Võ Lâm Ngũ Bá

Chương 14: Bí Mất Trong Hộp Sắt



Trùng Dương nghe Vương Phúc thuật xong, thì tự nghĩ thầm trong bụng rằng, Hát Vân Tử vẽ bức tranh Hoa Sơn này đã toán sẵn huyền cơ, nơi giấu chân kinh, nếu chẳng ở trong tượng Vũ Kiếm Thạch thì nhất định là ở trong lòng tượng đá Hiếu Tử Thạch hoặc giả là đem chân kinh phân ra làm hai bản giấu vào hai nơi ấỵ

Chuyện này xét ra cũng dễ thấy, nhưng tại sao sư phụ mình là Thanh Hư chân nhân tới Hoa Sơn mấy lần vẫn không tìm ra được nơi giấu Cửu Âm chân kinh, Trùng Dương nghĩ ngợi mãi không sao giải đáp được.

Vương Trùng Dương lưu lại nhà Vương Phúc thêm mấy ngày giúp hai cha con dọn dẹp và sửa chữa lại nhà cửa xong xuôi, mới nhờ cha con Vương Phúc dẫn mình đến hai thắng tích nói trên.

Ba người đi một mạch đến chân Hoa Sơn, Vương Phúc đang lúc định tìm đường trèo lên núi bỗng nghe trên đầu núi có tiếng la hét.

Rồi trên hai ba mươi tên sơn dân săn bắn, dưới quyền thống lãnh của ba anh em họ Hoắc xuất hiện trước mặt ngăn chặn không cho đi tớị

Hoắc Văn Qúi hét lớn:

- Vương Phúc, cha con mi đưa lão đạo sĩ mũi trâu lên núi để phá hoại phong cảnh của Hoa Sơn này phải không? Mau dắt nhau trở về.

Vương Nguyên Bân nhìn thấy anh em họ Hoắc định làm khó mình, định lên tiếng trả lời thì Trùng Dương đã nhanh nhẹn vượt bước lên trước chấp tay thi lễ, nói:

- Vô lượng thọ Phật! Núi Hoa Sơn là danh sơn trong thiên hạ, không phải của riêng một ngườị Bất kỳ ai cũng có quyền đến đây ngoạn cảnh, tại sao các vị không cho bần đạo lên núỉ

Hoắc Văn Qúi đáp:

- Yêu đạo, nhà ngươi cậy có chút yêu thuật hộ thân, định phá hoại phong thủy của Hoa Sơn cho nên cầm thú Hoa Sơn hoảng sợ chạy hết làm chúng ta không còn phương sinh sống. Vì vậy mà mỗi người của bọn ta nhất định liều mạng giữ nơi đâỵ Mi có giỏi cứ giết hết bọn ta rồi hãy lên núị

Nói đến dây hắn quay lại hỏi bọn phường săn:

- Các anh em, từ mấy hôm nay cầm thú đều biệt tăm hết phải không? Chính do lão đạo sĩ mũi trâu ấy gây ra! Chúng ta tiến lên giết chết lão để rửa hận.

Bọn sơn dân đồng rập dạ lớn cử binh khí chờ đợi hiệu lịnh tấn công.

Trùng Dương dù hiểu cầm thú trên núi Hoa Sơn trốn chạy mất là vì kinh sợ bầy rắn của Âu Dương Phong, ba anh em nhà họ Hoắc nay nghe lời xúi biểu của Âu Dương Phong định trút tội lỗi lên đầu mình. Nên cười nhạt rồi đáp:

Mi bảo là ta phá phách Hoa Sơn, đuổi chạy điểu thú nhưng căn cứ vào đâủ

Ta muốn lên núi ta cứ lên. Bọn mi có bao nhiêu người như thế đấy mà ngăn chặn nổi ta saỏ

Hoắc Vãn Qúi không trả lời, tay tả bất thần vung mạnh một ngọn lạp soa nhắm ngay Trùng Dương phóng tớị

Trùng Dương không buồn né tránh mặc cho ngọn lạp soa chạm mạnh vào da, nhưng kỳ lạ thay da thịt của chàng lại tự động hõm sâu vào, làm cho kình lực của ngọn soa vô hình trung bị hóa giải tiêu tan.

Chàng mới nhẹ nhàng giơ hai ngón tay kẹp lấy mũi soa, cười nói:

- Mi bảo bần đạo dùng yêu pháp che mắt người, nếu không thi thố chút công phu, nhà ngươi đâu chịu phục. Xem đây!

Nói đoạn, cổ tày chàng không hề nhích động, chi búng mạnh hai ngón tay, ngọn lạp soa bay trở lại mau như chiếc tên lìa cung bay ghim vào thân cây cổ thụ cách xa hơn bốn trượng.

Nghe "phập" một tiếng, ngọn lạp soa dài hơn ba thước cả mũi lẫn cán cắm lút sâu vào chân cây chỉ còn dư lại đầu cán không đầy ba tấc.

Trùng Dương búng ngọn lạp soa ghim qua thân cây cổ thụ nhẹ nhàng như que tăm đâm thủng miếng đậu hũ.

Bọn phường săn trông thấy như thế đều lắc đầu le lưỡi khiếp sợ vô cùng.

Ba anh em Hoắc Văn Qúi tuy biết bản lĩnh của Trùng Dương phi phàm xuất chúng, nhưng vì chịu mạng lịnh của Âu Dương Phong sai khiến nên nhứt quyết cản trở Trùng Dương đến cùng.

Hắn bèn quát to:

- Yêu đạo, đấy cũng là pháp thuật ám nhãn chúng ta, không phải là chân vũ thuật, nhà ngươi hãy thi triển công phu khác, chúng ta mới bái phục.

Tiếng nói hắn chưa dứt, Trùng Dương đã tung mình nhảy vút lên cao hơn bốn trượng, rồi nhanh như tia điện áp xuống giữa đám người phường săn.

