Người Trong Bao

Chương 22: Cơn Bệnh Thần Kinh



VÀO MỘT BUỔI TỐI anh chàng sinh viên y khoa Maierơ và Rứpnikốp, học sinh trường hội họa, điêu khắc và kiến trúc ở Maxcơva, cùng nhau đến nhà bạn mình là Vaxilép, sinh viên luật khoa, và rủ anh ta xuống ngõ X. Thoạt đầu, Vaxilép nằng nặc không chịu đi, nhưng sau đó nể bạn cũng mặc áo vào rồi theo bạn.

Vaxilép chỉ biết đến những người đàn bà sa đọa qua lời kể, qua những trang sách đọc, và chưa một lần nào trong đời anh bước vào những ngôi nhà họ sống. Anh đã biết rằng trên đời này có những người phụ nữ hư hỏng như thế, những người này nhiều khi do hoàn cảnh éo le không may xảy đến, do ảnh hưởng giáo dục không tốt, do túng thiếu... mà đã buộc phải đem bán danh dự của mình để kiếm ít tiền nuôi thân. Họ không biết đến tình yêu trong sạch, không có con cái, không có quyền hành; các bà mẹ và chị em họ than khóc về họ như than khóc những người đã chết, xã hội khinh rẻ họ, coi họ như một nguồn gốc tội lỗi, đàn ông suồng sã gọi họ là cô em. Mặc dầu vậy họ không mất hình hài, tính nết của con người. Tất cả bọn họ đều nhận thấy tội lỗi của mình và hi vọng được cứu thoát. Họ có thể nhờ cậy vào nhiều biện pháp cứu vớt rất khác nhau. Thật ra thì xã hội không tha thứ cho những người đã mắc tội trong quá khứ, trong khi chính nữ thần Maria ở Ai Cập(1) thì cũng được Thượng đế trọng vọng không kém những vị thần khác. Mỗi khi Vaxilép nhận ra một người phụ nữ sa đọa ngoài đường phố qua cách ăn vận và điệu bộ của người đó, hoặc khi nhìn thấy tranh vẽ về họ trong các tạp chí khôi hài thì lần nào cũng vậy anh lại nhớ lại một câu chuyện mà trước đây, anh đã từng đọc ở đâu: một chàng trẻ tuổi trong sạch, giàu đức hi sinh đã đem lòng yêu một cô gái hư hỏng và ngỏ lời muốn lấy cô ta, nhưng cô ta thì tự nghĩ rằng mình không xứng đáng với hạnh phúc như vậy và đã uống thuốc độc tự tử.

Vaxilép ở vào một ngõ thông ra đại lộ Tvexkôi. Khi anh cùng bạn bè rời khỏi nhà thì đã gần 11 giờ đêm. Tuyết đầu mùa mới rơi được ít lâu và vạn vật trong thiên nhiên như còn in dấu tuyết đầu mùa. Hương tuyết bay trong không trung, tuyết kêu lạo xạo dưới chân đi; mặt đất, mái nhà, cây cối, những ghế băng đặt trên các đại lộ - tất cả đều phủ nhẹ một màu trắng mịn mềm, thanh khiết, vì thế mà các ngôi nhà trông khác hơn hôm qua, những ngọn đèn đường tỏa sáng hơn, khí trời như trong lành hơn, tiếng bánh xe lăn êm hơn; và cùng với tiết trời lành lạnh trong trẻo, lòng người cũng lâng lâng một cảm giác dịu nhẹ trẻ trung và trinh trắng như những bông tuyết kia.

“Bất chợt một sức mạnh mơ hồ nào thu hút tôi đến những bến bờ buồn bã ấy...”(2) - anh sinh viên y khoa bỗng cất giọng nam cao trong trẻo hát.

- Và kia là cối xay gió... - chàng họa sĩ hát tiếp. - Nó đã đổ nát rồi...

- Và kia là cối xay gió... Nó đã đổ nát rồi... - anh sinh viên y khoa hát lại, lông mày nhướng cao, đầu mơ màng lắc lắc.

Anh im lặng, lau trán cố nhớ nốt lời rồi lại cất cao giọng hát vang và hay đến nỗi người đi đường phải quay lại nhìn.

- Nơi đây ngày xưa tôi đã gặp mối tình khoáng đãng của một người tự do...

Cả ba người rẽ vào một tiệm ăn, và cứ mặc nguyên bành tô, họ đứng bên cạnh quầy điểm tâm uống mỗi người hai ly rượu vốtka. Trước khi uống sang chén rượu thứ hai, Vaxilép nhìn thấy trong cốc một mảnh nhỏ nút chai rơi vào, anh đưa cốc lại gần, nheo mắt nhìn sát như người cận thị. Anh sinh viên y khoa không hiểu Vaxilép làm gì vội nói:

- Này, nhìn cái gì vậy? Xin đừng nghĩ ngợi triết lý gì cho mệt. Có rượu vốtka là để uống, có thịt cá chiên là để chén, có phụ nữ là để đến chơi, có tuyết là để đi giẫm lên đấy. Thì hãy sống cho ra con người một buổi tối đã nào.

- Không, không có gì đâu... - Vaxilép vừa cười vừa nói. - Mình có chối từ đâu?

Rượu vốtka làm cho anh cảm thấy ấm áp trong lồng ngực. Anh âu yếm nhìn những người bạn của mình, ngắm nghía họ, cảm thấy ghen tỵ với họ. Họ khỏe mạnh, trẻ trung, vui vẻ vô tư biết bao, tâm trí, đầu óc họ lúc nào cũng thư thái, thanh thoát. Họ vừa hát, vừa say mê đi xem kịch, vừa về vừa nói chuyện, vừa uống rượu và đầu óc họ ngày hôm sau không bao giờ thấy mệt mỏi; họ vừa thơ mộng lại vừa trác táng, vừa dịu dàng lại vừa táo tợn; họ vừa biết làm việc, biết nổi giận và cười phá lên vô cớ, vừa biết nói những chuyện phiếm vô nghĩa; họ sôi nổi, thẳng thắn, giàu lòng dũng cảm, và xét về mặt con người họ không thua kém anh một chút nào, mặc dù anh thận trọng đắn đo từng bước chân, từng lời nói, anh đa nghi và hay nghĩ ngợi, một việc nhỏ xíu cũng sẵn sàng nâng lên thành vấn đề này nọ. Anh cảm thấy muốn được sống như bạn bè anh dù chỉ trong một buổi tối, muốn được tự giải thoát ra khỏi sự kiềm chề của chính mình. Cần phải uống vốtka chăng? Thì anh sẽ uống, mặc dầu ngày mai đầu anh sẽ nhức nhối. Bạn bè dẫn anh đến với đám phụ nữ làng chơi ư? Thì anh đang đi đây. Anh sẽ cười hô hố, sẽ bông đùa, sẽ vui vẻ đáp lại cái va chạm của người qua đường...

Anh tươi cười bước ra khỏi tiệm ăn. Anh cảm thấy thích thú với những người bạn của mình. Một người đội chiếc mũ nhàu rộng vành với dụng ý bắt chước vẻ xuềnh xoàng nghệ sĩ, còn một người thì đội chiếc mũ bằng lông sư tử biển - anh ta không phải nghèo, song muốn tự xếp mình vào loại sinh viên không chốn nương tựa buông tuồng; anh cảm thấy khoan khoái với những bông tuyết trắng, những ánh đèn đường nhợt nhạt, những dấu chân đen sẫm in sâu mà người bộ hành vừa để lại trên nền tuyết trắng; anh rất thích khí trời này và nhất là màu sắc trong suốt, dìu dịu, thơ ngây, trinh trắng mà một năm chỉ có thể thấy được hai lần trong thiên nhiên: khi mọi vật xung quanh đều ẩn mình dưới tuyết, và khi mùa xuân, vào những ngày quang đãng hay là vào những đêm trăng lúc băng bắt đầu tan trên sông.

- “Bất chợt một sức mạnh mơ hồ nào thu hút tôi đến những bến bờ buồn bã ấy...” - anh cất giọng khe khẽ hát.

Và suốt dọc đường, không hiểu vì lẽ gì cả anh và hai người bạn anh cứ hát đi hát lại câu hát ấy, cả hai người theo nhau hát, không ăn nhịp gì vào nhau.

Vaxilép hình dung ra cảnh chừng mười phút sau, anh và các bạn anh sẽ gõ cửa, sẽ lần theo những hành lang tôi tối mà tìm đến những người đàn bà ấy trong những căn buồng tối om, anh sẽ lấy cớ vì tối quá mà bật diêm lên soi và bất ngờ sẽ được nhìn thấy gương mặt đau khổ và nụ cười hối lỗi. Sẽ có một cô gái tóc vàng hay một cô gái tóc đen, mái tóc để xõa xượi, mặc chiếc áo ngủ màu trắng; cô ta sợ ánh sáng, rất ngượng ngùng và nói: “Chết, anh làm gì thế! Làm ơn tắt đi cho!” Tất cả những điều ấy thật dễ sợ, nhưng cũng thật mới lạ, khơi gợi trí tò mò.



II.

BA NGƯỜI BẠN từ quảng trường Tơrúpnaia rẽ sang phố Gratsốpka và lát sau thì đi vào ngõ mà Vaxilép chỉ mới nghe nhắc đến. Nhìn thấy hai dãy nhà với những cửa sổ sáng ánh đèn, với những cửa ra vào mở rộng cánh, nghe thấy những âm thanh vui tai của đàn dương cầm, đàn vĩ cầm - những âm thanh lọt qua cửa lẫn lộn hòa vào nhau như có một dàn nhạc vô hình nào đó đang ngồi trên mái nhà trong bóng tối mà lên dây đàn, Vaxilép ngạc nhiên nói:

- Sao nhiều thế!

