Những Kỳ Án Ghê Rợn Nhất Thế Giới

Chương 55: Bánh bao nhân thịt người



Cũng mấy lần băn khoăn không biết có nên đưa vụ án này vào không vì thông tin về nó khá là mơ hồ, ngay cả khi tôi đã lục tung những trang web bên tung của cũng không tìm thấy bất cứ thông tin xác thực nào.

Diễn biến câu chuyện như sau. Vì căm hận người vợ mà ông Vương trút hết căm giận vào những người ăn mày, tệ hơn nữa ông còn băm thịt người làm nhân bánh bao.

Câu chuyện xảy ra tại Thiên Tân.Năm 1960, tình hình kinh tế trong nước còn khó khăn, thịt, cá là những thực phẩm xa xỉ đối với nhiều người dân lúc bấy giờ. Nhưng một cửa hiệu bánh bao nhỏ ở vùng ngoại ô Thiên Tân rất đắt hàng, nổi tiếng khắp các vùng quanh đó. Mọi người đều gọi ông chủ cửa hàng là " ông Vương ", ông Vương hơn 40 tuổi, thân hình cao to vạm vỡ, chuyển từ nơi khác đến được mấy năm.

Ông ta kể rằng vợ ông vì chê ông nghèo mà đã bỏ ông theo người đàn ông khác nên ông ở vậy và không muốn lấy vợ nữa. Tất cả hàng xóm đều nghĩ ông Vương là người hiền hòa, trung thực và chăm chỉ nên rất quý mến. Bánh bao của ông Vương làm rất ngon, đặc biệt là nước sốt, khiến mọi người gần xa đều biết tiếng. Mỗi ngày 4 giờ sáng ông đã bắt đầu dậy làm bánh, đúng 6 giờ là mang bánh ra bán, ngày nắng cũng như ngày mưa, ngày nóng cũng như ngày lạnh, ông đều bán đúng giờ và không nghỉ.

Vì không cần người giúp việc nên mỗi ngày ông chỉ làm 500 chiếc bánh bao, mọi người đều cho rằng đó là thói quen truyền thống của người chủ tiệm. Vì thế mà những người muốn mua bánh bao phải đến xếp hàng từ rất sớm, nếu không 8h30 sáng là đã hết bánh rồi.Những người ăn bánh đều nói rằng hương vị của bánh đặc biệt thơm ngon, cũng không ai vì bánh của ông mà bị bệnh cả, nên mọi người rất tin tưởng vào tiệm bánh của ông Vương. Đương nhiên, lúc đó ở một vùng ngoại ô nhỏ bé chẳng có ai rỗi hơi mà mang bánh bao để đi phân tích hương vị cả.Cứ như vậy trong vòng một năm, cửa hiệu bánh bao của ông Vương vẫn luôn đắt khách, cho đến một hôm, có một người phụ nữ tìm đến đồn cảnh sát và thông báo rằng, đứa con trai của cô vì ăn bánh bao của ông Vương, trong nhân bánh có vật gì cứng như xương sụn suýt nữa chặn ngang cổ họng. Không biết rằng vì quá yêu con hay vì ghen tị với ông Vương mà người phụ nữ này đến tận đồn công an để tố cáo một vụ cỏn con. Sau khi người phụ nữ đi khỏi, một bác công an già phát hiện miếng xương tương đối kỳ quái, không giống như xương lợn bình thường. Mọi người đưa nhau kiểm tra và kết quả sau khi kiểm tra làm mọi người phải sững sờ - đó chính là nửa miếng móng chân người. Vì nghĩ rằng tiệm bánh của ông Vương không vệ sinh nên vài người công an đã đến tiệm nhà ông Vương để kiểm tra tình hình vệ sinh và nhắc nhở ông về vấn đề an toàn thực phẩm nhưng ông Vương không có nhà.Trong quá trình kiểm tra "vệ sinh" đột ngột lần này, mọi người phát hiện trọng bếp nhà ông Vương có một cái hầm, trong hầm có xác người đã bị mổ phanh và một số thịt đã được băm nát làm nhân... làm tất cả mọi người có mặt ở hiện trường đều nôn ói không ngừng.Công an liền bí mật bắt ông Vương, và sau khi đào trong hầm nhà ông Vương phát hiện thêm bảy bộ hài cốt. Ông rất bình thản kể quá trình phạm tội của mình: Từ khi bị vợ bỏ để đi theo người đàn ông khác, ông đã mang trong lòng mối căm hận, cho đến một năm trước, khi có một người phụ nữ đến nhà ông xin ăn, vì diện mạo của người phụ nữ này quá giống người vợ trước mà nổi căm hận trong lòng ông bùng lên, ông liền trút hết căm hờn lên người phụ nữ đó bằng cách đâm chết và phanh thây.Như vậy vẫn không làm giảm được thịnh nộ trong lòng, vừa đúng có nghề làm bánh được tổ tiên truyền lại... và thế là tiệm bánh bao ra đời.