Chân vừa châm đất hai tay đã chộp hai anh em Hoắc Văn Qúi và Hoắc Văn Phúc giơ bổng lên khỏi đầu trông nhẹ như ai chiếc đèn giấỵ Trùng Dương hét lớn:

- Như vậy là chân vũ thuật chưả

Bọn phường săn xôn xao kêu lèn, cử động binh khí định tiến tới trước, Trùng Dương quay tít hai anh em họ Hoắc trên không trung, cười bảo:

- Nếu các người tiến lên, ta sẽ giết chết hai tên này!

Bọn phường thợ săn sợ đánh nhầm hai anh em họ Hoắc, đành thối lui ra saụ

Trùng Dương cười ha hả, nói:

- Nếu bần đạo dùng hai tên này để uy hiếp bọn ngươị Các người sẽ cho ta sợ mà làm thế, không đáng mặt là anh hùng. Để ta mượn hai tên này đấu lại bọn ngươi cho các người thấy mà chịu phục tạ

Hoắc Văn Qúi - Văn Phúc hai người bị cái vỗ ấy cảm thấy toàn thân tê dại, không cử động gì được.

Trùng Dương lúc này mới quát tiếp:

- Đánh mau!

Hai anh em họ Hoắc như hai gã say rượu mất trí. Thượng chân hạ tay nhằm bọn phường săn đánh nhầụ

Trùng Dương không những dùng hai người làm món binh khí mà còn truyền chưởng lực của mình vào chân tay của họ. Hai anh em họ Hoắc theo sự sai khiến của Trùng Dương, tả công một quyền, hữu phát một cước sức đánh của hai người lúc ấy mạnh bạo dị thường, xuất thủ lại vô cùng kỳ ảo, nên chỉ trong chốc lát lai ba mươi tên phường săn kẻ bưu đầu, người sứt trán.

Bọn chúng quá tức giận, quên cả câu "ném chuột vỡ đồ", đồng hươ động binh khí đâm nhầu hai anh em họ Hoắc.

Thủ pháp của Trùng Dương quả tuyệt xảo, chàng nắm hai người xoay tả, quay hữu, bao nhiêu đao thương của bọn phường săn, không hề đụng chạm mình hai anh em họ Hoắc mà trái lại, bọn họ còn bị quyền cước của hai người đánh thôi thuật điên bát đảo, kêu la ôi ối, thi nhau ôm đầu, lủi chạy như bầy chuột.

Duy có một mình Hoắc Văn Định, từ nãy giờ đứng yên một chỗ quan sát tình thế, y đội nhiên chạy vút ra phía sau lưng của Trùng Dương, rút vội một ống tròn bằng sắt mở nắp ra chỉ nghe "vi vu" một tiếng hút gió thật khẽ, từ trong ống sắt bò vọt ra một con tiểu thanh xà, cất cao chiếc đầu mổ mạnh vào lưng Trùng Dương.

Hắn dùng thủ đoạn này thật hết sức độc hiểm vì con tiểu thanh xà bị nhốt kín trong cái ống sắt, đuôi rắn bị một cơ quan đặc biệt giữ chặt chỉ chừa một phần khúc đầu độ năm sáu tấc có thể ló ra khỏi ống sắt để cắn kẻ địch!

Bởi thế người sử dụng ống sắt không hề bị rắn cắn phải mà có thể tùy nghi sử dụng, thanh xà như một món vũ khí giết hại địch thủ trong nháy mắt.

Hoắc Văn Định biết mình không phải là đối thủ của Trùng Dương nên mới dùng đến thủ đoạn ám muội nàỵ Nọc độc của con thanh xà rất ghê gớm, bị mổ trúng là chết liền tại chỗ.

Loading...

Vương Trùng Dương tai mắt rất thính, vừa nghe sau lưng có hơi gió lạ, chàng không buồn quay đầu hại, giơ chân lên đá ngoéo ra sau một cước như đá cầu, gót chân không chút sai lệch đó trúng ngay cổ tay đang cầm chiếc ống sắt của Hoắc Văn Định, nghe "bộp" một tiếng, chiếc ống sắt văng bổng lên không trung hơn bốn trượng caọ

Ống sắt rớt xuống lại trúng ngay đầu của Văn Định. Con thanh xà ngửi thấy hơi người là cắn liền.

Văn Định bị thanh xà mổ trúng gò má, kêu lên một tiếng bi thiết rỗi ngã vật xuống đất.

Trùng Dương nghe tiếng rên, vội xoay người lại nhìn, chàng hốt hoảng buông hai anh em họ Hoắc ra nhẩy lẹ đến bên Hoắc Văn Định để giải cứụ

Trước tiên, chàng dùng chân đá ống sắt bắn ra xa, rồi dùng chưởng phong đánh chết con thanh xà, sau đấy mới đỡ Hoắc Văn Định ngồi dậy, thấy thân hình y đã bầm đen, chết cứng từ lâụ

Bọn phường săn thấy thế đồng thanh la lên:

- Không xong! Yêu đạo đã giết người!

Trùng Dương không nói năng gì, lừ lừ đến bên hai anh em họ Hoắc. Giải huyệt cho hai người, rồi sẵn tay mò vào ngực của họ móc ra hai chiếc ống sắt in như chiếc ống sắt vừa rồi của Văn Định.

Trùng Dương rút mạnh chiếc nắp ra, trong ống lú ra một đầu tiểu thanh xà, lo le chiếc lưỡi đỏ như máu, trông thật phát khiếp.

Bọn phường săn vừa thấy đều cả sợ thối luị Trùng Dương ném mạnh hai ống sắt vào chân núi đá, cả ống lẫn rắn đều nát vụn như cám.

Trùng Dương nư giận vẫn còn, túm lấy hai anh em họ Hoắc quát lớn:

- Bọn bay nghe theo lời xúi giục của Âu Dương Phong nuôi độc xà để hại người, lại dám cả gan di họa cho bần đạọ Thầy trò chúng bay theo khuấy rối ta chưa đủ, còn định lợi dụng bọn phường săn chất phác để làm vật hy sinh. Nhưng trời cao có mắt, hại người thành ra hại mình. Lần này bần đạo tha cho, nếu gặp lại lần thứ hai đừng mong sống sót. Cút mau!

Nói xong, giơ chân đạp cho mỗi người một đạp té lăn cù. Bọn phường săn lật đật đỡ hai người đứng lên. Khiêng thây Hoắc Văn Định dắt díu nhau trở về.

