Năm tháng trời lánh nạn ở Sicily đã mở mắt Michael Corleone nhiều. Nó đã hiểu ông bố và nghiệp dĩ của ổng. Nó đã hiểu những nhân vật như Luca Brasi, Clemenza... cũng như tại sao bà già chịu khuất tất âm thầm chấp nhận hoàn cảnh. Nếu họ không phải là những týp người dám cưỡng lại số phận thì ngày giờ này họ đâu được như vậy? Michael cũng đã hiểu tại sao bố hay nói "Mỗi người mỗi phần số" cũng như tại sao dân không đi với nhà nước, không tuân theo công quyền và không dám vi phậm luậtomerta.
cảng Palermo, Michael mặc bộ đồ dơ đội nón rách được người đưa tuốt vô một vùng ảnh hưởng Mafia còn nặng và ông thủ lãnh tức capomafioso vốn chịu ơn nặng của Bố-Già. Làng Corleone cũng nằm trong tỉnh này nhưng bà con dòng họ nhà nó đâu còn ai? Mấy bà cô bà bác tuổi già đã qua chơi thế giới bên kia còn các ông chú ông bác nếu không chết vì báo thù rửa hận cũng đi phương khác lập nghiệp từ lâu. Xa thì Mỹ, Ba-Tây, gần thì mấy tỉnh trong nội địa. Cái làng Corleone tí xíu, hẻo lánh ai ngờ vô địch thế giới về khoản giết người!
Michael được đưa vô nương náu ngay nhà ông chú ruột của thủ lãnh Tommasino, một ông già độc thân tuổi ngoài 70, vị y-sĩ độc nhất trong quận.Ông Trùm Tommasino ngoài 50 tuổi trên thực tế lãnh chânGabbelletto nghĩa là cai quản một sở đất mênh mông cho một dòng họ quý phái bậc nhất Sicily. Làmgabbelletto ăn lương nhà giàu hẳn phải có bổn phân bênh vực quyền lợi chủ nhân, cấm không cho bọn khố rách đụng chạm đến một mảnh đất, dù là lẻn vô săn thú trộm hay cắm dùi ẩu. Nông dân đòi hỏi tranh chấp với chủ nhân – dù chính đáng hay không chính đáng, như đòi được quyền mua đất bỏ hoang chẳng hạn – đã có ông quản gia thay mặt đứng ra "thu xếp" bằng mấy lời đe doạ, bằng tay chân hay bằng súng, bằng dao!
Ông TrùmTommasino còn thừa hưởng độc quyền đổi nước trong vùng, những giếng nước ngọt có từ cả trăm năm nay nhưng dân nghèo muốn mua phải bỏ tiền răng rắc. Để bảo vệ quyền đổi nước, Tommasino còn dám phá không cho nhà nước đắp thêm đập. Nhiều đập nông dân sẵn nước ngọt xài thìÔng Trùm còn đổi nước cho ai?
Tuy nhiên phải nhìn nhận Tommasino thuộc phái cổ, không dây dưa tới ma-tuý hoặc buôn người. Do đó mới có những chuyện hục hặc với đám đàn em mới nổi lên ở Palermo, những thằng chịu ảnh hưởng nặng đám "găng-tơ" dữ dằn vừa bị Mỹ trục xuất về, dám làm bất cứ việc gì nếu có tiền.
Đúng truyền thống bụng bự của những Ông Trùm, capomafioso Tommasino người cao lớn dềnh dành, có bụng và có uy, nghĩa là nắm vững đám thủ hạ dưới quyền. Có lão bảo vệ là Michael khỏi sợ ai đụng chạm đến nhưng nó chỉ ở trong nhà bác sĩ Taza, không ló mặt ra ngoài.
Ông cụ Taza cao đến thước tám, gò má xương xương tóc bạc phơ... nhưng hãy còn gân chán. Tuần nào cụ bác-sĩ chẳng phải mò ra Palermo một lần để vui vẻ với các chị em ta? Ông cụ này có tật mê sách, sách quái gì cũng đọc và lâu lâu mang ra kể cho đám thân chủ thất học nghe chơi. Mấy thằng nông dân có biết đến mặt chữ là gì nên sách là đồ bỏ và ông thầy Taza nhất định là một anh cuồng chữ!
Michael khoái những buổi tối ngồi ngoài vườn nghe chú cháu ông chủ kể chuyện đời xưa. Khu vườn rộng mênh mông, chỗ nào cũng có tượng đá, làm như đất Sicily này người ta trồng cho tượng đá mọc lên như trồng nho vậy. Ông cụ khoái kể chuyện Mafia ngày xưa với những chiến công lừng danh từ mấy thế kỷ trước khiến nhiều khi ông cháu cũng hứng chí khoe thành tích hào hùng mới dạo nào. Rượu ngon uống mềm môi, khung cảnh thơ mộng và hương đêm ngây ngất.
Qua chú cháu nhà này Michael như được dẫn dắt vào thế giới Mafia. Một huyền thoại và một thực tế rành rành.
Mafianghĩa đen chỉ là nơi trú ẩn. Sau mới thành tên một hội kín bành trướng mạnh kêu gọi toàn dân đứng lên chống lại bọn thống trị mấy thế kỷ liền đè đầu cưỡi cổ dân Sicily. Suốt trong lịch sử loài người có vùng đất nào bị đô hộ tàn bạo bằng hòn đảo này? Khố rách cũng khổ mà có tiền của đất đai cũng không hơn! Sau này dân Sicily bị hết bọn đại điền chủ quý tộc bóc lột đến cấp lãnh đạo tôn giáo đè đầu cất không nổi. Để nắm đầu bọn nông dân, mục tử giới thống trị phải có cả một bộ máy Cảnh sát sẵn sàng thẳng tay đàn áp khủng bố. Dân Sicily căm thù lính đến đó... muốn mạt sát thật thậm tệ chỉ việc chửi "Mày là cớm" là mất mặt ghê gớm.
Vì bọn thống trị quá tàn bạo lại có uy quyền tuyệt đối nên dân Sicily dần dà có căm thù uất hận đến xương tuỷ cũng bảo nhau cố nén xuống, tập nhịn nhục cho quen. Bộc lộ làm gì để mất mạng? Lo giữ gìn đến nỗi không dám cất tiếng đe doạ một ai kia mà? Nhà nước, công quyền là kẻ thù nên có việc tranh chấp cần giải quyết với nhau họ đến nhờ hội kín Mafia.
Tổ chức Mafia củng cố uy quyền bằng luậtomerta nghĩa là làm thinh, câm nín. Dân quê Sicily kín miệng đến nỗi người lạ hỏi đường cũng làm thinh. Trong nội bộ Mafia có tội nào đánh chết bằng tội mật báo Cảnh sát? Dù chỉ đi thưa lính, tố cáo một thằng vừa giết hụt mình hay vừa đánh đập mình có thương tích. Sau cùng luậtomerta trở thành một đạo sống của mọi giới. Chồng con bị giết con gái bị hãm hiếp, người đàn bà chính gốc Sicily chẳng bao giờ đi thưa lính, nhờ nhà nước giải quyết.
Vì nhà nước không có quyền đó. Phải là Mafia! Mãi sau này Mafia vẫn hành xử quyền đó, tới một mức độ nào. Ở địa hạt xã hội thì mỗi khi hoạn nạn người dân địa phương vẫn tìm đếnÔng Trùm, đói khổ hay thất nghiệp cũng chạy tớiÔng Trùm nhờ vả.