- Thế này đã thấm thía gì! - anh sinh viên y khoa nói. - Ở Luân Đôn còn nhiều gấp mười thế, ở bên ấy có đến gần mười vạn đàn bà làm nghề này.

Những người xà ích cũng dửng dưng và lơ đãng ngồi chờ trên xe như vẫn thấy ở tất cả các ngõ phố khác; trên vỉa hè này cũng có những người bộ hành đi qua như ở các phố khác. Không có ai vội vã, không ai phải kéo cổ áo bành tô lên che mặt, không ai lắc đầu tỏ vẻ chê trách... Trong cái vẻ dửng dưng lãnh đạm ấy, trong mớ âm thanh hỗn độn của đàn dương cầm và vĩ cầm, trong những khung cửa sổ sáng ánh đèn và cửa ra vào mở toang toát ra một cái gì trắng trợn, không úp mở, táo tợn, phóng đãng. Chắc là ngày xưa, những phiên chợ buôn nô lệ cũng ồn ào, vui vẻ như thế, khuôn mặt và dáng đi của mọi người cũng lộ vẻ dửng dưng như vậy.

- Ta sẽ bắt đầu từ nhà đầu tiên nhé, - chàng họa sĩ nói.

Ba người đi vào một hành lang nhỏ hẹp có đèn chiếu sáng. Khi họ mở cửa, thì thấy ở buồng ngoài có một người mặc bộ cánh đen uể oải đứng dậy bên chiếc đivăng màu vàng, ông ta râu ria để lởm chởm mắt ngái ngủ, trông rõ ra là người hầu. Chung quanh tỏa mùi như trong xưởng giặt là, lại còn thêm mùi giấm. Từ phòng ngoài, cánh cửa mở sang một phòng sáng ánh đèn. Anh sinh viên và chàng họa sĩ đứng lại trên ngưỡng cửa, cả hai cùng vươn dài cổ ghé nhìn vào trong phòng.

- Bona-xera, Xinhor, rigôléttô-gughenôto-tơraviátta!(3) - chàng họa sĩ cất giọng nói, cúi chào theo kiểu sân khấu.

- Gavanna-tarakanô-pixtôléttô(4), - anh sinh viên y khoa vừa nói vừa đưa mũ lên ngực, cúi rạp mình xuống.

Vaxilép đứng đằng sau bọn họ. Anh cũng muốn cúi chào theo kiểu sân khấu và nói một câu gì vô nghĩa, nhưng anh chỉ cười, cảm thấy chút gì gượng gạo, lấn cấn na ná như cảm giác xấu hổ, anh nóng lòng chờ xem những gì sẽ tiếp tục xảy ra. Trước cửa xuất hiện một cô gái có mái tóc cắt ngắn màu vàng, tuổi chừng 17-18, mặc chiếc váy cộc màu xanh, ngực đeo một chuỗi hạt trắng.

- Sao các ông lại đứng ngoài cửa thế? - cô ta nói. - Các ông cởi bành tô ra cho và xin mời vào trong phòng.

Anh sinh viên y khoa và chàng họa sĩ tiếp tục nói bằng tiếng Ý rồi bước vào phòng. Vaxilép rụt rè bước theo họ.

- Các ngài, các ngài cởi bành tô ra đi! - người hầu phòng nói giọng gay gắt. - Để thế không được đâu.

Ngoài cô gái tóc màu vàng, trong căn phòng cũng có một bà to béo và cao, tay để trần, khuôn mặt không ra vẻ người Nga. Bà ta ngồi bên cạnh đàn dương cầm, xếp quân bài ra trên đùi. Bà ta không để ý chút nào đến mấy người khách.

- Các cô em khác đâu cả rồi? - anh sinh viên y khoa hỏi.

- Chúng nó đang uống trà, - cô gái tóc màu vàng đáp. - Này, Xtêpan, - cô ta gọi to, - đi vào nói với mấy cô rằng các ông sinh viên đã đến rồi nhé!

Lát sau cô gái thứ ba bước vào phòng. Cô ta mặc bộ váy áo màu đỏ tươi có sọc dài màu xanh. Mặt cô ta bự phấn, thứ phấn được trát một cách không thành thạo, tóc xõa xuống che cả trán, mắt nhìn chằm chằm không chớp, lộ vẻ sợ sệt. Vừa bước vào, cô ta đã cất giọng trầm thô khỏe hát một bài gì không rõ. Theo sau cô ta là hai ba cô gái nữa...

Qua những cảnh đó, Vaxilép không nhìn thấy chút gì mới mẻ đáng tò mò. Anh có cảm giác rằng, căn phòng này, chiếc đàn dương cầm này, tấm gương lớn lồng trong chiếc khung vàng rẻ tiền, chuỗi hạt, váy áo với sọc dài màu xanh và những bộ mặt đần độn, dửng dưng này, tất cả anh đều đã thấy nhiều lần ở đâu đó rồi. Anh không hề thấy bóng dáng của những điều mà anh đã chờ đợi thấy trước lúc vào đây như bóng tối, sự im lặng, vẻ bí ẩn hay những nụ cười hối lỗi.

Tất cả đều bình thường, nhạt nhẽo và tẻ ngắt. Chỉ có một điều hơi gợi trí tò mò của anh, đó là cái thô kệch khủng khiếp cố ý phơi bày ra trong cách bài trí những khung cửa sổ, trong những bức tranh vô nghĩa, trong những bộ váy áo và chuỗi hạt đeo cổ. Cái thị hiếu kỳ quặc đó cũng chứng tỏ một điều gì rất tiêu biểu, đặc biệt.

“Thật nghèo nàn và ngu xuẩn làm sao! - Vaxilép nghĩ. - Trong tất cả sự ngu xuẩn mà mình đang nhìn thấy đây cái gì đã có thể hấp dẫn được con người bình thường, thúc giục họ gây ra điều tội lỗi ghê gớm là bỏ một đồng rúp ra mà mua một người đang sống? Mình có thể hiểu được mọi lỗi lầm vì để đạt đến một cái gì đẹp đẽ, rạng rỡ, kiều diễm, vì khát vọng, vì nghệ thuật, nhưng mà ở đây thì vì cái gì? Vì cái gì mà người ta gây nên tội lỗi? Nhưng mà thôi... chẳng cần nghĩ ngợi gì nữa!”

- Ông bạn già ơi, ông đãi em bia đi! - cô gái tóc màu vàng sáng quay sang nói với anh.

Vaxilép bất giác cảm thấy ngượng ngùng.

- Rất vui lòng đãi cô... - anh nói, lịch sự cúi mình. - Nhưng mà xin lỗi cô nương, rằng tôi... tôi sẽ không cùng uống với cô được. Tôi không uống.

Chừng năm phút sau ba người đã bước sang ngôi nhà khác.

- Này, sao cậu lại gọi bia làm gì? - anh bạn sinh viên y khoa gắt gỏng nói. - Cậu thật là nhà triệu phú đấy!

- Nhưng mà nếu cô ta muốn uống chút bia, thì tại sao lại không để cho cô ta toại nguyện? - Vaxilép chống chế.

- Không phải cậu đã làm cho cô ta toại nguyện, mà đã làm lợi cho mụ dầu. Mụ dầu vẫn thường bắt các cô phải đòi khách khoản đãi món này món kia để kiếm lợi.

- “Và kia là cối xay gió... - chàng họa sĩ cất giọng hát. - Nó đã đổ nát rồi...”

Đến một ngôi nhà khác, ba người bạn cũng chỉ đứng ở buồng ngoài, không đi vào buồng trong. Cũng như ở ngôi nhà trước một người hầu mặc bộ cánh đen, mắt ngái ngủ, uể oải rời chiếc đivăng đứng dậy. Trông người hầu ấy, nhìn bộ mặt đờ đẫn và bộ cánh sờn mòn, cũ kỹ của ông ta, Vaxilép nghĩ: “Một người Nga bình thường, nghèo khó đã phải trải qua bao điều không may trước khi số phận ném ông ta đến đây làm hầu phòng nhà thổ? Trước đây ông ta đã ở đây, làm gì? Cái gì sẽ đến với ông? Ông ta có vợ chưa? Mẹ ông ta đâu và có biết rằng ông ta làm cái nghề hèn hạ này không?” Và bất giác, ở mỗi ngôi nhà, Vaxilép để ý trước tiên đến những người hầu. Ở một ngôi nhà, có lẽ là ngôi nhà thứ tư, Vaxilép nhìn thấy một người hầu thấp bé, ốm yếu, nhăn nheo, ông ta mặc một chiếc áo gilê có đính một sợi dây xích nhỏ. Ông ta đang đọc “Báo Maxcơva”(5) và chẳng để ý gì đến mấy người vừa bước vào. Nhìn lên khuôn mặt ấy, không hiểu sao Vaxilép cứ nghĩ rằng, một người vẻ mặt như thế thì vừa có thể ăn cắp, giết người, vừa thề thốt những điều giả dối. Mặc dầu, thật ra bộ mặt ông ta cũng có bản sắc không đến nỗi khó coi: trán cao, đôi mắt màu xám, mũi hơi thấp, đôi môi mỏng hơi bặm lại, nhưng mà vẻ mặt thì lộ rõ một cái gì vừa đần độn, vừa trắng trợn, dữ tợn như mặt con chó săn trẻ khi vừa đuổi kịp con thỏ. Vaxilép nghĩ rằng giá như sờ được vào mái tóc của người hầu này thì cũng hay: xem tóc ông ta mềm hay cứng. Chắc là nó sẽ cứng như lông chó.



