Xin Lỗi Phải Là Em!

Chương 2: 2




Sâm Phol gặp Thư một lần rất tình cờ vào mùa mưa vừa rồi, khoảng tháng 6, khi anh đang đi công tác từ thành phố S về muộn.

Mưa to quá nên lúc về đến huyện B cũng đã hơn 10 giờ.

Anh định ghé nhà cô ruột để ngủ một đêm.

Nhưng mọi chuyện không như kế hoạch mà anh định sẵn
Tối hôm đó trời mưa rất to.

Đoạn đường từ vòng xoay A đến chân cầu vượt đại lộ nước ngập đến hơn nửa bánh xe.

Hai bên đường xe chết máy la liệt.

Cũng may con xe của anh thuộc dạng "không vừa đâu" nên nó cứ bon bon chạy trên đường bất chấp thành phố S "thất thủ", bất chấp bao ánh nhìn ganh tỵ của người khác.

Khi xe anh chuẩn bị chạy lên dốc cầu thì anh thấy một cô gái đang hì hục đẩy chiếc xe gắn máy.

Trên xe, chất đầy đồ đạc, nào là bình thủy, quạt máy..

phía sau còn cái ba lô to đùng được phủ trong chiếc áo mưa.

Anh nhìn xung quanh chẳng thấy tiệm sửa xe nào.

Cô gái đang nghe điện thoại, chắc đang cầu cứu ai đó.

Anh giảm tốc độ, ghé vào hỏi "Xe em sao vậy, để anh coi dùm cho?".

Cô gái ngẩng mặt lên nhìn anh với vẻ dò xét rồi cười gượng "Dạ, em mới sửa ở chỗ kia chạy được tới đây, chưa lên cầu thì nó tắt ngúm".

Cô hơi chần chờ nhưng cũng đành nói "Vậy nhờ anh coi dùm".

Sâm Phol đậu xe lại rồi bước qua.

Lúc sau, anh cất tiếng hỏi "Em có khăn tay không, bugi xe bị ướt?".

Cô gái mở miệng định nói gì đó thì chuông điện thoại reo: "Dạ con Thư nè thầy ơi, con về tới Cầu B.

Đ rồi mà xe bị chết máy, con định nhờ thầy ra giúp vì con không đẩy xe lên cầu nổi.

Mà giờ không sao rồi ạ, có anh này sửa xe giúp, thầy yên tâm.

Dạ.

Cám ơn thầy".

Cô gái cúp điện thoại nhìn anh chàng đang đợi mình, rồi mở cái khẩu trang đang đeo ra và đưa cho anh "Ơ, dạ..

thôi anh lấy đại cái này đi, em không có khăn tay".

Nhìn điệu bộ lúng túng của cô gái, anh mỉm cười thông cảm.

"Xong rồi, xe em chạy được rồi đó.

Cẩn thận đừng chạy qua chỗ nước ngập quá sâu".

"Dạ, cám ơn anh nhiều, cám ơn anh nhiều lắm".

Cô gái vui vẻ trả lời, dưới ánh đèn xe buýt chạy ngang, Sâm Phol nhận ra có chút quen thuộc nhưng không rõ ràng lắm.

Cô gái nhìn anh cám ơn ríu rít, và rồi có lẽ định nói thêm gì nữa nhưng Sâm Phol đã quay người đi và lên xe của mình phóng đi.

Lúc này anh mới sực nhớ.


Là cô ấy, hôm khai giảng ở America.
Hồi đầu năm học này, anh cùng với chú Năm Trực, sếp anh, đi dự lễ khai giảng ở trường America, lúc ấy cô ấy là người dẫn chương trình buổi lễ.

Lần đó, sau khi về lại đơn vị, chú Năm Trực cứ tấm tắc khen mãi.

Chú cứ nói với anh rằng "nếu có chương trình gì hấp dẫn thì cứ sang đó mượn người nhé.

