Cảnh Doãn cúp điện thoại, quay lại bàn tiệc, trên nền nhạc tình cảm dạt dào, cùng mọi người theo dõi hết nghi thức hôn lễ. Y rót một ly vang đỏ quét sạch đường trước, gắp một đũa từ đĩa đồ ăn cách mình gần nhất, chẳng cần biết là gà luộc hay thịt vịt muối, cứ thế nuốt trọn vào bụng, bên lấy khăn lau tay lau miệng, lại nói với Nguyễn Nghiên, con phải đi rồi.
Khóe mắt Nguyễn Nghiên trừng lên: “Anh lại làm cái gì?”
Y nói: “Có chút việc gấp. Buổi chiều bố mẹ còn việc gì nữa nhớ nhắn con biết, chơi mạt chược cũng đừng muộn quá.”
Bố y ngẩng đầu: “Ơ kìa?”
“Không việc gì đâu bố, cả nhà cứ ăn đi.”Nép lưng men theo tường, y tìm được đường ra từ khoảng trống giữa vòng ghế dựa xếp tròn, thuận tay vỗ vỗ Cảnh Việt Đông: “Giúp con xin lỗi chị nhé.”
Y bước ngược hướng với nhân viên phục vụ đang đi vào chia thức ăn, ra ngoài.
Xuyên qua hành lang dài, lấp ló đâu đó ánh mặt trời, không khí lưu thông cũng thêm trong trẻo nhẹ dịu hơn. Y bỏ lại tất tần tật hoa thiên cẩm địa, quang trù giao thác lại sau đầu, đi nhanh về phía ngã tư đường, đón một chiếc taxi, báo địa chỉ tiểu khu nhà mình.
(花天锦地,觥筹交错 hoa thiên cẩm địa, quang trù giao thác: những câu nói miêu tả bữa tiệc linh đình náo nhiệt hoa lệ, rượu xếp thành đống.)
Cơ mà không phải về nhà mình.
Trên đường y nhìn đồng hồ một lần, xuống xe lại liếc thêm lần nữa, vào tiểu khu, quẹo qua một ngã rẽ trên con đường hai ngả mà ngày nào cũng phải qua, đội cái nắng mặt trời chói chang nóng nực như muốn làm tan chảy người ta, vào cửa nhà Khang Sùng. Gõ hai cái, cửa mở. Mùi khói lẩn quẩn mùi tinh dầu ùa vào mặt.
Tầm nhìn trong phòng chẳng cao hơn hành lang là bao nhiêu, ban ngày ban mặt kéo kín rèm, lờ nhờ tối. Khang Sùng đứng khuất bóng, không nhìn rõ mặt lắm, để trần thân trên, mấy đường cơ này rãnh nọ cũng lờ mờ. Quần ngủ trên hông bằng một cách vi diệu nào đó vẫn giữ được ở cái độ cao tưởng như sắp rơi mà hóa ra không phải. Một tay gã chống trên khung cửa, bộ dạng sắp chống đỡ không nổi, suýt nữa quỵ luôn.
Y thở dốc, tim đập đùng đùng, yết hầu phát khô, lúc cất tiếng, giọng cũng vỡ theo: “Sao mà thành thế này hả?”
Khang Sùng hỏi lại: “Cổ họng khàn thế?”
Cảnh Doãn nghe gã, chau mày: “Chạy đấy. Cậu còn khàn hơn cả tôi, hút cho lắm thuốc vào.”
“Hết cách rồi, nâng cao tinh thần mà.”
Khang Sùng ho khan, cười, cười đến là uể oải, lại ái muội hút mắt.
Gã nói: “Xin nhờ đằng ấy ha.”
Cảnh Doãn vào nhà gã, tùy ý xỏ đôi dép lê, xắn ống quần lên hai nấc, qua mắt cá, để lộ nửa bắp chân, quạt quạt quần áo mướt mồ hô, nói: “Muốn tôi làm gì, bàn giao nhanh lên mà đi ngủ, trông cậu như sắp chết đến nơi.”
