Thư Kiếm Ân Cừu Lục

Chương 12: Thiết Đảm Trang Vô Phương Biện Bạch -hồng Hoa Hội Thị Vũ Dương Uy




Thì ra người gù ấy chính là Chương-Tấn, vai vế đứng thứ 10 trong Hồng Hoa Hội. Chương-Tấn tạm thời thu đôi song phủ về mà hỏi:
-Tứ ca đâu? Sao Tứ Tẩu lại ở đây mà giao thủ với họ?
Lạc-Băng lấy tay chỉ vào Châu-Trọng-Anh, Vạn-Khánh-Nhuận và Đổng-Triệu-Hòa, giọng uất ức nói:
-Tứ ca đã bị bọn này ám hại rồi! Thập ca giúp muội một tay báo thù nhé!
Chương-Tấn nghe Lạc-Băng nói Văn-Thái-Lai bị ám hại thì ngơ ngác chẳng hiểu gì cả. Nhưng vốn là người nghĩa khí, bình sinh lại rất thân với vợ chồng Văn-Thái-Lai nên khi nghe Lạc-Băng nói như vậy thì chẳng cần đán đo hơn thiệt gì nữa, giơ ngay cặp song phủ lên mà nhắm đầu Châu-Trọng-Anh bổ xuống.
Trong tay Châu-Trọng-Anh không có một tấc sắt nào nên trong lúc bị tấn công bất ngờ, ông ta bèn nhảy lên mặt bàn đứng hét lên:
-Đừng nên vô cớ mà động thủ! Phải hỏi cho ra lễ đã chứ!
Nhưng Chương-Tấn đã tin lời Lạc-Băng nói nên chẳng buồn nghe lời Châu-Trọng-Anh khuyên giải, cứ việc nhắm Châu-Trọng-Anh mà chém tới. Châu-Trọng-Anh khẽ nhún hai vai, tung lên một cái trông chẳng khác gì một con chim ưng, tránh được những nhát búa của Chương-Tấn một cách dễ dàng. Sau đó Châu-Trọng-Anh nghiêng mình nhảy xuống đất rất nhẹ nhàng, thân pháp trông thật đẹp mắt.
Lúc này, Mạnh-Kiện-Hùng và An-Kiện-Cường nghe động đã chạy vào bên trong đại sảnh. Thấy Châu-Trọng-Anh tay không đứng trước một người gù cầm đôi song phủ đằng đằng sát khí, An-Kiện-Cường liền đem cây đại đao đến cho sư phụ.
Châu-Ỷ thấy cả Lạc-Băng lẫn Chương-Tấn không chịu nghe theo lẽ phải, vô cớ quấy rối Thiết-Đảm-Trang, lại dùng toàn những chiêu ác độc chực giết thân phụ mình thì tức đến ⬘nổ đom đóm⬙, lớn tiếng gọi hai người đệ tử của cha mình:
-Mạnh đại ca! An nhị ca! Cái quân khốn nạn đê tiện, tàn bạo vô nhân đạo kia thật là khinh thường Thiết-Đảm-Trang của chúng ta thái thậm. Thân phụ em đã bao phen nhường nhịn mà chúng không biết điều chút nào cả, cứ làm già. Chúng ta hãy cùng hợp sức lại dạy cho chúng một bài học đi, đừng nhiều lời với chúng làm gì!
Nghe Châu-Ỷ nói, cả Mạnh-Kiện-Hùng lẫn An-Kiện-Cường gật đầu khen phải liền hợp sức với Châu-Ỷ, vây chặt Chương-Tấn lại mà đánh ráo riết.
Thật ra, cả Mạnh-Kiện-Hùng lẫn An-Kiện-Cường không biết Chương-Tấn là ai, mà cũng chẳng có thù oán gì với y. Nhưng lúc hai người bước vào trong đã được chứng kiến ngay cái cảnh Chương-Tấn cầm song phủ liên tiếp tấn công sư phụ liền sinh ra ác cảm với y ngay, cho rằng ⬘gã gù⬙ này nếu không phải phường đạo tặc thì cũng là kẻ gian không có ý tốt. Giờ lại nghe Châu-Ỷ nói như vậy thì hai người không còn nghi ngờ gì nữa, quyết tâm phải cho y một trận nên thân mới hả giận.
Nước cờ bỗng đổi ngược. Từ thế công, Chương-Tấn bị đổi sang thế thủ. Ba người Thiết-Đảm-Trang liên thủ rất chặt chẽ nên Chương-Tấn phải chống đỡ luôn tay không lúc nào được rảnh rang. Vừa đỡ, Chương-Tấn vừa réo lên gọi:
-Thất ca! Mau vào đây mà bảo vệ Tứ tẩu! Ca ca mà chậm vào thì đệ sẽ lôi mười đời tổ tiên ca ca mà chửi đó!
Thì ra Võ-Gia-Cát Từ-Thiện-Hoằng nghe lời Triệu-Bán-Sơn đi theo trợ lực với Chương-Tấn. Khi đến Thiết-Đảm-Trang thì trời đã khuya. Từ-Thiện-Hoằng chủ ý muốn xử sự theo đúng luật giang hồ, định dùng lễ bái kiến trang-chủ Châu-Trọng-Anh trước nhưng chưa kịp lấy danh thiếp ra thì Chương-Tấn đã nóng nảy vào trước. Biết tính tình lỗ mãng của Chương-Tấn sợ y gây họa nên Từ-Thiện-Hoằng chỉ còn cách chạy theo. Trong thời gian ngắn ngủi như thế mà Chương-Tấn đã giao thủ với bốn người của Thiết-Đảm-Trang!
Nghe Chương-Tấn gọi, Từ-Thiện-Hoằng liền chạy vội vào bên trong đại sảnh, đến bên cạnh Lạc-Băng đứng bảo vệ. Thấy Từ-Thiện-Hoằng xuất hiện, Lạc-Băng mừng rỡ vô cùng. Nàng biết vị Thất đương-gia này túc trí đa mưu túc, nếu có mặt chàng ở đây ắt phe nàng không bị thiệt thòi.
Lạc-Băng buông lời vấn an vị đương gia thứ 7 của Hồng Hoa Hội xong liền chỉ mặt Vạn-Khánh-Nhuận và Đổng-Triệu-Hòa nói:
-Thất ca! Hai tên này đã hại Tứ ca đó, đừng buông tha cho chúng!
Đổng-Triệu-Hòa cùng Vạn-Khánh-Nhuận khi ấy đang đứng xem hai bên hơn thua với nhau. Hai người bụng mừng thầm, cho rằng đám Hồng Hoa Hội sẽ thua. Nhưng dù cho bên Thiết-Đảm-Trang có thắng đo chăng nữa cũng khó mà tránh được thiệt hại. Tới chừng đó, chúng sẽ thừa cơ bắt cả đám đem về nạp cho triều đình ắt lập được đại công. Vạn-Khánh-Nhuận thì luôn luôn để ý đến trận đấu, thỉnh thoảng rỉ tai Đổng-Triệu-Hòa bàn tán. Nhưng cặp mắt láo liên cứ nhìn Lạc-Băng thèm thuồng mãi thì còn làm sao nghe được lời bàn của đồng bọn nữa!
Đang suy nghĩ vẩn vơ, Đổng-Triệu-Hòa bỗng giật mình khi thấy Từ-Thiện-Hoằng đứng trước mặt, tay cầm thanh cương đao sắng quắc. Đổng-Triệu-Hòa miệng đang há hốc thì thanh cương đao của Từ-Thiện-Hoằng đã nhắm đầu hắn chém xuống. Vạn-Khánh-Nhuận vội vàng đưa đại đao ra đỡ cho Đổng-Triệu-Hòa, và hét lớn:
-Hai đứa ta là người của Uy-Chấn Hà-Sóc Vương-Duy-Dương, tổng tiêu đầu Trấn-Viễn tiêu-cục, có can hệ gì tới các người mà phải gây sự với chúng ta! Các người cũng biết danh tiếng của Trấn-Viễn tiêu cục rồi chứ? Đừng dại dột mà đụng đến để rước họa vào thân!
Thấy Từ-Thiện-Hoằng dáng người thanh nhã, giống văn nhân hơn là võ tướng nên Vạn-Khánh-Nhuận mới lôi uy danh Vương-Duy-Dương và Trấn-Viễn tiêu-cục ra để ⬘khủng bố tinh thần⬙.
Lúc bấy giơ tại Trung-Quốc, ngoài triều đình Mãn-Thanh ra, có hai thế lực mạnh nhất là Hồng Hoa Hội và Trấn-Viễn tiêu-cục. Hồng Hoa Hội và triều đình Mãn-Thanh đối đầu nhau bằng võ lực rõ rệt, nhưng Trấn-Viễn tiêu-cục luôn đứng trung lập, không theo ai mà cũng chẳng nghịch ai.
Tư thế trung lập rất có lợi cho Vương-Duy-Dương vì chẳng bên nào muốn làm mích lòng với Trấn-Viễn tiêu cục cả. Vì vậy mà công việc bảo tiêu của tiêu cục này luôn được trôi chảy, đã không ai dám đụng đến mà đôi khi lại còn được triều-đình Mãn-Thanh bảo vệ cho là đàng khác.
Cái lòng tham danh lợi của Vương-Duy-Dương còn nặng nên cho dù trên thực tế đã nghiêng hẳn về phe triều đình để tìm thêm cơ hội tiến thân nhưng lại không dám gây thù kết oán với Hồng Hoa Hội cho nên vẫn cố làm ra vẻ là mình đây luôn luôn đứng trung-lập.
Còn Châu-Trọng-Anh thì trên danh nghĩa, tuy rằng đứng trung-lập nhưng cảm tình lại nghiêng hẳn về những phe cách mạng chống triều đình tương tự như Hồng Hoa Hội.
Nói về cương lĩnh chính trị, Vương-Duy-Dương và Châu-Trọng-Anh thật sự không ưa nhau, nếu chưa muốn nói là đối nghịch với nhau. Tuy nhiên, cả hai bên đều húy kỵ nhau, không muốn đụng chạm. Vương-Duy-Dương dặn tất cả các tiêu đầu và tiêu sư của mình cho dù chuyện lớn hay nhỏ cũng không được gây sự với Thiết-Đảm-Trang, đồng thời Châu-Trọng-Anh cũng dạy con cái và đệ tử không được can thiệp vào công việc của Trấn-Viễn tiêu cục.
Nhưng không ngờ trong chuyến bảo tiêu này, món hàng mà Trấn-Viễn tiêu-cục nhận hộ tống an toàn về kinh-đô là Khả-Lan-Kinh của người Duy. Và do tình thế đưa đẩy, bọn tiêu sư Trấn-Viễn tiêu-cục đã hợp tác với Trương-Siêu-Trọng và đám quan triều đình, lại thêm Đổng-Triệu-Hòa vì say mê sắc đẹp của Lạc-Băng mà cam tâm đứng ra làm điềm chỉ viên, làm hại Văn-Thái-Lai bị bắt giải về kinh. Lạc-Băng sau đó một lòng căm thù Thiết-Đảm-Trang vì cho là Thiết-Đảm-Trang đã ngầm cấu kết với triều đình trong khi chủ ý Châu-Trọng-Anh muốn liên kết với Hồng Hoa Hội để thực hiện chí lớn, không bằng hình thức này thì cũng hình thức nọ.
Dù vô tình hay cố ý, Trấn-Viễn tiêu-cục cũng đã gây ra oán thù với Hồng Hoa Hội, lại kéo thêm cả Thiết-Đảm-Trang vào. Nếu là người trung lập bình thường thì khi bị bức hiếp đến đường cùng, ắt Châu-Trọng-Anh sẽ ⬘trót thì trét⬙, mà trở cờ theo phe triều đình vì không còn đường nào lựa chọn. Nếu chuyện này xảy ra thì Hồng Hoa Hội mất đi một đồng minh đắc lực mà có thêm một kẻ thù lợi hại.