Trùng Dương sau khi đuổi tan bọn phường thợ săn, quay sang bảo cha con Vương Phúc:

- Bọn chúng đã đi hết, chúng ta có thể tiến lên Hoa Sơn được rồi!

Ba người đi hơn hai giờ đổng hồ thi đến Vũ Kiếm Thạch. Vương Trung Dương thấy tượng đá Vũ Kiếm Thạch cao độ sáu thước, xa xa đứng nhìn thật giống một thiếu nữ đang vũ lộng thanh kiếm, tà áo phơ phất theo kiếm phong.

Trùng Dương không ngớt ca ngợi cảnh hùng vĩ thiên nhiên của tạo hóạ

Vương Phúc giơ tay chỉ ra phía trước và nói:

- Đạo trưởng xem kìa, trên phiến đá kia còn lưu lại một lỗ thủng, tương truyền đấy là nơi vị nữ hiệp phóng kiếm giết kẻ thù...

Trùng Dương vội đến bên động nhìn xuống phía dưới, quả nhiên bên bờ khe thăm thẳm ấy, khỏi mặt nước độ ba trượng sâu bỗng nhô ra một phiến đá kỳ lạ, hình trạng như một chiếc đe khổng lồ, trên phiến đá sâu lõm một lỗ thủng to bằng miệng bát, trơn láng như do tay người đục khoét, xung quanh mọc đầy những dây leo chằng chịt.

Trùng Dương như có chủ định, nói:

- Hai người đứng phía trên canh chừng, để bần đạo nhảy xuống phiến đá quan sát một chút.

Vương Phúc cả sợ đáp:

- Úy, đâu được! Dưới ấy khe sâu vạn trượng, nếu Đạo trưởng trật chân rơi xuống, xương thịt sẽ không còn một miếng.

Trùng Dương cười đáp:

- Ông yên tâm! Tôi có thể xuống được không sao!

Nói xong khẽ nhún đôi chân, thân hình như chiếc lá rụng nhẹ nhàng rơi xuống khẹ

Vương Phúc kêu lên một tiếng kinh hoảng, hai tay bụm mặt không dám nhìn.

Nguyên Bân can đảm hơn chạy đến bờ khe ngó xuống thấy Trùng Dương đứng vững trên phiến đá lạ.

Nguyên Bân vỗ tay khen ngợi:

- Ba ơi! Đạo trưởng bản lĩnh thật cao kỳ, nhảy một cái đã tới bờ đá.

Vương Phúc quẹt mô hôi lạnh trên trán, chạy đến bờ khe thấy Trùng Dương đứng trên phiến đá chăm chú nhìn vào lỗ thủng.

Vương Phúc thầm nghĩ:

- Cái lỗ thủng nhỏ như vậy có gì đáng ngắm! Vị Đạo trưởng này thật là một lão cuồng sĩ, không lẽ ông là nhà khảo cổ.

Trong lúc lão đang cười thầm trong bụng, thì phía dưới Vương Trùng Dương đang cúi mình xuống bứt sạch đám dây gai xung quanh miệng hang, thò tay vào hàng mò lên một chiếc hộp sắt đã rỉ khắp cùng.

Thì ra Trùng Dương tâm ý rất tinh tế, chàng nhìn thấy phiến đá màu đỏ thẫm, biết đây là loại phún thạch. Và giống thực vật không thể sinh sản trên loại phún thạch này được, trừ phi có tay người gia công trồng trọt.

Trùng Dương suy ra điểm ấy quyết chắc trong lỗ hổng nhỏ thế nào cũng có dấu sự bí mật, bèn xô vẹt gai góc, thò tay vào trong, đụng nhằm một vật, được chôn cứng giữa lòng đá, chàng chuyển sức lôi chiếc hộp ra ngoàị

Trùng Dương thấy trên mặt hộp khắc rõ bốn chữ Chân Kinh Chi Kiện, Trong lòng vô cùng hoan hỉ, tung mình nhảy vụt trở lên núi một cách nhẹ nhàng.

Cha con Vương Phúc không nén được lòng khâm phục. đồng hét lên:

- Đạo trưởng thật tài năng xuất chúng!

Trùng Dương mặc cho cha con Vương Phúc khen ngợi, vội vận lực mở banh nắp hộp rạ Chiếc hộp sắt tuy được phong khóa hết sức kiên cố, nhưng cũng không làm sao chịu nổi nội gia thần lực của Trùng Dương.

"Rắc" một tiếng khô khan, chiếc hộp sắt bị xé toang làm hai mảnh rớt ra một thẻ ngọc phù trong suốt như gương, trên thẻ ngọc có khắc mấy hàng chữ nhỏ, Trùng Dương nhường mắt đọc nhỏ: "Nơi chôn Cửu Âm chân kinh, tận dưới khe sâu Bích Tòng, trong chiếc ngọc hộp, giấu giữa lòng Ngư Thạch, chỗ Hiếu Tử buông câụ Nơi ấy nước sâu một tầm, vách đá tròn như mặt ghế, chính là chỗ giấu chân kinh. Người hữu duyên gặp được, khá giữ cẩn thận, chớ để lọt vào tay kẻ gian ác thêm họa cho muôn người!".

Nơi dưới có chú danh "Hải Vân Tử di bút" nét chữ so với bút tự trên bức Hoa Sơn đồ không sai một mảỵ

Trùng Dương thầm kinh sợ Hải Vân Tử quả là người trí cơ huyền diệu, ông đã giấu Cửu âm Chân linh theo lối liên tỏa, nếu là người tánh tình nóng nảy thô bạo không thể tìm rạ

Đầu tiên phải phát giác hài cốt trong mật động, rồi mới lượm được bức mật đồ và từ trong bức mật đồ ấy suy nghiệm nơi thắng tích Vũ Kiếm Thạch, Hiếu Tử Thạch là chỗ giấu chiếc hộp sắt Tàng Kinh Chi Kiện, rồi từ chiếc hộp sắt ấy mới biết rõ được nơi giấu mật kinh dưới đáy khe Bích Tòng.