Nhưng còn một sự thực mà vị y-sĩ già Taza không nói ra. Michael phải tự tìm hiểu một mình là tổ chức Mafia còn là công cụ bất hợp pháp của bọn có tiền, tay sai cho quyền thế. Nó là cả một cơ cấu sa đoạ, một tập thể chống cộng sản, đi ngược lại tự do mà cũng là một bộ máy bóc lột tiền của tất cả nhưng cơ sở nào làm ra tiền.
Mãi đến lúc ấy Michael mới hiểu ra tại sao những con người như bố nó thà đi ăn cướp giết người còn hơn làm một thằng dân lương thiện. Con người có đầu óc nhất định không thể chấp nhận nổi sự nghèo đói, sợ sệt, nhục nhã của một thằng dân lành Sicily? Nó cùng mạt kinh khủng.
Có lần bác-sĩ Taza đề nghị đưa Michael lên Palermo vô thăm một động chơi cho biết nhưng nó buộc lòng phải từ chối. Du dương làm sao nổi khi gò má bên trái còn in hằn kỷ niệm cú đâm Mc Closkey. Mãi lo lánh nạn cấp tốc vết thương chỉ băng bó sơ sài chớ đã kịp chữa chạy gì đâu? Chỗ xương nhỏ bể vụn cũng lành nhưng đâu chịu nằm đúng khớp... nên Michael bị lệch hẳn gò má trái. Nó gồ ghề, nó vẹo sang một bên nên nhìn ngay mặt còn đỡ chớ nhìn từ phía trái qua thì bẩn quá. Xưa nay Michael vẫn có mặc cảm xí trai nên bị chỗ gò má này càng lấy làm đau khổ nữa. Sự thực chỗ gò má nhức đi nhức lại hoài. Mỗi lần nó hành thì xin bác-sĩ Taza vài viên thuốc uống là hết nhưng chỉ ít hôm sau lại tái diễn. Ông cụ y-sĩ nhà từng đề nghị "Để tao lo một lần một cho" nhưng sức mấy nó dám? Dù mới gần gũi ít ngày Michael cũng biết cả xứ Sicily này có lẽ kiếm không thể ra một thầy thuốc tồi như ông nội này! Nó để ý thấy cuốn sách nào cụ Taza cũng vồ lấy đọc bằng thích,trừ sách thuốc. Dám không hiểu nó nói cái gì lắm! Mà thực tế, chính miệng cụ y-sĩ nhìn nhận vậy!
Hồi đó thì ra cũng làm sinh viên Đại học y khoa Palermo ít lâu, nhưng bữa thi ra trường cậu Taza được một tay capomafioso bảnh nhất Sicily có lời gởi gấm với ban Giám khảo nên làm gì không đậu? Huống hồ người còn hạ cố đến tận Hội-đồng thi để thảo luận cùng với quý vị giáo sư giám khảo về vụ "nên cho thằng này bao nhiêu điểm"! Nội cái bằng y khoa bác-sĩ của cụ Taza cũng nói lên đầy đủ sự nhũng nhiễu của Mafia đối với xã hội lương thiện. Bằng cấp như vậy đó nên ở xã hội Sicily tài nghệ, đạo đức, siêng năng đâu có đất đứng? Mấy thứ đó mà làm quái gì... làm sao mạnh bằng một tiếng nói của 1 bốcapomafioso? Ở SicilyBố-Già cho nghề gì là có quyền làm nghề đó.
Những ngày tháng ở Sicily, Michael thiếu gì thời giờ, cơ hội nghiền ngẫm sự đời? Ban ngày tha hồ đi về miền quê chơi, đi đâu cũng kè kè hai gã chăn cừu, người của Tommasino hộ vệ. Đặc biệt ở đảo này mấy ông mục đồng ngoài vụ chăn bò chăn cừu, ưa lãnh thêm công tác phụ trội để kiếm tý tiền lẻ, mà công tác hấp dẫn nhất là giết mướn. Thủ lãnh biểu hạ thằng nào là làm thằng ấy không ngần ngại.
Michael không thể không nghĩ tới tổ chức của bố ở bên Mỹ. Nếu tiếp tục có điều kiện phát triển, ắt nó sẽ như thế này và xã hội cũng sẽ bị nhũng nhiễu tới ung thối in hệt. Sự thực thê thảm là Sicily đâu còn là đất của người sống? Bao nhiêu trai trẻ phải bỏ xứ tha phương cầu thực, chỉ cầu một chỗ dung thân. Còn ở lại mà muốn hưởng chút tự do, muốn bảo vệ nồi cơm chắc chắn sẽ ra ma!
Cảnh tượng lạ nhất đập vào mắt Michael là xứ sở này đẹp quá, đẹp tuyệt vời. Bao nhiêu lần nó mải miết đi ngang những rừng cam tợp bóng mát, mát lạnh như đi dưới lòng hang, bắt gặp những miệng giếng có từ trước ngày Chúa ra đời, nước phun ra từ những tảng đá khổng lồ tạc hình đầu rắn. Có những toà nhà mặt tiền khổng lồ toàn đá cẩm thạch, nhưng gian đại sảnh với hàng cột cao ngất, đúng kiểu lâu đài La-Mã nhưng bây giờ để hoang phế, cho đàn cừu lạc bầy có chỗ núp. Xa xa đứng sừng sững những toà nhà đá chiếu lóng lánh in hệt những tảng đá sạch bóng chồng chất lên nhau. Để tô điểm thêm cho khung cảnh là những mảnh vườn, những thửa ruộng xanh ngắt đúng là những viên ngọc bích. Một đôi khi vui chân Michael cũng đi tuốt tới Corleone, quê cha đất tổ của nó ngày giờ này là một thị trấn 18 ngàn dân nhà cửa toàn bằng đá núi, từng khối đá đen xì lấy ở rặng núi gần đó về. Mới năm trước, Corleone có tới trên 60 án mạng nên không khí phảng phất mùi chết chóc. Cánh rừng Ficaa kế bên càng làm nổi bật vẻ dữ dằn.
Công tác là đi hộ vệ Michael nên hai gã chăn cừu lúc nào cũng lủng lẳng khẩulupara, đồ nghề đặc biệt của Mafia. Hồi Mussolini quyết tận diệt Mafia, ông Tổng giám đốc Công An đã đặc biệt chú ý đến thứ súng thô sơ này nên nhật lệnh số 1 của ông Tổng là dân đảo phải triệt hạ bằng hết những vách tường đá núi, không được quyền cao quá 90 phân để mấy thằngmafioso hết chỗ núp an toàn phục kích bằnglupara. Sau đó mới đến biện pháp cho đi đày tập thể.
Năm quân Đồng Minh đổ bộ lên Sicily, mấy ông tướng lãnh Mỹ cho là những tay từng bị chế độ phát xít hạ ngục, đày ải hẳn phải là anh hùng dân chủ nên thiếu gì những ôngmafioso đang ở trại lao công cưỡng bách được móc ra, chỉ định làm xã trưởng, quận trưởng, thị trưởng hoặc ít ra cũng làm thông ngôn cho quân lực Mỹ?
Dịp may muôn thuở đó Mafia dựng lại cơ đồ và sống lại lợi hại hơn bao giờ hết! Nhờ ngày đi chơi nhiều, đem nào cũng nhậu một chai rượu chát kèm một dĩa bự thịt hầm bột chiên nên Michael ngủ rất ngon. Tủ sách của bác-sĩ Taza rất nhiều sách tiếng Ý nhưng nó đọc rất mệt, dù Michael nói rành và từng theocua tiếng Ý ở trường. Tuy nhiên nói rành đến đâu cũng chẳng thể lộn xòng làm địa phương. Giả làm dân Ý mấy tỉnh phía Bắc còn tin được. Phải nói là nhìn khuôn mặt méo xẹo một bên mà Michael còn hy vọng trà trộn. Dân Sicily thiếu gì đứa mang thương tật chỉ vì không được điều trị chu đáo? Tiền đâu ra mà chạy chữa, đành chịu mang tật suốt đời là thường.
