Bình Dương Công Chúa

Chương 86: Chàng trở lại



Phủ Thôi Quốc công.

An Lạc công chúa khoác một chiếc áo choàng thật dày, cổ áo là lông cáo trắng, trên đó còn vương tuyết mỏng, đi vào nhà ấm lớp tuyết liền tan, cổ áo ướt một mảng.

Nàng ta cởi áo choàng, nhận trà thị nữ đưa qua, uống một ngụm, sau đó giữ tách trà ấm trong tay, lúc này An Lạc mới mở lời với Thôi Tiến Chi:

"Hôm qua ta đi gặp Bình Dương, bệnh đã đỡ, tinh thần cuối cùng đã tốt hơn một ít. Ta hỏi qua y quan trong phủ thì được biết tình hình đã không còn hung hiểm."

Thôi Tiến Chi gật đầu: "Vậy là tốt rồi."

Bàn tay siết tách trà bấy giờ mới động đậy, cảm thấy da bỏng rát.

Ngày ấy y ngăn cản xe ngựa của Lý Thuật ở ngoài thành rồi áp giải nàng ấy trở về, hôm sau liền nghe tin nàng bệnh nặng.

Không dưới một lần Thôi Tiến Chi muốn đi thăm nàng, nhưng lại nghĩ Lý Thuật đã ghét y đến mức này, trong phủ hẳn đã biến thành tường đồng vách sắt, tuyệt đối không để y có cơ hội bước vào.

Y hết cách, chỉ có thể nhờ An Lạc công chúa, cong queo vòng vèo mới biết được tình trạng hiện tại của nàng.

Thôi Tiến Chi thả lỏng, liền nghe An Lạc công chúa tự hỏi một cách khó hiểu:

"Y quan nói Bình Dương bị bệnh do ưu tư quá độ, có chuyện gì khiến cô ta ưu tư đến thế nhỉ?"

Vì thân thể phụ hoàng ư? Hay vì chuyện tranh đấu thất bại?

Bình Dương không giống người dễ dàng suy sụp tinh thần như vậy.

Thôi Tiến Chi chỉ nghe không đáp. Y biết đáp án, nhưng lại không muốn nói ra khỏi miệng.

Y có thể ngăn cản họ thành thân, thậm chí có thể làm cho bọn họ âm dương cách biệt, nhưng y lại không ngăn được trái tim người ta. Y không biết từ khi nào, Lý Thuật đã đem lòng yêu một người đàn ông khác đến khắc cốt ghi tâm.

Nàng vì thế mà ưu tư thành bệnh, gần như bỏ nửa cái mạng, quả thực cũng là chuyện thường tình. Lý Thuật chính là người như vậy, nhìn bề ngoài lạnh nhạt vô tâm, chung đụng lâu ngày cũng không tỏ chút ôn nhu dịu dàng nào cả. Chỉ trong những lúc nguy nan nàng mới bộc lộ một chút.

Người ta họa đến mạnh ai nấy chạy, chỉ có Lý Thuật, tai vạ đến nàng lại càng trung trinh.

Thôi Tiến Chi cười khổ, mặc kệ bản thân một lát mới thu hồi cảm xúc, dặn dò An Lạc:

"Lúc ta không ở Trường An, làm phiền công chúa để mắt đến Lý Thuật."

An Lạc lập tức đồng ý: "Tất nhiên. Nhưng...... Bình Dương cũng không thân cận với ta, ta không hỏi thăm được nhiều chuyện lắm đâu."

An Lạc có thể biết tin tức từ chỗ Lý Thuật thì đều là tin tức đã công khai. Nàng ta mà moi được từ Lý Thuật tin gì đó độc nhất vô nhị mới đúng là chuyện lạ trên đời.



Nạn dân ở Lạc phủ đã tụ họp lại thành một thế lực, châu quận phụ cận điều tiết lính tráng đều loạn tù mù, mãi không áp được, còn phải cho người đến Trường An xin lính tinh nhuệ.

Thôi Tiến Chi được toàn quyền phụ trách bình định loạn Lạc phủ, y tất nhiên phải đích thân lãnh binh đi; huống hồ nói đến cùng, chuyện phản loạn ở đó chính là một kế sách y thực hiện để đối phó với thất hoàng tử.

Sắp cuối năm rồi, chuyện phản loạn nên sớm giải quyết, bằng không triều đình sẽ không có một năm suôn sẻ.

Thôi Tiến Chi đã nhận lệnh từ Thái tử mấy hôm trước, ngày mai sẽ đi.