Vào thời gian đó, thịt lợn rất khó mua và ông Vương cũng trở nên "có hứng" giết người, lợi dụng lúc vắng người ông giết những người ăn mày đến xin ăn.

Trong vòng một năm ông ta đã giết bảy người ăn xin từ nơi khác đến, trong đó có ba nam, ba nữ và một đứa bé khoảng tầm 7, 8 tuổi. Ông còn cho biết, hàng ngày ông cũng ăn thịt người, lâu dần không còn cảm thấy vị khác lạ nữa.Xét tình hình chính trị, ảnh hưởng xã hội và dư luận quần chúng lúc bấy giờ tòa án đã bí mật xử bắn ông Vương, niêm phong và tịch thu cửa hàng.

NGOÀI LỀ :

Lý do tôi tin vụ án này có thật ???

Thứ 1 :

Bộ phim kinh dị được xếp vào kinh điển của Hồng Kông The Untold Story ( Bánh báo nhân thịt người ) đã chiếu 2 phần, chắc hẳn nhiều người đã xem phim hoặc nghe tới tên phim này

Dưới dây là một vài hình ảnh từ bộ phim kinh dị này :





Câu chuyện kể trên có đến 70% tương tự giống với nội dung bộ phim này và không may phim được dựa trên vụ án có thật ...

Thứ 2 :

Tình hình kinh tế - chính trị Trung Quốc những năm xảy ra vụ án

Hàng chục triệu người đã chết trong cuộc Cách mạng Đại nhảy vọt, dự án con cưng của cựu lãnh đạo ĐCSTQ Mao Trạch Đông từ năm 1957 đến 1960. Tuy nhiên, phần lịch sử này cho đến nay vẫn là một góc khuất mà không phải người Trung Quốc nào cũng biết đến.

Đại nhảy vọt là chiến dịch của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) do Mao Trạch Đông phát động trong những năm 1957-1960, với mục tiêu phát triển nhanh chóng quốc gia nông nghiệp trở thành một xã hội công nghiệp cộng sản hiện đại. Các hoạt động canh tác cá nhân bị nghiêm cấm, bị dán nhãn phản cách mạng và bị đàn áp. Người dân buộc phải bỏ bê ruộng vườn để làm việc trong những công xưởng luyện thép, trong khi các mục tiêu và thành tích sản lượng được phóng đại tới mức " hoang đường ", như " đạt sản lượng thóc lúa 75 tấn trên một héc ta", " tăng gấp đôi sản lượng thép "

Năm 1958, Chủ tịch Mao Trạch Đông đề xướng thành lập nhà ăn tập thể và đến cuối năm 1959, các vùng nông thôn Trung Quốc đã lập được 3,9 triệu nhà ăn tập thể với hơn 400 triệu người tham gia, chiếm 72,6% số người trong các công xã

Lúc đầu nhà ăn tập thể trương khẩu hiệu " ăn thật no, không phải trả tiền", sau tiến tới " ăn no, ăn ngon, ăn sạch ", " mỗi bữa 4 món thức ăn ", thậm chí có nơi phấn đấu 90 bữa ăn/tháng. Nhưng khi lương thực thực phẩm cạn dần, từ thả sức ăn 3 bữa cơm/ngày chuyển sang ăn cháo, rồi cháo loãng, rau dại. Tuy nhiên, lãnh đạo địa phương không dám giải tán nhà ăn tập thể vì sợ làm trái chỉ thị của Chủ tịch Mao Trạch Đông.