Nhiều lần Michael nhớ đến Kay, nhớ từ khuôn mặt nụ cười đến thân hình và cảm thấy hơi bất nhẫn, đi biệt mà không hề có một lời từ giã. Có điều lạ là nó không hề cảm thấy lương tâm cắn rứt vì tự tay hạ sát hai mạng người. Sollozzo là người mưu sátÔng-Già, còn Mc Closkey thì đập nó tới mang thương tích.
Mỗi lần Michael hỏi xin mấy viên thuốc uống cho đỡ nhức là bác-sĩ Taza lại nhắc vụ sửa lại cái mặt méo. Càng về sau nó càng hành dữ, hành nhiều hơn. Theo ổng nó hành nhức là phải vì khoảng dưới mắt có một đường dây thần kinh chính của mặt chạy toả ra nhiều nơi. Dân Mafia chuyên môn tra tấn người không lạ gì đường dây này nên ưa lấy dùi nhọn rà rà trên gò má và trúng một phát là phải biết! Rất có thể đường dây của Michael đã bị hư hại hay bị một mảnh xương vụn ở gò má văng phải. Y viện Palermo dư sức mổ. Bác-sĩ Taza thắc mắc tại sao nó không chịu làm cho rồi thì Michael chỉ cười "Cứ để đó... giữ làm kỷ niệm". Nó có nhức nhối nhưng bất quá cũng chỉ như có một thứ mô-tơ gì quậy lùng bùng trong đầu làm khó chịu vậy thôi. Sau 7 tháng "ăn không ngồi rồi", Michael bắt đầu chán ngán thực sự. Cũng thời gian đóÔng Trùm Tommasino bân đi luôn, ít khi có mặt ở nhà. Chẳng là mấy thằng mới lên hồi hậu chiến nhờ bắt nhiều ap-phe tái kiến thiết ở Palermo nên làm ăn lớn, tính nuốt luông "mấy anh già nhà quê" như Tommasino. Đương nhiên lão phải lo phòng vệ thủ thân, do đó Michael mất một ông bạn chuyện trò. Nghe mãi chuyện giẻ rách của bố già Taza đến phát điên được.
Một hôm buồn quá, Michael đi chơi xa, đi vô thăm vùng đồi núi phía bên kia Corleone. Dĩ nhiên phải có hai gã chăn cừu xách súng đi cùng, chẳng phải để đề phòng bọn đối thủ của cánh Corleone chơi lén mà thực sự người lạ mặt đi lạng quạng ở vùng này bị thịt dễ như chơi. Ngay dân địa phương xui xẻo cũng dám chết oan vì mấy ông cướp đường, mấy ông Mafia khác phe thanh toán nhau. Một mình Michael đi lang thang chắc sẽ bị coi như dân chuyên nghiệp đi mòpagliaio và vậy là khó sống!
Nghĩa đenpagliaio là một chòi tranh cất lên giữa đồng trống để con nhà nông có chỗ nương náu tạm hay cất đỡ dụng cụ, khỏi phải sáng vác đi tối vác về. Ở Sicily con nhà nông mấy khi được làm trên cánh đồng nhà? Hầu hết phải làm mướn, từ nhà đến chỗ lãnh làm ít nhất cũng phải vài giờ đi bộ. Sáng sớm tinh mơ ra khỏi làng, lóc lóc đi miết đến ruộng, chui vôpagliaio lấy cầy cuốc ra làm mà nhè bị đàn anh đạo chích nào phỗng mất đồ nghề là... nguyên ngày hôm ấy đói chắc! Mất cần câu cơm là phải thưa làng nước, thưa lính phân xử nhưng có ăn thua gì. Mấy ông Mafia bèn nhảy ra giải quyết vấn đề, ra điều binh vực nhà nông. Mấy quân chuyên môn ăn hàngpagliaio là bắn bỏ tức khắc. Thiếu gì người bị oan? Như Michael lớ quớ đi ngang nhằm đúng lúc một vụ ăn hàng đổ bể thì miệng nào cãi cho lại họng súng? Nhưng nếu có 2 thằng người địa phương xáchlupara đi theo thì lại khác!
Lúc Michael bắt đầu đi băng đồng là hai gã hộ vệ lo bám sát nút. Một thằng khoảng trung niên mặt ngu ngốc, suốt ngày lầm lì như mọi da đỏ tên Calo. Nó nhỏ người nhưng có da có thịt trông quê mùa, cục mịch chính gốc Sicily.
Thằng Fabriio đặc sắc hơn đàn anh nhiều. Nó trẻ trung vui tính và văn minh hơn. Ít ra cũng từng ra khỏi xứ Sicily, đăng vô Hải quân. Cu cậu cũng được đi đây đi đó ít lâu, có điều người chưa xâm xong ngon lành thì tàu đã chìm và bị Ăng-lê bắt làm tù binh! Nhờ những đường xâm trổ hoa mỹ trên thân thể mà Fabriio nổi danh ngang xương trong làng. Dân Sicily đâu có khoái vẽ vời vô người... mà lấy đâu ra thì giờ ở không mà bày đặt xâm trổ? Ngay chú lính thuỷ Fabriio cũng đời nào chịu xâm mình nếu không có cái bớt tổ bổ trên ngực, trên bụng? Mà chính nó cũng chẳng thích khoe, dù đề tai nghệ thuật nó in ngay trên ngực rất ư là đúng truyền thống Sicily! Một cặp gian phu dâm phụ loã thể đang cuốn lấy nhau ở khoảng dưới rốn nó và cả cặp bị xiên ngang bởi lưỡi dao trừng phạt đích đáng của ông chồng mọc sừng... Lâu nay đi cùng Michael chỉ có Fabriio là tò mò ưa hỏi lăng xăng, hỏi vớ vẩn về nước Mỹ. Tụi nó biết Michael đang ở Mỹ, và có việc gì đó phải lánh mặt nên mới sang đây ẩn náu... nhưng thực sự nó là ai thì chúng chẳng có quyền biết. Chúng không dám hỏi mà cũng không dám ngồi lê đôi mách. Thỉnh thoảng để lấy lòng, nó mang tới biếu Michael một miếng phó-mát nhà làm còn tươi rói những sữa.
Ba thầy trò đi lần mò dọc theo những con đường quê bụi bặm và lâu lâu Michael giương mắt ngó mấy cái xe lừa sơn phết màu sắc vô cùng sặc sỡ. Ôi chao, có miền quê nào xinh tươi, lộng lẫy và trù mật tới cỡ này? Michael cứ đinh ninh Sicily phải là miền đất đai khô cằn sỏi đá, không nuôi nổi người nên Sicily mới nghèo đói đến thế. Dè đâu trước mắt nó là cả một miền phì nhiêu như căng phồng lên sức sống, hai bên đường chỗ nào cũng xanh ngắt màu lá, lớp lớp những rừng cam đậm đen, những biển xanh rì hạnh-nhân và ô-liu. Sức sống phì nhiêu như tỏa ngợp ra trong không gian với biết bao nhiêu mùi hương pha trộn nhau, nổi bật gắt gao mùi hoa chanh.
Quê hương phì nhiêu, quê hương xanh tốt quyến rũ như thế này mà phải đứt ruột bỏ ra đi không dám ở lại thì phải biết là đau đớn. Phải bỏ cả một vùng địa đàng như thế này chỉ vì nạn người áp bức, bóc lột người thì tàn nhẫn quá chó má quá!