III.

SAU KHI UỐNG VÀO hai cốc bia, anh chàng họa sĩ bỗng cảm thấy ngà ngà say và bắt đầu tỏ ra hứng khởi một cách không tự nhiên.

- Nào, ta đi sang nhà khác thôi, - anh ta lên giọng chỉ huy, hai cánh tay vung lên. - Mình sẽ dẫn các cậu đến một nhà lịch sự nhất!

Sau khi đã dẫn bạn bè vào nơi mà anh ta cho là lịch sự nhất, anh ta nằng nặc đòi bạn cùng nhảy với anh điệu quadrille. Anh sinh viên y khoa càu nhàu rằng muốn nhảy thì lại phải trả cho mấy tay đánh đàn một rúp, nhưng rồi cũng đồng ý vis-à-vis(6). Mọi người bắt đầu nhảy.

Trong ngôi nhà lịch sự nhất này mọi cái cũng đáng ngán ngẩm như trong ngôi nhà tồi tàn nhất. Ở đây cũng có những tấm gương, những bức tranh hệt như thế, cũng vẫn thấy những mái tóc chải, những bộ váy áo như vậy. Khi quan sát khung cảnh trong nhà và các kiểu ăn vận chải chuốt, Vaxilép đã hiểu rằng đây không phải là một thị hiếu tầm thường, méo mó mà là một cái gì có thể gọi là một thứ thẩm mỹ đặc biệt, hay thậm chí là một thứ phong cách của ngõ X. không thể tìm được ở nơi nào khác, một cái gì hoàn chỉnh trong vẻ xấu xa của mình, một cái gì không ngẫu nhiên chút nào mà được hình thành dần dần qua thời gian. Sau khi đi vào tám ngôi nhà ở khu này, Vaxilép không còn ngạc nhiên với những bộ váy áo sặc sỡ vạt đằng sau dài lệt xệt, với những chiếc nơ sặc sỡ, những kiểu áo bắt chước thủy thủ, những cặp mắt bết phấn màu tim tím. Anh hiểu rằng tất cả những cái đó thật cần thiết ở đây, rằng nếu chỉ cần trong khu nhà này có một phụ nữ nào ăn vận nền nã, hoặc trên tường treo một bức phù điêu nào đẹp đẽ thì điều đó sẽ làm toàn bộ khung cảnh của khu nhà này xộc xệch.

“Họ bán mình thật là vụng về! - anh nghĩ. - Lẽ nào họ lại không hiểu rằng, tội lỗi chỉ có vẻ đáng yêu khi nào nó đẹp kín đáo và được ẩn dưới cái vẻ từ thiện? Những bộ váy áo màu đen đơn sơ, những khuôn mặt nhợt nhạt, những nụ cười buồn bã và bóng tối còn gây ấn tượng mạnh mẽ hơn là những thứ sặc sỡ giả tạo này. Thật là một bọn người ngu xuẩn. Nhưng nếu bản thân họ không hiểu được điều đó, thì lẽ ra khách phải báo cho họ biết...”

Một cô gái mặc chiếc áo viền lông trắng kiểu Ba Lan bước lại gần anh rồi ngồi xuống bên cạnh.

- Này, anh tóc đen đáng yêu ơi, sao anh không vào nhảy đi? - cô ta hỏi. - Vì lẽ gì mà trông anh buồn làm vậy?

- Vì cảnh đáng buồn.

- Thế thì anh đãi em rượu nho đi. Tự khắc sẽ hết buồn đấy.

Vaxilép không đáp lại. Anh im lặng một lát rồi hỏi:

- Các cô đi ngủ vào lúc mấy giờ?

- Sáu giờ sáng.

- Mấy giờ thì dậy?

- Lúc thì hai giờ, lúc thì ba giờ chiều.

- Dậy rồi thì các cô làm gì?

- Uống cà phê, đến bảy giờ thì ăn bữa chính.

- Bữa chính các cô ăn gì?

- Ăn bình thường thôi... Súp thịt hay canh bắp cải, bít tết, rồi tráng miệng. Bà chủ cho chị em ăn đầy đủ lắm. Nhưng mà anh hỏi để làm gì?

- Để có chuyện mà nói...

Vaxilép muốn hỏi cô gái nhiều chuyện. Anh cảm thấy rất muốn biết cô ta quê quán ở đâu, cha mẹ cô còn sống không, có biết rằng cô ta ở đây không, tại sao cô ta lại rơi vào chốn này, cô có thấy vui vẻ, thỏa mãn với số phận của mình không, hay là buồn bã và chán chường với những ý nghĩ nặng nề, cô có hi vọng đến một lúc nào đó sẽ thoát ra khỏi tình trạng này không... Nhưng anh không thể nào nghĩ được cách bắt vào những chuyện đó ra sao, đặt những câu hỏi ấy như thế nào để không tỏ ra là quá sàm sỡ, thóc mách. Anh nghĩ ngợi hồi lâu rồi hỏi:

- Cô bao nhiêu tuổi rồi?

- Tám mươi tuổi rồi, - cô gái pha trò và mỉm cười nhìn những động tác nhảy uyển chuyển, khéo léo của chàng họa sĩ.

Bỗng không hiểu vì sao cô gái cười phá lên rồi nói to cho tất cả mọi người nghe thấy một câu dài tục tĩu. Vaxilép bỗng cảm thấy bối rối và vì không biết nên để cho bộ mặt mình lộ vẻ gì, anh đành cười gượng gạo. Chỉ có một mình anh cười, còn tất cả mọi người khác - kể từ bạn bè anh, cho đến các nhạc công và những người đàn bà trong phòng - thậm chí cũng không buồn đưa mắt nhìn về phía cô gái ngồi cạnh anh, hệt như họ không nghe thấy gì cả.

- Nào, đãi em rượu nho đi! - cô gái lại nhắc.

Vaxilép thấy ghê tởm với những đường viền lông trắng trên tấm áo, với giọng nói cô ta và anh đứng dậy bỏ đi. Anh cảm thấy ngột ngạt, nóng bức, trái tim anh bắt đầu đập chậm lại, nặng nề rõ từng tiếng như tiếng búa: một! hai! ba!

- Thôi, ta đi khỏi đây thôi! - anh nói, kéo ống tay áo chàng họa sĩ.

- Đợi một tí nào, sắp xong rồi.

Trong lúc chàng họa sĩ và anh sinh viên sắp nhảy xong điệu quadrille, để khỏi phải nhìn thấy bọn đàn bà, Vaxilép quay sang nhìn chăm chăm những người nhạc công. Chơi đàn dương cầm là một ông già đẹp lão lịch sự, đeo kính, trông hao hao giống ngài thống chế Baden(7), chơi đàn vĩ cầm là một chàng trai trẻ để bộ râu cằm màu vàng sẫm, ăn mặc theo mốt mới nhất. Trong gương mặt người trẻ tuổi không có vẻ gì ngu độn say rượu, mà ngược lại trông rất thông minh, tươi trẻ. Anh ăn vận rất khéo léo, nền nã và kéo đàn sôi nổi, đầy xúc cảm. Lại một câu hỏi. Vì sao mà anh và ông già đẹp lão lịch sự kia lại rơi vào chốn này? Sao họ không cảm thấy hổ thẹn khi ngồi đây? Họ nghĩ gì khi nhìn thấy những người đàn bà này?

Nếu chơi đàn dương cầm và vĩ cầm là những người rách rưới, đói khát, nét mặt ủ ê, say mềm, ngu độn thì có lẽ sự có mặt của họ ở đây cũng dễ hiểu. Bây giờ thì Vaxilép không thể hiểu hết mọi điều được nữa. Anh nhớ lại câu chuyện anh đã đọc trước kia về một người con gái trụy lạc, và bây giờ anh thấy rõ rằng, hình ảnh người con gái ấy với nụ cười hối lỗi chẳng có chút liên quan gì với những điều anh đang nhìn thấy ở đây. Anh có cảm tưởng rằng không phải anh thấy những người phụ nữ hư hỏng trụy lạc, mà là anh đang đứng trước một thế giới đặc biệt, hoàn toàn xa lạ và không hiểu được đối với anh; nếu trước đây anh nhìn thấy thế giới đó trên sân khấu, hoặc đọc về nó trong các cuốn sách, thì anh không tin nổi...

Người phụ nữ mặc chiếc áo viền lông trắng lại cười hề hề và nói to lên những câu chớt nhả khó chịu. Một cảm giác ghê tởm bao trùm khắp người anh, anh đỏ mặt lên và bỏ đi.

- Đứng lại, chúng ta cùng đi! - chàng họa sĩ nói với Vaxilép.



IV.

KHI CHÚNG TÔI NHẢY, tôi và người đàn bà bây giờ mới nói chuyện, - anh sinh viên y khoa kể, khi cả ba đã đi ra phố. - Chuyện về mối tình đầu của cô ta. Anh ta, nhân vật chính ở đây là một chàng kế toán nào đó ở Xmôlenxkơ đã có vợ và năm con. Còn cô ta mới mười bảy tuổi và ở với bố mẹ, bán xà phòng và nến.