Con bé đó thật đặc biệt".

Riêng anh, anh cũng rất ấn tượng với giọng ấm nồng của cô.

Ban đầu, khi cô bước lên sân khấu, anh không quan tâm lắm vì cô còn quá trẻ, có lẽ sẽ cảm thấy mất tự tin.

Anh cũng từng huấn luyện nên thấu hiểu được tâm trạng đứng trước đám đông.

Khi mình mang tâm thế của người huấn luyện với học viên, cảm giác sẽ khác.

Còn khi có đồng nghiệp thì bầu không khí căng thẳng hơn nhiều.

Nhưng không ngờ, ngược lại, vẻ mặt tỉnh táo, bình thản thậm chí có vẻ "chẳng thèm quan tâm đến kẻ bên dưới là ai" của cô lại khiến anh chú ý.

Nhất là khi cô chia sẻ những suy nghĩ mới về môi trường làm việc đầu tiên sau khi ra trường, anh cảm thấy mình bị cuốn hút.

Anh có cảm giác như ai đó bỏ một viên nước đá chạy dọc sóng lưng của anh.

Anh thoáng rùng mình.
Nhưng sao cô ấy lại ở đây giờ này nhỉ? Dọn nhà vào nửa đêm lại còn mưa tầm tã như thế này? Thật là không biết sợ là gì? Nghĩ nghĩ, Sâm Phol liền quay đầu xe lại, hướng về huyện B mà tăng tốc.

Sau hôm trời mưa ấy, Sâm Phol đã biết được nơi trọ của Thư.

Rồi Sâm Phol đi công tác mấy tháng liền.
Mỗi cuối tuần được ra ngoài, Sâm Phol hay gọi điện cho chú Năm Trực hỏi về tình hình đơn vị, phong trào của anh em có gì vui không.

Quan trọng là anh muốn biết thêm thông tin về người đó ở trường America.

Nghe chú Năm nói, chú có mấy lần tham gia các sự kiện bên America.

Mấy lần đó đều do Thư dẫn chương trình.

"Con bé thú vị lắm, ăn nói giỏi nữa.." Sâm Phol bỗng thấy tiếc.

Khi nào thì mình bắt đầu quan tâm đến người ta như thế? Vả lại chắc gì người ta đã nhớ anh là ai.

Đang nói chuyện bỗng thở dài hụt hẫng, chú Năm Trực hỏi gấp: "Này Phol, có nghe chú nói không?" Gì vậy Sâm Phol? Khi nào xong việc, về đây, theo chú.

Chú mày lính cừ khôi, đồn kia dù có giặc đi chăng nữa cũng chỉ có một tên chẳng lẽ chú mày đánh không lại? "Nói xong chú cười ha hả.

Sâm Phol nghe cũng sốt ruột:" Dạ, chú cứ giỡn hoài.

Con cũng có tiêu chuẩn chứ bộ..

"," Hứ, tiêu chuẩn của mày thì chú Năm đây biết hết rồi.

Nhưng nói thật, con bé này được lắm, gia đình tốt..

sau này xét lí lịch cũng ô kê luôn "." Thôi mà sếp! ".

Sâm Phol nài nỉ." Không thích à? "." Dạ không, con thích tự thân vận động hơn "." Khà khà! Tốt! Tốt! Nhưng phải có cơ hội chứ, cái đó sếp giúp cho con ".

Đã quá nửa đời người, trải bao nguy hiểm nơi chiến trường, thao trường và cả tình trường, chú Năm Trực chỉ liếc mắt một cái là biết thằng lính của mình nghĩ gì.

Biết tính tình của hắn thì hắn có bao giờ gọi điện hỏi thăm kiểu này đâu.


Vòng vo tam quốc, chẳng bằng vừa ý giai nhân! Thôi dù gì cũng là người lớn, bỏ ra chút tâm tư thì có thể giúp hắn rồi.
Có được số điện thoại của Thư từ lâu nhưng đó không phải chuyện lớn lao với Sâm Phol.