Trùng Dương khi khám phá được sự bí mật trong lòng hết sức mừng rỡ, hai tay nâng cao Chiếc hộp sắt quỳ xuống vái vào khoảng không, miệng lắp bắp:

- Xin tổ sư phù trợ cho đệ tử!

Bất thần trong lúc đó hai con phục xà lớn bằng miệng chén, nhẹ nhàng từ khe sâu trườn lên phía sau lưng Trùng Dương không một tiếng động.

Loại phục xà này rất lợi hại, dù võ công thâm hậu đến bực nào, nếu bị cắn nhằm, độc tố phát ra là chết không phương cứu chữạ

Đôi rắn bò đến chỉ còn cách Trùng Dương năm sáu thước, chàng vẫn chưa haỵ Đến lúc Vương Nguyên Bân phát giác được thì cặp rắn đã bò tới bên chân của Trùng Dương, y hoảng hốt la to lên:

- Úy rắn! Sư phụ, rắn độc sau lưng kìa!

Trùng Dương nghe la giật nẩy mình chưa kịp phản ứng. và trong khi Nguyên Bân vừa cất tiếng, thì đôi rắn đã cất cao chiếc đầu mổ vào người Trùng Dương nhanh như một tia điện xẹt.

Trùng Dương không còn thì giờ chống đỡ vội nhún khẽ đôi chân, bật mình lên khỏi mặt đất cao hơn trượng tránh khỏị

Cặp rắn tuy không cắn trúng Trùng Dương, nhưng trớn nhanh của một cái mổ xuống vẫn còn mạnh, chúng bèn lao mình về phía cha con Vương Phúc, há họng phùng mang táp tớị

Hai cha con Vương Phúc định tràn mình sang bên để tránh. Nhưng làm sao kịp! Trùng Dương thấy nguy cơ vội cắn thẻ ngọc phù nơi miệng.

Hai tay hai mảnh hộp sắt ném nhanh vào cổ rắn "Xoảng, xoảng" hai tiếng kêu vang, hai mảnh hộp sắt như hai ngọn phi đao sắc bén, tiện đứt lìa hai con rắn thành bốn khúc.

Trùng Dương định tiến lên để nhìn xem là loại rắn gì, thì dưới khe sâu, liên tiếp phát ra những tiếng xào xạc như có người dẫm lên đám lá khô.

Chỉ trong chốc lát từ miệng khe bò lên hơn mấy trăm con rắn lớn nhỏ đủ cỡ.

Cha con Vương Phúc sợ đến hồn phách tiêu tan, quýnh quáng kêu:

- Chết mất! Bầy rắn đến nữa rồi!

Trùng Dương biết rõ bầy rắn này do Âu Dương Phong chỉ huy, mai phục sẵn gần bên chân tượng Vũ Kiếm Thạch định ám toán chàng.

Trùng Dương nộ khí xung thiên cười khẩy một tiếng và nói:

- Thứ tiểu trùng vô dụng này mà làm được trò gì? Các hạ núp mãi trong bóng tối để giở thủ đoạn ám muội ra hại người, thật không đáng danh là Bạch Đà sơn chủ!

Nói đoạn chàng quay đi dặn dò cha con Vương Phúc không được rời khỏi chàng quá ba thước để một mình chàng rảnh tay phá tan xà trận.

Và trong khoắng khắc ấy, bầy rắn đã từ bốn phía bò nhanh đến vây chặt ba người vào giữạ

Trùng Dương quát lên một tiếng cực lớn. Rút phăng thanh Tùng Vân bửu kiếm ra đối phó.

Chính vừa lúc trên mấy chục con rắn đầu đàn to lớn, đang nhe nanh, há họng quăng mình mổ tớị Trùng Dương đảo mạnh thanh kiếm tung ra một chiêu "Gió Sét Chạm Nhau", vận dụng nội lực từ đơn điền phát mạnh theo kiếm phong, chỉ thấy một làn sáng bạc lấp loáng như tia chớp, hai mươi con rắn đầu đàn bị kiêm quang tiện dứt làm đôi, máu tanh văng tung tóe khắp mặt đất. Loài rắn tuy là giống xuẩn động vô tri nhưng cũng biết tham sống sợ chết, ngửi thấy máu tanh của đồng loại đều sợ hãi thụt đầu, rút đuôi lủi trốn ra saụ

Trùng Dương quát thêm một tiếng thứ hai, vũ lộng kiếm quang sử dựng thêm một chiêu "Sấm Bủa Mặt Đất", mũi kiếm tựa như làn sét đảo tròn trên mặt đất giết thêm trên ba chục con thanh trúc xà còn bò chậm phía saụ

Hai thế kiếm của chàng giết hơn năm mươi con rắn mà thân hình vẫn đứng y nguyên chỗ cũ, hai chân không hề di động nửa bước, bản lĩnh của chàng, thật thế gian hãn hữụ

Bầy rắn còn lại càng khiếp sợ uy lực của Trùng Dương, bất kể hiệu lệnh chỉ huy của chủ nhân, thi nhau lủi trốn, từ phía dưới chân núi phía sau tượng Vũ Kiếm Thạch, liên tiếp có mấy tiếng huýt gió, nhưng bầy rắn vẫn một mực lủi đầu như baỵ Trong chớp mắt đã bỏ trốn sạch không còn một mống.

Trùng Dương nghe tiếng huýt gió, bèn cười lên ha hả nói vọng xuống:

- Bằng hữu, bầy trùng của bạn hết linh rồi, nếu còn chưa phục mời bạn lên đây thử tài cao thấp.

Lời nói ấy Trùng Dương đã vận dụng nội công "Kim Quan Ngọc Sảo" quyết thứ hai mượt bốn của Toàn Chân phái, môn khi công này có thể truyền tiếng nói ra thật xa so với môn công phu "Truyền âm mật thủ" không hơn không kém.

Tiếng nói vừa dứt, thì tiếng huýt sào dưới chân núi cũng bặt luôn. Có lẽ kẻ bí mật tự lượng sức mình nên im lặng rút luị

Trùng Dương thản nhiên sửa lại nếp đạo bào lượm hộp sắt cầm tay, cùng cha con Vương Phúc xuống núi trở về.