Michael tính bữa nay đi thật xa, đi tuốt tới làng Mazara ở ven biển rồi chiều tối mệt đừ người mới lên xe buýt về Corleone đánh một giấc thì sung sướng đã đời. Lương thực ăn đường đã có hai thằng nhét đầy túi dết bánh mì, phó-mát... chừng đói là thầy trò ngả ra ăn. Hai đứa khoác tòn ten hai khẩulupara như đi săn, khỏi dấu diếm. Sáng nay trời đẹp tuyệt, Michael sống lại cảm giác hối hả, hăm hở hồi còn nhỏ, những buổi sáng nghỉ học lo dậy thật sớm để họp đoàn vui chơi suốt ngày. Sáng nay cũng vậy. Cả một bầu trời tươi rói như vừa cọ rửa sạch, đẹp như tranh vẽ.
Cả một cánh đồng rộng ngút ngàn như trải thảm đầy hoa. Đủ mọi loài hoa. Mùi hoa cam hoa chanh thêm nồng thêm hắc đến nỗi mũi Michael hư mà còn thấy mùi hương xông lên ngào ngạt.
Cũng tại vết thương bể chỗ gò má mà ra. Mấy mẩu xương vụn nằm không đúng chỗ làm nhức nhối nguyên nửa khuôn mặt đã đành mà con mắt trái còn yếu hẳn đi, lỗ mũi như trĩ vậy. Lúc nào Michael cũng sụt sịt vì nước mũi ở đâu tuôn ra nhiều thế? Bao nhiêu khăn mùi-xoa cũng không đủ làm Michael nhiều lần phải xịt mũi xuống đường thật nhà quê và mất vệ sinh. Ngay hồi còn nhỏ nó đã gớm ghiếc mấy bố già cái nạn chê mùi-xoa "sản phẩm trưởng giả hão của ba thằng Ăng-lê". Cần gì phải cầu kỳ, cứ bịt một lỗ mũi rồi xịt đại một phát xuống đường nhựa là xong!
Hồi này lâu lâu Michael cảm thấy mặt nặng hẳn ra. Tác dụng của vết thương lành ẩu làm ứ đọng nước mũi ở sống mũi, ở trán. Bác sĩ Taza giải thích chỗ gò má bể như một vỏ trứng đập bậy. Lúc mới đầu chỉ cần một lần mổ sơ sài, đưa một dụng cụ như cái muỗng vô rà-rà cho mấy mảnh xương vụn nằm đúng khớp là xong. Nhưng bây giờ muốn đụng đến là phải có chuyên viên với cả một sự sửa soạn công phu.
Phải đánh thuốc mê rồi phá chỗ xương liền bậy đi để sắp xếp trở lại cho ngay ngắn đúng chỗ, đúng phương pháp. Mới nghe "chuyên viên" Taza giải thích sơ sơ vậy và cho rằng trên Palermo làm được là Michael ngán rồi. Thôi đã lỡ rồi ráng chịu vậy... dù bực bội hết sức vì cảm giác khuôn mặt tự nhiên bì bì ra. Khó chịu hơn nhức hay chảy nước mũi nhiều!
Ba thầy trò định đi tuốt tới Mazara nhưng sức mấy tới? Mới được cỡ 15 dặm là dừng lại nghỉ mệt và nghỉ trưa luôn ở một địa điểm vô cùng hấp dẫn. Cả ba cùng chui vô một "động cam" mát lạnh: hơi đất ẩm xông lên đã mát mà vòm lá cây dầy đặc một màu xanh tuyệt diệu che kín mít bên trên. Nghỉ chân là ăn trưa, uống một chút rượu chát thì còn gì bằng!
Trong "hang" mát đến nỗi ăn nhậu xong cả ba thầy trò cùng nằm dài ra cho khoái. Thằng Fabriio nằm lim dim, mơ tưởng đến một ngày kia sang Mỹ ở cho sung sướng tấm thân. Hứng quá, nó biểu diễn "vở kịch sống" gian phu dâm phụ bằng cách cởi áo ra khoae tác phẩm xâm trổ. Lấy hơi cho lớp da bụng phồng lên xẹp xuống, Fabri
io nhún nhảy nhịp nhàng cho hình người "hoạt động" như sống thực. Nghệ thuật quá!
Đúng vào lúc hứng thú đó Michael lãnh một cú sét động trời.
Chẳng là "miệng hang" nhìn xuống một cánh đồng xanh ngắt. Có một con đường tà tà dẫn xuống ruộng và bên cạnh đường đứng sừng sững một toà lâu đài La-Mã, in hệt như vừa lấy ở di tích Pompei về dựng lên vậy. Toà lâu đài chỉ vào hạng nhỏ nhưng mặt tiền đá cẩm thạch thật lộng lẫy với bao nhiêu hàng cột kiểu Hy-Lạp dựng cao vút. Một bầy thôn nữ đang từ bên trong lâu đài ùa ra, do hai mụ nạ dòng mặc đồ đen quán xuyến. Chắc đám con gái này được chủ nhân toà lâu đài mướn chùi rửa quét dọn bây giờ xong việc hay nghỉ trưa chúng kéo nhau đi chơi. Bầy con gái cười đùa ríu rít, lăng xăng tranh nhau hái hoa. Nào hoa chanh hoa cam trắng xoá, những đoáSulla hồng hồng, những bôngwisteria tim tím... Ba thầy trò Michael nằm tỉnh trong "hang" chúng đâu thấy?
Là con gái nhà quê nên quần áo chúng mặc toàn thứ vải hoa sặc sỡ rẻ tiền nhưng đứa nào da thịt cũng cứng căng muốn rách vải. Tuổi chúng chỉ sàn sàn cỡ mươi, mười lăm nhưng đàn bà con gái xứ này mau chín tới lắm. Một đứa vùng chạy khỏi bầy làm ba bốn đứa la lối rượt theo. Tụi chúng nhắm ngay "cửa hang" ríu rít chạy tới.
Con nhỏ chạy trước tay trái vung vẩy một chùm nho đen tím sậm, tay mặt ngắt từng trái liệng đám bạn rượt theo. Mái tóc nó gần như đồng màu với chùm nho và ôi chao, thân hình nẩy nở ngồn ngộn dám bật tung làn vải bất cứ lúc nào!
Vừa đến "cửa hang" con nhỏ khựng lại: mắt nó chạm phải mấy cái sơ-mi đàn ông màu sắc kỳ cục vắt trên mấy nhánh cây! Nó hết hồn, chân cẳng quýnh quíu muốn lồng lên. Đang nằm dài dưới đất ngước mắt nhìn lên 3 thầy trò Michael thấy nó rõ quá, khuôn mặt lồ lộ chẳng sót nét nào.
Chi tiết đập mạnh nhất vào đầu óc Michael là ở con nhỏ này thẩy đều bầu bầu trái xoan: khuôn mặt nó trái xoan đã đành, cặp mắt cũng thon thon, cặp chân mày cũng đều đặn một nét. Làn da nâu hồng mỡ màng quá và đôi mắt, đôi mắt ngơ ngác mở lớn, long lanh một màu như nâu như tím... nhưng sâu thăm thẳm vì hai hàng mi dài ướt rượt nổi bật trên khuôn mặt thật dễ thương. Cặp môi mòng mọng, cong cong dính nước cốt nho trông tím sậm. Con nhỏ xinh đẹp tuyệt trần làm Fabriio ngơ ngẩn ngó và đưa tay ấp ngực làm bộ ngất: "Chúa ôi, người đâu mà đẹp đến thế này? Con chết mất..."