Nhưng Châu-Trọng-Anh là người sâu sắc, ông ta dù bị hiểu lầm cũng không vì thế mà đâm ra thù ghét Hồng Hoa Hội. Ông vẫn chờ cơ hội để giải bày mọi chuyện cho phân minh, vì biết nếu Thiết-Đảm-Trang và Hồng Hoa Hội thù ghét nhau, chém giết nhau thì rốt cuộc chỉ làm lợi cho triều đình Mãn-Thanh mà thôi.
Mà trong tình thế hiện tại, Trấn-Viễn tiêu-cục cho dù vô tình hay cố ý đã trợ lực với phe triều đình. Nếu Hồng Hoa Hội lại có thêm một cường địch thì công cuộc đấu tranh giành độc lập cho Hán-tộc sẽ gặp thêm nhiều trở ngại và khó khăn.
Mọi chuyện từ đầu đến cuối chỉ do một ⬘bàn tay lông lá⬙ của tên tiêu sư Đổng-Triệu-Hòa gây nên. Vạn-Khánh-Nhuận hiểu rõ thời cuộc nên muốn nhân cơ hội này để ly gián Thiết-Đảm-Trang với Hồng Hoa Hội bằng cách đem vụ Văn-Thái-Lai mà xuyên tạc thêm, đổ hết trách nhiệm lên đầu Châu-Trọng-Anh, để Hồng Hoa Hội không chút nghi ngờ đến Trấn-Viễn tiêu-cục...
Mặc dầu Vạn-Khánh-Nhuận lôi Vương-Duy-Dương và Trấn-Viễn tiêu-cục để hăm họa, nhưng Từ-Thiện-Hoằng chẳng chút sợ hãi cứ tiếp tục vung đao nhắm Đổng-Triệu-Hòa mà chém tới. Đổng-Triệu-Hòa thất kinh, không ngờ một người dáng văn nhân như Từ-Thiện-Hoằng lại có một bản lãnh phi thường và sức mạnh đến thế. Hết đường chạy, Đổng-Triệu-Hòa bèn gắng sức chống cự. Nhưng chỉ sau vài hiệp, đường đao của Từ-Thiện-Hoằng đã áp đảo Đổng-Triệu-Hòa rõ rệt. Đổng-Triệu-Hòa vừa đánh cầm chừng, vừa lui dần, lui mãi.
Muốn giải quyết trận đấu cho lẹ, Từ-Thiện-Hoằng vung tay trái lên theo thế ⬘Bàn chẩu thích trát⬙, còn tay mặt thì ⬘vớt trái⬙ Đổng-Triệu-Hòa nhanh như điện xẹt. Đổng-Triệu-Hòa nhảy sang bên trái, tránh thoát được nhưng Từ-Thiện-Hoằng lanh lẹn dùng chân gạt nhẹ một cái ngay gót chân Đổng-Triệu-Hòa khiến y ngã bò càng lăn ra đất. Từ-Thiện-Hoằng định giáng xuốn một đao kết liễu táng mạng Đổng-Triệu-Hòa thì nghe sau lưng có tiếng gió vụt tới. Chưa kịp quay đầu lại ngó thì thấy có bóng người liều mạng nhảy tới cắp Đổng-Triệu-Hòa bỏ trên vai cõng chạy như bay. Người đó chính là Vạn-Khánh-Nhuận.
Từ-Thiện-Hoằng liền cấp tốc rượt theo. Chỉ mấy bước, chàng đã bắt kịp Vạn-Khánh-Nhuận. Biết chạy không khỏi, Vạn-Khánh-Nhuận liền tạm bỏ Đổng-Triệu-Hòa xuống đất, rút cây Đối-tân Thiết điểm-cương xuyên, quay lại nghênh chiến. Vũ khí này, con nhà võ thường gọi tắt là cương-xuyên. Vạn-Khánh-Nhuận đã khổ luyện món binh khí này trên mấy chục năm.
Bản lãnh của Vạn-Khánh-Nhuận thật là vượt bực, trên Đổng-Triệu-Hòa rất xa. Khi mới được tuyển, ban sư về kinh, Vạn-Khánh-Nhuận đã một mình trổ tài hạ trên mấy mươi cao thủ lừng danh nên được vua Càn-Long mến tài bổ dụng y vào vương-phủ làm chứ Tổng-Giáo-Tập tức là đứng đầu đám võ sư huấn luyện cho đội cảm-tử ⬘Thiết đảm quân⬙ của triều đình. Đội Thiết đảm quân (#1) là ưu binh của vua Càn-Long, còn được trọng dụng nhiều hơn cả đám Ngự-lâm quân và đám Cẩm-y thị-vệ nữa. Đội quân này chỉ dùng để lăn mình vào những chỗ tối hiểm để bảo vệ tánh mạng cho nhà vua.
Trong lần đi bắt Văn-Thái-Lai vừa rồi, Trịnh-Thân-Vương cho Vạn-Khánh-Nhuận đi theo giúp sức Trương-Siêu-Trọng để lập ít công trạng mà mượn cớ thăng cho y một chức tước thật lớn để các võ tướng khỏi ganh tị rằng y sở dĩ tiến thân là chỉ nhờ vào ⬘bảng võ lao đắc thưởng⬙. (#2)

Vạn-Khánh-Nhuận cùng Từ-Thiện-Hoằng, một cương đao, một cương xuyên đánh qua đánh lại thật dữ dội, giao chiến đến mấy chục hiệp vẫn không phân thắng bại. Chiêu thức của Vạn-Kháng-Nhuận dũng mãnh, còn của Từ-Thiện-Hoằng lại mềm dẻo, hai lối đánh tương phản nhưng đều lợi hại như nhau.
Vạn-Khánh-Nhuận vừa đánh vừa nóng lòng như lửa đốt. Y biết trận đấu càng kéo dài bao nhiêu, phần bất lợi càng về phía hắn bấy nhiêu. Y muốn mau mau hạ Từ-Thiện-Hoằng cho sớm để mang Đổng-Triệu-Hòa tẩu thoát nhưng đánh mãi mà không áp đảo nổi Từ-Thiện-Hoằng nửa thế. Y quát lên một tiếng, dùng cây cương-xuyên nhắm ngay bụng Từ-Thiện-Hoằng đâm một cái thật mạnh. Từ-Thiện-Hoằng chẳng cần né tránh, khẽ đưa cương đao ra gạt mạnh mũi cương-xuyên qua một bên. Hai binh khí chạm nhau nẩy lửa, Vạn-Khánh-Nhuận bị sức chấn dội lại ê ẩm cả châu thân. Y vội vã thu nhanh ngọn cương-xuyên lại, dùng thế ⬘Khổng tước khai binh⬙ nhắm ngay sọ của Từ-Thiện-Hoằng mà bổ xuống. Từ-Thiện-Hoằng khẽ lách sang một bên, sau đó đưa cương đao lên chém gạt ngọn cương-xuyên qua một bên. Nhanh như chớp, Vạn-Khánh-Nhuận liền chuyển sang thế ⬘Bá-Vương quải giáp⬙ chém sả vào bả vai Từ-Thiện-Hoằng.
Lần này, Từ-Thiện-Hoằng không dùng cương đao để đỡ mà khẽ lách người sang một bên để né tránh. Mũi cương chỉ cách người chàng chừng vài phân, mười phần cực kỳ nguy hiểm. Tuy không khiếp nhược, Từ-Thiện-Hoằng cũng phải thầm phục bản lãnh của Vạn-Khánh-Nhuận. Trong giới giang hồ hiện tại, thật không có mấy người có được bản lãnh như y. Nếu kể về sức lực thì Vạn-Khánh-Nhuận hơn hẳn Từ-Thiện-Hoằng. Nhưng nếu kể về nhanh nhẹn và sử dụng chiêu thức tinh vi thì Từ-Thiện-Hoằng lại trội hơn Vạn-Khánh-Nhuận. Vì ít dùng sức hơn nên Từ-Thiện-Hoằng càng đánh lâu càng dẻo dai, trong khi Vạn-Khánh-Nhuận càng mệt mỏi.
Vạn-Khánh-Nhuận bỗng nhảy vọt ra ngoài trận đấu, đứng thủ thế, mà cũng lợi dụng cơ hội để nghỉ ngơi dưỡng sức. Từ-Thiện-Hoằng khẽ đảo mắt nhìn quanh rồi bất thình lình chém một cương đao vào ngay đầu Vạn-Khánh-Nhuận. Nhát đao quá lợi hại, Vạn-Khánh-Nhuận tránh không kịp liền đưa cương-xuyên lên đỡ. Không ngờ đó chỉ là một hư chiêu! Vạn-Khánh-Nhuận vừa đưa ngọn cương xuyên lên trên thì sợi thiết chiêu phía dưới tay Từ-Thiện-Hoằng đã tới giữa mặt y. Không còn cách nào chống đỡ cho kịp, Vạn-Khánh-Nhuận đành phải dùng thế ⬘Thiết bảng kiều⬙ lộn ngược ra sau.
Vạn-Khánh-Nhuận tuy thoát nạn nhưng không khỏi hú hồn. Thiếu chút nữa là y bị nát mặt rồi! Mồ hôi tuôn ra như tắm, Vạn-Khánh-Nhuận không còn dám thị cường nữa, mà khiếp sợ đến bủn rủn cả tay chân. Y chỉ còn cố mà đỡ đòn, giữ cho không bị nguy hiểm tới tánh mạng thôi chứ không dám nghĩ đến chuyện tấn công nữa.
Ở đầu kia, Chương-Tấn một mình dấu với ba người rất hăng, mặc dù trong thế thủ nhưng vẫn giữ được thế quân bình. Mạnh-Kiện-Hùng thấy không thể hạ ngay được Chương-Tấn bèn gọi An-Kiện-Cường nói:
-Nhị đệ! Ngươi để ta với sư muội đối phó tên đạo tặc này được rồi. Ngươi tức tốc ra chỉ huy bọn gia nhân tráng đinh giữ kín cửa nẻo đừng cho đồng bọn của chúng kéo vào tiếp viện nghe!
Châu-Ỷ thấy vậy cũng nói thêm:
-Phải đấy! Nhị ca mau theo lời đại ca mà thi hành đi. Để ⬘thằng gù⬙ đó cho em với đại ca là được rồi. Thật sự chỉ cần một mình em cũng đủ rồi, có gì mà sợ?
Bình sinh Chương-Tấn rất ghét những người nào đem tật nguyền của hắn ra mà đùa giỡn chứ đừng nói là chế nhạo hay chửi rủa. Vì vậy vừa nghe xong chữ ⬘thằng gù⬙ thì mặt đỏ tía tai, nộ khí xung thiên, hét lên một tiếng như hổ gầm, cầm hai búa bổ xuống đầu Châu-Ỷ một lượt. Mạnh-Kiện-Hùng thấy vậy cùng hợp sức với Châu-Ỷ mà gạt hai đường búa ⬘thiên lôi⬙ kia sang một bên rồi cả hai người cùng phản công lại kịch liệt. An-Kiện-Cường nhờ đó mà nhảy ra được khỏi trận, ra ngoài thực hiện công tác Mạnh-Kiện-Hùng vừa giao phó.
Châu-Trọng-Anh khi ấy đột nhiên lớn tiếng gọi:
-Xin quý vị hãy tạm thời đình thủ cho lão phu được một lời biện giải!
Ông ta vừa dứt lời thì Mạnh-Kiện-Hùng và Châu-Ỷ cùng nhau thu binh khí lại, lui ra sau mấy bước. Từ-Thiện-Hoằng cũng noi gương, lui lại một bước mà dừng tay rồi quay qua bảo Chương-Tấn:
-Chương Thập đệ hãy nghe lời ta mà tạm dừng tay lại đã. Cứ thử xem họ nói gì cái đã rồi đánh sau cũng chưa muộn mà!
