Ba Kiếp Không May Đổi Lấy Một Kiếp Bạc Đầu

Chương 20: Mở đầu



Họ trước là quan hệ sư tổ sư chất, sau là sư đồ và cuối là...phu phu. Y là Cảnh Thanh Chu, Quân Sư của Thái Tổ, Quốc Sư Hoa Quốc rồi trở thành Hoàng Hậu của Mộ Cảnh Đế nhưng y lại chịu một lợi nguyền mà chính y cũng không biết về lời nguyền này. Y sẽ không chết cho đến khi y yêu một người và khi đối phương chết y cũng sẽ chết. Đây là do khế ước từ kiếp trước của y với người trong lòng.

Người kia là hoàng đế là hậu duệ của Thái Tổ là học trò y nuôi dạy đến năm 12 tuổi, từ một hoàng tử bình thường không được sủng ái là nhi tử của một Quý Phi thất sủng nay lại là kẻ trên vạn người, y nâng người lên ngai vàng, bảo vệ người trước thích khách.

Mười tám tuổi xuống chiếu lập Quốc Sư làm hậu, nhận trưởng tử của hoàng thúc Mộ Cảnh làm con thừa tự giao cho Quốc Sư dạy dỗ. Hậu cung không có ba ngàn giai lệ chỉ độc sủng mình y, cho y can thiệp triều chính thứ mà các hoàng đế và triều thần luôn ngăn cấm hậu cung bao lâu nay.

Hai người họ một người lạnh lùng không muốn nói, một kẻ luôn nói. Lời của Quốc Sư có uy quyền nhất, hoàng đế cũng chỉ nghe lời Quốc Sư. Nhưng cũng vì hàng động phế Quốc Sư biến Quốc Sư thành Hoàng Hậu mà Hoàng Đế bị cả Hoa Quốc mắng chửi.

Họ là sư đồ, sư phụ nhưng phụ thân, yêu sư phụ lập người làm hậu Hoàng Đế là nghiệt đồ.

Dư âm từ tin cũ nó Huyền Quý Phi là nhi nữ của Quốc Sư, Quốc Sư đã có thê tử đã mất vẫn chưa tan.

Hơn nữa trong mắt dân chúng, Quốc Sư là thần sống, việc làm của Hoàng Đế chính là đang mạo phạm thần linh.

Trong mắt bách tính Hoa Quốc, Hoàng Đế đang làm việc không nên làm nhưng họ vẫn không hiểu, Quốc Sư vì sao lại thuận theo ý chỉ mà từ bỏ địa vị ấy trở thành Hoàng Hậu.

Nhưng cũng không thể trách Hoàng Đế, trên đời này làm gì có thể vượt qua ải mỹ nhân. Mà Quốc Sư chính là mỹ nhân ấy. Thái Tổ từng cãi nhau với phụ mẫu mình về việc cưới tiên hậu, nghe nói nguyên do là vì thích Quốc Sư, sau khi sinh phụ mất, binh quyền vào tay, Thái Tổ nâng Quốc Sư như nâng trứng, Tiên Hậu không phải bệnh mất mà là uất quá mà chết.

Thái Tổ có ba nhi tử, cũng không biết vì điều gì, sinh mẫu chết vì sinh phụ yêu Quốc Sư không dứt, đáng lí ra phải thù ghét, cả ba từng tranh nhau muốn lập Quốc Sư làm chính thê nhưng Thái Tổ không đồng ý, Quốc Sư biết tin thì trực tiếp không thèm nhìn mặt cả ba. Thái Tổ có hai nhi nữ, cả hai cũng say mê, nhưng phụ hoàng cầm đoán hoàng huynh ép cả hai đi hòa thân nên không được gì tốt.



Mộ Cảnh Đế cũng thích sư phụ mình, y là người ngoài nóng trong lạnh, tính cách quyết đoán chính là kiểu các đời hoàng đế yêu thích nhưng có lẽ bởi lời răn đe trước lúc chết của Thái Tổ sau truyền từ đời này sang đời khác mà không ai dám xuống chiếu ép Quốc Sư làm hậu, duy có mỗi Mộ Cảnh Đế dám nói dám làm.

Người ở ngai vàng đến năm 30 tuổi, văn võ song toàn có thể bảo vệ bản thân nhưng lại vì người mình yêu mà cam tâm tình nguyện đỡ một mũi tên độc mà chết.

Trước lúc chết mới nghe được một câu từ miệng Quốc Sư, câu mà các đời hoàng đế muốn nghe cũng chẳng nghe được:"Ta....yêu ngươi"

Thứ mà các hoàng đế đời trước mong chờ cầu còn không có thì Mộ Cảnh Đế trước khi chết đã nhận được, đã vậy còn không ép buộc mà là đối phương tự nguyện nói ra.

Thái tử đăng cơ lấy hiệu là Huyền Cảnh Đế, đưa Hoàng Hậu quay lại vị trí Quốc Sư nhưng cũng ghi vào gia phả bên cạnh Hoàng Đế Mộ Chu là Hoàng Hậu Quốc Sư Cảnh Thanh Chu. Ngài hỏi ý:" Người có muốn đi cùng phụ hoàng không? Nhi thần không có ý gì nhưng nếu hai người yêu nhau mà một người mất một người còn sống thì người còn sống ắt sẽ đau lắm....như Trữ Hàn Hầu và phu nhân ngài ấy vậy"

Quốc Sư khẽ gật rồi nói:"Ngươi chuẩn bị hai mộ chung....ta muốn chôn cùng bệ hạ"

Quốc Sư nhốt mình trong Quốc Sư Điện, mái tóc đen dài của ngài chỉ sau một đêm đã bạc trắng như tuyết, đúng một tháng sau khi tiên đế băng hà, Hoàng Hậu Quốc Sư chỉ người kế nhiệm mình rồi tự tử trong Quốc Sư Điện.

Lúc này tang lễ mới được tổ chức. Bách tính đau lòng khi nghe tin Thần linh của họ đã mất, tân đế đưa tiễn họ, tổ chức Quốc Tang nghỉ triều năm ngày, hai người được chôn cùng mộ, so với các hoàng hậu khác thì đây là điều lớn. Hoàng hậu là chính thê nhưng không phải người hoàng đế yêu, ngay từ thời Thái Tổ, lăng Hoàng Hậu được xây riêng, hoàng hậu và hoàng đế vĩnh viễn không gặp nhau. Lăng Hoàng Đế và Lăng Hoàng Hậu cách nhau ba ngàn dặm về phía Nam, một lăng nằm gần kinh đô, lăng còn lại thì nằm lại nơi xa kinh đô không nhưng không thể gặp lại người thân mà còn không thể gặp lại Hoàng Đế.

Đây là phần thứ hai, là kiếp thứ hai của một đôi phu phu vạn người ngưỡng mộ.