Trên đà thắng lợi, Cảnh Thịnh cho Võ Văn Dũng chỉ huy thủy quân vòng qua đèo Hải Vân đánh các đồn An Hải, Điện Hải sau đó bao vây phía Nam đèo Hải Vân lúc này có ba nghìn quân canh giữ. Trần Quang Diệu và Đô đốc Bùi Thị Xuân, Đô đốc Vũ Thành Công bao vây đèo từ phía Bắc. Sau nửa tháng bao vây sau đó phát lệnh tấn công dùng súng cối liên tục oanh kích, thậm chí dùng hỏa hổ đốt nửa ngọn núi, quân đóng trên Đèo đã đầu hàng.
Lúc này, tại Hội An, chỉ huy của quân Tây Sơn đang hội họp. Dù sao thì tiến cộng cũng phải có kế hoạch.
- Tình hình hiện tại. Khanh nghĩ giặc Ánh có kế hoạch phản kích gì không?
Toản hỏi.
- Theo thần nghĩ là không. Dù sao thì Lê Văn Duyệt đã bị trọng thương. Các tướng còn lại cũng sẽ không mạo hiểm trực tiếp dẫn binh nếu không tìm được cách khắc chế hỏa khí quân ta. – Trần Quang Diệu nói. – Cái thần lo là giặc Ánh có thể cho người hành thích bệ hạ. Đó còn chưa kể quân Nguyễn có thể chế tạo súng.
- Cái này thì trẫm đã cho Cục Tình Báo tạo một cái bẫy để tiêu diệt hết kẻ địch. – Quang Toản lên tiếng. – Hơn nữa, hạt nổ không phải thứ mà đám thợ của Nguyễn Ánh chế được.
- Dù vậy, thân lại lo chuyện khác. Có khả năng là Nguyễn Phúc Ánh sẽ mượn binh từ bên ngoài.
Võ Văn Dũng nói.
- Xiêm La!?
- Xiêm La không đủ lực để chống lại chúng ta. Cái thần lo có khả năng là Đại Thanh.
Hiện tại, nhà Thanh không có địch thủ nào đáng kể. Cường quốc phương Tây còn đang bận đánh nhau bên châu Âu. Nhật lại bế quan tỏa cảng. Trong khi đó, vấn đề từ thời Càn Long đang thể hiện ngày càng rõ. Khi trong nước có vấn đề, cách hay nhất là chiến tranh ra bên ngoài. Gia Khánh liệu có điều mấy trăm vạn quân đánh hay không thì vẫn còn là câu hỏi mở. Dù vậy, Quang Toản không sợ.
- Chuyện này khanh không phải lo. Đại Thanh quân đông nhưng muốn huy động quân đội của toàn bộ đế quốc thì cũng không phải chuyện hai ba bữa. Chắc chắn sẽ có động tĩnh. Tuyến đường sắt đã hoàn thành. Quân ta hoàn toàn có thể cơ động để chống lại bất kỳ mối nguy nào. – Cảnh Thịnh lên tiếng. – Giờ còn ai có ý kiến gì không?
- Xin bệ hạ phân phó!
Chúng tướng lên tiếng.
- Tốt. Chia quân làm hai cánh do Võ Văn Dũng chỉ huy thủy quân, Trần Quang Diệu chỉ huy bộ binh, tiếp tục xuôi nam tấn công nhằm chiếm lại thành Qui Nhơn. – Hắn nói. – Bản thân trẫm thì đóng tổng hành dinh tại Hội An cùng với Ngô Thì Nhậm để ổn định tình hình nhằm phục hồi việc buôn bán ở thương cảng này.
- Chúng thần tuân chỉ!
Cả đám đồng thanh lên tiếng.
………………………….
Lúc này, tin dữ báo về triều đình nhà Nguyễn ở Gia Định. Từ sau khi Quang Trung băng hà tới này, đây là lần đầu tiên quân Nguyễn bại trận liên tục như vậy. Nên nhớ là mấy năm trước họ còn suýt đánh cho nhà Tây Sơn sụp đổ. Nếu không có biện pháp thì Quảng Toản theo đã mà chiếm lại Gia Định. Lần này thì không biết còn chạy kịp không.