Trùng Dương về đến nhà suy nghiệm lời di ngôn trong chiếc hộp sắt, chàng như hội ý được điều gì, nên rạng ngày hội thăm Vương Phúc:

- Ông thường săn bắn ở Hoa Sơn, có biết được người nào rành về thủy tánh chăng?

Vương Phúc suy nghĩ giây lâu đáp:

- Thưa Đạo trưởng, chắc là không, vì nhân dân vùng này đều là thợ săn sinh sống ở núi cao, làm gì biết được lội lặn!

Vương Nguyên Bân lanh miệng xen vào:

- Có có! Có một người rành về thủy tánh. Người ấy ở dựa bên bờ Hiếu Tử Thạch, gia chủ là một lão già họ Khúc. Ông có người con độ mười bốn buổi lội rất giỏi, có bữa con thấy nó nhảy xuống khe lặn xuống dưới đáy để bắt cá.

Trùng hương cả mừng nói:

- Tốt lắm! Nguyên Bân hãy đưa ta đến tìm cha con họ Khúc.

Nguyên Bân lập tức sửa soạn binh khí tùy thân, dẫn Trùng Dương đến nhà họ Khúc. Qua khỏi Hiếu Tử Thạch vào một rừng tùng xanh im mát, cuối rừng tùng có một gian nhà tranh lụp xụp.

Còn cách căn nhà độ ba mươi thước hai người nhìn thấy rõ trong nhà một đứa tẻ xô cửa bước rạ

Đứa trẻ ấy mắt to như lục lạc, da ngăm đen, chỉ mặc một chiếc quần đùi, mình cởi trần trùng trục, tay cắm một mảnh lưới nhỏ:

Nguyên Bân kêu lớn:

- Khúc ca ca, đi đâu thế? Đi đến suối bắt cá phải chăng?

- Phải đấy! Vương ca đi đâu đó?

Trùng Dương bước đến trước mỉm cườị nói với cậu bé:

- Cậu nhỏ, khoan đi đã! Mau trở vào cho gia gia ngươi hay bần đạo có chuyện cần bàn.

Cậu bé họ Khúc gật đầu dẫn hai người vào nhà.

Vào trong thấy một lão già ốm nhỏ, tóc râu rậm rạp, đang ngồi trên bộ ván.

Trùng Dương bước tới chấp tay thi lễ, nói:

- Lão trượng cho biết quí tánh đại danh, cậu nhỏ đây có phải là lệnh lang của lão trượng không?

Lão già khẽ gật đầu và đáp:

- Ngu lão họ Khúc tên Thiên Hùng, thằng nhỏ là con ngu lão, tên là Khúc Thắng, Đạo trưởng giá lâm đến đây có điều chi dạy bảỏ

- Vô sự không dám đến quấy rầy lão trượng, bần đạo có một việc định nhờ lệnh lang giúp chọ Sau khi thành tựu sẽ báo đáp trọng hậụ

Nói đoạn, móc trong túi ra một đĩnh bạc để trên mặt bàn trước mặt Khúc lão và nói tiếp:

- Đây là chút lễ mọn để ra mắt lão trượng.

Khúc lão lạnh lùng nhìn đĩnh bạc rồi nói:

- Đạo trưởng có điều chi cứ nói, Khúc mỗ tuy nghèo thật, nhưng không phải là người ham của, nếu là chuyện phải cha con lão xin tận lực chẳng chút từ nan, còn trái lại là chuyện phi luân vô đạo thì đừng nói là một đĩnh bạc cho đến gấp trăm lần lão cũng từ chối, nhất quyết không chịu nhúng tay vào, xin Đạo trưởng hãy cất đị

Vương Trùng Dương lấy làm khâm phục tiết tháo của Khúc lão trượng, vội vàng đáp:

- Bần đạo rất kính trọng tiết tháo của lão trượng! Bần đạo là kẻ tu hành có bao giờ lại làm chuyện vô đạo, nếu lão trượng có lòng nghi ngờ thì để bần đạo nói rõ, rồi tùy lão trượng định liệụ

Nó tới đây, Vương Trùng Dương quay lại hỏi Khúc Thắng:

- Khúc nhi, bần đạo muốn nhờ điệt nhi xuống khe suối trước mặt mò giùm một vật điệt nhi có bằng lòng chăng?

Khúc Thắng thấy Vương Trùng Dương định nhờ mình lặn xuống suối vớt đồ vật thì lấy làm thích lắm, nhảy dựng lên nói:

- Được lắm, thưa Đạo trưởng, hằng ngày tiểu điệt thường lặn xuống bắt cá, chắc lúc nãy Đạo trưởng đi ngang qua có đánh rớt vật chi xuống suối chứ gì, để tiểu điệt đi lặn xuống vớt lên chọ

Trùng Dương mỉm cười lắc đầu nói:

- Không phải ta làm rớt vật chi, ta chỉ cần hỏi điệt nhi cho ta biết suối ấy sâu chừng độ bao nhiêủ Ở dưới đáy có vật chi lạ không?

Khúc Thắng suy nghĩ một chút rồi nói:

- Thưa Đạo trưởng, cũng khó lòng mà nói chắc được chỗ cạn chỉ độ năm hay sáu thước nhưng cũng có chỗ sâu tới ngoài hai vượng, hàng ngày tiểu điệt lặn xuống tận đáỵ bắt cá nén ở dưới đáy tiểu diệt có thể nhớ rõ từng hòn đá một, vì ở dưới đáy trong vắt, có thể trông thấy rõ ràng.

Vương Trùng Dương nghe xong cả mừng nói:

- Tốt lắm. Bần đạo chỉ nhờ Khúc nhi vớt một cục đá ở dưới đáy lên, sau khi vớt được bần đạo sẽ thưởng thêm mấy đĩnh bạc nữạ

Khúc Thắng có vẻ ngạc nhiên hỏi:

- Một hòn đá có quí báu gì mà phải vớt lên cho kỳ được như vậỷ

Khúc Thiên Hùng cũng có vẻ ngạc nhiên, ông lão nhìn thấy Vương Trùng Dương tướng mạo đoan trang, lời nói ôn hòa, không phải là một người loạn trí có lẽ nào lại phí mấy đĩnh bạc để mò một cục đá vô giá trị để làm gì? Trong lòng Khúc Thiên Hùng có vẻ nghi hoặc nên nói:

- Xin Đạo trưởng chớ nghe lời nói huyền hoặc đồn đại của mọi người, dưới suối đó không hề có báu vật gì đâu!