- Làm sao mà hắn ta chiến thắng được trái tim cô ấy? - Vaxilép hỏi.

- Bằng cách mua cho cô ta cái áo khoác năm chục rúp. Có quỷ biết được tại sao!

“Những cậu ấy đã moi được ở người đàn bà câu chuyện về mối tình của cô ta, - Vaxilép nghĩ về anh sinh viên y khoa. - Còn ta chẳng biết gì...” - Hỡi các anh, tôi về nhà đây. - Vaxilép nói.

- Tại sao?

- Bởi vì rằng tôi không biết cư xử thế nào ở đây. Hơn nữa, tôi buồn và khó chịu. Có gì vui ở đấy? Giá kể có người, đằng này lại toàn người man rợ và giống vật. Tôi đi còn các anh thì theo ý muốn của mình.

- Ồ, Gơrisa, anh bạn đáng yêu... - chàng họa sĩ nói bằng cái giọng nhịp nhàng, siết chặt bên Vaxilép. - Chúng ta cùng đi! Chúng ta cùng đi đến một chỗ, kệ cho họ chửi rủa... Nào!

Họ rủ Vaxilép và dẫn anh lên cầu thang. Trong các tấm thảm và các lan can thếp vàng, trong người gác cửa, trong các tấm pa-nô tô điểm trên tiền sảnh, người ta đều cảm thấy phong cách ngõ X. chỉ có điều hoàn thiện hơn, đáng kính trọng hơn.

- Quả thật, phải về nhà thôi, - Vaxilép nói, khi cởi áo bành tô.

- Ồ, con bồ câu đáng yêu... - Chàng họa sĩ nói và hôn vào cổ Vaxiiép. - Đừng làm nũng thế... Chẳng gì chúng ta cũng là bạn. Đã cùng đi thì phải cùng về. Anh quả thật vớ vẩn quá.

- Tôi có thể đợi các anh ngoài phố. Trời ơi, ở đây tôi thấy khó chịu quá!

- Ồ... khó chịu thì cậu hãy quan sát. Cậu có hiểu không? Hãy quan sát!

- Cần phải xem xét các sự vật một cách khách quan, - anh sinh viên y khoa nói một cách nghiêm chỉnh.

Vaxilép lại đi vào gian phòng và ngồi xuống. Ngoài anh và các bạn, trong gian phòng còn có nhiều vị khách khác: hai sĩ quan bộ binh, một ngài tóc bạc và trán hói đeo kính gọng vàng, hai sinh viên còn chưa có râu thuộc học viện đạc điền, và một người say, với khuôn mặt có vẻ nghệ sĩ. Tất cả các tiểu thư trong nhà bận tiếp các vị khách này và không ai để ý gì đến Vaxilép nữa. Chỉ có một người ăn mặc theo kiểu Aiđa(8) ngó nhìn vào anh, lại cười cười theo kiểu gì đó và vừa nói, vừa ngáp:

- Chàng tóc đen đã tới...

Trái tim Vaxilép đập mạnh và mặt nóng bừng lên. Anh thấy xấu hổ trước các vị khách vì đã có mặt ở đây, sinh ra khó chịu như bị hành hạ. Anh bị dày vò bởi ý nghĩ rằng mình, một người vốn đứng đắn và yêu mến mọi người (trước nay anh vẫn tự coi mình như vậy) nay sinh ra căm thù những người phụ nữ này và không cảm thấy gì khác, ngoài sự chán ghét. Anh không cảm thấy thương cả những người phụ nữ, lẫn các nhạc công, những người đầy tớ trong nhà.

“Đó là bởi vì ta không cố gắng hiểu họ, - Vaxilép nghĩ. - Tất cả họ đều giống loài vật hơn là loài người, nhưng họ vẫn là con người, ở họ vẫn có tâm hồn. Cần phải hiểu. Sau đó sẽ xét đoán họ...”

- Gơrisa, anh đừng đi vội, đợi chúng tôi đã! - chàng họa sĩ kêu lên và lại biến ngay đâu mất.

Lúc sau cả anh sinh viên y khoa cũng biến luôn.

“Đúng, cần phải cố hiểu, nếu không không thể...” - Vaxilép tiếp tục nghĩ.

Và anh gượng gạo nhìn vào khuôn mặt mỗi người phụ nữ, cố tìm lấy một nụ cười lầm lỗi. Nhưng - hoặc là anh không biết đọc các khuôn mặt này, hoặc là không một người phụ nữ nào trong bọn cảm thấy mình có lỗi - trong mỗi khuôn mặt anh chỉ đợi được biểu hiện mờ đục của một nỗi buồn và sự hài lòng bình thường, vớ vẩn. Những con mắt ngu ngốc, những nụ cười ngu ngốc, những giọng nói gay gắt, ngu ngốc, những cử chỉ trắng trợn, càn rỡ - và ngoài ra, không có gì nữa. Có thể, mỗi người trước đây, từng có một mối tình với một anh kế toán, và việc mua cái áo khoác cho cô ta năm chục rúp, và bây giờ chẳng có điều thú vị nào khác trong cuộc sống, ngoài cà phê, bữa trưa có ba đĩa thức ăn, rượu vang, quadrille, và ngủ cho đến hai giờ chiều...

Không tìm thấy một nụ cười có lỗi nào, Vaxilép quay ra tìm xem có nét mặt thông minh nào không. Và anh chú ý tới một khuôn mặt xanh xao, mệt mỏi có vẻ buồn ngủ một chút... Đó là một cô gái tóc đen không còn trẻ nữa, mặc bộ quần áo thêu lấp lánh. Cô ngồi trên một chiếc ghế bành, nhìn xuống sàn và nghĩ ngợi một điều gì đó. Vaxilép kịp đi đi lại lại và ra vẻ ngẫu nhiên ngồi cạnh cô ta.

“Cần phải bắt đầu từ một chuyện gì đó tầm thường, - Vaxilép nghĩ, - và sau đó, chuyển dần sang những câu chuyện nghiêm chỉnh...” - Ôi, cô em có bộ quần áo khá quá! - Vaxilép nói và lấy ngón tay chạm vào lớp tua viền trên chiếc khăn choàng.

- Có gì đâu... - cô tóc đen nói một cách uể oải.

- Cô người tỉnh nào?

- Em à? Xa lắm... Tỉnh Tsernigốp.

- Một tỉnh rất tốt. Sống ở đấy dễ chịu.

- Nơi nào dễ chịu, nơi đó không có chúng ta.

“Thật tiếc là mình không biết miêu tả thiên nhiên, - Vaxilép nghĩ. - Giá kể có thể làm cô ta cảm động bằng việc miêu tả lại cảnh sắc thiên nhiên ở tỉnh Tsernigốp. Có lẽ cô ta rất thích, nếu cô đã sinh ở đấy”.

- Cô ở đây có buồn không? - anh hỏi.

- Tất nhiên, buồn lắm.

- Sao cô không đi khỏi đây, nếu cô buồn vậy?

- Tôi biết đi đâu bây giờ? Đi ăn mày sao?

- Ăn mày cũng còn dễ chịu hơn là sống ở đây.

- Sao anh biết? Chẳng nhẽ anh đã đi ăn mày?

- Tôi sẽ đi ăn mày khi không có gì để trả tiền học. Mặc dù tôi chưa đi ăn mày, tôi cũng hiểu mọi chuyện như vậy. Người nghèo khổ dẫu sao cũng là người tự do, còn cô như là kẻ nô lệ.

Cô tóc đen vươn người và liếc mắt về phía người đầy tớ, mang vào một khay đựng cốc và các thứ nước khoáng.

- Hãy mời em uống bia đi, - cô ta nói và lại ngáp.

“Bia ư... - Vaxilép nghĩ. - Và chuyện sẽ ra sao, nếu ngay bây giờ anh cô và mẹ cô bước vào đây. Cô sẽ nói gì? Còn họ cũng nói gì? Tôi tưởng tượng khi đó bia sẽ...”

Bỗng nghe có tiếng khóc. Từ phòng bên, nơi người đầy tớ vừa mang bia vào thấy bước ra một người tóc vàng, với khuôn mặt đỏ bừng và đôi mắt tức giận. Tiếp theo sau là mụ chủ người cao lớn, đẫy đà và kêu lên bằng giọng the thé:

- Không ai cho phép anh vuốt má con gái như vậy! Chỗ chúng tôi có những người khách sộp hơn anh nhiều họ không vuốt má bao giờ cả. Đồ bịp bợm!

Có tiếng ồn. Vaxilép sợ hãi, mặt tái xanh đi. Trong phòng bên cạnh có tiếng khóc rưng rức, khóc chân thành, như một người bị xúc phạm khóc vậy. Và anh hiểu rằng trong nhà ấy cũng sống những con người, những con người chân chính, họ, cũng như ở khắp nơi, bị sỉ nhục, đau khổ, khóc lóc, cầu mong giúp đỡ... Lòng căm thù ghê gớm và cảm giác kinh tởm nhường chỗ cho sự thương xót và phẫn nộ gay gắt đối với kẻ đã gây ra nỗi khổ cho người khác. Anh lao vào căn phòng có tiếng khóc; qua hàng loạt chai rượu, đặt trong cái khay sẫm trên bàn, anh nhìn thấy một khuôn mặt đau khổ, ướt đẫm nước mắt. Anh bước gần tới bàn, định đưa tay đỡ lấy khuôn mặt này, nhưng lập tức sợ hãi rụt lại. Người đang khóc là một người đàn bà say.