Cái anh quan tâm là chuyện khác.

Thỉnh thoảng lễ, tết gì đó, Sâm Phol đều nhắn tin cho Thư để chúc mừng nhưng không nói rõ mình là ai.

Cô cũng trả lời trả lời lại một cách ngắn gọn" Cảm ơn ạ ".

Rồi thôi.

Thư không hỏi.

Anh cũng không nói gì thêm.

Điều này khiến anh thêm thích thú.

Cảm giác về lần đầu anh gặp cô vẫn còn mới mẻ và đầy cảm xúc khiến anh không thể nào phớt lờ cô đi mà bình tĩnh sống được.

Tuy nhiên sau mấy lần gặp cô, cô vẫn xem anh như biết bao người bạn bình thường khác, khoảng cách giữa anh và cô không hề rút ngắn như anh tưởng.

Vì vậy, lần này anh mượn tiếng của chú Năm Trực nhờ thầy Chín sắp xếp dùm một người dẫn chương trình tốt hỗ trợ cho hoạt động chào mừng ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam.

Anh không ngờ, cô từ chối vì bận học ôn thi.

Anh thấy bực mình hơn khi cô cứ nhắc mãi thầy Khải, thầy Khải..

Anh cũng biết rõ nhiều lời đồn đoán về mối quan hệ giữa cô và thầy Khải nhưng không biết vì sao anh vẫn tin ở cô.

Vì giọng nói của cô? Vì cái miệng rất duyên đó? Hay vì anh biết rõ thầy Khải là người như thế nào?
Thật ra, Thư cũng không xinh đẹp lắm.

Cô chỉ dễ nhìn.

Dáng người cao ráo, nước da không trắng lắm.

Gương mặt có vẻ trầm buồn, ít nói, tỏ vẻ lạnh nhạt với xung quanh.

Người đời thường nói" Đàn bà miệng rộng tan hoang cả nhà "nhưng với Thư, anh gọi đó là duyên ngầm.

Nhất là khi cô giảng bài.

Có lần anh đứng ở bên con đường vào trung tâm giáo dục thường xuyên chờ một người bạn.

Anh ngước nhìn bâng quơ lên cửa sổ tầng hai của trường bên cạnh.

Anh phát hiện bóng dáng quen thuộc.

Thư đứng tựa vai vào cửa sổ ở gần bục giảng.

Tóc xõa bên vai.

Tóc của cô không dài lắm, không dầy lắm nhưng mượt, hoe hoe vàng và được uốn ở đuôi tóc.

Thỉnh thoảng cô đưa tay lên làm một cử chỉ gì đó.

Gió lùa tóc cô, những sợi tóc mỏng bay bay.

Sâm Phol từng mong ước có ngày anh sẽ được chạm môi mình vào mái tóc đó.


Thư chăm chú giảng bài gì đó không rõ nhưng rất say sưa, nhiệt tình.

Anh nhìn đến ngẩn ngơ dù không biết cô đang nói gì, giảng điều gì.

Không gian chung quanh cô như yên tĩnh hẳn đi, tiếng xe máy, tiếng người gọi nhau, tiếng trẻ con phát ra từ trường tiểu học kế bên cũng không làm anh xao lãng mà rời mắt.

Bất giác Thư ngừng lại, rồi cô đột nhiên quay mặt ra nhìn về phía anh.

Rất nhanh rồi cô quay đi.

Anh nghe tiếng cả lớp ồ lên, cười khúc khích.

Và cô quay lưng lại rời đi, bỏ lại khung cửa sổ trước mặt anh trống không.

Anh cúi xuống mỉm cười thích thú.

Anh biết cái nhìn chăm chú của mình làm cô ngại ngùng.
Tháng sáu là tháng hè của những thầy cô giáo.