Tình hình khẩn cấp, Nguyễn Ánh cho triệu tập gấp các quan ở Ngự thư phòng. Trên bàn là mấy khẩu súng kiểu mới Lê Văn Duyệt cướp được trong trận ở Huế cho gửi về. Trước thứ này, Nguyễn Ánh hỏi Nguyễn Khâm phụ trách Bộ Hộ.
- Mấy ngày qua, ngươi cho người mang súng về nghiên cứu kết quả thế nào?
Nguyễn Khâm tâu:
- Khởi tấu đại vương, thần đã cho vời những thợ đúc súng giỏi nhất về nghiên cứu có cả mấy thợ người Pháp. Mọi người đều cho rằng súng này có thể chế tạo được nhưng khó khăn nhất là vấn đề hạt nổ của viên đạn, hiện chưa biết Tây sơn dùng kỹ thuật gì để chế tạo. Chế tạo được súng mà không chế tạo được đạn thì cũng vô ích.
Thấy không có kết quả, Nguyễn Ánh nổi giận nói:
- Mấy thằng ăn hại! Người ta chế tạo được mấy vạn khẩu súng từ mấy năm nay rồi, giờ các ngươi chỉ có bắt chước thôi mà không được. Hạn cho ngươi hai tháng nữa nếu không chế tạo thành công thì mang đầu đến gặp ta.
Trước thái độ của Nguyễn Vương, người xung quanh đều quỳ xuống. Họ sợ không biết bản thân mình có bị gì không. Chết thì không sao, liên lụy người nhà mới là chuyện lớn.
Nếu Quang Toản có ở đây, không biết là hắn sẽ khóc hay cười nữa. Hạt nổ chính là công nghệ mà đám cường quốc châu Âu lúc này đang nghiên cứu. Với nền tảng của Đại Việt hiện tại, nếu không phải tên Toản có phần hồn của người hiện đại thì cũng không chế được. Thế mà tên Nguyễn Phúc Ánh này lại đòi chế xong trong hai tháng thì chả khác gì người đòi bay như chim.
Thấy tình hình không ổ, tiền quân phó tướng Trương Tấn Bửu là một người được Nguyễn Ánh tin cậy tiến lên thưa. Nhìn bề ngoài, đây là một người có phong độ. Khuôn mặt chữ điền phúc hậu nhưng vẫn mang sát khi khá lớn. Khuôn mặt của ông đủ làm Nguyễn Ánh dịu lại một chút.
- Muôn tâu hoàng thượng, tình thế hiện nay đang nguy ngập, quân Tây sơn với lợi thế về hỏa khí đang tiến đánh như chẻ tre. Thần xin dâng một kế gọi là “Xua hổ nuốt sói” để giải thế nguy trước mắt.
Nếu là người khác thì có thể Nguyễn Ánh sẽ gạc đi nhưng Trương Tấn Bửu thì lại khác. Năm xưa, khi Nguyễn Ánh khốn khó nhất, lo thân mình chưa xong, chính Trương Tấn Bửu đã xin theo. Vừa sau đó gặp ngay ác chiến, gã chẳng những không bỏ chạy mà còn dùng tài trí thể hiện ra cho hắn thấy.
- Không biết kế sách của ai khanh là gì?
Khi Nguyễn Ánh hỏi kế sách Bửu tâu:
- Theo ý của thần, chúng ta có thể mượn ngoại lực.
- Ai mới được. Xiêm La? Lúc trước Tây Sơn không có thần khí kia mà còn đập quân Xiêm tan nát nữa là. Không biết chừng thằng nhóc Quang Toản còn đang tính xâm lược Xiêm La nữa là?
Nguyễn Ánh lên tiếng.
- Đại Thanh?