Lách người qua đám đông ồn ào, đang quây quanh người tóc vàng, Vaxilép thấy suy sụp hết tinh thần, nhát sợ như một đứa trẻ, và anh cảm thấy rằng trong cái thế giới xa lạ mà anh không thể hiểu nổi này, người ta muốn đuổi bắt anh, đánh anh, quăng những lời lẽ bẩn thỉu về phía anh... Anh giật chiếc áo bành tô trên mắc áo và lao chí tử xuống dưới cầu thang.



V.

TÚM LẤY HÀNG RÀO, anh đứng gần ngôi nhà và đợi xem khi nào mấy người bạn của anh bước ra. Tiếng dương cầm và vĩ cầm, vui vẻ, xa xôi, trắng trợn, buồn bã lẫn vào trong không khí, thành một mớ hỗn loạn kỳ cục, và cũng như trước đây, cái mớ âm thanh rắc rối đó gợi cho ta nghĩ rằng dường như trên mái, có một dàn nhạc vô hình. Nếu nhìn lên cả màn tối, thì trên nền đen, thấy đang vận động rải rác những điểm trắng: đó là tuyết rơi. Những bông tuyết khi rơi còn uể oải quay tròn trong không khí, như một thứ lông tơ mảnh rồi càng uể oải hơn nữa khi rơi xuống đất. Tuyết mảnh như bụi lượn thành đám gần Vaxilép và đậu lên râu cằm, lên mi, lên mày anh ta... Những người đánh xe ngựa, những con ngựa và những người qua đường, đều một màu trắng toát.

“Làm sao tuyết có thể rơi vào cả cái ngõ nhỏ này nữa! - Vaxilép nghĩ. - Ngôi nhà thật khốn nạn!”

Vì anh chạy vội xuống cầu thang, chân anh muốn khuỵu xuống vì mệt mỏi; anh thở hển hển, như khi leo núi, trái tim đập mạnh khiến anh nghe thấy cả tiếng đập của nó. Mong mỏi nhanh chóng rời khỏi căn ngõ và đi về nhà khiến anh mệt mỏi, nhưng còn mạnh hơn là ý muốn đợi các bạn và chia sẻ với họ cảm giác nặng nề của mình.

Nhiều thứ trong ngôi nhà anh không hiểu, tâm hồn những người phụ nữ đang chết đối với anh vẫn còn là một bí mật như cũ, nhưng rõ ràng lúc này anh thấy sự việc còn xấu hơn rất nhiều, so với anh vẫn nghĩ. Nếu như những người phụ nữ lầm lạc và tự đầu độc kia, được gọi là sa ngã thì những kẻ lúc này đang nhảy múa trong mớ âm thanh hỗn độn và nói những câu dài dòng đáng ghét kia, khó lòng tìm được tên gọi là gì cho thích hợp. Đấy không phải những kẻ đang chết, mà đã chết.

“Họ xấu vậy, - anh nghĩ, - nhưng họ không có ý thức gì về sự lỗi lầm của mình, không chút hi vọng sẽ tự cứu mình. Người ta mua họ, bán họ, họ bị say, dầm chân trong lỗi lầm và những chuyện nhỏ nhặt, nhưng cũng như những con cừu, họ đờ đẫn, thản nhiên và không hiểu gì cả. Trời ơi, trời ơi!”

Đối với Vaxilép cũng rất rõ ràng là tất cả những gì gọi là nhân phẩm, nhân cách, vật sáng tạo theo hình mẫu của Chúa, bị lăng nhục đến tận cùng, “đến tận giọt cặn”, như những người say rượu vẫn nói, và kẻ có lỗi ở đây không phải chỉ là cái ngõ với những người phụ nữ ngu ngốc.

Một đám sinh viên, người trắng vì tuyết, vui vẻ nói chuyện và cười thật to, đi ngang qua Vaxilép. Một người trong bọn cao và gầy, dừng lại nhìn vào mặt anh và nói bằng giọng say:

- Bọn ta cả! Uống nhiều quá phải không bạn! Không sao hãy đi chơi, đi chơi đi. Không việc gì phải buồn cả, cậu ạ!

Anh ta ôm lấy vai Vaxilép và lấy hàng ria lạnh, ẩm ướt, cọ vào má anh, sau đó trượt dài, lắc lư người, dang rộng hai tay, kêu lên:

- Giữ lấy! Khéo không ngã!

Rồi lại cười, chạy đuổi theo đồng bọn.

Qua tiếng ồn ào, có thể nghe thấy tiếng chàng họa sĩ:

- Các anh đừng đánh phụ nữ! Tôi không cho phép các anh, quỷ tha các anh đi. Các anh đều là đồ tồi.

Trước cửa nhà hiện ra anh sinh viên y khoa. Anh nhìn quanh mọi phía rồi, liếc mắt về phía Vaxilép, nói một cách lo lắng:

- Cậu ở đây à? Hãy nghe đây, trời ạ, không thể đi đâu với Iegor cả! Sau con người này là cái gì, tớ không hiểu! Toàn gây ra lộn xộn. Cậu có nghe không? Iegor! - anh ta kêu lên ở cửa. - Iegor!

- Tôi không cho phép anh đánh phụ nữ! - giọng nói the thé của chàng họa sĩ vang lên ở phía trên.

Một cái gì nặng nề và cồng kềnh lăn từ cầu thang xuống. Đó là chàng họa sĩ ngã lộn nhào xuống. Rõ ràng, người ta đã xô đẩy anh.

Anh đứng dậy, phủi sạch cái mũ vẻ mặt tỏ ra độc ác, phẫn nộ, giơ quả đấm lên và kêu to:

- Đồ khốn nạn! Quân độc ác! Quân hút máu người! Ta không cho phép các ngươi đánh vậy! Đánh một người phụ nữ yếu ớt, say rượu! Ôi, các người...

- Iegor... Nào Iegor... - anh sinh viên y khoa bắt đầu van vỉ. - Thề với cậu, lần sau tớ không bao giờ đi chơi với cậu nữa. Xin thề!

Anh họa sĩ lặng đi một chút và mấy người bạn cùng đi về nhà.

- Bất chợt một sức mạnh mơ hồ nào, - anh sinh viên y khoa cằn nhằn, - thu hút tôi đến những bến bờ buồn bã ấy...

- Và kia là cối xay gió, - một lúc sau chàng họa sĩ hát theo. - Nó đã đổ nát rồi. Tuyết vẫn đầy cả ra, trời ơi! Gơrisa, tại sao cậu lại bỏ đi? Đồ nhát gan, đồ đàn bà, chẳng có gì hơn cả.

Vaxilép đi đằng sau các bạn, nhìn vào lưng họ và nghĩ:

“Cái nào đó trong hai cái này: hoặc là chúng ta chỉ cảm thấy rằng nghề làm điếm là một điều ác, và chúng ta cường điệu nó lên, hoặc là nếu việc làm điếm tệ hại đến thế, như người ta thường nghĩ, thì những người bạn đáng yêu này của mình cũng là những chủ nô, những kẻ đi cưỡng bức và giết người, cũng như những người dân Xi Ri và Lơ Ke được vẽ trong tạp chí “Nhiva”(9). Giờ đây, họ hát hỏng, cười ồ ồ, thảo luận một cách sôi nổi, nhưng chẳng phải bây giờ họ cũng hưởng thụ kết quả của nạn đói, nạn dốt và những sự ngu ngốc? Chính họ, còn mình là một kẻ chứng kiến. Ở đây, tính nhân đạo của họ, nghề y, hội họa phụ thuộc vào cái gì? Khoa học, nghệ thuật và những tình cảm cao thượng của những kẻ giết người này làm cho mình nhớ một miếng mỡ lợn trong một giai thoại. Hai tên cướp giết chết một người nghèo trong rừng. Chúng chia nhau quần áo của người này và tìm thấy ở trong cái túi một miếng mỡ lợn: “Tiện quá, - một tên nói, - chén luôn”. “Mày làm sao thế, ăn đâu có được? - tên kia dọa. - Phải chăng mày đã quên rằng hôm nay thứ tư?” Và thế là chúng không ăn. Sau khi giết người, chúng đi khỏi rừng với niềm tin rằng chúng là hai người ăn chay. Cũng như những người này, sau khi mua một phụ nữ bây giờ vẫn nghĩ rằng họ là các họa sĩ và các nhà bác học...”

- Các anh hãy nghe đây! - anh nói một cách giận dữ và quyết liệt. - Các anh tới đây để làm gì? Phải chăng, phải chăng các anh không biết rằng đây là một điều khốn nạn? Nghề của anh nói rằng mỗi người phụ nữ này sẽ chết sớm vì ho lao hay là một chứng gì khác; nghệ thuật cũng nói rằng về mặt đạo đức thì người phụ nữ đó còn chết sớm hơn nữa. Mỗi người trong họ sẽ chết vì trong đời của mình, họ phải tiếp trung bình khoảng năm trăm người. Năm trăm người giết một người. Trong số năm trăm này có các anh! Bây giờ nếu hai anh trong suốt đời đến đây hay đến những chỗ tương tự như thế này hai trăm năm chục lần, thì có nghĩa là do anh đã có một người phụ nữ bị chết! Phải chăng đây không phải là điều đương nhiên? Không phải là điều khủng khiếp? Hai người, ba người, năm người hùa lại giết một người phụ nữ nghèo đói, ngu ngốc! Ôi, chẳng nhẽ đây không phải là một điều ghê gớm, hở trời?