Chương-Tấn như chẳng thèm để ý đến lời nói của chàng ta, cứ tiếp tục múa cặp song phủ mà giáng bừa xuống. Từ-Thiện-Hoàng định nhảy tới ngăn cản thì không ngờ Vạn-Khánh-Nhuận thừa cơ xuất kỳ bất ý đánh thẳng ngọn cương xuyên vào chỗ nhược sau lưng Từ-Thiện-Hoằng. Vì không phòng bị trước cho nên Thất đương-gia dù có muốn tránh cũng không còn kịp được nữa. Nhưng cũng may là cương xuyên của Vạn-Khánh-Nhuận chỉ trúng vai nên không đến nỗi nguy hiểm đến tính mạng. Dù vậy, Từ-Thiện-Hoằng cũng cảm thấy đau nhức khôn tả. Thất đương-gia cả giận nhảy ra sau mắng:
-Quân khốn nạn, giở trò đánh lén thật đê tiện! Thì ra Thiết-Đảm-Trang các ngươi kêu ta dừng tay lại là để thi hành quỷ kế ám hại ta. Được lắm! Thế thì càng tốt!
Sở dĩ Từ-Thiện-Hoằng thốt lên lời thóa mạ Thiết-Đảm-Trang như vậy vì lầm tưởng Vạn-Khánh-Nhuận là đệ tử của Châu-Trọng-Anh chứ có biết đâu y là người của Trấn-Viễn tiêu-cục. Từ-Thiện-Hoằng vốn là người điềm tĩnh, chỉ vì bị Vạn-Khánh-Nhuận đánh lén trong lúc Châu-Trọng-Anh kêu dừng tay nên cho là đây là ngụy kế của Thiết-Đảm-Trang. Từ-Thiện-Hoằng nhìn Vạn-Khánh-Nhuận với cặp mắt căm thù, cầm đao xông lại đánh chém y liên tục như quyết một mất một còn với kẻ ra tay đánh lén mình.
Trong lúc quá giận dữ, Từ-Thiện-Hoằng sử dụng đến ⬘Ngũ hổ đoạn môn đao⬙ mà tấn công Vạn-Khánh-Nhuận tới tấp. Dù vậy, vết thương nơi vai cũng có ảnh hưởng nhiều cho nên uy lực của đao pháp Từ-Thiện-Hoằng bị giảm đi khá nhiều. Do đó mà Vạn-Khánh-Nhuận đón đỡ tuyệt chiêu của chàng không đến nỗi khó khăn lắm.
Đổng-Triệu-Hòa lúc đó cũng đã bớt đau nhiều, và đã đứng dậy được. Đôi mắt hắn dánh chặt vào Lạc-Băng không rời, với một vẻ thèm thuồng, khao khát lạ thường. Lạc-Băng thấy vậy cả giận, sẵn tay phóng cho hắn một ngọn phi đao. Đổng-Triệu-Hòa hốt hoảng nhảy lên bàn tránh khỏi, nhìn Lạc-Băng nham nhở nói:
-Nương tử ơi! Chồng của em đã bỏ xác rồi, còn nghĩ đến hắn nữa làm gì! Chi bằng tái giá mới Đổng lão gia đây cho rồi! Nương tử mà lấy Đổng-Triệu-Hòa này ắt muốn gì được nấy, khỏi phí đi tuổi thanh xuân còn đang phơi phới. Đừng mãi lạnh lùng mà khổ lòng kẻ si tình này lắm nghe cưng!
Vẫn biết chỉ là một câu nói chọc ghẹo, nhưng đang lúc Lạc-Băng lo cho Văn-Thái-Lai không biết mấy nên chỉ nghe như vậy là đủ cho nàng đau lòng rồi. Hình ảnh Văn-Thái-Lai bị Trương-Siêu-Trọng giết chết bỗng như hiện ra khắp nơi. Lạc-Băng kinh hãi la lên một tiếng, chân tay bủn rủn ngã lăn ra đất mà chết giấc.
Thấy Lạc-Băng té xỉu xuống đất, Đổng-Triệu-Hòa hết sức vui mừng, nghĩ rằng phen này sẽ được một phen gần gủi với thân hình ngự xạ của người yêu trong mộng nên vội vàng từ trên bàn nhảy xuống, chạy lại gần sát bên. Hắn toan cúi xuống ôm Lạc-Băng vào lòng rồi đặt một loạt hôn lên má thì Châu-Trọng-Anh cầm cây kim bội đại đao nhảy tới đứng trước mặt hắn.
Thấy Đổng-Triệu-Hòa toan dở thói hèn mọn đê tiện nên Châu-Trọng-Anh giận lắm, định tâm ngăn cản hắn lại không cho xâm phạm vào tiết hạnh của Lạc-Băng thôi, chứ chủ tâm cũng không muốn giết hắn làm gì. Chẳng ngờ dục tính của Đổng-Triệu-Hòa đã lên đến độ cuồng nhiệt nên không còn biết sợ là gì nữa, cho nên dù thấy đại đao của Châu-Trọng-Anh trước mắt y cũng chẳng xem vào đâu.
Châu-Trọng-Anh cả giận, toan chém xuống một đao để lấy mạng con người dâm tặc toan dở thói súc sinh ấy, bỗng nghe sau lưng có tiếng hét thật lớn:
-Lão tặc! Mi định giết Tứ tẩu của ta à? Ta quyết không dung mạng cho mi đâu!
Một bóng người từ đâu xông tới, tay cầm song câu nhảy tới tấn công Châu-Trọng-Anh, một ngọn nhắm vào yết hầu, còn một ngọn nhắm vào hạ bộ, là hai ⬘tối nhược huyệt⬙ (#3) trên cơ thể con người. Châu-Trọng-Anh liền dùng kim đao đỡ trên, gạt dưới, đánh bạt song câu qua một bên.
Lùi lại sau một bước, Châu-Trọng-Anh có dịp quan sát người này kỹ lưỡng hơn. Đó là một hán-tử mặt như dồi phấn, môi tợ thoa son, mắt mũi khôi ngô, diện mạo tuấn tú, mới trông qua đã có cảm tình. Ông liền cất tiếng hỏi:
-Tráng sĩ là ai? Xin cho được rõ cao danh quý tánh.
Người này không trả lời Châu-Trọng-Anh mà chỉ quan tâm đến Lạc-Băng. Nhìn thấy mặt của Lạc-Băng trắng toát thì chợt kinh hãi liền đặt tay lên mũi nàng mà khám nghiệm thử. Nghe thấy còn hơi thở, chàng ta vội ẵm Lạc-Băng dậy, đặt nàng trên ghế ngồi dựa vào tường, đồng thời lại nhặt Uyên-Ương Đao mà dựng kế bên.
Châu-Trọng-Anh thấy phe Hồng Hoa Hội càng lúc đến tiếp viện càng đông, lại không thể dùng lời mà khuyên giải được thì trong bụng lấy làm lo lắng vô cùng, mà chưa biết phải xoay sở ra làm sao. Bỗng đâu nghe tiếng đao kiếm chạm vào nhau liên tục, rồi An-Kiện-Cường, nhị đệ tử của Châu-Trọng-Anh cầm cây đao gãy vừa đánh vừa lui dần vào bên trong. Rồi một người cao lớn vạm vỡ tay cầm cây roi đồng nặng đến sấp xỉ 50 cân, đánh An-Kiện-Cường không kịp thở. Người đệ tử thứ hai của Thiết-Đảm-Trang chỉ còn đủ sức đỡ, vừa đánh cầm chừng vừa lui. Chợt người cầm cây roi đồng tung ra một thế thật hiểm ác. An-Kiện-Cường vứt thanh đao gãy, quơ lấy một chiếc ghế đưa lên đỡ. Chiếc ghế vừa bị ngọn roi đồng đánh trúng liền vỡ nát ra từng mảnh vụn văng tứ tung. An-Kiện-Cường lúc đó hình như đã kiệt sức nên từ từ ngã quỵ xuống. Từ-Thiện-Hoằng vừa nhìn thấy người cầm roi đồng thì reo lên:
-Bát đệ, Cửu đệ! Hôm nay chúng ta phải giết cho kỳ hết bọn Thiết-Đảm-Trang mới trả được hết mối cừu hận. Mau giúp ngu huynh và Thập đệ.
Người cao lớn vạm vỡ dùng cây roi đống là Thiếp-Tháp Dương-Thanh-Hiệp, đứng vào hàng thứ 8 trong Hồng Hoa Hội, còn người hình dáng thanh nhã lúc nãy là Cẩm-Báo-Tử Vệ-Xuân-Hoa, đứng vào hàng thứ 9. Đây là cặp viện binh thứ hai của Hồng Hoa Hội, sau cặp thứ nhất là Chương-Tấn và Từ-Thiện-Hoằng...
Hai người tới Thiết-Đảm-Trang vào khoảng nửa đêm. Nhìn Thiết-Đảm-Trang đèn đuốc sáng chưng như ban ngày, hai người đã lấy làm lạ. Dưới ánh đèn là những tráng đinh mạnh khỏe, tay cầm vũ khí chẳng khác gì một đạo binh phòng vệ kỹ lưỡng, sẵn sàng ứng chiến với kẻ thù xâm nhập để bảo vệ sơn trang. Thấy vậy, Vệ-Xuân-Hoa bèn giục ngựa đến trước ngõ nói lớn:
-Chúng tôi đây, hai người Dương-Thanh-Hiệp và Vệ-Xuân-Hoa của Hồng Hoa Hội xin được bái kiến Châu lão anh-hùng, trang-chủ Thiết-Đảm-Trang. Mong các anh em vào thông báo hộ cho.
An-Kiện-Cường chỉ huy đám gia nhân tráng đinh của Thiết-Đảm-Trang canh phòng cẩn mật, nghe nói đến tên Hồng Hoa Hội thì trong bụng hết sức lo lắng. Chàng vốn được lệnh đại ca Mạnh-Kiện-Hùng phải giữ chặt cửa ngõ không cho viện binh Hồng Hoa Hội vào. Vì vậy, An-Kiện-Cường chẳng nói chẳng rằng, ra lệnh cho mấy mươi tráng đinh Thiết-Đảm-Trang dàn trận tấn công hai người Dương-Thanh-Hiệp cùng Vệ-Xuân-Hoa.
Nhưng hai người Bát đương-gia và Cửu đương-gia chẳng khác hai con hổ ở giữa đàn dê. Chỉ trong ít hiệp đã đánh tan thế trận của An-Kiện-Cường không mấy khó. Biết không thể ngăn cản nổi hai người, An-Kiện-Cường hô lớn gọi:
-Buông tên mau!
Thế là trên 40 tráng đinh trong đạo quân xạ thủ Thiết-Đảm-Trang được Châu-Trọng-Anh rèn luyện rất thuần thục nhằm mục đích bảo vệ sơn trang, theo lệnh của An-Kiện-Cường đồng buông tên một lượt.
Vệ-Xuân-Hoa và Dương-Thanh-Hiệp thấy vậy giận dữ vô cùng, nhưng chẳng chút nao núng sợ hãi. Hai người cùng rút binh khí ra gạt từng loạt tên xuống đất nằm như rạ. An-Kiện-Cường nhìn thủ pháp vừa cao siêu vừa dũng mãnh của hai người mà kinh ngạc vô cùng. Quả thật đây là lần đầu tiên có người sống sót được dưới trận tên của Thiết-Đảm-Trang, mà lại xem như một trò đùa.
Bọn tráng đinh bắn hết tên rồi mà vẫn không làm gì được hai người nên kinh hãi quá, vứt cả cung nỏ mà bỏ chạy tán loạn. An-Kiện-Cường thấy không xong bèn tuốt đao ra đứng chặn hai người lại, không cho bước vào trong. Nhiều tên tráng đinh giữ nhiệm vụ canh gác cũng nhất tề xông lên trợ lực An-Kiện-Cường.
Vệ-Xuân-Hoa chẳng nói chẳng rằng một mình xông ra cản bọn tráng đinh trong khi Dương-Thanh-Hiệp vung cây roi đồng tấn công vùn vụt, nhắm An-Kiện-Cường mà đánh tới.