Lúc này, một bộ phận xôn xao. Cả Nguyễn Ánh cũng không ngoại lệ. Tuy cùng là ngoại bang nhưng nhà Thanh có quân số đông khủng khiếp và lãnh thổ rộng lớn. Nếu bọn chúng đánh thắng Tây Sơn rồi đánh luôn bọn họ thì ai mà đỡ được. Hai mươi năm thuộc Minh vẫn còn đó trong sách sử. Không một người Việt nào quên cả.
- Khanh nghĩ Gia Khánh sẽ động binh?
Nguyễn Vương bình tĩnh hỏi. Lão biết nếu Trương Tấn Bửu đã đề xuất nhờ nhà Thanh thì đã có kế sách phòng ngừa. Cái lão không biết là liệu Gia Khánh sẽ động binh khi rõ ràng Đại Thanh sẽ sắc phong cho nhà Tây Sơn.
- Khởi tấu đại vương, Ngụy triều từ thời Quang Trung đã hậu thuẫn hại tặc cướp phá ven biển Đại Thanh. Càng Long lúc đó biết nhưng vì tuổi cao sức yếu nên bất lực. Gia Khánh bản thân cực ghét nhà Tây Sơn. Thêm vào đó, những năm gần đây, nhà Thanh đang suy yếu do nha phiến từ Tây Dương và hậu quả do Hòa Thân để lại. Do đó, triều đình Mãn Thanh chắc chắn sẽ phát động chiến tranh để giải quyết vấn đề trong nước. Trong thiên hạ hiện tại, chỉ có triều Tây Sơn của Quang Toản là mục tiêu tốt nhất. – Trương Tấn Bửu nói. – Dĩ nhiên, chúng ta cũng cần phải cho Thanh triều nghĩ rằng chúng ta sẽ cùng tấn công. Bên cạnh đó, còn phải mua chuộc quan lại nhà Thanh nói giúp.
- Nếu quân Thanh thắng thì không phải chúng sẽ có đám súng kia rồi theo đà mà đánh luôn ta sao?
Nguyễn Phúc Ánh hỏi.
- Hỏa khí Tây Sơn vô cùng mạnh. Nếu quân Thanh thắng thì thiệt hại cũng nặng. Muốn đánh chúng ta cũng cần thời gian. Bệ hạ có thể cho quân đột kích Trung Đô, bắt cóc thợ giỏi của Cảnh Thịnh để có được công thức chế súng, tránh nó rơi vào tay nhà Thanh. Đợi khi binh hùng tướng mạnh, chúng ta sẽ tiến quân ra Bắc như Quang Trung. Bệ hạ có thể lưu danh thanh sử, chính thức lên ngôi hoàng đế.
- Còn nếu quân Tây Sơn thắng?
- Vậy thì chúng cũng không thể tấn công ta ngay do hao tổn quốc lực. Quân Tây Sơn có hỏa khí mạnh mẽ nhưng quân lính cũng phải ăn uống để sống. Lãnh thổ bị chiến tranh tàn phá thì lấy đâu ra lương thực nuôi quân. Hơn nữa, cũng như lời thần nói lúc trước, chúng ta có thể nhân lúc bọn chúng không chú tâm mà cho quân đột kích bắt cóc thợ giỏi rồi bắt về.
- Diệu kế!!!
Nguyễn Ánh gật đầu khen hay lập tức cho người thi hành kế sách. Hắn cũng không quên liên lạc với hai thầy trò tên Bạch Tử Hòa vốn vẫn đang kẹt lại Phú Xuân.
Dù vậy, để bảo đảm chắc ăn, Nguyễn Ánh cũng có kế hoạch khác. Nếu nó thành công thì nhà Tây Sơn chắc chắn sẽ không phải là mối đe dọa.
- Tháng trước, Lê Văn Duyệt có gửi mật thư về nói với ta có an bài một quân cờ ở Hội An. Hy vọng trời không phụ lòng ta.
Mọi người nghe Nguyễn Vương nói thì ngạc nhiên. Không ai ngờ lão Duyệt đang nằm liệt giường mà cũng bày kế được.