- Tôi cũng đã biết rằng mọi việc kết thúc như vậy, - chàng họa sĩ nói. - Không nên gắn với những tên khốn nạn ngu ngốc này! Cậu nghĩ rằng lúc này trong đầu óc cậu đang có một tư tưởng vĩ đại chứ gì? Không, có quỷ biết là cái gì, chứ không phải tư tưởng! Bây giờ cậu nhìn vào mình với lòng căm thù và ghê tởm, còn theo mình, tốt hơn hết là xây dựng hai mươi ngôi nhà như vậy, hơn là nhìn đời kiểu ấy. Cái nhìn của cậu còn xấu xa hơn, so với mọi cái ngõ nọ! Chúng ta đi đi, Vôlôđia, kệ hắn! Thằng khốn nạn, thằng ngu, và chả có gì hơn nữa...

- Chúng ta là những con người giết lẫn nhau, - anh sinh viên y khoa nói. - Cái này, tất nhiên, là phi đạo lý, nhưng bằng lập luận, anh chẳng giúp được gì. Vĩnh biệt!

Mấy người bạn chia tay nhau ở quảng trường Tơrúpnaia và mỗi người một ngả. Còn lại một mình, Vaxilép bước nhanh trên đại lộ. Anh thấy sợ hãi cảnh trời nhá nhem tối, sợ những bông tuyết đang rải đầy trên mặt đất, và hình như còn muốn trùm lên cả thế giới, sợ ánh đèn lồng đang tỏa ánh mờ mờ nhạt nhạt qua làn tuyết trắng. Một nỗi sợ hãi mơ hồ không rõ rệt bao phủ tâm trí anh. Thỉnh thoảng mới gặp một người đi ngược lại, nhưng anh rụt rè tránh sang bên. Anh có cảm tưởng rằng chỗ nào cũng có những người đàn bà đang đi, chỗ nào họ cũng nhìn chằm chằm vào anh, chỉ toàn là đàn bà thôi...

“Thế là ta bắt đầu, - anh nghĩ. - Bắt đầu lên cơn thần kinh rồi...”



VI.

VỀ ĐẾN NHÀ, anh nằm xuống giường và lẩm bẩm nói, toàn thân run lên:

- Trời, bọn họ còn sống cả! Còn sống cả!

Anh tìm mọi cách khơi sâu thêm trí tưởng tượng của mình, anh tự hình dung ra mình khi thì ở địa vị anh trai của người đàn bà sa đọa, khi thì là cha đẻ ra chị ta, khi thì chính là chị ta với đôi má bết phấn son; và điều này làm anh kinh hãi.

Không hiểu vì lẽ gì anh có cảm tưởng rằng, anh phải giải quyết ngay vấn đề đó, trong bất cứ hoàn cảnh nào, và vấn đề này không phải chuyện của người ngoài mà là của chính anh. Anh thu hết sức lực, cố nén sự tuyệt vọng của mình lại, ngồi dậy trên giường, hai tay ôm lấy đầu, và bắt đầu tìm cách giải quyết: làm thế nào cứu thoát được tất cả những người đàn bà hôm nay anh vừa trông thấy? Trình tự giải quyết mọi vấn đề đối với anh, một người có học vấn đã rõ từ lâu. Vậy nên dù cho đầu óc có bị kích động đến đâu, anh vẫn tỉnh táo theo đúng trình tự ấy. Anh nhớ lại cả lịch sử của vấn đề, những tài liệu đã đề cập đến vấn đề đó; và tới lúc bốn giờ sáng, anh đi đi lại lại trong phòng mình, cố nhớ hết tất cả những biện pháp mà trong thời gian qua người ta đã áp dụng để cứu vớt những người đàn bà ấy. Anh có rất nhiều người bạn tốt đã từng ở trong những căn phòng của Phanxphâynơ, Galiaskin, Nêtraép, Etskin... Trong bọn họ có không ít người trung thực, dũng cảm. Một số người trong bọn họ đã từng ra tay cứu vớt những người đàn bà ấy...

“Tất cả những biện pháp ít ỏi đó, - Vaxilép nghĩ, - có thể chia thành ba loại, sau khi chuộc người phụ nữ ra khỏi nhà thổ, thuê cho cô ta căn buồng, mua về một chiếc máy khâu và cô ta trở thành thợ may. Người chuộc cô ta ra dù muốn hay không đã biến cô ta thành nhân tình của mình, rồi sau khi tốt nghiệp trường đại học, người ấy đã nhường lại cô ta như nhường lại một đồ vật cho một kẻ đứng đắn khác. Và người đàn bà vẫn tiếp tục hư hỏng. Một loại khác, chuộc người đàn bà ra, cũng thuê phòng cho ở, rồi thế nào cũng mua chiếc máy khâu, dạy cho cô ta học chữ, đọc sách, mở mang kiến thức. Cô ta sẽ khâu vá, sẽ sống như thế chừng nào cô ta còn cảm thấy mới mẻ, thích thú, rồi ít lâu sau, khi đã buồn chán, bắt đầu vụng trộm, giấu giếm tiếp đàn ông hoặc là lui trở lại nơi có thể ngủ đến 3 giờ chiều, uống cà phê và ăn no nê. Loại thứ ba gồm những người hăng hái nhất, táo bạo nhất, đã thi hành biện pháp dứt khoát nhất. Họ lấy những người đàn bà ấy làm vợ. Và khi từ một cuộc sống như súc vật, nhầy nhụa, thô lỗ, ngu độn, những người đàn bà ấy trở thành vợ, thành người tề gia nội trợ, thành mẹ thì tất cả những thay đổi đó đã làm đảo lộn tất cả cuộc đời và quan niệm sống của họ đến mức sau đó khó lòng mà nhận ra được dấu vết của con người sa đọa xưa kia trong người vợ, người mẹ hôm nay. Phải rồi, lấy họ làm vợ có lẽ là biện pháp tốt nhất và chắc là duy nhất”.

- Nhưng cái đó không thể được! - Vaxilép nói ra miệng và nằm phịch xuống giường. - Tôi là người đầu tiên không thể lấy loại người ấy làm vợ được! Muốn làm được thế phải là một bậc thánh, không biết thù ghét, không biết ghê tởm. Nhưng cứ giả thử rằng, tôi, anh sinh viên y khoa, và chàng họa sĩ tự nén mình để lấy loại đàn bà ấy, giả thử rằng tất cả bọn họ đều sẽ ưng thuận lấy chồng. Thì kết cục sẽ ra sao? Kết luận thế nào? Kết luận sẽ là, trong khi ở đây, ở Maxcơva, những người đàn bà ấy đi lấy chồng, thì gã kế toán ở Xmôlenxkơ sẽ lại đẩy một cô gái khác vào cảnh trụy lạc, và cô ta sẽ lại trôi dạt đâu đây thế vào những chỗ trống cùng với chị em cùng cảnh ngộ từ Xaratốp, Nigiơni Nốpgôrốt, Vácsava... Và một trăm nghìn gái điếm ở Luân Đôn thì đưa đi đâu? Còn gái điếm ở Hămbua thì giải quyết thế nào?

Chiếc đèn cạn dầu bắt đầu tỏa khói. Vaxilép cũng không thấy điều đó. Anh lại đứng dậy đi lại trong phòng, nghĩ ngợi triền miên. Bây giờ anh đặt vấn đề theo cách khác: phải làm gì để những người đàn bà sa đọa kia không cần cho ai nữa cả? Muốn thế thì phải làm sao cho tất cả những người đàn ông mua bán, giết dần giết mòn họ, nhận ra tất cả tính chất vô đạo đức ở địa vị kẻ chủ nô của mình rồi kinh sợ những điều chính mình đã gây ra. Cần phải cứu bọn đàn ông.

“Khoa học và nghệ thuật chắc là không giúp ích gì đây... - Vaxilép nghĩ. - Lối thoát duy nhất là lòng sùng đạo”.

Anh mơ ước ngay chiều tối ngày mai anh sẽ đứng ở góc ngõ phố ấy và nói với từng người qua đường:

- Ông đi đến đây làm gì vậy? Ông không sợ bị Chúa trời trừng phạt ư?

Anh sẽ bước lại gần mấy người xà ích lạnh lùng và nói với họ:

- Sao mấy ông lại đứng chờ ở đây làm gì? Tại sao các ông không thấy tức giận? Các ông cũng là người theo đạo và biết rằng như thế là tội lỗi, rằng những kẻ chơi bời kia rồi sẽ phải xuống địa ngục, thế mà các ông lại im lặng ư? Quả thật đối với các ông họ là những người xa lạ, nhưng mà chẳng phải là họ cũng có cha mẹ, anh em như các ông sao?...

Một người bạn nào đó của Vaxilép có lần đã nói về anh rằng anh là một người có tài. Có nhiều loại tài năng: tài viết văn, tài diễn kịch, tài hội họa, còn anh thì có một tài năng riêng biệt - đó là tài làm người. Anh nhạy cảm đặc biệt đối với những nỗi đau nói chung. Như một diễn viên xuất sắc giỏi lắp lại giọng nói, cử chỉ, điệu bộ của người khác, tấm lòng Vaxilép cũng dội lại rất nhanh những nỗi đau của mọi người. Nhìn thấy người khác khóc, anh cũng rưng rưng nước mắt, bên cạnh người thể xác đau đớn, anh cũng rên rỉ đau đớn; và nếu có ai bị đánh đập thì anh cảm thấy như chính mình bị đánh đập, anh hoảng sợ như một đứa trẻ nhưng rồi anh vẫn chạy đến che chở, bênh vực người yếu đuối. Sự đau khổ của người khác kích động anh, đẩy anh vào tâm trạng bất bình thường...