Đó chỉ đúng trong lời nói từ miệng của phụ huynh.

Thật sự thì, ai để ý sẽ thấy, các thầy cô không hề được nghỉ hè đúng nghĩa.

Công việc dạy học và giáo dục chỉ chậm lại một chút chứ không ít hơn bao nhiêu.

Gác thi, chấm thi, tuyển sinh, xếp lớp, kiểm tra chất lượng đầu vào, tập huấn, hội thảo..

Thư cũng không ngoại lệ.

Lần cô gặp lại Sâm Phol là lúc đang đi huyện để tham gia công tác coi thi.

Người đời thường nói, một ai đó, khi bạn cứ bất ngờ gặp họ với tầng suất dày đặc thì có lẽ bạn đang mắc nợ họ.

Thật sự là thế, Thư nợ Sâm Phol.

Chỉ là nợ tình mà thôi.
Tham gia hội đồng coi thi của tỉnh L, đối với trường tư thục America ở huyện B của Thư là nói là một điều ngoại lệ của ngoại lệ.

Dĩ nhiên là chỉ năm nay thôi, Thư mới được đi coi thi tốt nghiệp, bởi vì sang năm, theo quy chế mới, giáo viên trường học ngoài công lập không được phép tham gia coi thi, chấm thi trung học phổ thông.

Ngày đầu tiên họp toàn thể hội đồng thi, Thư có lẽ là người cuối cùng bước vào, vì cô đến trễ.

Và vì thế, cô ngồi cạnh Sâm Phol.

Anh cũng tham gia hội đồng thi với vai trò đại diện quân đội.
Kèm theo ngày khai mạc hội đồng thi là một cơn mưa tầm tã của tháng sáu.

Xác phượng rơi đầy trên lối đi vào trường huyện, rêu mọc xanh ướt hai bên mép đường đan của cổng trường.

Mấy cô giáo đi giày cao gót không khéo có sơ sảy sẽ trượt chân té chỏng gọng và trở thành trò cười trong mắt của học trò đi thi.

Thư hối hả dùng túi xách che đầu, chạy vào hội trường.

Mưa không lớn nhưng dầm dề, dai dẳng, thỉnh thoảng ếch nhái còn kêu vang khiến người ta liên tưởng đây là nơi khỉ ho cò gáy nào đó chứ không phải thị trấn sầm uất của huyện C.

Tâm tư sầu não của con người càng tăng theo những giọt mưa hè.

Thư lầm bầm trong miệng khi vuốt nhẹ mấy sợi tóc ướt trên trán rồi lấy khăn giấy lau mắt kính cận đã bị mưa làm nhòe đi.

Cô không rõ ai đang ngồi bên cạnh mình, chỉ khi anh lên tiếng cô mới biết.

Hóa ra là ngẫu nhiên.

Nhưng với Sâm Phol là tất nhiên như thế.

Ba ngày coi thi, Thư vẫn đi về nhà mẹ của mình chứ cô không ở lại khách sạn như bao giáo viên khác bởi trường Thư coi thi chỉ cách nhà cô khoảng mười cây số.

Sâm Phol thì khác, anh tham gia với nhiệm vụ bảo vệ đề thi, bảo vệ an toàn của kì thi nên ở hẳn lại trường.

Gặp mặt trực tiếp được vài lần và cũng chỉ vài câu xã giao.

Phần lớn còn lại là anh dõi theo cô.

Đó là khi, ở nhà xe, chiều tan tầm, cơn mưa sắp ồ ạt kéo đến.

Đó là khi, qua khung cửa sổ phòng thi, cô đang lúi húi kí tên vào bài thi của thí sinh.

Đó là khi, cô theo chân một vài giáo viên ra cổng trường mua thức uống, tà áo dài lướt ra khóm cúc tím kéo lê trên lá còn ướt đẫm nước mưa như kéo lê theo ánh mắt và con tim anh.