Thằng Fabriio léo nhéo có vậy là con nhỏ quay ngoắt người vùng chạy. Nó chạy ngược trở lại đám bạn. Dáng hốt hoảng của nó khêu gợi lạ. Thật hồn nhiên mà mê mẩn quyến rũ làm sao! Cặp mông đong đưa nhún nhẩy kia phải biết là chắc nịch... Chạy tới đám bạn nó còn chạy xoay vòng quanh và ngỡ ngàng quay lại. Đúng là một khuôn mặt sáng rỡ, khuôn mặt tươi như hoa. Tay còn cầm nguyên chùm nho nặng trĩu nó chỉ trỏ phía "cửa hang"!
Đám con gái cười ầm ĩ và bỏ chạy trở lại làm hai mụ bận đồ đen la mắng om xòm... Lúc bấy giờ Michael mới biết nó đang đứng ngây người, tim đập bình bịch muốn vỡ lồng ngực và choáng váng mặt mày. Máu nó phi như ngựa trong người, rõ ràng máu dồn dập chạy tới từng đầu ngón tay, ngón chân. Biết bao nhiêu mùi hương ngào ngạt trong gió, mùi hoa chanh hoa cam hăng hắc, mùi nho ngất ngây... Michael cảm thấy ngầy ngật, thân hình bay bổng tận đâu đâu. Mãi bấy giờ mới nghe hai thằng chăn cừu cười ha hả.
Fabriio xề tới vỗ vai: "Cậu ơi... cậu lãnh nguyên một cú sét rồi!" Ngớ ngẩn, ù lì như thằng nhà quê Calo cũng nhăn nhở cười nắm tay Michael "Thôi chớ cậu? Đứng mãi hả?"
Hai thằng xăng xái làm như Michael vừa bị đụng xe không bằng. Chúng đưa tay đỡ, dìu Michael ngồi xuống rồi Fabriio bưng tận miệng một ly rượu chát thật đầy: "Uống đi cậu... Uống đi ít hớp cho tỉnh táo" Michael làm vài ngụm và quả nhiên có rượu vô đầu óc nó tỉnh táo hẳn và hết ngầy ngật liền.
- Coi, mấy thằng chăn cừu này... nói láo lếu cái gì đấy? Làm gì kỳ vậy?
Hai đứa cười ha hả. Thằng nhà quê hà tiện từng lời nói là Calo trông nghiêm trang, đứng đắn lạ! Nó bảo Michael:
- Cậu ơi, sét đánh thì có dấu được ai? Bị là cả làng biết liền! Mà có gì phải mắc cỡ? Thiếu gì thằng cầu nguyện mà sét không thèm đánh cho? Cậu hên lắm đấy...
Sự thực Michael thấy ý nghĩa, tình cảm của mình mà bị người ta đọc vanh vách thì vui vẻ, hài lòng thế nào được? Nhưng nó không thể không mỉm cười vì lạ quá... đời nó chưa hề bị "tiếng sét ái tình" bao giờ! Ra thế này là bị sét đánh sao? Nó không giống như những mục yêu đương lẩm cẩm hồi mới lớn. Mà nó cũng không giống tình yêu của nó với Kay. Thấy nàng duyên dáng, thông minh và... một đứa con trai một đứa con gái hạp nhau thì yêu nhau. Đằng này không phải vậy. Vừa thấy đã kết rồi, không yêu không được, không chiếm trọn vẹn và chiếm liền tức thì cũng không được. In hình khuôn mặt kia vừa nháng lên có vậy đã đậm nét, in tới muôn năm vào tâm khảm. Khỏi có bôi xoá được. Không chiếm được sợ nó dám đeo cứng đến suốt đời lắm! Michael có cảm tưởng khuôn mặt đó đã vụt hiện lên để "giáng chức" cả mọi sự quan tâm của mình xưa nay. Dù có quan trọng đến bây giờ cũng không có nghĩa gì, nếu không có nó. Chỉ có nó, đời Michael giờ đây phải có nó, chỉ có một mình nó là quan trọng nhất.
Từ ngày sang Sicily nó nhớ nhung Kay biết mấy? Dù biết hai đứa chẳng thể nên vợ chồng vẫn nhớ. Dù biết Kay đời nào thèm gặp lại vẫn cứ nhớ. Nó đâu còn là Michael ngày nào? Một quân sát nhân, một thằngMafioso đã lập xongđầu danh trạng! Nhưng hình ảnh kia chợt đến và tự nhiên trong tâm tưởng nó chẳng còn một tí gì về Kay nữa, Kay với nó hết hẳn.
Thấy Michael vẫn nghĩ đi đâu đâu, thằng Fabriio bỗng đề nghị:
- Thôi được rồi, cậu. Mình đi vô làng kiếm một hồi thì ra ngay chớ đâu mà khó? Biết đâu chừng thấy cậu... người ta không mê lại ấy chớ? Cái vụ này thực ra cũng chỉ có một cách chữa phải không, Calo? Mình tới ngay tróc...
Calo gật đầu đồng ý coi bộ trịnh trọng lắm. Michael vẫn lặng thinh... nhưng chúng đi thì đi theo. Ba thầy trò mò xuống con đường nhỏ đi vô làng. Lúc nãy bọn con gái chẳng chạy về hướng này sao?
Làng này như tất cả mọi làng trên đảo phải có một khu phố chính, có giếng nước máy nằm chính giữa. Có vài cửa tiệm chạp phô, quán rượu và một quán cà phê bày vài ba bàn nhỏ ngoài sân trước. Hai đứa vô trước và Michael theo sau, ngồi vô bàn. Có thấy hình dạng, bóng vía con nhỏ lúc nãy đâu? Mà có bóng một đứa con gái nào đâu? Chỉ vài đứa con nít giỡn chơi và một chú lừa gặm cỏ lang bang.
Lão chủ quán chạy ra. Một lão già lùn lùn, cứng cáp tới chào đón, đặt đĩa lạc rang lên trên bàn. Lão gạ ngay:
- Mấy chú người lạ vô làng chơi hả? Vậy nghe lời tôi nếm thử ít rượu chát quán này coi? Nho nhà trông, rượu mấy thằng con tôi cất lấy, theo phương pháp bí truyền nó thêm vô chút chanh chút nho. Cả nước Ý chẳng có thứ nào so sánh kịp!
Ba thầy trò gật đầu. Lão hỳ hục bưng ra một hũ. Ôi chao, tuyệt trần! Còn ngon hơn lão quảng cáo nữa. Nó đặc sánh, tím sậm, và mạnh sợ không thua gì đế. Làm vài hớp cho đã, Fabriio hỏi thăm ông chủ quán:
- À, ông mở quán chắc biết hết mấy cô trong làng? Lúc nãy ông bạn này ngó thấy một cô trong bọn và thình lình lãnh phải cú sét động trời.
Lão chủ quán ngó sững Michael. A, cái vụ này lạ đây? Mặt nó méo một bên... mà méo mặt đâu có gì lạ? Bị sét ái tình mới là kỳ cục. "Nếu vậy nhớ vác vài chai về nhậu khuya nay đi. Nhậu cho lăn kềnh ra... chớ ngủ làm sao nổi?"
Michael lên tiếng hỏi:
- Ông chủ quán có biết cô nào trong làng này vừa đi về xong, mớ tóc đen, quăn tự nhiên? Nước da nâu mịn màng, mắt rất to, rất đen? Người như vậy đó... ông biết không?
Lão vắn tắt "Không... Chẳng biết ai như vậy hết" rồi đi vô trong quán. Ba thầy trò ngồi ngoài sân làm hết hũ rượu và cất tiếng gọi thêm. Không thấy lão ra Fabriio bèn bước vô. Lát sau nó đi trở ra, mặt mày nhăn nhó:
- Tôi biết ngay mà! Mình lớ quớ nhè hỏi ngay boong cô con gái cưng của lão! Lão bực mình lắm nên mới biến vô trong... chắc lão tính chơi tụi mình một cú gì đây. Tôi nghi lắm! Tốt hơn là tụi mình dông thẳng về Corleone cho rồi để tránh mọi phiền phức.