An-Kiện-Cường không dám khinh xuất mà ngang nhiên đón đỡ. Chàng chạy quanh, nhảy qua, lộn lại, một mực tránh né những chiêu thức hết sức hiểm ác của Dương-Thanh-Hiệp, chỉ trừ khi nào không tránh được mới cố gượng sức mà đỡ thôi. Tuy không to lớn vạm vỡ và có được sức mạnh như Dương-Thanh-Hiệp, nhưng nhờ được Châu-Trọng-Anh chân truyền bản lãnh nên đao pháp của chàng rất tinh thông. Mặc dù ở trong thế thủ, nhưng An-Kiện-Cường vẫn lừa thế đợi chờ cơ hội để phản công.
Dụ được Dương-Thanh-Hiệp ra chỗ rộng rãi, An-Kiện-Cường lẹ tay chém một nhát lên đầu. Với kinh nghiệm chiến trường đầy mình, Dương-Thanh-Hiệp biết ngay đó chỉ là một hư chiêu. An-Kiện-Cường nhử cho chàng lo đỡ phía trên rồi sẽ bất thần chuyển đao chém xuống bụng.
Vì thế, Dương-Thanh-Hiệp bèn ⬘tương kế tựu kế⬙ giả hốt hoảng đỡ trên. Quả nhiên, An-Kiện-Cường chuyển đao thật lẹ hăm hở chém vào phía dưới bụng Dương-Thanh-Hiệp. Chỉ đợi có thế, Dương-Thanh-Hiệp đưa cây roi đồng đập ⬘chát⬙ một cái ngay đao thật mạnh khiến An-Kiện-Cường dội ra sau mấy bước.
Thấy kế hoạch thất bại, An-Kiện-Cường bỏ chạy để cho Dương-Thanh-Hiệp rượt theo. Lần này, An-Kiện-Cường thình lình dùng thế ⬘Đà đao⬙ chém quặt lại. Dương-Thanh-Hiệp đã đề phòng trước nên tránh né kịp thời. An-Kiện-Cường sau đó bồi tiếp hai thế là ⬘Sát thủ giản⬙ và ⬘Hồi mã thương⬙ vô cùng độc đáo và nguy hiểm. Dương-Thanh-Hiệp liền biến ra một thế ⬘Hoành tảo thiên quân⬙ đánh vẹt lưỡi đao của An-Kiện-Cường qua một bên.
Hai binh khí chạm nhau thật mạnh đến tóe lửa. An-Kiện-Cường cảm thấy hổ khẩu mình như muốn toạc ra, ê ẩm cả mình mẩy lẫn tứ chi, lảo đảo như muốn té. Cây đao trên tay chàng không giữ nổi, văng tuốt ra xa.
Chờ cho An-Kiện-Cường định thần lại đâu đó xong xuôi, Dương-Thanh-Hiệp mới nhún hai chân nhảy qua vách thành mà vào phía bên trong. Vệ-Xuân-Hoa sau đó cũng búng mình nhảy qua, theo gót Dương-Thanh-Hiệp.
An-Kiện-Cường thấy thế vội vàng rượt theo quyết ngăn cho được hai người. Dù biết người biết ta, An-Kiện-Cường thầm nghĩ không thể để cho hai người này vào giúp sức đồng bọn được, sẽ vô cùng nguy hại cho phe Thiết-Đảm-Trang của mình.
Thiết-Đảm-Trang hiện tại cùng lắm chỉ có được bốn cao thủ là Châu-Trọng-Anh, Châu-Ỷ, Mạnh-Kiện-Hùng và An-Kiện-Cường. Còn về phía Hồng Hoa Hội bên trong đã có Từ-Thiện-Hoằng, Chươn-Tấn và Lạc-Băng. Còn Vạn-Khánh-Nhuận và Đổng-Triệu-Hòa dù có hợp lực với Hồng Hoa Hội hay không thì cũng là cường địch phải đối phó. Giờ Hồng Hoa Hội lại có thêm Dương-Thanh-Hiệp và Vệ-Xuân-Hoa đến tiếp viện, và An-Kiện-Cường biết chắc chắn thế nào cũng còn kéo thêm người đến nữa. Đó là chưa nói đến phe Trấn-Viễn tiêu cục với phe triều đình. Vì vậy, An-Kiện-Cường chẳng chút đắn đo, không còn coi mạng sống của mình là quan trọng nữa. Chàng liều chết ngăn cản hai người.
Sự thật chỉ cần một người là dư sức hạ được An-Kiện-Cường rồi, huống chi là hai! Dương-Thanh-Hiệp và Vệ-Xuân-Hoa vừa đánh vừa đẩy lui An-Kiện-Cường. Hai người vốn chẳng có ác ý với An-Kiện-Cường nên chỉ đánh vừa đủ cho người đệ tử thứ hai của Thiết-Đảm-Trang phải lùi lại để tiến dần vào bên trong thôi chứ thậm chí còn không muốn đả thương nữa chứ nói chi là hại mạng.
Có lẽ An-Kiện-Cường cũng hiểu điều đó. Nếu bình thường chắc chàng đã bỏ chạy, hoặc dừng tay lại để tạ ơn hai người dã nương lưu tình. Nhưng nghĩ việc này có liên quan đến sự an nguy và bao nhiêu sinh mạng của Thiết-Đảm-Trang nên chàng không còn nghĩ đến thân mình nữa. Vạn nhất có điều không may xảy ra, chàng tự cho rằng mình là người phải gục trước hết. Tóm lại, nếu còn một hơi thở, An-Kiện-Cường còn bảo vệ sơn trang đến cùng. Chống đỡ một hồi, đao của An-Kiện-Cường bị Dương-Thanh-Hiệp đánh gãy làm đôi, thế nhưng chàng vẫn cầm nửa thanh đao gãy mà chống cự...
Châu-Trọng-Anh kinh hãi, trong lòng nghĩ thầm:
-Quái lạ thật! Sao bọn Hồng Hoa Hội mỗi lúc một đông thêm, mà võ gnhệ tên nào tên nấy đều ghê gớm cả như vậy?
Lúc đó An-Kiện-Cường đã đứng dậy được, chụp một cái ghế khác toan nhảy lại liều mạng. Châu-Trọng-Anh thấy thế vội quát lớn:
-Đồ nhi! Mau dừng tay lại! Không được liều mạng làm càn!
Nghe sư phụ nói vậy thì An-Kiện-Cường lập tức dừng lại đứng yên chờ lệnh. Nhìn đứa đồ đệ của mình mồ hôi nhễ nhại, mặt mũi, dáng người hết sức thểu não, Châu-Trọng-Anh thương xót chẳng cùng. Ông thầm nghĩ giá con trai mình mà có chút nghĩa khí như đứa học trò này thì cho dù chết ông cũng vui lòng để nhắm mắt. Hướng về đám người Hồng Hoa Hội, Châu-Trọng-Anh nói:
-Các vị anh-hùng Hồng Hoa Hội! Xin dừng tay lại cho lão phu được trình bày một đôi lời.
Dương-Thanh-Hiệp cùng Vệ-Xuân-Hoa thấy thế vội dừng tay lại. Nhưng Từ-Thiện-Hoằng chợt la lớn lên:
-Phải tiểu tâm (#4)! Coi chừng mắc kế xảo quyệt!
Từ-Thiện-Hoằng vừa dứt lời thì quả nhiên cây cương xuyên của Vạn-Khánh-Nhuận từ đâu quất tới, nhắm thẳng vào mặt Vệ-Xuân-Hoa. Vạn-Khánh-Nhuận sợ Hồng Hoa Hội và Thiết-Đảm-Trang liên kết với nhau thì hắn và Đổng-Triệu-Hòa sẽ nguy tai. Vì vậy, hắn quyết không để cho bên nào có cơ hội đàm phán với nhau. Thấy Hồng Hoa Hội đã nghi phe hắn và Thiết-Đảm-Trang đã cấu kết với nhau nên hắn càng muốn nhân cơ hội để tiếp tục kế ly gián.
Vệ-Xuân-Hoa tuy dừng tay nhưng mắt luôn luôn đề phòng chung quanh. Vì vậy, cương xuyên của Vạn-Khánh-Nhuận vừa đánh tới chàng chỉ đứng yên một chỗ mà chẳng thèm né tránh hay lui lại, dùng song câu của mình phóng ra, vừa đỡ vừa phản công. Vạn-Khánh-Nhuận không ngờ địch thủ ra tay thần tốc như vậy, cương xuyên của hắn vừa chạm vào song câu của Vệ-Xuân-Hoa đã thất cánh tay như tê chồn lại. Vừa kịp thâu cương xuyên về thì saong câu đã nhắm vào người hắn đánh tới. Vạn-Khánh-Nhuận phải nhảy lùi lại đàng sau mấy bước mới tránh được nguy hiểm.
Khi ấy Từ-Thiện-Hoằng đã cứu tỉnh được Lạc-Băng liền đưa tay chỉ vào mặt Châu-Trọng-Anh mà mắng rằng:
-Lâu nay trong giới giang hồ đều đồn rằng Thiết-Đảm-Trang Châu-Trọng-Anh là người đại nhân đại nghĩa, quý bằng hữu hơn châu báu, xem nghĩa khí hơn tánh mạng. Nhưng ngờ đâu nay gặp mặt thì mới biết mi chỉ là phường độc ác bất lương, tiển nhân hèn hạ. Mi không dám công khai giao đấu mà chỉ dùng ngụy kế để ám hại đối phương. Đâu có thứ anh-hùng nào đê tiện như vậy!
Châu-Trọng-Anh biết Từ-Thiện-Hoằng hiểu lầm, nhưng nghe những lời nhục mạ quá đáng ấy thì ông ta cực kỳ uất ức. Châu-Trọng-Anh đã hết sức kiên nhẫn, trước sau vẫ cố giữ lấy thái độ hòa nhã. Nhưng sức chịu đứng con người chỉ có giới hạn. Ông ta giận dữ nhìn Từ-Thiện-Hoằng nói hét lên:
-Bọn Hồng Hoa Hội các người thật là khinh người thái thậm! Bộ chúng bây tưởng Châu-Trọng-Anh này sợ chúng bây đó hả? Còn ngươi là cái thá gì mà dám buông những lời vô lễ mục hạ vô nhân đến thế? Thật ta chứ thấy ai hồ đồ, lỗ mãng như ngươi! Thế mà cũng lên được chức đương-gia trong hội à!
Nói xong, Châu-Trọng-Anh hét lên một tiếng như hổ gầm như không còn chịu đựng được nữa. Ông ta cởi áo ngoài đưa cho An-Kiện-Cường cầm lấy rồi nói như thách thức:
-Đồ nhi! Mau lui ra! Để ta thử sức với đám người vô lại, không biết lẽ phải, chỉ biết ỷ mạnh hiếp yếu này xem bản lãnh chúng đến đâu mà dám lớn lối tự vỗ ngực xưng tên là anh hùng hào kiệt, không coi ai ra gì cả, muốn nói sao thì nói!
Xoay qua mấy nguời Hồng Hoa Hội, ông ta nổi trận lôi đình, không còn dùng lời nói hòa nhã như khi nãu nữa:
-Còn đám Hồng Hoa Hội kia! Chúng bây muốn một đấu một hay là cùng nhau xông cả lại mà tiến lên một lượt đều được hết!
Nói xong Châu-Trọng-Anh cầm đại đao bước tới thủ thế, chuẩn bị ứng chiến. Mặc dù mới đến và đã đụng độ An-Kiện-Cường cùng với đám người Thiết-Đảm-Trang, Dương-Thanh-Hiệp vẫn thấy có điều gì bí ẩn bên trong vụ này mà chưa nghĩ ra được. Giờ lại được chứng kiến cử chỉ uất ức, thái độ giận dữ của Châu-Trọng-Anh, chàng lại càng nghi ngờ thêm nhiều nữa. Nghĩ vậy Dương-Thanh-Hiệp một mình tiến ra định nói vài lời. Nhưng Châu-Trọng-Anh tưởng chàng bước ra thi đấu nên ông ta lên tiếng trước:
-Tôn giá là ai? Xin cho lão phu được biết danh tánh.
