hợp quân tấn công quân Lê Văn Thịnh. Với lợi thế về hỏa lực quân Lê Văn Thịnh dần núng thế bỏ chạy.
Dù vậy, số lượng quân lính bị thương cũng không hề ít. Cũng may là có người chăm sóc họ tử tế.
- Anh nằm yên để tôi băng cái coi!
Một cô gái lên tiếng.
- Chỉ là trúng một mũi tên thôi mà. Có chết được đâu.
Một gã lính nói. Gã đang cố gắng điều chỉnh cho lịch sự hết mức có thể.
Trong chiến dịch này, lực lượng y tá của Bùi Thị Xuân có tham gia. Dĩ nhiên, đây cũng là sáng kiến của Quang Toản. Nhìn các cô gái trẻ trung đi chăm sóc, băng bó thương binh tinh thần binh sĩ phấn chấn hẳn,. Tuy quân đội trước đó cũng có quân y nhưng hoàn toàn không đủ nhân lực chăm sóc bệnh nhân. Hơn nữa, phụ nữ thường tỉ mỉ hơn.
Lúc này, chiến dịch vẫn tiếp tục.
Sau khi Lê Văn Thịnh rút quân về cố thủ Lũy Trường Dục, Quang Toản cho quân bao vây sau đó sai Xuân Quang mang 3 nghìn quân hỗ trợ Trần Quang Diệu đánh Lũy Nhật Lệ. Lũy Nhật Lệ bị thủy quân tấn công mặt trước, Trần Quang Diệu đánh mặt sau, trước đó lại bị mất năm nghìn quân lên sau hai ngày lũy bị phá. Quân Tây Sơn tràn sang, thuận thế hợp quân với Vũ Văn Dũng tấn công Lũy Trường Sa. Sau ba ngày giáp công hai mặt từ phía biển và sau lưng Lũy Trường Sa cũng bị hạ. Lê Văn Thịnh thấy thất thế liền cho quân ban đêm mở đường máu rút lui, Quang Toản cho quân thừa thế tấn công thành Phú Xuân.