Michael ngó hai đứa xăng xái tính đi lập tức và lấy làm lạ. Coi, mới hỏi thăm như thế mà đã là một xúc phạm sao? Ở có mấy tháng nó đâu đã biết phong tục tập quán Sicily tối kỵ những khoản tình ái lăng nhăng... mà hỏi thăm con gái nhà người ta cái điệu sớn xác vậy cũng không được. Thấy Michael chần chờ Fabriio cho hay thêm:
- Cha già ấy còn biểu tôi lão có 2 thằng con trai... không nhỏ bé hiền lành gì! Lão huýt gió kêu là tụi nó về gấp. Vậy mình đi mau là hơn!
Michael lạnh lùng ngó nó. Xưa nay Michael tính nết hiền lành, đàng hoàng... điển hình Mỹ. Sang Sicily lánh nạn dĩ nhiên nó phải ra vẻ người lớn một chút trong cách xử thế. Nhưng có bao giờ nó đưa mắt nhìn cái điệu kẻ cả nạt nộ thế này đâu? Nơi đây chỉ một mìnhÔng Trùm Tommasino biết nó là ai, nó đã làm những gì nên lúc nào cũng nể vì, kể như một Ông bạn để nể vậy. Nhà quê như bọn Calo, Fabriio đâu có đánh giá nổi Michael, lại coi thấp hơn thực tế mới là ngu! Chợt bắt gặp ánh mắt nó, thấy mặt nó chợt lạnh như tiền, hơi nóng của nó bốc lên in hệt khói-nước-đá thì đang cười phải nín bặt, bao nhiêu thân thiện xuề xoà vụt biến. Thấy cả hai thằng đều thấm hiệu lệnh "đưa mắt" và coi bộ đã thấy ngán, Michael mới hất hàm sai: "Kêu cha già đó ra đây tao biểu."
Tụi nó răm rắp làm liền. Hai đứa khoáclupara lên vai, đi vô quán. Lát sau chủ quán đi ra, đúng hơn là bị chúng đứa trước đứa sau "cặp" ra. Lão coi bộ không có gì sợ sệt... nhưng bực bội, nóng giận thì hết dám! Michael ngồi dựa lưng trên ghế, ngó lão già một lát rồi mới ôn tồn:
- Tôi biết ông bất mãn vì tôi hỏi thăm con gái ông. Xin bỏ qua cho sự đường đột vì tôi chẳng phải người địa phương. Phong tục, tập quán tôi chưa hiểu... nhưng xin nói rõ là tôi không hề có ý bất nhã với ông hay con gái ông.
Hai gã chăn cừu lấy làm lạ lắm. Gần gụi Michael mấy tháng mãi bây giờ mới thấy nó ăn nói chững chạc thế này là một. Phục nhất là mong người ta bỏ lỗi mà cái giọng đĩnh đạc vẫn có một cái gì oai vệ, có tư cách, lão chủ quán cũng biết ngay thằng này là thứ sừng sỏ chớ nhất định chẳng phải dân ruộng. Tuy nhún vai nhưng vẫn phải thủ thế: "Anh là ai... Anh hỏi con gái tôi có chuyện gì?"
Không ngần ngừ, Michael tự giới thiệu:
- Xin nói ngay tôi người Mỹ, có chuyện lánh mặt pháp luật nên sang Sicily nương náu. Tên tôi là Michael. Nếu ông phi báo cho Cảnh sát chắc tiền thưởng sẽ khá lắm nhưng tôi sợ rằng nếu làm vậy thì con gái ông vừa không có một thằng chồng khá... mà còn mất luôn một người cha nữa. Nói thực là tôi muốn quen biết cô con ông, dĩ nhiên là phải có sự đồng ý của ông và trong khuôn khổ gia đình. Với đủ mọi nghi thức và trịnh trọng cần thiết. Tôi là con nhà đàng hoàng, do đó, tôi trọng cô con ông. Tôi muốn gặp gỡ chuyện trò và nếu hợp thì đi đến hôn nhân. Bằng không thì ông sẽ chẳng phải nhìn mặt tôi nữa. Cô ấy có quyền chê tôi mà chẳng ai làm gì được, chẳng thể làm gì được. Đúng lúc phải nói rõ tình cảnh, gia thế... tự nhiên tôi có bổn phận phải cho ông biết tất cả những gì mà một ông cha vợ phải được biết.
Bấy giờ cả 3 người ngó sững Michael. Thằng Fabriio thầm thì "Đúng sét đánh!... Sét đánh chắc." Lão chủ quán đâm ra mất tự tin. Làm như lão ngỡ ngàng, muốn nổi giận cũng không có lý do để nổi giận nữa. Sau cùng lão hỏi một câu:
- Anh có phải bạn những người-anh-em ở đây không?
Michael hiểu lão muốn hỏi gì. Danh từMafia đâu thể mang ra nói chỗ công cộng nên lão hỏi vậy hiển nhiên có nghĩa "Anh có phải dân Mafia không" đây. Đó là một kiểu nói lóng... nhưng không mấy ai đi đặt câu hỏi trực tiếp như vậy!
Michael đáp liền: "Không... Ở đây tôi là người lạ!"
Lão chủ quán đăm đăm ngó Michael. Mặt bên trái méo xẹo, cẳng dài thế kia chẳng phải dân đao búa. Lão ngó hai thằng nghênh ngang khoáclupara, coi bộ chẳng sợ gì ai. Lúc nãy tụi nó xăm xăm ào vô nói như truyền lệnh: "Ra ông chủ biểu." Lão nạt lại, biểu thằng đó cút cha nó khỏi sân nhà tao thì một thằng đáp: "Nếu ông muốn nói vậy... thì đích thân ông ra nói tiện hơn." Không hiểu sao lão đi ra... và sau khi ước lượng tình hình lão thấy chẳng nên gây chuyện chút nào. Tốt hơn cứ lịch sự thử coi. Vì vậy lão hẹn:
- Xin mời chiều Chúa nhựt trới. Tôi là Vitelli. Nhà riêng ở trên đồi đằng kia nhưng anh cứ tới đây tôi sẽ đưa lên.
Lúc bấy giờ Fabriio tính mở miệng nói điều gì nhưng Michael khẽ đưa mắt nhìn là cu cậu líu lưỡi lại, không dám lên tiếng. Lão Vitelli biết nên lúc Michael đứng dậy chìa tay ra bắt, lão nắm lấy và mỉm cười. Cứ để coi. Từ bữa nay tới Chúa nhựt còn dư thời giờ thăm hỏi. Nếu sự tình không đẹp lão cũng đón tiếp Michael như thường... nhưng dĩ nhiên phải có hai thằng con bên cạnh và mỗi đứa cũng tòn teng một khẩulupara!
Muốn dò hỏi thì dễ quá. Lão quen biết thiếu gì "người anh em". Nhưng không hiểu sao Vitelli có cảm giác đây là một chuyện lành, một cơ hội tốt đẹp cho cả gia đình lão. Không hiểu sao lão vẫn đinh ninh rằng con gái lão xinh đẹp như vậy sau này phải là bà lớn, nó sẽ cho cả gia đình nhờ vả. Cái vụ này dám lắm chớ? Mấy thằng nhãi con trong làng hồi này ưa bám theo con nhỏ tán nhảm. Có thằng cha mặt gẫy này đỡ lắm. Để coi nó có dám cho đám ranh con đi chỗ khác chơi không!