Thấy Châu-Trọng-Anh râu tóc bạc phơ, tướng mạo hiên ngang, trông oai phong lẫm liệt, Dương-Thanh-Hiệp bỗng sinh lòng ngưỡng mộ, không dám khinh mạn. Chàng vòng tay lễ phép thưa:
-Thưa lão tiền bối! Kẻ hậu sinh đây là Thiết-Tháp Dương-Thanh-Hiệp...
Dương-Thanh-Hiệp chưa kịp nói thêm điều gì thì Lạc-Băng đã gọi lớn, ⬘tru tréo⬙:
-Bát ca! Hơi sức đâu mà nói chuyện phải trái với hắn! Lão già này đã bày độc kế ám hại Văn tứ ca đó!
Câu nói Lạc-Băng vừa chấm dứt thì Vệ-Xuân-Hoa đang đánh với Vạn-Khánh-Nhuận liền bỏ dở trận đấu, múa song câu nhảy lại nhắm bụng Châu-Trọng-Anh đánh tới.

Châu-Trọng-Anh ung dung vận nội lực vào hai cánh tay, dùng đại đao quạt ngang vào song câu của Vệ-Xuân-Hoa một cái. Toàn thân Vệ-Xuân-Hoa bị rúng động, hai cánh tay như tê hẳn lại. Chỉ qua một chiêu thử sức, Vệ-Xuân-Hoa đã biết ngay đối thủ của chàng là một nhân vật phi phàm, võ công tuyệt đỉnh hơn mình rất xa. Tuy nhiên, vốn là người dũng cảm, chưa bao giờ biết khiếp sợ, không coi cái chết vào đâu cả, nên Vệ-Xuân-Hoa tiếp tục tiến lên, dùng song câu tấn công không ngừng.
Dương-Thanh-Hiệp thấy Vệ-Xuân-Hoa tấn công Châu-Trọng-Anh thì trong bụng than thầm. Chàng định tìm lời lẽ hỏi cho ra sự tình thì Lạc-Băng lại xen vào và Vệ-Xuân-Hoa chưa chịu tìm hiểu lý lẽ đã ra tay! Mới một chiêu đầu, chàng dư biết Vệ-Xuân-Hoa không phải là đối thủ của Châu-Trọng-Anh. Nhưng vì có phần nể trọng vị trang chủ Thiết-Đảm-Trang nên chàng lại không muốn hợp sức với Vệ-Xuân-Hoa để làm chuyện rắc rối thêm. Nhìn hai bên trao đổi vài hiệp, Dương-Thanh-Hiệp thấy ngay Châu-Trọng-Anh không có ý sát hại Vệ-Xuân-Hoa lại càng yên tâm. Nhìn Vạn-Khánh-Nhuận đứng nhìn trận chiến với vẻ đắc ý, Dương-Thanh-Hiệp không nhịn được bèn xoay qua tấn công hắn. Chàng vốn đã khinh thường Vạn-Khánh-Nhuận từ lúc hắn đánh lén định ám hại Vệ-Xuân-Hoa, giờ lại thấy hắn nhìn trận ác chiến ra chiều thỏa mãn thì bỗng hiểu thêm được vài phần nên quyết định nhảy vào đánh với hắn một phen.
Đầu kia, Chương-Tấn một mình đấu với Mạnh-Kiện-Hùng một lúc khá lâu mà vẫng chưa phân thắng bại. Lúc ấy An-Kiện-Cường đã lấy lại được sức lực sau một hồi lâu nghỉ mệt nên một tay lau mồ hôi, một tay rút cây đao khác trong giá ra rồi nhảy vào hợp sức với Mạnh-Kiện-Hùng và Châu-Ỷ cùng đánh Chương-Tấn.
Từ-Thiện-Hoằng đứng hồi lâu quan sát, biết Chương-Tấn chỉ đấu ngang tay được với hai người thì không cách nào thắng nổi ba người. Vệ-Xuân-Hoa thì không đủ tài đương cự với Châu-Trọng-Anh, mỗi lúc bị đẩy lui dần. Từ-Thiện-Hoằng nhận thấy bản lãnh trang-chủ Thiết-Đảm-Trang hết sức cao diệu, thủ pháp quá ư lợi hại, nếu thật sự muốn lấy mạng Vệ-Xuân-Hoa thì thật không phải là chuyện khó. Chỉ vì Châu-Trọng-Anh ⬘hạ thủ lưu tình⬙ cho nên Vệ-Xuân-Hoa mới cầm cự được bấy nhiêu lâu. Thế nhưng Vệ-Xuân-Hoa vẫn vô tình, hoặc giả vờ không biết mà mặc sức đánh tới, không chịu lui bước.
Vừa đánh cầm chừng, Châu-Trọng-Anh nghĩ thầm:
-"Hắn tuổi trẻ hăng máu nên một khi lâm trận chỉ biết đánh mà không nhận thức được điềi lợi hại. Nếu ta cứ tiếp tục nhường tay cho hắn thì trận đấu biết bao giờ kết thúc được đây? Chi bằng giáo dục hắn một phen cho hắn mở rộng tầm mắt ra mà học hỏi thêm kinh nghiệm thì hơn."
Nghĩ vậy, Châu-Trọng-Anh múa qua múa lại vài đường cho giãn gân cốt. Vệ-Xuân-Hoa hăm hở định phóng song câu vào yết hầu Châu-Trọng-Anh. Song câu chưa rời tay, Vệ-Xuân-Hoa đã thấy đại đao của Châu-Trọng-Anh chém thẳng vào hông mình. Quá kinh khiếp, Vệ-Xuân-Hoa vội vàng lui lại để tránh lưỡi đao thì Châu-Trọng-Anh liền dùng chuôi đại đao gạt mạnh song câu của chàng sang một bên. Vệ-Xuân-Hoa không gượng được, toàn thân lảo đảo ra sau cơ hồ ngã gục xuống.
Không những Vệ-Xuân-Hoa, mà cả Từ-Thiện-Hoằng đứng ở ngoài lược trận cũng phải thất kinh. Đao pháp của Châu-Trọng-Anh đã tinh diệu, nội lực lại càng thâm hậu hơn nữa!
Biết Vệ-Xuân-Hoa không thể nào đánh Châu-Trọng-Anh một mình được nên Từ-Thiện-Hoằng bèn múa đao nhảy vào trợ lực.
Tuy mang tiếng ⬘hai đánh một⬙, nhưng kỳ thực Vệ-Xuân-Hoa và Từ-Thiện-Hoằng chẳng những không chiếm được thế thượng phong mà trái lại còn bị lép vế hoàn toàn.
Châu-Trọng-Anh sử đại đao thật ung dung, uyển chuyển, khi gạt khi đỡ, khi đâm khi chém tựa như chẳng chút phí sức. Biết rằng hai đối thủ quyết chiến chỉ đợi mình lỡ chiêu sểnh miếng là lập tức ra tay sát hại, thế nhưng Châu-Trọng-Anh vẫn giữ được phong độ kẻ cả, không ra tay đả thương người nào dù đã có rất nhiều cơ hội.
Đánh được vài chục hiệp, cả Vệ-Xuân-Hoa lẫn Từ-Thiện-Hoằng đều thấm mệt, mồ hôi tuôn ra ướt đẫm nhưng Châu-Trọng-Anh vẫn tỉnh như không. Một già đấu với hai trẻ, niên kỷ và sức lực cách biệt nhau quá nhiều, nhưng khí thế hai bên có vẻ như đảo ngược lại. Vệ-Xuân-Hoa và Từ-Thiện-Hoằng phải thầm phục bản lãnh cao siêu của trang chủ Thiết-Đảm-Trang. Giới giang hồ tôn gọi ông ta là anh hùng không phải là vô cớ.
Binh khí của Vệ-Xuân-Hoa và Từ-Thiện-Hoằng mội lần chạm vào cây đại đao của Châu-Trọng-Anh là tóe lửa ra, dội ngược trở lại, tê nhức cả tay chân, mình mảy. Mà lối đánh của Châu-Trọng-Anh với hai người trông giống như biểu diễn võ thuật nhiều hơn là sát phạt. Nhiều bàng quang đứng ngoài xem thấy ông ta như đùa giỡn với Vệ-Xuân-Hoa và Từ-Thiện-Hoằng hơn là ác đấu. Bỗng Từ-Thiện-Hoằng lớn tiếng gọi:
-Ngũ ca và Lục ca! Hai anh mau phóng hỏa đốt Thiết-Đảm-Trang trước đi rồi ⬘hạ hồi phân giải⬙!
Sở dĩ Từ-Thiện-Hoằng nghĩ ra mưu kế này là để hư trương thanh thế co Châu-Trọng-Anh bấn loạn tinh thần khi nghĩ đến sự an toàn của sơn trang ắt không còn bụng dạ nào để chiến đấu thì may ra hai người còn có được cơ hội.
Hai người Từ-Thiện-Hoằng vừa giả vờ gọi là hai anh em song sinh Thường-Thích-Chí và Thường-Bá-Chí, đứng vào hàng thứ 5 và thứ 6 trong Hồng Hoa Hội. Hai người này không có mặt tại Đại-Hương-Đường khi Lục-Phỉ-Thanh đem tin Văn-Thái-Lai đến An-Tây.
Trước đó, lúc Vu tổng đà-chủ còn sinh tiền đi cùng với Văn-Thái-Lai vào thâm cung hội kiến với vua Càn-Long có đặc phái hai anh em họ Thường đến gấp Triệu-Gia-Đô để theo dõi hành tung bọn công-sai của Thanh-Đế.
Quả nhiên mưu kế của Từ-Thiện-Hoằng phần nào hữu hiệu. Chàng vừa lên tiếng thì Thiết-Đảm-Trang trở nên hỗn độn. Ai nấy đều lo sợ phập phồng, tạo nên một cảnh vô cùng huyên náo.
Thế nhưng Châu-Trọng-Anh vẫn không hề bị rối loạn tinh thần. Ông ta chỉ hơi giật mình, nhưng sau đó bình tĩnh lại được ngay. Nhưng dù muốn dù không, chiến thuật và chiến lược của Châu-Trọng-Anh cũng đã thay đổi. Ông ta muốn kết thúc trận đấu thật lẹ để chỉ huy người Thiết-Đảm-Trang đối phó với hỏa tai nếu có chứ lẽ nào để cho một công trình gây dựng mấy đời phút chốc trở thành tro bụi được.
Châu-Trọng-Anh khẽ nhíu mày, triển khai thần lực. Ông dùng một thế ⬘Tam đương khai thái⬙ chém liên tiếp ba chiêu thật lợi hại khiến Vệ-Xuân-Hoa và Từ-Thiện-Hoằng phải thối lui lại ba bước. Thừa cơ hội, Châu-Trọng-Anh phi thân ra ngoài mục đích đi dò xét xem có tìm được hai người phóng hỏa đốt sơn trang như lời Từ-Thiện-Hoằng vừa nói hay không.
Chẳng ngờ Châu-Trọng-Anh vừa đi ra thì Vệ-Xuân-Hoa cũng nhảy theo bám sát ông ta như hình với bóng. Song câu của chàng sau đó được tung ra đánh ngay vai Châu-Trọng-Anh. Nghe hơi gió, Châu-Trọng-Anh biết mình bị tập kích liền xoay đao lại chém ngược ra sau. Chỉ nghe một tiếng ⬘keng⬙ Song câu của Vệ-Xuân-Hoa đã bị dội ngược trở lại. Trong lúc Vệ-Xuân-Hoa còn đang loạng choạng thì tay trái Châu-Trọng-Anh đã tung ra một quyền mạnh mẽ vô cùng.
Vệ-Xuân-Hoa hết cả hồn vía, không ngờ bản lãnh Châu-Trọng-Anh còn ghê sợ hơn mình nghĩ nhiều. Chàng tung mình lên không như một trái phái thăng thiên tránh khỏi được rồi đáp nhẹ nhàng lại xuống đất. Châu-Trọng-Anh lại nhanh nhẹn co năm ngón tay lại như năm cái móc sắt, cấu ba ngón vào ngay bả vai Vệ-Xuân-Hoa.