Sau khi đã nói hết lời, Thôi Tiến Chi quay lại với công việc sắp xếp trong phủ. Ngày mai y đi, mà trên dưới Thôi Quốc công phủ hiện giờ đều chỉ có y lo toan, có rất nhiều việc lớn nhỏ cần an bài.

An Lạc cũng không ngồi lâu, tách trà chưa nguội đã đứng dậy.

Đứng bên ngoài cánh cửa gỗ mun nặng trĩu của phủ Quốc công, An Lạc thở hắt ra, như thể muốn đẩy toàn bộ không khí cũ kĩ của tòa nhà lớn này ra khỏi phủ tạng.

Nếu trước đó nàng ta còn có chút tình cảm thiếu nữ với Thôi Tiến Chi thì bây giờ cũng chẳng còn một mẩu. Nàng ta thực sự ghét tòa phủ Thôi Quốc công này, nồng nặc mùi tử khí, nặng nề áp lực.

Lông cáo trên cổ áo choàng còn âm ẩm, nàng ta cũng không rũ đi, gió lạnh thổi tới khiến đầu óc càng thanh tỉnh. Thị nữ đỡ nàng ta lên xe ngựa, châm trà nóng, mới nói:

"Ban nãy phò mã với đồng liêu vừa đi qua đây."

"Ừm."___An Lạc thuận miệng hỏi:

"Giờ hắn ở đâu?"

Thị nữ đáp: "Phò mã nói ngài ấy về phủ trước ạ."

Động tác của An Lạc ngừng lại.

Hắn không có chính sự trong người, sao không chờ nàng ta, không phải trước đây hắn luôn chờ nàng ta hay sao?

Trước kia mặc kệ nàng ta làm gì, Dương Phương đều ôn nhu chờ đợi.

Trong lòng An Lạc dâng lên một cảm giác khó nói.

Đường phủ đầy tuyết, nhìn về phía trước, ngõ Văn Đức không có bóng dáng người qua lại, chỉ có tòa phủ đệ lớn im lìm sau lưng, giống con thú ẩn mình cắn nuốt tất cả sự sống.

Thái Tử ca ca một lần nữa rời núi, nàng tự nhiên là cao hứng, nhưng cùng chi tướng bạn, lại là phụ hoàng lại một bệnh không dậy nổi, Lý Thuật cũng một bệnh không dậy nổi, ngay cả Dương Phương đối nàng thái độ cũng dần dần phai nhạt.

An Lạc nhìn xuống nền đất, trên lớp tuyết dày dường như còn in lại dấu chân ngựa của Dương Phương.

Vì sao Dương Phương không đợi, nàng ta cũng không rõ.

Tuyết rơi xuống che đi tầm mắt, An Lạc có chút mê mang.

Không biết vì cái gì, rõ ràng trước mắt nàng ta đã đạt được những gì mình sở cầu, nhưng kết quả lại không khiến nàng ta vui vẻ.

*

Ngày tiếp theo Thôi Tiến Chi mang binh rời khỏi Trường An.

Thoát cái, đã gần đến tết, trong thành Trường An hào hứng náo nhiệt, nhưng bân ngoài thành lại là cảnh tượng thê thảm.

Sau lập đông, cuộc sống bá tánh lại càng khổ, Hà Nam xảy ra chuyện, không ít nạn dân chạy về kinh, lợp lán ở tạm bên ngoài thành, chờ đại quan quý nhân từ thành đi ra ban phát chút thức ăn, tiền bạc.

"Bên cạnh việc lập nơi phát chẩn, có thể lập cả nơi chữa bệnh, bán thuốc, để y quan trong phủ ngươi thường xuyên đến bắt mạch, ngày đông khó tránh bị phong hàn, những lưu dân kia lại không có tiền khám chữa."

Lý Thuật dọc theo chân tường một đường đi qua, nhìn mấy lều phát cháo của Lý Cần, lại đề điểm một câu.

Mắt của đám thế gia chỉ biết ngước lên trời, làm sao thấy được đói khổ của dân chúng ngoài thành, chẳng có mấy ai tổ chức phát chẩn.

Lý Cần bị Thái Tử tước quyền, hắn giờ cũng không có cơ hội làm gì trên triều cả, Lý Thuật vẫn khuyên hắn nên đi lấy dân tâm làm rễ —— hắn là thân vương đầu tiên ở Trường An cứu tế lưu dân.



