Ám Nhật

Chương 75: 75




Sau khi dự sinh thần của công chúa và hoàng tử về thì tình hình quan lại nước Lương có sự thay đổi.

Sự thay đổi này là trong dự kiến khi mà hai người thay đổi chức vị chính là hai người được bệ hạ thu nhận từ ngày xưa và cũng chỉ có hai người đó mà thôi.

Khi mà cho đến giờ điện hạ chưa từng ưu ai hay thu nhận thêm ai nữa."Hoàng Chí Cẩn sau ba năm làm Thị Lang Chính Bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ được bổ nhiệm làm Giám Chính của Giám Bộ.

Giám Chính cũ là Trình đại nhân tuổi tác đã cao được cho về quê an dưỡng.

Lưu Phúc phó tướng Nam Trại lập công trong việc huấn luyện binh sỹ các vùng được phong lên làm Chủ Tướng Nam Trại.

Chủ tướng cũ là Trương tướng quân được điều về Tướng Phủ chờ lệnh".Hoàng Chí Cẩn được điều về Giám Bộ làm cho mọi người khá bất ngờ.

Vốn cũng tưởng Hoàng Chí Cẩn với tính cách của mình thì sẽ ở lại chờ thăng lên Thượng Thư Nội Bộ.

Chứ còn để làm Giám Chính cần sự quyết đoán cùng với năng lực điều tra.

Mà cái này thì hình như Hoàng Chí Cẩn không có.

Hiện tại vẫn chưa ai hiểu được dụng ý của bệ hạ.

Còn Lưu Phúc lên làm chủ tướng chỉ là chuyện sớm muộn.

Vốn danh tiếng của Lưu Phúc ở Nam Trại đã rất tốt.

Việc lên làm chủ tướng ở tuổi 28 cũng không coi là quá sớm.

Dù sao thì binh nghiệp cũng ngắn hơn con đường quan lộ.Sau khi có những sự thay đổi này Lương An cũng bắt đầu tập trung hơn và việc đánh gia Lâm Hảo và còn thêm một việc nữa.

Việc này tính ra cũng rất bí mật và nói được Lương An làm ở Hộ Long Sơn Trang.- Đại Quản Gia, mang nó ra cho ta xem.- Rõ thưa gia chủ.Sau đó Đại Quản Gia mang ra một tấm bản đồ.

Bản đồ này vẽ chi tiết về một vùng khá hẻo lánh gần như không có người ở.- Bẩm gia chủ.

Nơi đây là điểm cuối của sông Liên Giang.


Nó đi ra biển ở điểm vùng cực đông nam của nước Giang.

Nơi đây chỉ có một doanh trại của nước Giang cùng với một xưởng đóng tàu nhỏ.

Còn lại gần như không có dân chúng sinh sống.- Tốt.

Quân số nước Giang ở đây thế nào?- Tổng cộng có 10 thuyền.

Mỗi thuyền có 100 binh sỹ cho nên có 1000 người.

Còn lại trong xưởng đóng tàu có khoảng thêm 100 lính canh nữa.- Từ Bạch Sa đến đó mất bao nhiêu thời gian?- Nếu thời tiết thuận lợi thì chỉ mấy 5 ngày thời tiết xấu thì mất 10 ngày.- Được rồi.Sau đó thì một lần nữa Lương An bắt đầu kế hoạch tiếp theo của mình.

Đầu tiên là Lương An tiến hành đến Nam Trại để kiểm tra tình hình huấn luyện binh sỹ năm nay.Được đón bệ hạ đến thăm làm cho binh sỹ Nam Trại vô cùng phấn khích.

Ai ai cũng muốn được tận mắt nhìn thấy bệ hạ một lần.

Tuy nhiên họ cũng chẳng phải tranh chấp làm gì bởi vì Lương đích thân giám sát huấn luyện.

Mấy vạn tân binh trong danh chẳng những nhìn thấy mà còn phải chứng tỏ bản thân trước mặt bệ hạ.