Đây là thế đánh ⬘Tam hợp⬙ trong bài quyền ⬘Nhị lang đả hổ⬙ (#5) của phái thiếu-lâm. Đây là một tuyệt kỹ của phái Thiếu-Lâm, chỉ những cao thủ thượng thừa mới học được mà thôi.
Vệ-Xuân-Hoa biết Châu-Trọng-Pháp đao pháp nhưng chưa biết quyền thuật của ông ta lợi hại thế nào. Nay thấy ông ta cùng một lúc phối hợp được cả đao, quyền và trảo thì quả là một cao thủ hãn hữu trên đời.
Vệ-Xuân-Hoa không tài nào đỡ được, mà cũng không sao né tránh được nên vai phải bị Châu-Trọng-Anh chộp trúng. Vệ-Xuân-Hoa chỉ nghe nhói lên một cái rồi ngã gục xuống đất.
Nhưng may mắn thay cho Vệ-Xuân-Hoa, Châu-Trọng-Anh không có ý đả thương chàng nên ông ta sử dụng có hai thành công lực nếu không có lẽ chàng đã bị trọng thương rồi. Đó là Châu-Trọng-Anh còn chưa đánh vào chỗ nhược!
Vệ-Xuân-Hoa không những chẳng biết ơn nhân nhượng của Châu-Trọng-Anh mà còn tức lồng lộn đến sôi máu. Mặc dù bả vai đau nhức khôn tả, chàng vẫn không chịu lui mà tiếp tục nhảy tới liều mạng ⬘ăn thua đủ⬙.
Thấy địch thủ ép mình mãi, Châu-Trọng-Anh lại múa quyền đánh thêm mấy chiêu nữa. Thấy quyền Châu-Trọng-Anh hình như đả gia tăng thêm mấy thành công lực, Vệ-Xuân-Hoa hồn phi phách tán, nhảy ra sau mấy bước để tránh né chứ không dám đón đỡ. Không muốn chàng gây khó khăn cho mình, ông ta lại đánh tiếp thêm mấy quyền đẩy lui chàng thêm mấy bước nữa rồi phi thân ra ngoài tìm kẻ phóng hỏa.
Không ngờ Châu-Trọng-Anh vừa quay đi thì Vệ-Xuân-Hoa đã đưa song câu phóng ra một chiêu ⬘Thế phụng phí cao⬙ nhắm ông ta quất vùn vụt. Châu-Trọng-Anh cả giận lớn tiếng mắng:
-Này anh bạn trẻ kia! Tôi với anh không có mối thù ⬘giết cha chém chú⬙ , lại cũng không hề có oán ⬘cướp vợ đoạt con⬙, sao đi theo làm phiền ép bức tôi dữ vậy? Đã mấy phen tôi nhân nhượng bỏ qua cho rồi, sao anh không biết điều tự lượng sức mình?
Vệ-Xuân-Hoa thản nhiên nói:
-Mi đã hại Văn tứ ca thì ta quyết liều mạng với mi. Nếu ta kém tài chết dưới tay mi thì cũng đành thôi chứ chẳng có gì ân hận cả. Vệ-Xuân-Hoa này chỉ biết có điều nhân nghĩa mà thôi; sống vì nhân nghĩa, chết cho nhân nghĩa, chứ không phải hạng người ⬘tham sinh húy tử⬙ (#6). Mi hiểu rõ rồi chứ? Cứ đánh thẳng tay đi, chứ đừng nhân nhượng gì hết!
Châu-Trọng-Anh thấy Vệ-Xuân-Hoa chỉ biết nóng máu mà liều mạng chứ không chịu tìm hiểu sự việc đen trắng thế nào đã toan dùng tuyệt kỹ dạy cho chàng một bài học nên thân nhưng nghĩ lại thương tình một người trẻ tuổi tài cao nên lại không nỡ. Ông ta liền gọi chàng mà bảo:
-Lão phu năm nay đã ngoài 60. Trong suốt cuộc đời hành hiệp cũng từng đụng độ không biết bao nhiêu là cao thủ nhưng chưa thấy ai liều mạng như mi! Lão phu vì thương tài nên không nỡ hạ thủ mà mì cứ mãi chấp nê là sao?
Vệ-Xuân-Hoa dửng dưng đáp:
-Ta chưa hề xin xỏ mi tha mạng! Cứ việc đánh hết tay đi, chứ đừng mong ta lui nửa bước. Muốn ta đừng theo mi nữa thì chỉ có một cách giết chết ta mà thôi!
Dứt lời, Vệ-Xuân-Hoa lại tiếp tục múa song câu tấn công tiếp. Từ-Thiện-Hoằng cũng nhảy vào nhắm ngay bụng Châu-Trọng-Anh chém một đao. Châu-Trọng-Anh không chút nao núng, múa đại đao, trên đỡ song câu của Vệ-Xuân-Hoa, dưới gạt đao của Từ-Thiện-Hoằng. Sau đó, ông ta vung đại đao chém Vệ-Xuân-Hoa một nhát, đồng thời lại đưa tay xỉa thêm một cái.
Bị tấn công hai chiêu một lượt, Vệ-Xuân-Hoa chưa biết phải làm sao chống đỡ thì Châu-Trọng-Anh đã biến ngón xỉa kia thành một chiêu ⬘Trơ hạ chẩu⬙ của phái Thiếu-Lâm, đánh vào ngay hông Vệ-Xuân-Hoa một quyền khá nặng. Mặc dù Châu-Trọng-Anh vẫn không có ý hại người, nhưng lần này ông có gia tăng thêm đôi phần công lực nên sau khi trúng phải chiêu này, Vệ-Xuân-Hoa nghe đau đớn lên tận cốt tủy, không dằn được, rống lên một tiếng thảm thiết rồi ngã lăn xuống đất như một thân cây bị đốn, nằm im bất động, liệt hết cả tứ chi.
Vệ-Xuân-Hoa cố chống tay đứng dậy nhưng sức lực như đã mất hết nên ngã xuống lại. Chàng nhìn Châu-Trọng-Anh với ánh mắt căm thù nói:
-Ta dù thế nào cũng quyết một mất một còn với mi! Chỉ trừ khi ta chết...
Từ-Thiện-Hoằng thấy vậy ngắt lời:
-Cửu đệ! Em cứ lui ra! Để lão tặc cho ngu huynh!
Sau đó, Từ-Thiện-Hoằng lại hét lớn:
-Thập nhị đệ! Mau phóng hỏa đốt cửa sau! Đừng để cho một mạng nào của Thiết-Đảm-Trang thoát ra ngoài.
Lúc ấy Châu-Ỷ ruột rối như tơ vò. Phần hợp sức với Mạnh-Kiện-Hùng và An-Kiện-Cường mà đánh mãi vẫn không thắng được Chương-Tấn nên càng thêm tức giận. Nàng liếc nhìn, chợt trông thấy Lạc-Băng thì máu trong người sôi lên sùng sục, nói thầm trong bụng:
-"Đầu đuôi cũng chỉ tại con quỷ cái khốn nạn này mà rra cả. Ta phải giết nó trước rồi đến đâu thì đến!"
Nghĩ vậy, Châu-Ỷ liền bỏ Chương-Tấn, nhảy bổ lại phía Lạc-Băng, như quyết phải ăn tươi nuốt sống cho được mới thấy hả trong lòng.
Lạc-Băng từ lúc từ khi nghe Đổng-Triệu-Hòa nói Văn-Thái-Lai bị sát hại rồi thì chẳng khác nào như người mất trí, ngồi yên lặng trên ghế, lúc như tỉnh, lúc như mê.
Những trận đấu như long trời lở đất đang xảy ra trong đại sảnh Thiết-Đảm-Trang Lạc-Băng cũng chẳng để ý đến, chỉ thương khóc Văn-Thái-Lai mà thôi. Cho đến khi Châu-Ỷ bỏ Chương-Tấn đến trước mặt nàng giơ lưỡi đao sáng quắc ra thì Lạc-Băng mới giật mình. Khi lưỡi đao của Châu-Ỷ chém xuống, Lạc-Băng chỉ mỉm cười, hai mắt ướt đẫm mà chẳng chút phản kháng. Châu-Ỷ nhìn thấy thần sắc Lạc-Băng thê thảm quá, lại động lòng trắc ẩn nên không nỡ hạ thủ. Châu-Ỷ sau đó lấy Uyên-Ương Đao của Lạc-Băng trao cho nàng rồi nói:
-Đây! Hãy cầm lấy mà đấu với ta, chứ ngồi đó mà ăn vạ hoài hay sao?
Lạc-Băng đỡ lấy Uyên-Ương Đao. Châu-Ỷ sau đó dùng đao của nàng nhắm ngay đầu Lạc-Băng chém nhẹ xuống. Nhưng lạ thay, Lạc-Băng vẫn không chịu đỡ mà chỉ nở một nụ cười thê lương. Châu-Ỷ thấy vậy thâu đao trở lại, buồn cười hỏi rằng:
-Đánh đi chứ! Còn chờ gì nữa?
Lạc-Băng đưa ngọn đoản đao bên tay trái lên đỡ, còn trường đao bên tay mặt thì chém lại cho có lệ, chẳng có chút nội lực nào. Châu-Ỷ không cần đỡ mà chỉ lấy tay chụp nhẹ lấy thanh đao của Lạc-Băng, thương hại nói:
-Ai lại đánh miễn cưỡng thế này? Đứng dậy mà đánh thật tình đi chứ!
Lạc-Băng cố gắng đứng dậy. Nhưng chưa nhấc được hai chân lên khỏi đất đã phải ngồi ⬘phịch⬙ xuống trở lại vì gót chân đau.
Kẻ đứng người ngồi. Kẻ đánh không ra chiêu thật tình. Người đỡ thì cầm chừng. Xem ra chẳng ai muốn hại ai, trông giống như một vở tuồng sân khấu hơn là một trận so tài. Châu-Ỷ bèn gọi lớn:
-Đánh đi chứ! Sao mà chứ giả ngây giả dại hoài vậy?
Lạc-Băng vẫn ngồi yên không động đậy. Dường như nàng có ý muốn được chết dưới đao của Châu-Ỷ hơn là giao đấu. Châu-Ỷ lắc đầu, vừa buồn cười vừa giận. Chợt nàng nghe Từ-Thiện-Hoằng la lới:
-Mau phóng hỏa nhanh lên!
Châu-Ỷ liền bỏ Lạc-Băng chạy ra ngoài xem xét tình hình. Mới vừa ra đến cửa, Châu-Ỷ nghe có tiếng người nói lớn:
-Mi tưởng chạy trốn thoát khỏi được sao?
Châu-Ỷ thấy có hai người ngay cửa chặn lại cửa, lấp kín đường ra. Một người với khuôn mặt lạnh như tiền, đôi mắt như hai luồn điện ngó nàng chăm chăm. Đôi mắt hắn như có ma lực trông hết sức ghê rợn. Châu-Ỷ hết sức kinh hãi, không dám ngó thẳng vào mặt hắn. Nàng lẩm bẩm:
-Thứ người gì mà quái gở thế này? Có lẽ quỷ hiện hồn thì đúng hơn!
Người ấy gật đầu, lạnh lùng nói:
-Có lẽ ngươi nói đúng đấy! Ta là quỷ sống, ngoại hiệu là ⬘Quỷ-Kiến-Sầu⬙!
Thì ra đó là Thạch-Song-Anh, biệt danh là Quỷ-Kiến-Sầu, đứng thứ 12 trong Hồng Hoa Hội, chấp chưởng Hình-đường. Trước kia, Thạc-Song-Anh là cao đồ của phái Bát-Quái, sau khi gia nhập Hồng Hoa Hội lại được Tam đương-gia Triệu-Bán-Sơn truyền thụ thêm cho bản lãnh.
