Thiên Mệnh Khả Biến

Chương 709: (Phụ lục) Ý nghĩa các tên gọi



Chương 709: (Phụ lục) Ý nghĩa các tên gọi

Lười viết nên dùng chương này để câu view.

Trước đây có lẽ đã từng viết về chủ đề này rồi, giờ tổng hợp lại cho những ai đã bỏ lỡ.

Ý nghĩa của các tên gọi trong Thiên Mệnh Khả Biến, phiên bản updated.

1.Bắt đầu với Vương Vũ Hoành. Vũ trong từ Vũ lực. Hoành trong từ Tung hoành, Hoành hành. Tung là dọc, Hoành là ngang, tung hoành ngang dọc ý chỉ việc hành động không nể nang, không sợ hãi, không gì ngăn cản nổi. Vũ Hoành, là ý nói sử dụng Vũ lực để tung hoành ngang dọc, lấy vũ lực mà thống trị thiên hạ.

2.Vương Bá Thế. Bá trong Bá vương. Thế trong Thế giới. Cũng giống cái tên Vương Vũ Hoành, đều nói lên tham vọng được gửi gắm bởi người đặt ra chúng, cũng là Phụ thân của 2 anh em. Đồng thời, 2 cái tên này ghép lại sẽ thành 1 cụm từ, Vũ Hoành Bá Thế.

3.Vương Nhai Đạo. Có khi nhiều người đã không để ý, đây là tên cúng cơm của Tiên Đế, phụ thân của Bá Thế và Vũ Hoành. Ông được lập Đế hiệu là Vương Lập Đế. Nhai trong từ Thiên nhai, nghĩa là đường chân trời. Đạo là con đường. Nhai Đạo, nghĩa là con đường đi tới chân trời. Đường chân trời là nơi ngăn cách bầu trời và mặt đất, cũng kéo dài vô cùng vô tận. Đi tới chân trời, tưởng như đã chạm được tới bầu trời, nhưng vĩnh viễn không thể. Đây là 1 phép ẩn dụ cho cuộc đời của con người này.

4.Vương Lập Đế - Vương Nghiệp Đế. Đây là Đế hiệu của 2 đời Tiên đế. Vương Lập Đế là phụ thân của Vương Vũ Hoành, còn Vương Nghiệp Đế là cha của Vương Lập Đế. Nghiệp Đế, là ý nói bá nghiệp Đại Nam nhờ tay ông mà nên hình. Lập Đế, Lập trong Khai thiên lập địa. Lập có nghĩa là đứng, dựng. Vương Lập Đế, ý nói đã phát triển mầm mống bá nghiệp của phụ vương để lại, biến nó trở thành 1 khái niệm có hình thù rõ ràng. Có lẽ trong truyện đã nhắc qua, trải qua 2 đời Tiên Đế, Đại Nam mới hùng mạnh thêm 1 bậc và được như hiện tại.

5.Vương Tuyết Trinh. Nguyên vẹn, thuần khiết. Ý muốn nói về mục đích và lý tưởng của nhân vật này, từ đầu tới cuối đều rất rõ ràng và nhất quán. Tất cả vì hưng nghiệp của gia tộc.

6.Nguyễn Hữu Dũng. Hữu Dũng là nửa vế của Hữu dũng vô mưu. Ý chỉ hạng võ biền chỉ biết vũ lực, không có đầu óc. Nhưng Hữu Dũng lại chỉ là nửa vế đầu. Thể hiện rằng con người này vũ lực không thể coi thường, còn Vô mưu thì chưa chắc.

7.Vũ Minh Kiệt, Nguyễn Thế Sơn. Đây là 2 cái tên khá phổ biến, mang nghĩa tốt đẹp mà thôi. Không có gì đáng nói.

8.Vũ Hải Phong. Tương tự như trên. Hải Phong nghĩa là gió biển.

9.Trần Thiên Anh. Cũng là 1 cái tên thể hiện tài năng của nhân vật. Có thêm chữ Thiên, vì nhân vật này có số mệnh đôi phần xoắn xuýt với Thiên Mệnh. Thực ra, đây là 1 nhân vật sinh ra không có thiên phú rõ ràng, chỉ bình thường như bao người mà thôi. Cái tên Thiên Anh thể hiện áp lực mà cha mẹ đặt nặng lên con người này kể từ khi ra đời, cũng là lý do khiến hắn luôn nỗ lực để khiến bản thân trông như thiên tài trong mắt người khác.

10.Trần Phương Linh. Linh có nghĩa là thông minh, lanh lợi. Nhưng đồng âm Linh là trong Linh dị, Linh thể, Linh hồn. Phương có nghĩa là thơm. Nhưng đồng âm Phương còn có nghĩa là vật chứa. Vật chứa cho các linh hồn.

11.Hà Chí Thương. Chí có nghĩa là tới. Thương trong từ Thương Khung. Hà là dòng sông. Hà Chí Thương có nghĩa là dòng sông chảy tới trời.

12.Edward Kaiser. Kaiser trong tiếng Đức nghĩa là Hoàng Đế.

13.Kumo Sasaki. Kumo vừa có nghĩa là Mây, vừa có nghĩa là con nhện. Sasaki là dựa theo tên 1 kiếm khách nổi tiếng trong lịch sử Nhật Bản.