"Cũng không nên chỉ tập trung ở chỗ lưu dân này, không ít bá tánh nghèo khổ ở Quan Trung không có lương thực mùa đông, ngươi sắp xếp cho người ở điền trang khắp nơi của ngươi cũng tổ chức phát cháo, người gặp nạn hạn hán cũng nhiều, nhất định chỉ có thể trông chờ vào ân huệ của ngươi."

Lý Thuật nói thêm, bỗng ho một tiếng, không khỏi kéo chặt áo choàng.

Lý Cần đáp: "Ta đã sai người đi làm rồi."

Lý Thuật gật đầu. Lúc nàng gật đầu, cây trâm huyết ngọc cắm nghiêng trên búi tóc phản chiếu ánh mặt trời lấp lánh. Cây trâm vàng mộc mạc trước đây nàng tâm niệm đã không thấy đâu, đổi lại là cây trâm ngọc ngày ngày không rời.

Đều là chấp niệm.

Cây trâm huyết ngọc đỏ như máu, càng làm làn da thêm phần tái nhợt.

Có lẽ là do an tâm dưỡng bệnh, Lý Thuật có da thịt hơn lần trước, xương gò má đã không còn lộ rõ, sườn mặt đầy đặn hơn nhiều. Từ trên người không còn nhìn ra dấu vết của thần thái suy yếu trước đây.

Nếu không phải còn có cây trâm kia, Lý Cần còn hoài nghi có khi nào Lý Thuật đã quên Thẩm Hiếu.

Lý Cần rời mắt khỏi cây trâm trên đầu nàng, nói:

"Không cho lưu dân vào thành, Thái Tử làm thế đúng là không phúc hậu. Năm nay tuy có thêm lưu dân từ Hà Nam, so với mọi năm nhiều hơn một ít, nhưng cũng không đến mức quá nhiều, nếu phụ hoàng có thể chấp chính, khẳng định sẽ không cấm bọn họ vào thành xin ăn."

Kỳ thật năm rồi vừa vào đông, ngoài thành Trường An đã có vài đoàn lưu dân hợp lại. Chỉ cần lưu dân không phải đặc biệt nhiều, binh lính thủ thành sẽ không ngăn, tùy ý để bọn họ vào thành kiếm việc làm, hoặc cùng lắm ăn xin trên phố, miễn cưỡng chống trọi qua mùa đông.

Nhưng nay Thái Tử cầm quyền, Thái Tử lại thích phô trương, thịnh thế của hắn làm sao cho phép lưu dân phá hỏng, chẳng khác nào nói hắn trị quốc vô năng? Bởi vậy cứ bịt tai trộm chuông, năm nay cấm hết lưu dân không cho vào thành.

Lý Thuật cười:

"Cứ kệ Đông Cung thôi, trên tay hắn có quyền, chẳng lẽ không cho hắn khoe khoang. Vừa vặn, nhân chuyện này Đông Cung bị bá tánh chê trách, ngươi lại lập trạm phát chẩn, liền có thể khiến dân tâm hướng về mình. Cơ hội tốt hại người lợi ta này không phải cứ cầu là được đâu."

Lý Cần cũng cười một tiếng.

Lời nói chua ngoa, Lý Thuật vẫn y như trước.

Không nói đến trợ giúp trên chính trường, thấy Lý Thuật khỏe lại, bản thân hắn cũng thấy là một chuyện tốt.

Hai người không thể nói chuyện lâu, nếu không sẽ gây ra nghi ngờ. Huống hồ Lý Cần đã tốn thời gian cả ngày ở việc phát trẩn, đến lúc về phủ rồi.

Tạm biệt Lý Cần, Lý Thuật đi về phía nơi phát cháo của chính mình.

Nơi phát cháo của Bình Dương công chúa cách xa cửa thành nhất, cũng chỉ khiêm tốn bày một gian, không so được với một hàng dài lều bạt nhà Lý Cần.

Lý Thuật cho phát cháo vốn là không phải vì cứu tế, nàng chỉ muốn có cơ hội ra khỏi thành đơn độc nói chuyện với Lý Cần. Bởi vậy chỉ làm để tượng trưng.

Lý Thuật đi được vài bước, liền nhíu mày:

"Sao cái đồ An Lạc này lại dính như kẹo mạch nha thế, đi phát cháo mà cũng phải bám lấy mình."

Bên cạnh lều bạt phát cháo của nàng là một gian lều mới dựng của An Lạc.

Từ rất xa đã ngửi thấy mùi thơm của cháo trắng, không ít nạn dân bị mùi cháo hấp dẫn, xếp thành hàng dài trước gian của An Lạc.