Vì mến tài, Triệu-Bán-Sơn đem đao pháp huyền môn của phái Thái-Cực ra truyền dạy cho Thạch-Song-Anh. Hai người sau đó kết nghĩa làm anh em, nhưng Thạch-Song-Anh vẫn luôn luôn xem Triệu-Bán-Sơn như một người thầy. Lối đánh Thạch-Song-Anh học được của Triệu-Bán-Sơn là lấy tĩnh khắc động, dùng nhu thắng cương. Do đó, vừa gặp Châu-Ỷ ra chiêu, Thạc-Song-Anh đã áp dụng ngay nguyên lý này khiến nàng sợ hãi và hiểu rõ tài nghệ của Quỷ-Kiến-Sầu ngay tức khắc.
Nghe giọng nói tựa như hăm dọa cho mình sợ, Châu-Ỷ bỗng nỏi trận lôi đình thét lên:
-Bộ mi tưởng bản cô nương đây khiếp sợ mi đó hả? Chẳng qua là ta ghê tởm cái bộ mặt nửa người nửa quỷ đó thôi! Có bản lãnh gì thì cứ giở ra thử?
Dứt lời, Châu-Ỷ vung đao đến chém vào ngay mặt Quỷ-Kiến-Sầu một nhát. Quỷ-Kiến-Sầu, tức Thạch-Song-Anh liền dùng ngay một thế ⬘Tả quái kim linh⬙, khẽ gạt chiêu của Châu-Ỷ một cách nhẹ nhàng rồi vỗ mạnh vào cán đao, nhìn Châu-Ỷ ngó đăm đăm.
Mới thử sức qua, Châu-Ỷ đã biết ngay người này có một nội lực ghê gớm vô cùng nên càng khiếp sợ bội phần, nghĩ thầm:
-"Chắc chắn ta đánh không lại hắn rồi! Chi bằng chạy trước thì hơn."
Nghĩ vậy, Châu-Ỷ xông tới chém bừa mấy đao để mở đường thoát thân. Đàng kia, Mạnh-Kiện-Hùng và An-Kiện-Cường hợp sức đánh Chương-Tấn hoài mà vẫn không thắng nổi. Và cùng lúc đó, cương-xuyên của Vạn-Khánh-Nhuận bị Dương-Thanh-Hiệp đánh bật trở lại xuýt nữa trúng vào mặt y. Vạn-Khánh-Nhuận sợ hãi bỏ chạy chứ không dám đánh thêm nữa. Y len lỏi vào đống bàn ghế trong đại sảnh mà lẩn trốn. Đang định tìm kế thoát thân, Vạn-Khánh-Nhuận chợt nhớ tới Đổng-Triệu-Hòa nên còn do dự vì không biết tên này đã trốn đi ngõ nào từ bao giờ...
Còn nhóm Châu-Trọng-Anh với Từ-Thiện-Hoằng và Vệ-Xuân-Hoa thì sự thắng bại đã trông thấy quá rõ rệt. Vệ-Xuân-Hoa bị trang chủ Thiết-Đảm-Trang đánh cho bị thương, cho dù không đến nỗi nặng lắm nhưng cũng đủ cho chàng ta ⬘rêm⬙ hết cả người. Bất quá Vệ-Xuân-Hoa chỉ còn liều mạng để trợ lực Từ-Thiện-Hoằng mà thôi, chứ chiêu thức đánh ra quá yếu ớt, chưa chắc đã dọa được một người võ nghệ tầm thường. Từ-Thiện-Hoằng biết rất rõ, cho dù chàng cùng Vệ-Xuân-Hoa hoàn toàn khỏe mạnh còn không phải là đối thủ của Châu-Trọng-Anh nữa, huống hồ cả hai đều bị thương cả. Vì vậy, Từ-Thiện-Hoằng bèn dùng ⬘tâm lý chiến⬙, luôn miệng kêu gọi anh em Hồng Hoa Hội, hết tên người này đến tên người nọ mà không cần biết có mặt hay không. Mục đích của Thất đương-gia là để khủng bố tinh thần Châu-Trọng-Anh để ông ta giảm bớt nhuệ khí.
Nhưng Châu-Trọng-Anh dễ gì mắc mưu được. Ông ta trước sau vẫn điềm tĩnh, và vẫn để cho Từ-Thiện-Hoằng và Vệ-Xuân-Hoa thay phiên nhau xuất thủ chứ không thèm lợi dụng lúc hai người đang bị thương mà khai thác nhược điểm. Chiếm được ưu thế, Châu-Trọng-Anh định bụng sẽ cầm chân hai người, đánh đến khi nào cả hai không còn đánh được nữa thì ông ta sẽ dùng lời để phân giải.
Một bóng người không biết từ đâu phóng tới, lớn tiếng nói:

-Hay lắm! Ta nghe đại danh Thiết-Đảm-Trang Châu-Trọng-Anh đã lâu, nay có dịp thử sức tưởng không có gì hay bằng.
Y vừa dứt lời đã dùng cây thiết tương (#7) nhắm đầu Châu-Trọng-Anh giáng xuống một đòn hết sức mạnh bạo.
Châu-Trọng-Anh thấy y cầm cây thiết tương nặng nề như thế mà lại sử dụng rất uyển chuyển mau lẹ chẳng khác gì một cây thiền trượng thì trong lòng khen thầm, nhận thấy thần lực của người này quả là phi thường. Ông khẽ lách mình sang bên trái rồi dùng kim bội đại đao chém trả lại một nhát.
Đánh không trúng Châu-Trọng-Anh, cây thiết tương của người ấy xoay thành một vòng tròn. Nhưng vừa thấy đao của Châu-Trọng-Anh chém tới, y liền né qua một bên và cùng lúc thâu thiết tương lại một cách dễ dàng. Sau đó, y dùng một thế ⬘Kim giao tiểu nguyệt⬙ trong ⬘Phong-Ma Trượng-Pháp⬙ đánh tới, uy lực mạnh như chẻ núi.
Là cao thủ của phái Thiếu-Lâm chánh tông cho nên Châu-Trọng-Anh còn lạ gì thế ấy nên chỉ khẽ lướt mình là đã tránh được dễ dàng như trở bàn tay.
Liếc mắt thấy Vạn-Khánh-Nhuận đang lẩn vào chỗ bàn ghế tìm đường tẩu thoát,còn Dương-Thanh-Hiệp thì đang rượt theo hắn ở đàng sau. Châu-Trọng-Anh mỗi khi đỡ xong một thiết tương lại thối lui một bước về phía Vạn-Khánh-Nhuận. Người thường tưởng rằng ông đang chật vật với người cầm thiết tương kia chứ có biết đâu là ông đang thầm dự tính một việc.
Cứ tiếp tục lùi dần, Châu-Trọng-Anh đã đến gần sát bên Vạn-Khánh-Nhuận lúc nào mà hắn không hay. Rồi xuất kỳ bất ý, ông ta hươi đại đao chém sả xuống đầu Vạn-Khánh-Nhuận một nhát.
Số là Châu-Trọng-Anh biết Hồng Hoa Hội hiểu lầm, tưởng Vạn-Khánh-Nhuận và Đổng-Triệu-Hòa cùng với Thiết-Đảm-Trang là cùng phe phái với nhau, thông đồng ám hại Văn-Thái-Lai. Đã hai lần, ông kêu gọi mọi người dừng tay, và cả hai lần Vạn-Khánh-Nhuận đều ra tay đánh lén người của Hồng Hoa Hội nên thành ra họ lại tin tưởng rằng Châu-Trọng-Anh bày ngụy kế để Vạn-Khánh-Nhuận thi hành thủ đoạn. Vì vậy, mấy người Hồng Hoa Hội căm thù Châu-Trọng-Anh, quyết tâm đánh đến cùng chứ không biết đó là âm mưu của Vạn-Khánh-Nhuận.
Châu-Trọng-Anh đã suy nghĩ rất kỹ. Nếu cứ để Vạn-Khánh-Nhuận tiếp tục ra ra tay phá hoại thì trận chiến với Hồng Hoa Hội sẽ còn kéo dài mãi mà không biết bao giờ mới kết thúc được.
Lần đến Thiết-Đảm-Trang này, Vạn-Khánh-Nhuận và Đổng-Triệu-Hòa định hạch sách Châu-Trọng-Anh một số tiền lớn. Nhưng Châu-Trọng-Anh ghét hai người đến tận xương tủy nên ông một mực không chịu, như thách thức chúng cứ việc báo cáo với chính quyền địa phương là ông ⬘tạo phản⬙.
Châu-Trọng-Anh không thần phục triều đình nhưng không bao giờ phản kháng ra mặt. Suốt mấy chục năm nay, ông đã tạo dựng được một sự nghiệp đồ sộ, nếu để mất đương nhiên là không thể không đau! Ngoài ra, ông cũng chẳng khác gì là ⬘vua một cõi⬙, ngoài danh tiếng anh-hùng hào kiệt. Ngày nay, họa phút chốc đến mình do hai tên Vạn-Khánh-Nhuận và Đổng-Triệư-Hòa kia mang đến, bảo sao ông không hận cho được!
Nhưng có điều nào đau đớn hơn, có ai hiểu được cho ông là dù chưa bao giờ kết giao với Hồng Hoa Hội, ông đã khảng khái xử phạt, giết chết đứa con trai duy nhất chỉ vì nó tiết lộ bí mật của địa huyệt để cho Văn-Thái-Lai bị bắt. Đáng lý ra Hồng Hoa Hội ít nhất phải tìm hiểu lý do trước đã thay vì hễ động một tí là chỉ biết có thù hằn chửi rủa, nhục mạ người khác, đâm chém, đánh giết với đốt phá! Châu-Trọng-Anh vô cùng bất mãn, tức giận và uất ức không biết bao nhiêu mà kể, thế nhưng ông vẫn nhẫn nhịn, dùng thái độ hòa nhã quân tử mà đối lại với những hành động phi lý, cạn nghĩ và hung hăng ngang tàng của đám người Hồng Hoa Hội. Thế nhưng ông càng nhịn nhục, đám người Hồng Hoa Hội kia lại càng ⬘làm già⬙!
Sau khi đắn đo mọi chuyện, Châu-Trọng-Anh quyết định phải hạ sát tên Vạn-Khánh-Nhuận này trước thì mới mong giải quyết được mọi chuyện; mới mong Hồng Hoa Hội chịu lắng tai mà nghe nói một đôi lời...
Nhìn thấy lưỡi đao Châu-Trọng-Anh chém tới, Vạn-Khánh-Nhuận hết hồn hết vía, nhảy ra sau mà né tránh. Lúc đó Dương-Thanh-Hiệp cũng đã đuổi đến nơi. Vạn-Khánh-Nhuận liền nhảy một cái đứng trên mặt bàn nhìn Châu-Trọng-Anh la lớn:
-Bọn ta hết lòng hết sức giúp mi mới bắt được Văn-Thái-Lai! Thế mà giờ đây mi lại đòi giết ta để một mình nuốt trọn số tiền thưởng một vạn lượng bạc của triều đình trọng thưởng chắc?
Vạn-Khánh-Nhuận lòng dạ hết sức là nham hiểm và độc địa. Hắn nghĩ rằng bịa chuyện ra nói như vậy là vĩnh viễn kết chặt mối thù giữa Hồng Hoa Hội và Thiết-Đảm-Trang mà không bao giờ giải được.
Quả nhiên, mấy người Hồng Hoa Hội sau khi nghe Vạn-Khánh-Nhuận nói thì không ai còn nghi ngờ gì nữa, tin chắc rằng Châu-Trọng-Anh định giết hắn để một mình độc hưởng số tiền thưởng của triều đình. Ai nấy đều giận đến xanh mặt, chỉ muốn bằm thây Châu-Trọng-Anh ra mới hả lòng tức tối.
Chương-Tấn hét lớn lên một tiếng, cầm song phủ xông tới đánh nhầu. Cực chẳng đã, Châu-Trọng-Anh lại phải tiếp tục đón đỡ giao tranh, nhưng trong lòng thầm kêu khổ liên miên.