Và tất nhiên là không phải ai cũng làm tốt.Lương An đến thị sát 5 ngày rồi cùng với Lưu Phúc đi về phía cảng Bạch Sa dưới danh nghĩa là quan sát thuỷ quân.

Thuỷ quân nước Lương còn khẩn trương hơn cả Nam Trại khi mà họ chỉ mới được thành lập.

Quân số chẳng có bao nhiêu người thậm chí còn chưa ra trận lần nào.

Thế mà khi Lương An đến nơi thì lại cho họ mệnh lệnh như sét đánh.- Toàn bộ 20 thuyền lên đường đi về phía Bắc.Thế là dù có bất ngờ thế nào thì thuỷ quân nhỏ bé của nước Lương cũng theo Lương An đi về phía bắc.

Theo bản đồ được phía Hộ Long Sơn Trang cung cấp.

Họ đi khá sát bở biển cho nên không phải giao chiến với lực lượng hải quân của nước Giang khi mà họ toàn là thuyền lớn chỉ ở vùng nước sâu chứ không sát bờ.

Hơn nữa nhiệm vụ của họ cũng là hộ tống và bảo vệ các thuyền buôn của nước Giang cộng với xua đuổi các tàu buôn có ý định đến nước Lương là chính chứ nước Thịnh không có thuỷ quân còn thuỷ quân mới thành lập chỉ để coi cảng của nước Lương thì cũng coi như là không có luôn.


Nên họ chẳng có ý định chiến đấu trên biển.Hành trình của thuỷ quân nước Lương vì thế mà vô cùng thuận lợi đến được mục tiêu của họ.

Trước mặt Lương An và quân sỹ lúc này chính là điểm cực kia của nước Giang.

Doanh trại quân Giang cũng đúng như tình báo chỉ có thuyền trung bình y như nước Lương và cũng chỉ có 10 thuyền.

Lực lượng của nước Lương hiện tại là 15 thuyền.

Họ để lại 5 thuyền bảo vệ cảng Bạch Sa cho nên quân số là họ có lợi thế.Đội hình của nước Lương lập tức tấn công thuỷ trại của nước Giang.

Quân sỹ nước Giang cũng phát hiện có tàu lạ tấn công thì lập tức ứng chiến.

Quân Giang có lợi thế về kinh nghiệm chiến đấu cho nên dù đối phương đông hơn thì họ cũng không nao núng.

Chiến đấu trên thuyền chủ yếu dùng xạ tiễn tấn công nhất là hoả tiễn cho nên hai bên chỉ đang thi xem ai chuẩn xác hơn.

Mà rõ ràng là quân Giang có kinh nghiệm hơn cho nên họ đang bắn tên chính xác hơn nhiều so với quân Lương chưa được thực chiến bao giờ.

Hơn nữa việc di chuyển chiến thuyền của bên nước Giang cũng rõ ràng là linh hoạt và hợp lý hơn.Lương An cà Lưu Phúc đều không bất ngờ với tình thế này vì họ đến đây với tâm lý là sẽ thua.

Tuy nhiên Lương An rõ ràng là không muốn 15 chiếc chiến thuyền này của nước Lương mất hết cho nên buộc phải ra tay.- Lệnh cho toàn bộ lực lượng tiến sát vào tàu địch.- Rõ thưa bệ hạ.Người trả lời là Đặng Ngũ cũng là chỉ huy hiện tại của thuỷ quân nước Lương.

Chức vụ chỉ huy thuỷ quân này chỉ là tướng quân cấp ngũ phẩm cũng là tướng quân câp thấp nhất trong các hàm tướng quân.

Tuổi tác của Đặng Ngũ cũng còn khá trẻ chỉ mới 26 tuổi.

Là người sinh ra ở cảng Bạch Sa lại có sức khoẻ cộng với kinh nghiệm tàu thuyền cho nên mới được tuyển dụng làm tướng quân đầu tiên của thuỷ quân.