Vương Trùng Dương đắc đấu mỉm cười nói:

- Bần đạo không phải tìm kiếm châu báu mà tìm một vật quí giá hơn nhiềụ

Khúc nhi, bần đạo hỏi điệt nhi một chuyện, ở dưới phiến Hiếu Tử Thạch có một hòn đá nào giống như con Lý Ngư hay không?

Khúc Thắng la lên một tiếng có vẻ kinh ngạc:

- Sao Đạo trưởng lại biết rõ như thế?

Trùng Dương đáp:

- Ta chỉ cần biết có phiến đá như thế hay không và có thể mang lên khỏi mặt nước được chăng?

Khúc Thắng nghĩ ngợi một lúc rốt nói:

- Quả thật là có phiến đá ở dưới đáy suối, nhưng mang lên quả là khó lắm.

- Sao lại khó? Ở đó có xoáy nước ngầm hay saỏ

- Không có xoáy nước ngầm, nhưng ở dưới chân Hiếu Tử Thạch là đầm sâu có tới hơn một trượng, dưới đáy toàn là cát nhuyễn, có một hòn đá hình dáng giống hệt con Lý Ngư như Đạo trưởng vừa hỏi, dài có tới hơn ba thước, nặng ít ra cũng dư trăm cân, tiểu điệt làm sao nâng nó lên được.

Trùng Dương soa đầu Khúc Thắng, cười nói:

- Miễn là có phiến đá ấy là được rồi, tiểu diệt cứ yên tâm, ở dưới nước có sức nâng, ở trên mặt đất nặng một trăm cân ở dưới nước chỉ còn có năm chục cân, ta sẽ có cách mang phiến đá đó lên khỏi mặt nước.

Khúc Thắng cả mừng, vừa đi vừa nhảy dẫn Vương Trùng Dương và Nguyên Bân tới bờ suối, đến bên Hiếu Tử Thạch, cậu ta bỏ lưới câu xuống đất và tụt vội cả quần ra rồi nhảy ùm ngay xuống nước làm nước bắn lên tung tóe ướt hết cả người Nguyên Bân và Vương Trùng Dương, thời gian ước độ uống xong hai chung nước chè thì thấy Khúc Thắng ở dưới lòng suối chồi lên rồi bò lên lắc đầu nói:

- Khống được, không được, thôi Đạo trưởng trở về nhà tiểu điệt lấy lại bạc đi thôi, tiểu diệt không tài nào mang hòn đá ấy lên được.

Thì ra sau khi nhảy xuống nước, Khúc Thắng lặn một mạch xuống ngay dưới đáy, ở nơi đáy nước trong vắt có thể nhìn mọi vật như ở bên bờ.

Khúc Thắng lượn đi một vòng gạt tất cả nhưng rêu rong bám vào tảng đá hình giống Lý Ngư, đoạn cậu ta ôm lấy tảng đá dùng hết sức mạnh toan bê hòn đá đó lên khỏi mặt nước, nào ngờ khúc đuôi của hòn Lý Ngư cắn sâu dưới nước cứng ngắc như chôn hẳn xuống đó. Khúc Thắng cố hết sức lay chuyển nhưng không hề động đậy, thật là vô phương, phiến đá không hề nhúc nhích, chỉ làm cho bùn cát ở dưới đáy nổi lên đục ngầu chui vào mũi mắt thật là khó chịu, Khúc Thắng vội vàng trồi lên mặt nước thuật lại cho Vương Trùng Dương nghe, Trùng Dương nghe xong trầm ngâm nghĩ ngợi một hồi rồi nói:

- Thôi chúng ta hãy trở xề, để ta sẽ nghĩ cách khác.

Khúc Thắng vội mặc quần áo rồi lại dẫn Vương Trùng Dương và Nguyên Bân trở lại nhà kể lại đầu đuôi cho Khúc lão nghẹ Vương Nguyên Bân chợt nghĩ được một cách bèn nói với Trùng Dương:

- Thưa sư phụ, đệ tử nghĩ rằng với bản lĩnh của sư phụ đủ sức kéo được thạch ngư lên, đã từ lâu cha con đệ tử săn bắn trong rừng lấy và để dành được nhiều loại giây leo phơi khô rất bền bỉ, chúng ta hay trở về lấy giây sắt kết lại cho chắc rồi nhờ Khúc ca ca lặn xuống lấy giây buộc chặt vào phiến đá rồi sư phụ sẽ dùng thần lực lôi lên chắc là phải được.

Vương Trùng Dương gật đầu khen phải, Vương Nguyên Bân vội chạy bay ngay về nhà, không đầy nửa buổi ôm tới một đống dây rừng và một chiếc lưới thú bằng giây sắt, mọi người đều bắt tay vào việc nối dây rừng thành một sợi dây dài đồng thời lùng dây sắt cột lại thật chắc làm gần một đêm mới xong, thành một sợi dây dài có tới ba trượng dẻo dai vô cùng.

Sáng hôm sau, Vương Trùng Dương và tất cả mọi người đã có mặt ở bên bờ suốị Khúc Thắng cầm một đầu dây nhảy ùm xuống nước, chỉ một lát sau cậu ta đã nổi lên và nói to:

- Đạo trưởng kéo đi, dây đã thuộc kỹ rồị

Vương Trùng Dương cả mừng vội vận khí đơn điền vào hai cánh tay từ từ kéo mạnh đầu dâỵ

Nhưng lạ thay, phiến ngư thạch dưới đáy suối không hề nhúc nhích, Trùng Dương kéo luôn ba lần, quái thạch vẫn trơ trơ. Chàng hết sức kỳ lạ, bèn bảo Khúc Thắng lặn xuống nước lẫn nữa quan sát ra sao!