Từ-Thiện-Hoằng là người thông minh nhất trong đám. Sau mấy lần giao tay với Châu-Trọng-Anh, chàng biết ông không lúc nào chịu đánh tận lực hay có ý sát hại anh em Hồng Hoa Hội cả. Nhận thấy có điều gì gian trá trong lời nói của Vạn-Khánh-Nhuận, Từ-Thiện-Hoằng bèn lớn tiếng gọi Chương-Tấn:
-Khoan đã thập đệ! Mau dừng tay lại!
Chương-Tấn vốn là người nóng tính, lại không có chút kiến thức nào cho nên dù nghe rõ Từ-Thiện-Hoằng lên tiếng gọi, y cũng không chịu dừng tay mà cứ lăn xả lại mà đánh.
Người cầm thiết tương cũng nhảy vào hợp lực. Đó là Tưởng-Tứ-Căn, đứng thứ 13 trong Hồng Hoa Hội. Đàng sau, Dương-Thanh-Hiệp cũng vác cây roi đồng vào trợ chiến với hai người kia, cùng tấn công Châu-Trọng-Anh một lượt.
Châu-Trọng-Anh dùng đại đao đánh gạt song phủ của Chương-Tấn cùng thiết tương của Tưởng-Tứ-Căn qua một bên rồi đảo ngược thanh đao lại đỡ roi đồng của Dương-Thanh-Hiệp. Thế là một trận ác chiến nữa lại xảy ra, với ba người Hồng Hoa Hội đánh một mình Châu-Trọng-Anh.
Tuy một chọi ba, nhưng Châu-Trọng-Anh chẳng khác nào một con hổ giữa ba con sói nên ông ta chẳng chút lép vế, trái lại còn đánh cho ba người kia mệt bở hơi tai, không phút nào nghỉ được. Vốn ba người này, Dương-Thanh-Hiệp, Chương-Tấn và Tưởng-Tứ-Căn nổi tiếng là ba ⬘đại lực-sĩ⬙ của Hồng Hoa Hội, có sức mạnh như thần. Nhưng giờ đây trước mặt vị trang chủ Thiết-Đảm-Trang, cả ba chẳng khác nào như ba đứa con nít đòi hành hung một người lớn!
Châu-Trọng-Anh quát lên một tiếng, nhắm ChươngTấn chém một nhát. Chương-Tấn cả kinh dùng cả hai búa mà đón đỡ. Vừa chạm trúng đao của Châu-Trọng-Anh, Chương-Tấn đã thấy bủn rủn cả chân tay. Y không dằn được phải nhảy ra sau vài bước để định thần trở lại. Đẩy lui được Chương-Tấn, Châu-Trọng-Anh thừa thắng xông lên chém xả một đao ngang người Tưởng-Tứ-Căn. Thấy nhát chém quá mạnh, Tưởng-Tứ-Căn không dám khinh thường liền vận toàn lực vào thiết tương mà đỡ. Cũng như Chương-Tấn, vừa chạm đến đao của Châu-Trọng-Anh, Tưởng-Tứ-Căn cảm thấy đôi tay như muốn gãy lìa ra, loạng choạng lùi ra sau mấy bước. Nhưng lần này, Châu-Trọng-Anh sơ ý để đại đao tuột khỏi tay văng lên trời ghim vào thân cây đòn dông dính chặt vào đấy.
Thấy sư phụ bị mất vũ khí, Mạnh-Kiện-Hùng và An-Kiện-Cường giật mình. Hai người không còn nghĩ gì đến nguy hiểm nữa liền xông vào trợ thủ. Nhưng chưa nhảy được vào vòng chiến, cả hai người đã bị Vệ-Xuân-Hoa dùng song câu cản lại.
Dủ để văng mất đại đao, Châu-Trọng-Anh vẫn bình tĩnh như không, tinh thần chẳng chút bấn loạn. Như một con hải long vượt qua ba đợt sóng lớn, Châu-Trọng-Anh khẽ tung mình lên không, và chỉ trong nháy mắt đã đến sát bên người Dương-Thanh-Hiệp. Nhanh như chớp, tay trái Châu-Trọng-Anh giật phắt lấy cây roi đồng trong tay Dương-Thanh-Hiệp đồng thời tay phải tung ra một quyền vào ngay hông chàng ta.
Hết đường chống đỡ hay né tránh, Dương-Thanh-Hiệp lãnh trọn một quyền ngay bụng, la lên một tiếng ⬘ối⬙ rồi ôm bụng nhăn nhó.
Dương-Thanh-Hiệp từ nhỏ đã luyện tập được công phu ⬘Thiết bố sam⬙ nên thân hình của chàng chẳng khác gì ⬘mình đồng da sắt⬙ khiến cho binh khí tầm thường không thể nào xâm phạm được. Do đó mà giới giang hồ mới tặng cho chàng biệt danh là ⬘Thiết-Tháp⬙, nghĩa là toàn thân chàng chẳng khác gì một cái tháp bằng sắt.
Đao kiếm không làm gì được mình chàng, thế nhưng khi trúng phải một quyền của Châu-Trọng-Anh, Dương-Thanh-Hiệp nghe đau thốn vô cùng, thấy đầu óc như choáng váng tựa hồ muốn ngã lăn ra đất mà nằm chết giấc. Đó là ông ta chỉ mới nhẹ đòn nếu không thì có lẽ Bát đương-gia Hồng Hoa Hội đã tan xác rồi!
Trong khi Chương-Tấn và Tưởng-Tứ-Căn tiến lên tấn công Châu-Trọng-Anh, Dương-Thanh-Hiệp thừa cơ hội vội vàng khẽ há miệng ra, dùng thuật hô hấp hít mạnh vào mấy cái rồi vận nội công chữa trị. Chỉ trong giây lát, nguyên khí trong người đã được phục hồi.
Dương-Thanh-Hiệp liền nhảy tới, hai tay quyền múa tít lên nhắm vào người Châu-Trọng-Anh mà đánh để hợp lực với Chương-Tấn và Tưởng-Tứ-Căn.
Mạnh-Kiện-Hùng thấy sư phụ đã năm lần bảy lượt nương tình mà đám người Hồng Hoa Hội kia vẫn không biết điều quyết hại cho được sư phụ mình thì giận lắm nên không cần đợi lệnh của Châu-Trọng-Anh, liền đi lấy ba viên phi đạn rồi bất thình lình nhắm ba người Dương-Thanh-Hiệp, Chương-Tấn và Tưởng-Tứ-Căn mà ném tới.
Ba người đang mải giao đấu nên hoàn toàn không phòng bị nên khi khám phá ra thì đã quá muộn, không thể nào né tránh kịp thời nữa.
Nhưng Châu-Trọng-Anh khi thấy ba viên ám khí sắp sửa trúng ba người kia thì ông bỗng vung cái roi đồng khi nãy giựt được trong tay Dương-Thanh-Hiệp một cái, đánh rớt cả ba viên xuống đất.
Biết Mạnh-Kiện-Hùng vì mình mà ra tay, Châu-Trọng-Anh rất cảm kích người đại đệ tử trung thành của mình. Nhưng ông đã không nỡ đả thương mấy người kia thì lẽ nào lại để cho đệ tử của mình hại đến sinh mạng của họ!
Sợ Mạnh-Kiện-Hùng nóng nảy vì mình mà phóng thêm ám khí giết hại các người Hồng Hoa Hội, Châu-Trọng-Anh dùng cây roi đồng đánh tắt tất cả đèn đuốc trong phòng. Bốn phía trở nên tối như mực, ngửa bàn tay ra nhìn không thấy rõ. Châu-Trọng-Anh lúc bấy giờ mới tạm yên lòng.
Lúc đó, tất cả mọi người không ai bảo ai, cùng nhau ai nấy tự động lui lại phía sau mấy bước theo phản ứng tự nhiên.
Cuộc giao phong ác liệt tạm thời phải tạm ngưng. Ai nấy đều im phăng phắc, không dám rời khỏi vị trí đang đứng mà cũng chẳng dám thở mạnh, chỉ đứng yên một chỗ mà thủ thế chờ đợi.
Trong trường hợp này, dầu là người can đảm đến thế nào cũng không dám bước lên nửa bước. Trong bóng tối, nếu lỡ gây ra tiếng động để địch nhân biết rõ vị trí của mình mà dùng ám khí thanh toán thì cho dù tài năng siêu việt quán chúng đến đâu cũng phải uổng mạng thôi.
Cuộc ác chiến vừa rồi là ⬘ẩu hợp đấu⬙ (#8) chứ không phải ⬘đơn đả độc sát⬙ (#9). Nhưng trong bóng tối mà tiếp tục ham đánh nữa thì chẳng khác nào là ⬘loạn đả⬙ (#10)! Khi ấy không chừng lại giết lầm người bên mình!
Vì vậy mà khi đèn đuốc tắt hết, đại sảnh Thiết-Đảm-Trang đang ồn ào náo nhiệt bỗng trở nên tĩnh mịch hoang vu. Bọn người Hồng Hoa Hội không hiểu rõ dụng ý Châu-Trọng-Anh thế nào cho nên ai nấy đều sẵn sàng trong thế thủ mà lòng không ngớt lo sợ phập phồng.
Đột nhiên, trong cảnh tối đen rùng rợn ấy lại vang lên tiếng chân của nhiều người đang chạy vùn vụt bên ngoài. Tiếng chân người càng lúc như càng đến gần. Bỗng đâu cánh cửa chính mở toang ra, một người tay cầm đuốc chạy thẳng vào.
Nhờ ánh đuốc sáng hẳn căn phòng lên, mọi người nhìn ra đó là một chàng thư sinh mặt mũi thật dễ coi, tay cầm một ống sáo bằng vàng đang phản chiếu lại dưới ánh lửa hồng.
Dừng lại trước cửa, người ấy đưa cao ngọn đuốc lên khỏi đầu. Mọi người ai nấy nhìn thấy rõ sau lưng chàng thư sinh còn có thêm ba người nữa. Một người ăn mặc theo lối đạo sĩ, lưng đeo một thanh kiếm, ống tay trái của đạo bàn (#11) phủ xuống khỏi bụng, chỉ thấy cánh tay mặt mà chẳng thấy đâu tay trái. Một người mặt như dồi phấn, môi tựa thoa son, rất là khôi ngô tuấn tú. Cách phục sức của chàng cũng hết sức sang trọng với chiếc áo gấm xanh, thắt dây đai ngọc, chẳng khác gì một công tử đại phú gia. Đi sau công tử là một tiểu đồng mới độ chừng 12 tuổi, vai mang khăn gói, hình như là đi theo hầu chàng ta...
Vừa thấy bốn người, cả bọn Hồng Hoa Hội bỗng nhao nhao lên. Kẻ gọi, người réo, loạn cả sảnh đường.
-Vô Trần đạo huynh!
-Dư hiền đệ!
Rồi đột nhiên cả bọn không ai bảo ai, lần lượt cùng nhau quỳ hết xuống, đồng thanh tung hô:
-Anh em bang chúng Hồng Hoa Hội xin tham kiến Tổng-Đà-Chủ!
Chú thích:
(1-) Thiết đảm quân: quân với "gan bằng sắt", ý nói vô cùng gan dạ, không sợ chết.
(2-) Chỉ nhờ cậy vào võ nghệ, đánh thắng người khác mà được trọng dụng chứ không phải vì lập nên được công trạng gì.
(3-) Tối nhược huyệt: chỗ huyệt quan trọng nhất, hiểm nhất nếu bị trúng.
(4-) Tiểu tâm: đề phòng.
(5-) Còn có tên là "Phục Hổ Quyền".
(6-) Tham sinh húy tử: tham sống sợ chết.
(7-) Thiết tương: thiết là sắt, tương là cái mái chèo. Vậy "thiết tương" đây là cái mái chèo bằng sắt.
(8-) Ẩu hợp đấu: nhiều người hợp sức đánh cùng một lúc.
(9-) Đơn đả độc sát: đánh nhau từng người một.
(10-) Loạn đả: đánh lung tung.
(11-) Đạo bàn: áo đạo sĩ.