Quan trọng là binh sỹ thuỷ quân nước Lương đều là người ở xung quanh khu vực cảng Bạch Sa tiếp xúc với Đặng Ngũ nhiều nên rất hiểu tính cánh mà tuân thủ mệnh lệnh của Đặng Ngũ.

Đoàn kết thật ra chính là điểm mạnh nhất của hải quân nước Lương.Thấy quân Lương có hiện tượng áp sát thì quân Giang quyết định kéo đội hình lại gần như để cùng nhau chống địch.

Chiến thuật của hải quân một khi áp sát địch tức là muốn cho binh sỹ cập mạn tràn sang tàu đối phương.


Bên nó quân số ít hơn mà bị tách ra từng tàu thì sẽ bị bao vây tiêu diệt cho nên quân Giang tập hợp nhau lại để tránh trường hợp một tàu phải đối mặt với 2 đến 3 tàu của quân Lương.

Thế nhưng chiến thuật này lại là đường chết của họ khi đối đầu với Lương An.

Tàu thuyền đều được làm bằng gỗ.

Mà gỗ bị sét đánh thì sẽ cháy.

Thế là khi nhìn thấy Huyền Lôi của Lương An dáng xuống các tàu đầu tiên thì những tàu còn lại của nước Giang lập tức bỏ chạy.

Họ nhận ra đối phương có người có nội công thậm chí là nội công rất mạnh cho nên họ không định chịu chết ở đây.- Hạ vũ khí sẽ được tha mạng.

Nếu các ngươi tiếp tục bỏ chạy ta sẽ giết toàn bộ.Sau khi Lương An đe doạ thì quân Giang cũng quyết định không bỏ chạy nữa vì họ biết chỉ cần trong vòng 50 bộ thì họ chắc chắn sẽ chết.Cuối cùng thì 7 tàu của quân Giang cùng 15 tàu của quân Lương quay vào bên trong thuỷ trại của nước Giang.

Xưởng đóng tàu nhỏ ở đó cũng được thông báo để không chiến đấu vô ích.

Dù sao chỉ 100 lính canh đó chẳng đủ để chịu được 1 đòn của Lương An.

Chống cự cũng không làm nên việc gì.- Ngài chính là hoàng đế của nước Lương đúng không?Chỉ huy của thuỷ trại nơi này tên là Đào Định mở lời trước.- Đúng thế chính là ta.- Nếu bệ hạ đã nói sẽ tha chết cho chúng tôi thì hẳn sẽ không nuốt lời.- Tất nhiên là thế.

Nhưng ta cũng không thể để các ngươi đi báo tin cho nước Giang được.- Vậy bệ hạ muốn xử lý chúng tôi thế nào?- Ta sẽ đưa các ngươi đến nước Lương.

Ở nước Giang sẽ chỉ biết các ngươi đã chết.

Gia đình các ngươi sẽ không bị liên luỵ.- Bệ hạ cần chúng tôi để làm gì? Chúng tôi chỉ là những binh sỹ thuỷ quân nhỏ bé.- Như ngươi nói vì các ngươi là thuỷ quân.

Ta đang muốn xây dựng thuỷ quân cho nước Lương cho nên ta cần các ngươi.Sau đó lực lượng của Đặng Ngũ được đóng ở đây còn lực lượng của nước Giang thì bị đưa về trong nước Lương.

Lương An cần những người có kinh nghiệm trên biển cho nên không còn cách nào khác là cướp người.

Mấy trăm quân sỹ này sẽ là những người giúp cho nước Lương huấn luyện thuỷ quân.

Lưu Phúc dù không có kinh nghiệm huấn luyện thuỷ quân nhưng lại có kinh nghiệm nhìn người.

Những người nào dùng được thì sẽ được giữ lại còn những người không dùng được thì buộc phải đưa đến vùng tây nam để khai hoang cũng như tránh thông tin bị lộ.Vì tuyến đường hiện tại chỉ cách nhau có 5 ngày hành trình trên biển cho nên lực lượng của Đặng Ngũ không bị cách ly hoàn toàn khỏi nước Lương mà liên tục có tiếp tế theo đường biển đến.