Khúc Thắng lặn xuống một lúc, trồi đầu lên nói:

- Đạo trưởng đừng kéo nữa mất công, dù kéo cách mấy cũng không chuyển được phiến đá ấy đâu!

Thì ra phiến ngư thạch ấy bị vùi dưới đáy suối quá lâu nên đã bị nhiều lớp đá quyện chặt vào thành như một khối làm sao kéo lên được? Hơn nữa sợi giây Khúc Thắng buộc vào ở một phần trên phiến ngư thạch tựa như một que tăm xeo vào núi sắt, kéo nữa chi phí công mệt sức?

Trùng Dương kéo mãi không lay chuyển nổi phiến đá, trong lòng phát giận.

Chàng bèn giật đầu dây một cái thật mạnh. Cái giật ấy chàng đã vận dụng toàn lực của khí kình, đem mười lăm thành phách lực ra sử dụng, "Bựt" một tiếng, sợi giây rắn chắc không chịu nổi sứt mạnh của hai đầu trì kéo, đứt làm hai đoạn.

Trùng Dương hết sứt buồn rầu, thầm nghĩ đã biết rõ nơi giấu Cửu Âm chân kinh, nhưng chỉ có thể cùng mắt để nhìn mà không thể lấỵ Một lần đã thất bại không nói làm gì. Bây giờ lại thất bại thêm lần thứ hai nữạ

Ba người cùng trở về nhà của Khúc Thắng, Trùng Dương vì tâm sự đa đoan không thể ngủ được, đêm ấy chàng ra khỏi nhà, ngẩng đầu ngắm trăng sao trên trời để tiêu sầu, chàng nhìn thấy bảy vì sao bắc đẩu bên phương Bắc, chợt liên tưởng đến bức họa đồ Thiên Oai Bắc Đẩu trận của sư phụ để lại bèn tự nhủ lấy mình:

- "Con người muốn luyện bản lĩnh, hà tất phải căn cứ mãi vào sách vở? Có Cửu Âm chân kinh cũng tốt, không có nó rồi không luyện được tuyệt kỹ hay sao!

Như Thiên Sát Đẩu Trận, và tuyệt kỷ Nhất Dường Chỉ, đâu có nhờ Cửu Âm chân kinh mà cũng vẫn luyện thành được thì saỏ".

Vương Trùng Dương suy nghĩ đến Nhất Dương chỉ, trong lòng bỗng nảy sinh ra một chủ định. Nguyên trong thời gian bế môn khổ luyện Nhất Dương chỉ ở thạch động Tung Sơn, đã có lần thử qua kình lực của một ngón tay xô mở được cửa đá của thạch động. Chàng đã được sư phụ chỉ dạy qua, Nhất Dương chỉ không những xoi thủng tất cả những vật cứng rắn mà còn bao nhiêu công hiệu khác không lường được, có thể chỉ lửa, vẹt nước phân haị Nhưng chàng chưa có cơ hội ứng dụng thử lần nàọ Đêm nay thừa cơ hội này cũng nên đến bờ suối ứng dụng thử xem saỏ

Nghĩ xong, chàng vội dùng thuật phi thân đề khí đi vùn vụt tới chỗ Hiếu Tử Thạch.

Đến nơi, chàng lựa một phiến đá bằng phẳng ngồi xếp bằng tĩnh tọa, chầm chậm vận khi huyền không, chờ đến lúc thần trí hư không, tâm ý phiêu phiêu vô niệm. Trùng Dương đột nhiên vung cao tay trái dùng ngón giữa chỉ thẳng vào lòng suốị

Lạ thay, mặt nước bỗng cuộn thành một xoáy nước vĩ đại, sóng bủa dập vào bờ dữ dội, rồi nước dưới suối vẹt sang bốn phía, dể lộ ra một trung tâm điểm hõm sâu xuống.

Trùng Dương thấy uy lực của Nhất Dương chỉ hùng mạnh như thế, trong bụng hết sức mừng rỡ nào ngờ thần trí chỉ một chút lơ là, chân khí lập tức bị hóa giải, kình lực của Nhất Dương chỉ bi tiêu tan, mặt nước bị Nhất Dương chỉ đánh vẹt ra bốn phía lúc nãy, cuồn cuộn chảy đổ trở về, ầm ầm như tiếng thác reọ Xoáy nước liền tức thì biến mất!

Trùng Dương duy trì được xoáy nước trên mặt suối không đầy thời gian uống nửa chung trà, tự nghĩ thầm: rất tiếc, công phu ta còn kém! Nếu ta luyện được đến mức có thể duy trì được xoáy nước trong thời gian uống xong hai chung trà, thì chuyện mò đá dưới suối sâu này sẽ dễ dàng như trở bàn taỵ

Suy tính xong, Trùng Dương bèn chậm chậm nạp khí vào đơn điền, gạt bỏ tất cả tạp niệm, song chưởng một nắm, một mở, ngón giữa của tay trái chỉ thẳng vào lòng suốị

Ghê gớm thay sức mạnh kinh khủng của Nhất Dương chỉ, kình lực vừa chạm đến mặt suối lập tức cuốn thành một xoáy nước. Lúc đầu xoáy nước chỉ lớn bằng cài mâm, sâu hơn một thước, qua khoảng khắc sau, xoáy nước càng ngày càng lan to, bằng cái mặt bàn tròn, trung tâm điểm càng ngày càng hạ thấp xuống lòng suối sâu hơn bảy tám thước, kình lực cửa Nhất Dương chỉ xô vẹt sức nước ra bốn phía tạo một bức tường nước kỳ lạ.

Vương Trùng Dương trong lòng nghĩ thầm, chàng sử dụng Nhất Dương chỉ để vẹt nước đã hoàn thành được phân nửa, chỉ cần nới rộng thêm xoáy nước cho lớn hơn một chút trung tâm điểm hạ dần đến đáy suối, là hy vọng vớt được phiến ngư thạch kiạ

Trùng Dương nghĩ đến đây, trong lòng mười phần hân hoan, bất ngờ từ sau lưng vang lên một tiếng "Hừ" khô khan rồi tiếp theo đỏ một giọng cười lanh lảnh cách đó không xạ

Trùng Dương kinh hãi giật mình, tâm thần phân tán, kình lực Nhất Dương chỉ không còn phát ra, nước suối cuồn cuộn chảy lui trở về, ầm ầm như tiếng reo của muôn binh vạn mã, xoáy nước liền biến mất trong nháy mắt.