Trước khi tạm biệt đích thân lão Vitelli đưa biếu một chai rượu chát thứ đặc biệt, chiến nhất. Lúc trả tiền, lão để ý thấy một thằng mang súng móc tiền ra. Cha, vậy mới ngon! Nội cái chi tiết nhỏ này cũng cho thấy Michael quả là "ông chủ" của hai thằng này thiệt.
Lần trở về Michael hết hứng đi bộ. Nó bao nguyên một chuyến xe có tài xế về Corleone và trước bữa cơm tối cụ bác-sĩ Taza đã được 2 gã chăn cừu báo cáo đầy đủ.
Ông cháu Tommasino vừa về thì ông chú cho hay:
- Bữa nay anh bạn của chúng ta bị sét đánh.
Ông TrùmTommasino không lấy gì làm ngạc nhiên mà chỉ ậm ừ: "Phải chi mấy thằng ranh trên Palermo bị... thì đỡ tôi quá." Lão vẫn có chuyện tranh chấp với mấy thằng đàn em thành thị! Michael lên tiếng yêu cầu:
- Chúa nhựt này tôi muốn đi một mình. Bảo hai thằng chăn cừu ở nhà đi... Đến nhà người ta chơi mà có chúng kè kè coi kỳ quá!
- Không được! Tôi chịu trách nhiệm với Ông Trùm, cậu đừng yêu cầu tôi vụ đó. Mà cậu đã nghĩ tới cưới xin thật? Nếu vậy tôi phải cho người sang thông báo gấp cho gia đình cậu trước mới được.
Thấy Tommasino cả quyết lắc đầu, Michael phải lựa lời không muốn làm mất lòng lão:
- Ông biết tính ông-già tôi rồi. Chừng ổng đã muốn cái gì mà ai trả lời "không" thì tai ổng sẽ điếc... cho đến khi thành "có" mới lại nghe thấy, phải không? Vậy mà tôi đã "không" với ổng nhiều lần và ổng nghe đủ hết. Đồng ý về vấn đề an ninh phải cho hai thằng Calo, Fabriio đi với tôi Chúa nhật này... vì tôi không muốn ông lo ngại phiền phức. Nhưng về vụ hôn nhân thì xin nói trước nếu tôi muốn là tôi làm, chẳng cần thông báo. Xin ông đừng buồn... ngay ông già tôi, tôi cũng không muốn ổng dính vô việc riêng thì không lẽ tôi lại để ông làm?
Lãocapomafioso gật đầu gấp:
- Được, nếu vậy cưới thì cưới cũng không sao. Sét đánh mà? Nhưng cậu đừng quên điều này. Con nhỏ đó con nhà đàng hoàng, nó rất ngoan. Nếu cậu tính cưới làm vợ thì tốt lắm... còn lấy qua đường là không xong! Ông già nó không chấp nhận chuyện đó và chắc chắn sẽ có đổ máu. Vả lại gia đình Vitelli với tôi là chỗ quen lớn, tôi cũng chẳng muốn chuyện đó xảy ra.
- Ông yên chí! Cô bé có thể chê tôi xấu trai và so với tuổi cô ấy... thì tôi có thể hơi già là khác. Do đó, tôi cần chút tiền để mua sắm quà biếu lặt vặt và một chiếc xe hơi.
Hai chú cháu ngó nhau cười.Ông Trùm Tommasino gật đầu ngay:
- Được... Mọi việc lặt vặt đã có thằng Fabri
io lo dùm cậu. Nó xoay sở khéo đấy, máy móc xe hơi cũng rành nữa. Tiền thì sáng mai tôi sẽ đưa. Nhưng thông báo choÔng Trùm thì thế nào tôi cũng phải thông báo vì bổn phận tôi là phải cho ổng biết. Michael quay qua cụ Taza:
- Coi, cụ có thứ thuốc nào tốp gấp cái vụ chảy nước mũi dùm cháu không? Có người đẹp bên cạnh mà sụt sịt xì mũi hoài coi bộ kỳ quá!
- Được lắm! Trước khi cậu đi tôi nhỏ vô lỗ mũi vài giọt thuốc thì sẽ khô queo ngay. Nó sẽ làm chỗ thịt quanh đó mất ít nhiều cảm giác... trong vài giờ hôn hít mất khoái. Nhưng mới quen biết sơ sơ dễ gì đã hôn được?
Chúa nhựt bữa đó Michael đã có một chiếcAlfa Romeo bề ngoài cũ xì nhưng chạy hãy còn ngon chán. Hôm trước nó đã đích thân đi xe buýt lên Palermo mua sắm chút đỉnh quà biếu cho người đẹp và gia đình nàng. Nó được biết nàng tên Apollonia nên đêm nào cũng tưởng tượng ra khuôn mặt tuyệt trần và đọc lên cái tên thiệt đẹp.
Mấy tối khó ngủ một cách kỳ cục, phải uống rõ nhiều rượu chát. Tối nào mấy người làm cũng xách một chai nguyên ướp lạnh đặt trên bàn đầu giường mà sáng ra chẳng còn một giọt.
Đúng ngày Chúa nhựt cả xứ Sicily vang vang tiếng chuông nhà thờ thì Michael lái chiếcAlfa Romeo vô làng ngừng trước quán. Hai thằng chăn cừu ômlupara ngồi băng sau nhưng Michael bắt tụi nó ở lại ngoài quán. Quán đóng cửa nhưng lão Vitelli đã đứng dựa hàng rào chờ sẵn.
Sau một chầu bắt tay, Michael khệ nệ xách 3 gói lớn toàn quà biếu và lếch thếch theo ông già leo ngược sườn đồi. Căn nhà trông khang trang đáo để, chứng tỏ gia đình này ở đây chẳng phải thứ nghèo. Bên trong nhà chưng dọn bình thường, đặc biệt là chỗ nào cũng thấy tượng Đức Mẹ lồng kính, mấy bóng đèn đỏ dưới chân tượng nhấp nháy.
Hai gã con trai đang đợi sẵn, đứa nào bữa nay cũng lên đồ lớn thật long trọng nên chưa đứa nào đến hai mươi mà coi già khằn. Có lẽ vì công việc ngoài đồng suốt ngày nặng nhọc quá. Bà mẹ mập tròn thật xứng với ông chồng lùn... nhưng không thấy bóng người đẹp.
Màn giới thiệu diễn ra nhưng Michael có nghe gì đâu? Cả nhà ngồi trong một gian khá rộng vừa làm phòng khách vừa phòng ăn mà chỉ bày đồ đạc cũng chật cứng, nhưng với một gia đình trung lưu Sicily thì thế nay cũng đã hách bậc nhất rồi!
Trước hết Michael đưa biếu vợ chồng Vitelli, ông chồng một con dao cắt đầu xì-gà bằng vàng và bà vợ một xấp hàng lụa số 1 Palermo. Gói quà cho Apollonia vẫn để y nguyên, nhưng coi bộ họ nhận quà không lấy gì làm hoan hỷ lắm. Thông thường phải viếng thăm một hai lần rồi mới có thể tặng quà chớ?
Lão Vitelli ngỏ lời với Michael thẳng thắn, bộc trực rằng xưa nay gia đình này không có lệ mời mọc, thăm viếng quá sớm quá dễ như thế này. Nhưng một lời củaÔng Trùm Tommasino giới thiệu thì cả tỉnh này phải nghe, huống hồ ổng lại niềm nở nói vô nên gia đình này mới dành cho Michael cảm tình đặc biệt.