“Một tuần không gặp, nhìn thấy mặt nhau cái là bắt đàu trù ẻo tôi…”
Không cho Khang Sùng nói nữa, gã bị Cảnh Doãn đẩy lưng đuổi về phòng ngủ,quăng như quăng bao gạo về giường, hai cẳng chân chổng vó. Dính lên giường rồi, mí mắt cũng díu lại, còn kịp nhắn nhủ hậu sự một hơi:
“Tôi bốn giờ bay, ngủ được thêm tiếng nữa, một giờ hơn gọi tôi. Đồng hồ báo thức vô dụng, tôi thử rồi, dùng nhân công mới được, đằng ấy gọi không được thì cứ đánh tôi.”
“Không kịp sắp xếp lại hành lý, đằng ấy giúp tôi tùy tiện thu thập mấy thứ, đi một ngày một đêm thôi, tối mai là về.
“Hai ngày hai đêm nay tôi chưa ngủ…Đói ghê nơi… Cảm ơn ha~”
Sau mấy lời gã thì thào kia toàn là nói mê, mấy tiếng ú ớ trước sau chả ăn nhập nhau tí nào, nói chưa xong đã lăn ra bất tỉnh nhân sự, chắc chả kém gì hôn mê sâu. Tuần trước gã có nói qua, rằng tuần này bận lắm, sẽ làm không ngừng khỉ, hôm qua hôm kia đều xuyên đêm, đến hôm nay còn phải đi công tác, thảm hơn nữa là, mấy nay bố mẹ gã đều ra ngoài du lịch, dùng hành đồng thực tế quán triệt và nêu cao tinh thần “Người lớn tuổi phải có cuộc sống của riêng minh, không thể chỉ vì con cái mà sống được.” rất mực tiến bộ. Thế là trong nhà chả còn ai trông nom, nồi lạnh bếp vắng, Khang Sùng giống như đứa trẻ bị bỏ lại phía sau vậy, xa gần không ai giúp, lúc kề cận ranh giới đột tử mới nhớ tới còn có một người đáng tin là Cảnh Doãn.
“Không cần khách khí.”
Y dùng khẩu hình miệng nói xong câu, đắp cho người ta cái chăn mỏng, cúi người cầm vali xách tay màu đen lên, rỗng, nhẹ hều, mở ngang ra rồi quay đầu vào tủ quần áo Khang Sùng chọn quần áo, áo dài tay quần dài lấy một bộ, nghĩ nghĩ, lấy điện thoại tra dự báo thời tiết hai ngày nay mai ở chỗ kia, lại lấy thêm bộ ngắn tay gấp vào.
Tủ quần áo chỉnh tề ngoài dự đoán, phân riêng các loại, cà vạt, tất, quần lót, mấy thứ phụ kiện nhỏ đều trật tự ngay ngắn, xếp trong ngăn kéo chia ô vuông riêng dưới giá áo, mỗi thứ đều đang nhắc nhở Cảnh Doãn: Người đàn ông đang ngủ trên giường này đã sớm không còn là thằng nhóc đáng ghét vô tâm vô phế, lôi thôi lếch thếch năm nào nữa rồi.
Ô che, kính mắt, khăn tay, máy tính, đồ dưỡng da, dao cạo râu, băng urgo, sạc, y nhét hết vào túi khóa kéo trong vali, có lớp ngăn cách, phân biệt với bên để quần áo. Trước không khóa, chờ Khang Sùng tỉnh ngủ kiểm tra lại một lần. Y gom ví tiền, hộ chiếu, căn cước quy về một chỗ, để lên trên.
Đưa mắt nhìn đồng hồ, y không tiếng động ra khỏi phòng ngủ, nhìn quanh phòng khách thân thuộc như nhà minh. Mấy năm trước có tu sửa qua một lần, đổi kiểu trang trí nội thất, thiết kế tinh giản, già giặn, lấy thực dụng làm chủ, ít có đồ trang trí thừa. Mẹ Khang Sùng là người làm vườn, cho nên trong nhà nuôi rất nhiều chủng hoa, bên cạnh Cảnh Doãn cũng có một chậu, y chẳng biết tên, cũng không ngửi được hương hoa, nhưng thấy dưới chậu hoa đè một tờ giấy, trên đấy viết: Cách một ngày tưới nước một lần, dám quên mẹ giết mày.