Huyện Tỉnh Nghiên, tỉnh Tứ Xuyên khi thiếu lương thực nghiêm trọng nhất (năm 1959), bình quân mỗi người chỉ nhận không đến 100 gam lương thực/ngày, cứ 8 người có một người chết đói.

Do thiếu lương thực, lao động quá sức, từ nửa cuối năm 1958, nhiều vùng nông thôn đã xuất hiện tình trạng chết đói, nhiều người bỏ nhà ra đi, nhưng Chủ tịch Mao Trạch Đông vẫn tiếp tục tổ chức nhà ăn tập thể. Thế là khắp nơi diễn ra tình trạng nông dân cất giấu lương thực dưới nhiều hình thức : chôn dưới hầm, dưới gốc cây, chân tường, vùi trong thức ăn gia súc, thậm chí chia thành gói nhỏ, cài trong tổ chim trên cây cao, thậm chí dưới hố nước tiểu.

Sau thất bại của phong trào Đại nhảy vọt (3 năm Đại nhảy vọt mất 120 tỉ NDT, khoản tiền vốn dùng cho 2 kế hoạch 5 năm của Trung Quốc khi đó), Chủ tịch Mao Trạch Đông chưa từ bỏ ý định làm lãnh tụ cách mạng thế giới và việc này đã khiến nhiều người chết đói.

Có người rang lúa mạch cho con ăn, bị trói lại đưa ra đấu tố, bị dội nước lạnh giữa ngày đông giá rét và giày vò cho đến chết.

Mùa xuân 1960, nạn đói tràn lan, trong khi nhiều người chết đói hoặc bỏ đi nơi khác kiếm ăn, nhưng Bí thư Khu ủy Lộ Hiến Văn vẫn lên giọng : " không phải thiếu lương thực, 90% là vấn đề tư tưởng "

Đội sản xuất Ngô Viên Tử thuộc Công xã Thập Lý huyện Quang Sơn có 120 nhân khẩu, nhưng chỉ trong 2 tháng 10 và 11-1959 đã có 72 người chết đói.

Theo cuốn " Mao Trạch Đông ngàn năm công tội " của tác giả Tân Tử Lăng, nguyên cán bộ nghiên cứu và giảng dạy tại Học viện Quân sự cấp cao, Đại học Quân chính, Đại học Quốc phòng Trung Quốc đã về hưu năm 1994 với quân hàm Đại tá, do nhà xuất bản Thư Tác Phường ấn hành tại Hongkong tháng 7-2007, thì trong 4 năm sau khi Chủ tịch Mao Trạch Đông tuyên bố thực hiện một số lý tưởng của CNXH không tưởng ( tháng 9-1959 ) đã khiến 37,55 triệu người chết đói ( theo số liệu chính thức được giải mật của Bộ Chính trị hồi tháng 9-2005 ), nhiều hơn số người chết trong Đại chiến thế giới lần thứ II.

Trong tình cảnh này xuất hiện nạn ăn thịt người ở tỉnh Tứ Xuyên và nhiều nơi khác - khi chôn người chết chỉ vùi sơ sài, đợi đến tối bới lên lấy thịt ăn, hoặc tang chủ đã lóc thịt thân nhân trước khi mai táng.

Tàn nhẫn nhất là nạn ăn thịt trẻ con ở Đội sản xuất số 1, Đại đội 5, Công xã Đông Dương, huyện Sùng Khánh, khu Ôn Giang, tỉnh Tứ Xuyên. Đội sản xuất này có 82 hộ, 491 nhân khẩu, chỉ trong 1 năm ( từ tháng 12-1959 đến tháng 12-1960 ) đã có 48 bé gái ( từ 7 tuổi trở xuống ) bị người lớn làm thịt và 83% số gia đình ở đội này từng ăn thịt người.