Tôi không biết người bạn của Vaxilép nói có đúng không nhưng cái tâm trạng mà anh đang trải qua khi vừa tìm được cách giải quyết cho vấn đề ấy giống như là sự cảm hứng. Anh khóc, anh cười, anh nói to lên những lời mà ngày mai anh sẽ nói, anh cảm thấy một tình yêu sôi nổi với những người sẽ theo lời anh, cùng đứng bên anh trên góc ngõ ấy để mà khơi gợi tấm lòng sùng đạo của mỗi người; anh ngồi xuống viết thư, tự thề thốt với mình...

Tâm trạng ấy giống như trạng thái cảm hứng cũng bởi vì nó không kéo dài. Chẳng mấy chốc mà Vaxilép cảm thấy mệt mỏi rã rời. Cả cái con số khổng lồ những gái điếm ở Luân Đôn, ở Hămbua, Vácsava đè nặng lên tâm trí anh như núi đè xuống đất; anh cảm thấy sợ sệt, trước cả cái đám người đông đúc vô số đó; anh nhớ ra rằng, anh không phải là người biết cách nói năng, rằng tính nết anh vốn rụt rè, yếu đuối, rằng liệu những con người dửng dưng kia có nghe lời anh không, có hiểu anh không, một sinh viên luật năm thứ ba, một người sợ sệt và chẳng có địa vị gì, rằng lòng sùng đạo thực sự không phải chỉ thể hiện trong lời thuyết giáo mà còn ở việc làm...

Khi trời đã sáng và ngoài phố tiếng xe ngựa đã chạy lóc cóc, Vaxilép nằm bất động trên đivăng và nhìn chăm chăm vào một điểm. Anh không còn nghĩ về phụ nữ, về đàn ông, về sùng đạo nữa. Anh chỉ còn thấy một nỗi đau đang day dứt tâm hồn anh. Đó là nỗi đau âm ỉ, mơ hồ, không rõ rệt, vừa giống như một nỗi buồn, lại vừa giống như niềm sợ hãi ở mức tột đỉnh, vừa giống như niềm tuyệt vọng. Anh có thể định rõ được nỗi đau đó ở chỗ nào, nó ở trong lồng ngực, bên dưới trái tim; nhưng anh không thể so sánh với một kiểu đau nào khác. Trước đây anh đã từng bị đau răng, đau màng phổi, đau dây thần kinh, nhưng so với nỗi đau trong lòng anh giờ đây, những nỗi đau đó không thấm thía gì. Lúc này, khi lòng anh đang đau tấy, cuộc đời bỗng trở nên ghê tởm. Luận văn xuất sắc mà anh đã viết xong, những người bạn thân, việc cứu vớt những phụ nữ sa đọa - tất cả những gì hôm qua anh còn tha thiết hoặc dửng dưng, bây giờ chỉ vừa thoáng nghĩ đến là đã làm anh bực tức như tiếng xe lăn lóc cóc, tiếng người hầu phòng tất tả chạy ngoài hành lang, ánh sáng ban ngày lóa mắt... Nếu bây giờ trước mắt anh, có ai đó làm một chuyện gì thật tốt lành hay là gây sự đánh đập người vô tội thì cả hai việc đó chắc sẽ cũng đều gây cho anh một ấn tượng ghê tởm như nhau. Trong tất cả những ý nghĩ lười biếng lẩn quất trong đầu anh, chỉ có hai ý nghĩ là không làm anh tức tối: điều thứ nhất là bất cứ lúc nào anh vẫn còn có quyền tự giết mình, hai là nỗi đau này sẽ không kéo dài quá ba ngày. Điều sau anh biết rõ qua kinh nghiệm bản thân.

Nằm một chốc, anh đứng dậy, bẻ bẻ tay, rồi không đi từ góc này sang góc khác trong phòng như lệ thường, mà đi theo hình vuông, men ven tường. Anh thoáng nhìn mình trong gương. Mặt anh nhợt nhạt, hốc hác đi, thái dương lõm vào, lưỡng quyền nhô lên, đôi mắt trông to hơn, đen hơn, trông dại hẳn đi như không phải là mắt anh nữa và lộ rõ một nỗi đau bên trong không sao chịu nổi.

Vào buổi trưa, chàng họa sĩ đến gõ vào cửa phòng anh.

- Grigôri, cậu có nhà không đấy? - anh ta hỏi.

Không nghe thấy tiếng trả lời, chàng họa sĩ đứng chờ một lát nghĩ ngợi điều gì rồi tự trả lời cho mình bằng tiếng Ucraina:

- Khôông cố nhà. Chắc thằng tểu ló đi vào trường tại hôộc rồi...

Và anh ta bỏ đi. Vaxilép nằm xuống giường, chui đầu xuống dưới gối và khóc nức nở vì đau đớn, nước mắt càng trào ra bao nhiêu thì nỗi đau trong lòng anh càng đáng sợ hơn bấy nhiêu. Khi trời tối xuống, anh lại nhớ đến cái đêm đầy khổ ải đang chờ anh, và anh cảm thấy tuyệt vọng ghê gớm. Anh vội mặc quần áo vào, để ngỏ cửa, chạy khỏi phòng mình, cửa mở toang, rồi cứ thế đi ra ngoài phố không mục đích, không để làm gì hết. Không tự hỏi mình rằng sẽ đi đâu, anh rảo bước theo phố Xađôvaia.

Tuyết vẫn rơi như hôm qua, tiết trời trở ấm. Xỏ tay vào trong ống tay áo, anh run rẩy sợ hãi từng tiếng chuông của xe ngựa, tiếng giày người bộ hành gõ xuống mặt đường; anh đi dọc phố Xađôvaia đến tháp Xukharép, sau đó đến Krátxnưê Vôrôta rồi từ đấy rẽ qua phố Baxmannaia. Anh rẽ vào tiệm rượu uống một cốc vại vốtka nhưng không vì thế mà cảm thấy dễ chịu hơn. Đi đến quảng trường Radgulai, anh rẽ sang phải và bước trên những ngõ phố mà trước đây anh chưa từng đặt chân đến. Anh đi tới tận chiếc cầu cũ kỹ bắc qua sông Iauda, từ đó có thể nhìn thấy rõ những dãy cửa sổ sáng ánh đèn của trại lính Krátxnưê. Để xua đuổi nỗi đau trong lòng bằng một cảm giác mới lạ hoặc là bằng một nỗi đau khác, không biết làm thế nào khác nữa, Vaxilép vừa khóc vừa run rẩy cởi cúc áo bành tô, cởi cúc áo trong và phanh ngực trần ra trước gió tuyết lạnh ẩm ướt. Nhưng mà cả điều này nữa cũng không làm nỗi đau dịu bớt. Lúc ấy anh vươn người ra ngoài lan can cầu và nhìn xuống phía dưới, nhìn xuống dòng sông Iauda cuồn cuộn nước màu đen sẫm, và anh muốn đâm đầu xuống đấy, không phải vì kinh tởm cuộc sống, không phải để tự tử, mà chỉ là để tự làm thương tổn thân thể mình, tìm một nỗi đau mới để xua đuổi nỗi đau đang dằng xé lòng anh. Nhưng dòng nước đen sẫm, bóng tối dày đặc, những bờ đất trơ trọi ven sông phủ tuyết - tất cả đều thật đáng sợ. Anh rùng mình và cất bước đi tiếp. Anh đi qua bên trại lính Krátxnưê, quay ngược trở lại, rẽ xuống một cánh rừng, rồi lại bước lên cầu...

“Thôi, về nhà thôi, về nhà thôi! - anh nghĩ. - Có lẽ ở nhà sẽ dễ chịu hơn...”

Và anh quay lại. Về đến nhà, anh trút bỏ chiếc áo bành tô đẫm tuyết ướt, quăng mũ ra rồi đi quanh phòng men theo tường, và cứ đi như thế không biết mệt cho đến sáng.



VII.

NGÀY HÔM SAU, khi chàng họa sĩ và anh sinh viên y khoa đến nhà anh, thì đã thấy anh mặc chiếc áo sơ mi rách bươm, môi cắn tím bầm đang vội vã, quay cuồng bước đi trong phòng, miệng rên rỉ đau đớn.

- Lạy trời! - anh nức nở òa lên, khi nhìn thấy các bạn đến. - Các cậu làm ơn dẫn mình đi đâu thì dẫn, làm gì mình thì làm, mau mau cứu mình với. Không mình đến tự sát mất!

Chàng họa sĩ tái mặt, hoảng hốt. Anh sinh viên y khoa cũng suýt nữa thì khóc, nhưng rồi nghĩ rằng, ở mọi trường hợp trong cuộc đời, người làm nghề y phải tỏ ra bình tĩnh, nghiêm nghị, nên anh lấy giọng lạnh lùng nói:

- Đấy là cậu bị lên cơn bệnh thần kinh đấy. Nhưng không sao đâu. Ta cùng đi đến chỗ bác sĩ ngay bây giờ thôi.

- Cậu muốn dẫn mình đi đâu tùy ý, chỉ làm ơn dẫn nhanh cho!

- Cậu đừng quá xúc động. Cần phải tự kiềm chế mình chứ!

Chàng họa sĩ và anh sinh viên y khoa tay run run mặc áo vào cho Vaxilép rồi dẫn anh ra ngoài phố.