Y đứng đối diện điều hòa hứng gió thổi chốc lát, hong cho khô mồ hôi sau gáy, đi đến phòng bếp lục trong chạn được một trái cà chua lạc đàn, ít rau chân vịt, trong tủ lạnh thấy thịt hộp, lôi ra hết, rửa tay sạch sẽ trong bồn, nấu ăn.
Đun nước sôi, bỏ cà chua cắt miếng nhỏ vào, nấu năm phút, thêm một thìa tương nấm hương, một thìa dầu hào, đun thêm một phút nữa, giảm lửa, dùng làm nước dùng. Tiếp theo là quá trình nấu mì ăn liền phổ thông, cho gói gia vị, nước tương, rồi mì, rau chân vịt, thịt hộp cắt miếng, nấu thêm hai phút.
Trước bước cuối cùng bắc nồi ra, y căn đồng hồ báo thức chắc sắp reo rồi, đập một quả trứng gà vào, nấu ngập trong nước dùng đến óng ánh phát sáng, gắp mì sợi đàn hồi thuần chất ra, đun sôi nước dùng sắc đỏ, bọt khí chen chúc, trứng dần đặc lại, tắt lửa. Trong phòng bếp hương cơm đủ đầy. Mà y đây chẳng đói bụng tẹo nào.
Y bắc nồi nhỏ ra bàn ăn, dọn xong bát đũa, mặc kệ tay đang rát nóng, vào phòng ngủ gọi Khang Sùng.
Đẩy cửa ra, Khang Sùng vẫn giữ đúng tư thế trước khi ngủ kia, chưa động mảy may.
Quả là gã mệt quá rồi.
Cảnh Doãn muốn dùng động tác dịu dàng nhất mà y biết cho tới giờ lay tỉnh người ta, lại cảm thấy chẳng tài nào xuống tay nổi, như thể có làm gì cũng thật thô bạo, thật không trân trọng.
Y đành phải cong ngón tay, cọ cọ lớp da mịn âm ấm man mát vào dưới hốc mắt phiếm thâm của Khang Sùng, nhẹ giọng gọi: “Dậy đi nào.”
Khang Sùng mở mắt ra, con ngươi trầm đục, vẩn tơ máu, mù mờ nhìn y.
Y muốn nói thêm gì đó, tay đã bị người ta nắm ngược lại thật chặt, vừa ôm vừa kéo, trời đất quay cuồng, ngã xuống giường.
Khang Sùng tựa thức lại như chưa tỉnh, chóp mũi chạm xuống trán y, hãy còn đang ở trong mộng hay sao mà hô hấp vẫn thật sâu, ấm áp như thủy triều. Tay gã ôm thắt lưng Cảnh Doãn, tay Cảnh Doãn dán trên ngực gã, giống phòng ngự, giống can ngăn. Cái chỗ đập đều có quy luật kia, thế mà không khống chế được nữa, nóng lên.
Cảnh Doãn nói: “Nên dậy rồi.”
Khang Sùng nói: “Ừ tôi biết.”
Trong trí nhớ từng không chỉ có một lần ôm nhau, là từ bao giờ bắt đầu nảy sinh khao khát, hương vị biến đổi, giờ hồi tưởng lại đã phí công rồi.
“Cậu không dậy nữa là muộn đó.”
“Ừ tôi biết.”
Rào chắn “tình bạn” ngăn cách, vì để kề cận nhau hơn, nguyện làm “quân tử chi giao”, tình hữu nghị địa cửu thiên trường.
Dép lê tự tuột khỏi chân, táp một cái vang vọng trên nền nhà, lồng ngực Cảnh Doãn run rẩy, dốc hết toàn lực giữ vững lý trí, sức lực trên tay lại dần xói mòn: “Cậu có biết… Mình đang làm gì hay không?”