So sánh với nàng ta, trước gian của Lý Thuật có vẻ đặc biệt quạnh quẽ, không có mấy người.

Lý Thuật đến gần, mới biết rõ nguyên do.

Trong nồi cháo của An Lạc là loại gạo mới ngon nhất, đặc sệt, đừng nói là nạn dân, người dân bình thường cũng chưa dám ăn loại gạo này. So với nàng ta, cháo của nàng chỉ đơn giản nấu từ loại gạo nửa cũ nửa mới, không cần nghĩ cũng biết cháo ở đâu ngon hơn.

An Lạc cũng ở đây, xa xa đã thấy Lý Thuật, vẫy vẫy tay với nàng rồi vòng qua đám người đi tới.

An Lạc cười:



"Ngày đầu dựng lều phát cháo, không ngờ có nhiều người như vậy."

Lý Thuật liếc mắt nhìn qua, thấy trong đám người xếp hàng không chỉ có lưu dân xanh xao vàng vọt, ngược lại có không ít người sắc mặt hồng nhuận. Chẳng trách đông thế, cháo từ loại gạo mới ngon nhất không chỉ hấp dẫn lưu dân.

An Lạc lại nói:

"Thái Tử ca ca không cho lưu dân vào thành, cũng là vì suy nghĩ cho bá tánh bên trong Trường An, nếu cho lưu dân vào thành, ban đêm có lệnh cấm đi lại nhưng không dễ để bọn họ lại ra ngoài, ban đêm không được yên tĩnh, làm cho nhân tâm hoảng sợ. Nhưng Thái Tử ca ca cũng không phải mặc kệ lưu dân, nếu như thế ta đã không đến cứu tế."

Lý Thuật giả bộ cười, không ý kiến.

Dùng gạo thượng đẳng đi cứu tế? Đúng là giết gà dùng dao mổ trâu, không hổ là bào muội Thái Tử, nhất cử nhất động đều thể hiện ra nhân đức của Thái Tử.

Cứ xem nàng ta có thể dùng gạo thượng đẳng này chống đỡ được mấy ngày, đến lúc đó chịu không nổi lại phải đổi về gạo lức, người ta sẽ không còn nhớ đến số gạo tốt ban đầu, chỉ biết oán giận dựa vào cái gì hạ thấp tiêu chuẩn.

Nói mấy câu, Lý Thuật lười không muốn hàn huyên gì thêm với An Lạc, đang muốn đi, lại thấy một đứa trẻ mặt mày nhem nhuốc chạy đến. Nó gầy nhẳng, trên người mặc một bộ quần áo vá chằng vá đụp.

Thị nữ của An Lạc vội vàng ngăn cản không cho đứa bé kia tiếp cận, quá bẩn thỉu, sợ làm dơ y phục của công chúa.

Đứa trẻ bị đẩy ra, khiếp đảm, gần như muốn khóc, trong tay giữ khư khư một tờ giấy, chẳng biết muốn đưa cho ai. Nó nói đặc sệt khẩu âm Quan Trung: "Tạ...... Tạ ơn công chúa ban cơm."

Hai vị công chúa, trước gian phát cháo của Bình Dương công chúa không có mấy ai, thị nữ mặc định nó đang cảm ơn An Lạc công chúa.

Thị nữ giơ tay nhận tờ giấy từ tay đứa trẻ, nó như được đại xá, ba chân bốn cẳng chạy mất tăm.

Thị nữ nhìn nhìn, bỗng cười khúc khích, đưa cho An Lạc xem:

"Bẩm công chúa, là lưu dân lĩnh cháo cảm ơn ngài. Đứa bé kia không biết chữ, chỉ có thể vẽ một bông hoa để tỏ lòng biết ơn. Đáng thương quá, bé tí, khiến người ta mủi lòng."

An Lạc cũng cảm thấy thú vị, nàng ta chưa từng tiếp xúc với trẻ con dân gian, cầm tờ giấy định xem cho kĩ thì bị Lý Thuật đoạt mất.

An Lạc quay đầu nhìn, thấy đôi môi Lý Thuật mím chặt.

Trong lòng Lý Thuật nổi sóng to gió lớn, lại không dám biểu hiện ra một phân dị thường, ngón tay gầy siết lấy góc tờ giấy.

Tờ giấy đã ố vàng, sờ lên chỉ thấy thô ráp, là loại giấy dân gian tùy tiện làm, cũng không dùng để viết. Trên đó không có bất cứ kí tự nào, chỉ trơ trọi một bông hoa ở góc.

Chàng ấy đã trở lại!