Đó là khi vừa bắt đầu buổi thi, chưa có việc được phân công, cô ngồi chờ nhận giấy thi, im lặng, một mình..
Không ai nói cũng biết, khi tham gia hội đồng thi, thầy cô giáo từ nhiều trường khác nhau về đây họp lại nên cũng không thân thiết mấy.

Hơn nữa, cái công việc mà họ đang làm là nguy hiểm, dễ bị biên bản kỉ luật gọi tên.

Cho nên cứ tiết kiệm nói được thì cứ tiết kiệm.

Dành thời gian và sức lực cho công tác coi thi.

Cho nên dù anh và cô nhận ra nhau thì vẫn là dậm chân tại chỗ.

Thư chỉ biết anh qua việc" anh hùng cứu xe "chứ có biết anh làm việc bên quân đội và công tác gần nơi cô dạy đâu chứ.

Nên lần lần thứ hai gặp thôi nên hai người cũng như xa lạ.

Thư cũng chẳng để ý nhiều.

Cô ít kinh nghiệm coi thi vì vậy mà phải chăm chỉ học hỏi người khác.

Ngày đầu tham gia hội đồng thi đã suýt trễ thì có vẻ khá mạo hiểm nên cô cố gắng tập trung cho công việc.

Vả lại, Thư chưa bao giờ nghĩ một" chuẩn men "như anh sẽ chú ý đến mình.

Cho nên ngoài thờ ơ thì chỉ có cười cười, gật đầu và..

hết.

Cái kiểu cười ấy, Thư không biết mình đã làm Sâm Phol hố nặng khi cho rằng, cô cũng chú ý đến anh.

Hơn nữa, hình như lần nào cô gặp anh cũng là cái bộ dáng chật vật hết chỗ nói của mình.

Ai da, người ta nói" tốt khoe xấu che ", nhưng trường hợp này không đúng.

Bày ra cái điệu bộ" nhão nhẹt "vì mưa của mình không phải là cách để lấy lòng thương của người khác.

Thư nghĩ thế.

Cô càng không háo hức hay sầu cảm với mưa.

Mưa với cô chỉ là một hiện tượng tự nhiên, cần thiết cho cuộc sống của loài người và thiên nhiên.

Vậy nên cô không thích mưa và cũng không mơ mộng suy tư gì khi nhìn thấy trời mưa.

Cho dù nó có gợi ra bao nhiêu cảm hứng nghệ sĩ cho biết bao nhiêu nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ ca sĩ, tức cảnh sinh tình.

Vậy mà, từ bây giờ, mưa gắn liền với Thư, từ khi Sâm Phol xuất hiện.

Liên tiếp mấy lần gặp sau cũng như ý trời.

Hễ Thư nhìn thấy Sâm Phol là đúng ngày trời mưa.

Nhiều lúc Thư tự hỏi," sao trai đẹp đi không chọn ngày nhỉ, cứ gặp mình là đúng mưa! Mình xui hay người xui đây? Mình xui là cái chắc rồi.

Ngay cả chỉ gặp thôi đã ướt át thế kia thì liệu sau này có mà khóc như mưa ấy? Ai..

sao mình hay nghĩ linh tinh nhỉ, liên quan gì sau này.."Thư cười giễu mình, lắc lắc đầu.

Ít ra là lúc này Thư cũng không biết.

Sâm Phol xuất hiện bên cạnh Thư có được coi là ý trời hay không thì không ai biết được.

Thế nhưng, sau này cô nghĩ lại, Sâm Phol xuất hiện trong cuộc sống của Thư như những cơn mưa tưới mát vào những ngày nắng gắt.
Thời gian thoi đưa, cơ hội gặp nhau của những người mến nhau có được nhiều đâu.

Khi Thư nhận ra Sâm Phol tác động đến cuộc sống của mình thì đã là chuyện của năm sau..


— QUẢNG CÁO —