Kế toán Vương Giải Phóng là người đầu tiên phát hiện tình trạng ăn thịt trẻ con bởi khi đó tuy nhà ăn tập thể đã ngừng hoạt động trên thực tế vì không còn lương thực, nhưng lệnh cấm các gia đình nấu nướng vẫn còn hiệu lực, bếp nhà ai nổi lửa là phạm pháp.

Đêm ấy, đến lượt Vương Giải Phóng cùng 2 người khác đi tuần và họ phát hiện một dải khói mỏng tỏa ra từ mái nhà bần nông Mạc Nhị Oa. Khi ập vào nhà Mạc Nhị Oa có 8 nhân khẩu, đã chết đói 2, còn lại 6 người, nhưng khi đó chỉ thấy có 5 bởi bé gái Thụ Tài 3 tuổi vừa bị giết, xẻ lấy thịt và đang luộc trong nồi. Trong lúc tổ tuần tra tìm cây trói can phạm, Mạc Nhị Oa và mấy đứa con lao vào cướp thịt Thụ Tài, ăn ngấu nghiến. Lãnh đạo địa phương sau khi cân nhắc đã quyết định ỉm vụ này đi vì sợ bị kỷ luật - sau 1 ngày bị giam giữ, cả nhà Mạc Nhị Oa được phóng thích.

Năm 1992, vợ chồng ký giả Nicholas D.Kristof và Sheryl Wudunn của tờ New York Times tìm được một số hồ sơ tiết lộ chi tiết về những vụ ăn thịt người tập thể trong giai đoạn Đại cách mạng văn hóa tại một số khu vực ở tỉnh Quảng Tây hồi cuối thập niên 60. Theo những tài liệu kể trên, đã có ít nhất 137 người đã bị ăn thịt - mỗi nạn nhân bị cả chục người cùng ăn. Hầu hết những người liên quan đến việc ăn thịt người tại tỉnh Quảng Tây chỉ bị phạt nhẹ sau khi kết thúc Đại cách mạng văn hóa.



( hình ảnh người cha Lưu Gia Viễn đứng bên tường, tay đeo còng, và bên cạnh ở phía dưới là đầu lâu và xương của con trai mình. Một minh chứng cho nạn ăn thịt người trong thời kỳ nạn đói này )

Có hai lý do chính khiến hàng chục triệu người dân Trung Quốc chết đói, không phải lúc đó Trung Quốc thiếu lương thực mà là do chính quyền Bắc Kinh không mở ngân khố cứu trợ, và cũng không chịu tiếp nhận viện trợ từ nước ngoài.

Ông Trương Thụ Phiên, cựu Ủy viên Sở Hành chính thành phố Tín Dương, tỉnh Hà Nam, cho biết: " Có rất nhiều người chết vì đói ở khu vực Tín Dương, không phải vì không có lương thực, tất cả các kho lương thực lớn nhỏ đều chất đầy lương thực ".

Thư ký của Trương là ông Dư Đức Hồng, cũng xác nhận vào thời điểm đó họ không được mở kho lương. Ông cho biết : " Chúng tôi vẫn còn 550 nghìn tấn trong toàn khu vực, nhưng đó là kho lương của nhà nước, không thể động vào được "

Đồng thời, ĐCSTQ cũng đã từ chối viện trợ từ nước ngoài. Khi Hoa Kỳ đề nghị cung cấp 5 triệu tấn lúa mì cho Trung Quốc, đại sứ Vương Bính Nam chuyển lời của Chủ tịch Mao Trạch Đông lúc đó nói rằng : Nếu Hoa Kỳ cần sự giúp đỡ của Trung Quốc, Trung Quốc sẵn sàng thắt lưng buộc bụng viện trợ một ít lúa mì và gạo.

Thông tin về vụ Đại nhảy vọt của Mao có rất nhiều các bạn có thể tìm hiểu kỹ trên các trang web, nhưng coi xong chắc ai cũng có cảm tưởng như tôi. =.= ác vãi chưởng

Theo bạn thì vụ án bánh bao nhân thịt người có thật không ?