- Bác sĩ Mikhain Xerghêíts từ lâu đã muốn làm quen với cậu, - lúc ra đến đường phố, anh sinh viên y khoa nói. - Ông ấy là một người rất đáng yêu và rất thạo nghề mình làm. Ông tốt nghiệp y khoa năm 1882, kinh nghiệm chữa bệnh rất phong phú. Đối xử với sinh viên rất bình đẳng, thân mật.

- Đi nhanh lên thôi, nhanh lên thôi... - Vaxilép giục bạn.

Mikhain Xerghêíts, một vị bác sĩ người béo, tóc màu vàng, đã tiếp mấy bạn sinh viên một cách lịch sự, trịnh trọng, lạnh lùng và chỉ cười nhếch một bên mép.

- Anh họa sĩ và anh Maierơ đã nói với tôi về bệnh trạng của anh, - ông ta nói. - Tôi rất hân hạnh được thăm bệnh cho anh. Thế nào? Bây giờ thì xin anh ngồi xuống một chút nhé...

Ông để Vaxilép ngồi vào một chiếc ghế bành tô đặt sát bàn và đẩy hộp thuốc lá về phía anh.

- Thế đấy? - ông nói, đặt hai tay trên đùi mình xoa xoa. - Bây giờ bắt đầu... Anh bao nhiêu tuổi rồi?

Ông ta đặt câu hỏi, còn anh sinh viên y khoa thì trả lời. Ông hỏi, trước kia bố của Vaxilép có mắc phải bệnh tật gì đặc biệt không, có nghiện rượu một thời gian dài không, tính tình có dữ tợn quá không hay có trái tính trái nết gì không. Ông cũng đặt những câu hỏi như thế về ông nội, mẹ, anh chị em. Biết được rằng mẹ anh có giọng hát rất hay và đã từng đóng kịch trong rạp, ông bỗng hào hứng hẳn lên và hỏi tiếp:

- Xin lỗi, anh có thể nhớ lại xem sân khấu có phải là một say mê lớn của mẹ anh không?

Chừng hai mươi phút trôi qua, Vaxilép cảm thấy tẻ ngắt khi bác sĩ vẫn vừa xoa xoa đầu gối vừa hỏi đi hỏi lại mãi một vài điều.

- Thưa bác sĩ, theo như tôi hiểu, - anh nói, - thì có lẽ là, đặt những câu hỏi ấy, ông muốn tìm xem rằng căn bệnh của tôi có phải là đã được di truyền hay không. Căn bệnh của tôi không phải là do di truyền đâu.

Tiếp đó bác sĩ hỏi Vaxilép rằng, hồi nhỏ anh có mắc tật bệnh nào bí ẩn không, có bị tổn thương hộp sọ bao giờ không, có yêu đương, khát vọng, thiên hướng gì độc đáo, khác thường không. Đối với chừng một nửa số câu hỏi mà các vị bác sĩ tận tình vẫn thường đặt ra, có thể không cần trả lời mà không sợ phương hại gì đến việc thăm bệnh, nhưng vẻ mặt bác sĩ và anh sinh viên y khoa thì lại ra chiều chăm chú đến nỗi trông chừng như nếu Vaxilép không trả lời dù chỉ một câu hỏi thôi thì mọi việc sẽ hỏng hết. Khi nghe trả lời, bác sĩ ghi lại trong cuốn số của mình không hiểu để làm gì. Biết rằng Vaxilép đã tốt nghiệp về khoa học tự nhiên và bây giờ đang theo học luật, ông tỏ vẻ tư lự, đăm chiêu...

- Hồi năm ngoái, Vaxilép đã viết một bản luận văn xuất sắc... - anh sinh viên y khoa nói.

- Xin lỗi, đề nghị anh đừng nói chen ngang, ngăn trở tôi tập trung, - bác sĩ nói và nhếch mép cười. - Phải rồi, điều đó tất nhiên là sẽ có ảnh hưởng đến việc tìm hiểu bệnh lịch. Thế là đã có một sự lao động trí óc căng thẳng, quá mệt mỏi... Phải rồi, phải rồi... Anh có thường hay uống rượu không? - ông quay sang Vaxilép.

- Ít uống lắm.

Lại hai mươi phút nữa trôi qua. Anh sinh viên y khoa bắt đầu thì thầm nói với bác sĩ ý kiến riêng của mình về những nguyên nhân trực tiếp đã làm cho Vaxilép bị lên cơn bệnh thần kinh, anh kể cho bác sĩ biết rằng ngày hôm kia Vaxilép cùng với anh và chàng họa sĩ đã đi chơi ngõ X.

Cái giọng lạnh lùng, lãnh đạm mà bạn bè và vị bác sĩ đang nói về những người phụ nữ và ngõ phố bất hạnh kia đã làm Vaxilép hết sức kinh ngạc...

- Thưa bác sĩ, xin bác sĩ hãy chỉ trả lời cho tôi biết một điều thôi, - Vaxilép nói, cố kìm mình lại cho giọng khỏi trở nên gay gắt, - mãi dâm có phải là một điều ác không?

- Anh bạn thân mến ơi, nhưng mà có ai phản đối điều đó đâu kia chứ! - bác sĩ nói với vẻ mặt như là từ lâu lắm ông đã tự giải đáp cho mình tất cả những vấn đề này. - Ai phản đối mới được chứ?

- Ông là bác sĩ tâm thần phải không? - Vaxilép hỏi với giọng bốp chát.

- Phải rồi, tôi là bác sĩ tâm thần.

- Có thể rằng tất cả các ông đều đúng cả! - Vaxilép nói và đứng dậy đi đi lại lại trong phòng từ góc này sang góc kia. - Có lẽ thế thật! Nhưng mà đối với tôi, tất cả cái đó thật đáng kinh ngạc. Tôi theo học hai khoa - người ta coi đó là kỳ tích ghê gớm; tôi viết ra một bản luận văn mà ba năm sau sẽ bị quên đi và xếp xó - thì người ta tâng bốc tôi lên tận mây xanh; còn khi tôi không thể nói đến những người đàn bà sa đọa với giọng dửng dưng như nói đến cái bàn, cái ghế này, thì người ta cho tôi là điên loạn, mất trí, người ta chữa cho tôi và thương hại tôi!

Bất giác Vaxilép bỗng cảm thấy trào lên một niềm thương cảm vô hạn cho bản thân mình, cho bạn bè mình, cho tất cả những ai mà anh đã thấy ngày hôm kia, cho cả vị bác sĩ này; anh òa lên khóc và ngã xuống ghế bành.

Bạn bè anh đưa mắt nhìn bác sĩ vẻ dò hỏi. Vị bác sĩ ra chiều rất hiểu những giọt nước mắt cùng nỗi tuyệt vọng như thế, ông muốn tỏ ra là chuyên gia thành thạo về những trường hợp như vậy; ông bước lại gần bên Vaxilép và im lặng đưa cho anh uống thuốc gì đấy, rồi sau đó khi anh đã bình tâm trở lại, ông từ từ cởi áo ngoài của anh và quay sang nghiên cứu độ nhạy cảm trên da anh, xem xét phản xạ đầu gối và nhiều điều khác nữa.

Và Vaxilép cảm thấy dễ chịu. Khi ra khỏi nhà vị bác sĩ, anh đã bắt đầu thấy ngượng ngùng, tiếng bánh xe lăn không làm anh tức tối, trái tim anh mỗi lúc một nhẹ nhàng hơn, thanh thản hơn, hệt như tảng đá đè nặng lên đó đã rơi đâu mất. Tay anh cầm hai đơn thuốc: một đơn ghi kali bromua, còn đơn kia là thuốc moócphin... Cả hai thứ này trước đây anh đã uống nhiều lần.

Ra đến phố, anh dừng lại một lát, nghĩ ngợi, chia tay với bạn bè, rồi uể oải lững thững bước về phía trường đại học.



__________

1. Nữ thần Maria ở Ai Cập - theo truyền thuyết, lúc trẻ bà có nhiều lầm lạc - nhưng về sau, ăn năn nghĩ lại và sau khi hoàn thành một chuyến hành hương đến Giêruxalem, đã sống 47 năm sám hối ở sa mạc.

2. Khúc a-ri-a, trích từ vở ô-pê-ra của nhạc sĩ Nga A.X. Ðargơmưgiơxki (1813-1869).

3. Một số âm bắt chước tiếng Ý, các sinh viên nói nghịch. Ðây nói tới khúc a-ri-a trong vở ô-pê-ra “Anh thợ cạo thành Xevin” của Rôssini (1792-1868); “Rigôléttô” và “Tơraviátta” là những vở ô-pê-ra của Verđi (1813-1901); “Gughenôtư” - vở ô-pê-ra của nhạc sĩ Mâyerbar (1791-1864).

4. Nói sai trong nguyên bản, cốt để tỏ sự vô học của mấy người đó.

5. “Báo Maxcơva” - tờ báo chính trị văn học ra hàng ngày, xuất bản từ 1881 đến 1918.

6. Ðối diện (tiếng Pháp).

7. Baden Phơrăngxoa Asill (1811-1883), thống chế Pháp chỉ huy quân đội trong chiến tranh Pháp Phổ và bị quy tội phản quốc năm 1872.

8. Aiđa - nhân vật chính trong vở ô-pê-ra cùng tên của Verđi.

9. “Nhiva” - tạp chí văn học nghệ thuật và phổ biến khoa học, có minh họa, ra hàng tuần. Lưu hành ở Pêtérburg từ 1870 đến 1918.