Lươn An định xây dựng thuỷ trại nhỏ này cứ điểm phòng ngự trên biển đầu tiên của thuỷ quân nước Lương.

Cách thức phòng thủ vẫn như cũ xây dựng các tháp canh dọc theo bờ biển rồi sử dụng xạ tiễn tầm xa tấn công những tàu chiến của nước Giang đến tấn công.


Bờ biển cũng được xây dựng hệ thống hàng rào để tránh các tình huống tấn công đổ bộ sở trường của Giang Hạo.Trong khi đó thì bộ binh từ Bình Giang do Lý Hổ thống lĩnh cũng bắt đầu hành quân về phía điểm cực đông nam của nước Giang.

Tuyến đường trên bộ vừa khó đi do địa hình vừa xa hơn so với tuyến đường trên biển cho nên mất đến 10 ngày quân Lương mới hành quân đến nơi.

Họ không chuẩn bị chiến đấu mà là vừa đi vừa chia lực lượng thiết lập các dịch trạm dọc theo đương đi cùng với 5 doanh trại phòng ngự mỗi doanh trại cách nhau 2 ngày đường.

Địa điểm mới chiếm được này được xây dựng thành một doanh trại liên hợp khi sẽ có cả bộ binh kỵ binh và thuỷ quân.Nơi đây vốn hoang vu không có người ở nên không gian xây dựng là khá thoải mái.

Quân Lương do Lý Hổ chỉ huy bắt đầu xây dựng cả tháng mà cũng chả có quân Giang nào đến thăm dò.

Điều này cũng khá dễ hiểu khi trước đó Đào Định từng nói.

Doanh trại này là doanh trại nhỏ nhất cũng như hẻo lánh nhất trong thuỷ quân nước Giang.

Chỉ có những người phạm lỗi hay bị quan trên ghét bỏ thì mới bị điều đến đây chính xác hơn thì nó là một hình thức lưu đày.

Cho nên ngoài việc thỉnh thoảng có thuyền chở lương đến tiếp tế thì có khi cả mấy tháng chẳng có lấy một bóng người nào đến đây cả.Thật ra lúc Lý Hổ tiến quân từ Bình Giang thì bên nước Giang cũng biết chẳng qua khi nhìn thấy Lý Hổ tiến quân về phía không có người thì nước Giang nghĩ quân Lương đang định khai hoang về phía này nên không ngăn cản.

Dù sao khu vực này nước Giang cũng không mặn mà gì nếu không họ đã khai hoang từ lâu rồi.

Nơi đây không có tài nguyên gì cũng không có đất đai màu mỡ để canh tác cho nên nước Giang hoàn toàn bỏ trống khu vực này.Trong lúc các công trình đang được xây dựng thì một số người dân cùng với thợ thuyền của nước Lương cũng được vận chuyển theo đường biển đến đây.

Mục tiêu là tiếp tục mở rộng xưởng đóng tàu ở đây trở thành một xưởng đóng tàu lớn của hải quân nước Lương.

Tiếp theo là người dân được cử đến đây đều là diêm dân.

Lương An muốn muối của nước Lương trở nên dồi dào hơn dù lúc này cũng chỉ có thêm một chút xíu.Cách thức của Lương An hiện tại là đánh rồi chiếm đất.

Chiếm đến đâu thì giữ đến đấy.

Mỗi một vùng đất đều phải được thiết lập hệ thống phòng thủ để cho nó ít nhất đứng vững được một thời gian trước kia cứu viện đến.

Ví dụ như vùng đất nhỏ này nó được xây dựng để chống đỡ được 5 ngày để cho lực lượng từ Bạch Sa đến ứng cứu.

Lương An quyết định đặt tên cho nó là Liên Cực Cảng.

Vì nơi đây chính là khu vực cuối cùng mà sông Liên Giang đổ ra biển cũng là điểm cực đông nam của nước Giang trước kia và là cực đông bắc của nước Lương hiện tại..