14.Kumo Takaki. Đã từng giải thích trước đây. Takai nghĩa là cứng. Đây là 1 cô cứng rắn, mạnh mẽ.

15.Itou Takezawa. Take là cây tre. Sawa là đầm lầy. Ngoài ra họ Itou còn có Hán Tự mang 1 ý nghĩa, mà ý nghĩa này sẽ gắn liền với kiếm pháp của dòng họ này.

16.Kiếm pháp của dòng họ Itou tên là gì? Tác giả rất thích đặt tên theo các câu đối. Kiếm pháp của dòng họ Kumo tên là Hành Vân Thiên Kiếm (Kou’un Tenken), vậy kiếm pháp của gia tộc Itou sẽ là gì? Đố các độc giả nghĩ ra 1 vế đối vừa có nghĩa vừa hay. Có liên quan tới Hán tự của chữ Itou.

17.Asahina Noboru. Triều Bỉ Nại Đăng. Đăng trong từ Đăng quang. Đăng có nghĩa là vươn lên. Tuy nhiên chữ No này ám chỉ tới Noroi, nghĩa là lời nguyền.

18.Vương Minh Quang. Minh có nghĩa là rực rỡ. Quang là ánh sáng. Minh Quang nghĩa là ánh sáng rực rỡ. Tuy nhiên, đồng âm Minh trong từ U minh, mang nghĩa u ám, tăm tối, mờ nhạt. Minh Quang còn có nghĩa là ánh sáng yếu ớt, mờ nhạt. Kì thực, tác giả rất thích cách mà Vương Minh Quang xuất hiện trong câu chuyện, với tư cách 1 tài xế vô danh của Vương Vũ Hoành, không ai để ý tới, và rồi, dần dần từng chút một, hắn trở thành nhân vật quan trọng của câu chuyện, mượt tới mức chính tác giả từ lúc nào cũng không nhận ra. Đây chính là thiên phú của hắn.

19.Cầm Dạ Nguyệt. Cầm là đàn. Dạ là đêm. Nguyệt là trăng. Dạ Nguyệt nghĩa là trăng đêm. Tuy nhiên, phải đọc ngược lại cái tên này, là Nguyệt Dạ Cầm, nghĩa là tiếng đàn trong đêm trăng. Ngoài ra, trăng cũng tỏa ánh sáng, gọi là Nguyệt Quang. Đây là hint sao? OTP real nhỉ, cho chết 1 đứa nhé?

20.Nguyễn Hồng Vân. Nguyễn Thanh Phong. Hồng Vân là mây đỏ, Thanh Phong là gió xanh. Đây là 2 vế đối. Màu đỏ thì cuồng nhiệt mạnh mẽ. Màu xanh thì điềm đạm và bí ẩn. Có 1 fact về chữ Thanh trong tên Thanh Phong. Màu Thanh này không phải Blue, cũng không phải Green (mà trong tiếng Việt đều gọi là Xanh). Thanh này là màu Azure. Trong tiếng Hán cổ, Thanh này ám chỉ 1 màu gần với xanh lá cây, nên Thanh Long Đao của Quan Vũ có màu xanh lá. Trong tiếng Hán cận hiện đại, màu Thanh này lại gần với xanh nước biển hơn. (và tiếng Việt thì xanh lá hay xanh da trời đều là xanh, cũng có gốc từ chữ Thanh này). Vậy Thanh Phong kì thực là ngọn gió có màu xanh lá cây, hay màu xanh nước biển, hay xanh ngọc bích, xanh lục bảo…? Chả biết, đi mà hỏi hắn.

21.Thung lũng Sa Li Khan. Đây chỉ là tác giả chơi chữ. Sa Li Khan vốn là phiên âm của từ Silicon sang tiếng Khmer.

22.Visshala, Vrahta, Ijuk… Những cái tên này chả mang ý nghĩa gì cả. Thích thì đặt thôi.

23.Man’Noerr, Kouda’in, Kai’i, Naga’e, Rukth’Oarr, Fuji’e, I’iana, Jen’nia… Đây thuộc về 1 ngôn ngữ cổ, cũng có thể là Ngôn ngữ của Khuyết Hầu.

24.Vương Thành Văn. Cái tên này chắc ai cũng biết nghĩa, vì đã giải thích từ những chương đầu tiên rồi. Văn, có nghĩa là cái đẹp, sự tốt lành, sự đúng đắn. Văn trong từ Văn hiến, Văn hóa, Văn minh. Hán tự chữ Văn là hình 1 chiếc áo dài, đại biểu cho người quân tử chính trực. Thành trong từ Trưởng thành, cũng trong từ Thành công. Ngoài ra, trong truyện sẽ xuất hiện 1 vế đối với cái tên này. Đố ai biết vì sao? Đoán được không? Và cái tên ấy sẽ là gì? Kì thực, nhân vật này đã xuất hiện từ lâu rồi, nhưng không ai nhận ra. Ai đoán ra được thì coi như đã biết toàn bộ bí mật của Quyển 2, nhưng chắc chả ai giỏi vậy đâu nhỉ?

25.Ngoài ra còn 1 số cái tên khác như Hoàng Bích Thanh, Hoàng Bích Như, Hoàng Bích Liên,… Chỉ là đặt cho đẹp. Không có ý nghĩa hay mục đích cụ thể nào.