Trùng Dương đoán chắc tiếng cười phát ra vừa rồi không ai khác hơn là Bạch Đà sơn chủ Âu Dương Phong, chàng vội tung mình đứng dậy nói vọng về phía ấy rằng:

- Ông bạn quí nuôi rắn độc! Mời ra nơi đây, núp sau lưng để cười lén ngươi, đâu phải là hảo hán?

Trùng Dương nói vừa dứt tiếng, thì kỳ dị thay từ phía trên đầu vọng xuống có tiếng người lạnh lùng trả lời:

- Đã là kẻ xuất gia, tinh thần phải giữ cho vô vi thanh tịnh, tu tâm dưỡng tính mới là phảị Canh ba nửa đêm không làm công quả, lại lén đi luyện tập thứ công phu quái lạ để dọa nạt thế nhân, còn dám xưng là hảo lán ư?

Trùng Dương nhĩ mục rất linh thính, chàng nghe tiếng nói người này không phải là Âu Dương Phong, mà là quái nhân đã bày Kỳ Môn Bát trận trên hoang đảo ở Huỳnh Hải lúc trước, lòng thù địch của Trùng Dương bất giác tiêu tan, bèn lớn tiếng hỏi:

- Các hạ là vị bằng hữu tương hội trên hoang đảo khi trước đấy à! Thật là hạnh ngộ! Xin mời ra để bần đạo bái kiến.

Nhưng bốn bề lặng im, không nghe tiếng trả lời, Trùng Dương bèn lập lại lời nói lần thứ hai, vẫn không nghe đối phương trả lời, chàng đành trở về bên bờ suối, thốt nhiên trên đỉnh đầu có tiếng nói vọng xuống rất rõ ràng:

- Ta không muốn giáp mặt nói, chỉ vì ngươi không phải là hạng người cao nhã, lời nói nhà ngươi còn nặng nhiều tục khí! Nhưng ta có một điệu dặn trước với ngươi, đứa nhỏ họ Khúc kia, căn cốt rất tốt ta nhứt định thâu nó làm đệ tử, cấm nhà ngươi thâu nhận nó. Nếu nhà ngươi nói nửa tiếng rằng "Không!", giữa ta và ngươi từ lúc này sẽ coi nhau như thù địch. Ngươi nhớ chọ

Trùng Dương nghe đối phương nói xong, trong lòng rất kinh sợ, lẩm bẩm nói một mình:

- Thì ra y cũng biết được phương pháp "Truyền âm nhập mật"! Mấy ngày trước đây nơi Vũ Kiếm Thạch. Trùng Dương đã sử dụng quyết chữ "Tống" trong hai mươi bốn quyết của Kim Quang Ngọc Sà để tống đạt tiếng nói của mình đưa ra khỏi đầu nút xa ngoài ba dặm đuổi chạy Âu Dương Phong. Nào ngờ hôm nay chàng gặp quái nhân này cũng dùng công phu "Truyền âm nhập mật" truyền tiếng nói của y từ ba dặm ngoài đến đây thật quả đúng với câu "Trời cao vẫn còn trời cao khác". Trùng Dương lần này đến Hoa Sơn, thâu thêm Vương Nguyên Bân làm đồ đệ, với Mã, Khâu, Tôn, Đàm bốn đồ đệ cũ. cũng đã được năm ngườị Vừa rồi Khúc Thắng tuy chưa có học đến võ công, nhưng căn cốt đã tỏ ra khác thường, đã định tìm cách thu nhận cậu tạ

Như vậy chàng đã được sáu người đệ tử, có thể thành trận đồ Thiên Sát Bắc Đẩu rồi!

Nào ngờ vị quái nhân này lại đến cảnh cáo chàng, giành cậu bé họ Khúc làm đồ đệ của ỵ

Nhưng bản thân y không chịu ra mặt diện kiến với mình, hành động kỳ bí, tánh khí khác thường của y thật ra ít át sánh bằng.

Nghĩ đến đây Trùng Dương không khỏi lắc đầu mà cười thầm...

Chàng vì liên tiếp hai lần phát ra Nhất Dương chỉ, nguyên khí bị tồn hao rất nhiều, lại thêm vị quái nhân khuấy phá, trong người dã thấy mỏi mệt, bèn lần bước trở về Khúc gia trang.

Nhưng về đến trước nhà, đôi mắt Trùng Dương vừa nhìn thấy một vật, chàng giật mình kinh sợ đến mồ hôi thấm áo!

Thì ra nơi dưới cửa sổ của nhà họ Khúc có hai con phúc xà to lớn kinh khủng, đang nằm oằn oại, song song bên nhau, dài hơn sáu bảy thước, to bằng bắp tay người, nhưng đầu rắn đã bị chặt lìa khỏi thân, máu tanh vẫn còn rơi lộp độp trên mặt đất, chứng tỏ đôi rắn vừa bị giết cách đây không lâụ

Càng lạ lùng hơn nữa là trên mỗi lưng rắn, nằm sắp hàng một số vật gì bằng kim khí.

Trung Dương vội bước đến trước quan sát, hai hàng kim khí ghim sâu trên lưng rắn chỉ là một loại ám khí bằng kim vàng mà chàng chưa hề thấỵ

Loại lim vàng này thật là nhỏ, mường tượng như loại kim may quần áo, chỉ có điều hơi khác đuôi kim có làm thêm bốn chiếc ngạnh thật sắc. Chứng tỏ người sử dụng kim độc này đã chờ lúc đôi phúc xà vừa bò lên cửa sổ, mới phóng ra hai hàng kim vàng, ghim thân rắn từ dầu đến đuôi dính chặt lên vách nhà, sau đấy mới dùng gươm chém rắn thành hai đoạn.
— QUẢNG CÁO —