- Như anh thấy... chúng tôi tiếp anh với cả một sự chân thành. Nếu anh có lòng thương con nhỏ thì chúng tôi cũng cần phải biết qua về anh, về gia đình anh đã. Chúng tôi biết gia đình anh cũng gốc gác vùng này.
Michael gật đầu nói ngay:
- Ông cần biết gì cứ việc hỏi... tôi sẽ không dấu diếm gì hết!
- Ồ, xưa nay tôi không ưa dò hỏi ai hết. Cần lắm, cực chẳng đã phải hỏi đó thôi. Tạm thời kể anh như người nhà ông Tommasino đi...
Lạ thật, dù lỗ mũi vừa nhỏ thuốc làm như nghẹt luôn mà rõ ràng Michael "bắt" được mùi Apollonia vừa phảng phất đâu. Nó quay lại thì người đẹp vừa xuất hiện ở khuôn cửa sau. Nàng đứng dó, nàng có dắt một thứ hoa gì đâu mà mùi hương xông lên ngan ngát vậy? Mái tóc đen mun uốn từng lọn, bộ đồ đen trang trọng chắc chỉ dành riêng diện những ngày Chúa nhựt. Nàng nhìn Michael thật nhanh cười mỉm rồi e lệ nhìn xuống, ra ngồi cạnh bà mẹ.
Cũng như lần trước Michael tự nhiên thấy hơi thở mình dồn dập, bên trong như dậy lên một thứ men gì kỳ lạ, muốn chiếm hẳn người con gái làm của riêng. Bấy giờ nó mới hiểu thế nào là ghen và tại sao mấy ông già xưa lại có thể nổi cơn ghen kinh khủng. Thử có thằng nào đụng đến Apollonia bây giờ coi... hay đứng ra nhận bậy hoặc đưa nàng đi chỗ khác chắc chắn nó sẽ giết liền. Một thằng đói khổ mê vàng, một thằng tá điền mê đất thế nào thì nó mê Apollonia như vậy.
Bây giờ đầu óc Michael chỉ có một ý định: chiếm Apollonia làm của riêng, nhốt vào một nơi, giữ lấy mãi mãi. Một người nào khác nhìn nàng nó cũng không chịu. Nàng vừa quay sang cười với một thằng anh tự nhiên Michael cũng trừng mắt lên nhìn hắn thật vô lý! Hình như cả nhà này đều hiểu tâm trạng của một thằng bị sét đánh nên họ càng yên tâm hơn. Vậy là nó khỏi vuột khỏi tay Apollonia, ít ra cũng cho tới ngày cưới... còn sau này thế nào thì khỏi cần biết.
Hôm đi Palermo mua sắm đồ, Michael cũng cắt cho nó ít bộ đồ mới. Vứt cái vỏ nông dân bữa trước, trông nó ra dáng mộtÔng Trùm, nhứt định là mộtÔng Trùm có cỡ! Nó cứ sợ một bên mặt méo xẹo làm xí trai... nhưng trái lại nhìn nghiêng từ bên mặt qua càng thấy nổi bật nét đều đặn thông minh. Ở phần đất đau khổ này có mấy ai để ý đến một chút thương tật vặt vãnh đó!
Có dịp nhìn gần nhìn lâu Michael mới nhận ra Apollonia có khuôn mặt trái xoan thật đều đăn. Đôi môi mọng bây giờ căng máu có màu gần như tím sẫm mới lạ. Nó muốn nói với nàng một đôi câu mà không dám nhắc đến tên. Mãi sau mới thốt được: "Hôm trước tôi gặp cô ở chỗ vườn cam. Tôi thấy cô chạy... nhưng cô không hoảng sợ lắm đấy chớ?"
Con nhỏ ngước nhìn lên thật nhanh và lắc đầu. Đôi mắt nó đẹp quá, đẹp tuyệt làm Michael e ngại, không dám nhìn ngay. Bà mẹ binh Michael: "Apollonia... con nói với cậu ấy vài câu chuyện đi chứ? Cậu ấy đi xa biết bao nhiêu chỉ để thăm con mà?"
Nàng vẫn khép mắt, những sợi mi dài như che rủ xuống thật dễ thương. Michael đưa gói quà bọc giấy vàng nhưng Apollonia chỉ cầm lấy đặt trên đùi. Ông già ngồi bên hối: "Mở ra coi đi, con gái?" Đôi tay vẫn nằm nguyên vị trí, đôi tay nhỏ nhắn màu nâu, đôi tay con nít. Bà mẹ vội đưa tay cầm gói quà và nhanh nhảu mở nhưng mở rất thận trọng không muốn làm rách tấm giấy bao. Thấy hộp nhung đỏ đựng nữ trang là bà run run tay ngừng lại. Cả đời đâu đã được sờ một món đồ quý giá nhường này? Mà là sao mở ra bây giờ, phải biết cách chớ? Hý hoáy một chút bà cũng mở bung ra được để cầm món đồ lên khoe.
Đó là một sợi dây vàng thiệt nặng, đúng hơn là một xâu chuỗi đeo cổ làm cả nhà sững sờ. Không phải vì món đồ quá đắt giá mà thôi. Ở xứ sở này một tặng phẩm bằng vàng có nghĩa một xác định thật chân thành, đứng đắn. Tặng ai một món đồ vàng hiển nhiên cho thấy ý định muốn tiến tới hôn nhận Một cách phát biểu thật trịnh trọng khiến không ai dám có ý ngờ vực người tặng cũng như giá trị hiển nhiên của món đồ.
Bàn tay Apollonia vẫn chưa đụng đến xâu chuỗi. Bà mẹ cầm lấy giơ lên cho con gái coi nên hàng lông mi khẽ chớp một cái và quay sang Michael nàng khẽ nói tiếng "Cám ơn". Tiếng đầu tiên nàng thốt ra với Michael giản dị là....Grazie!
Có một tiếngGrazie mà âm thanh rổn rảng trong tai Michael nghe êm dịu, vuốt ve như nhung mà thẹn thò dễ thương lạ. Michael ngồi đó mà không dám nhìn ngay mặt, đành chuyện trò với hai ông bà già cho đỡ ngượng. Nhưng thân hình Apollonia thì nó không thể không nhìn, bộ quần áo Chúa nhựt nghiêm trang đâu có che nổi thịt da ngồn ngộn sức sống mà màu da chợt ửng lên thế kia thì phải hiểu là khó chịu vì máu chạy rậm rật, máu bốc dồn dập tô hồng đôi má.
Khi Michael đứng lên từ giã cả nhà cùng đứng lên theo. Lúc bắt tay từ giã... đụng chạm da thịt đầu tiên làm Michael như điện giật, nó nắm lấy một bàn tay nhỏ ấm và nham nhám đúng là chân tay làm ăn của con gái nhà quê. Ông bố đưa Michael trở xuống tận xe hơi và ngỏ ý mời Chúa nhựt tới dùng cơm. Nó gật đầu nhưng biết là sẽ nôn na gặp lại nàng ngay chớ đợi sao nổi cả một tuần dài dằng dặc.
Michael không đợi được thật. Mới hôm sau nó đã một mình lái xe đến quán cà-phê ngồi ngoài sân trước nói chuyện với ông bố. Thấy vậy lão Vitelli phải cho người lên kêu vợ và con gái xuống kẻo tội nghiệp! Dĩ nhiên lần này Apollonia đã dạn dĩ hơn, đã dám đối đáp vài ba câu chuyên. Bữa nay nàng mặc áo vải hoa sặc sỡ hàng ngày nên trông càng ngây thơ, càng hợp với màu da.
Hôm sau nữa Michael lại đến. Lần này nó không dấu nổi vẻ thích thú, mỉm cười nhìn Apollonia đeo sợi dây chuỗi. Nó theo nàng đi lên nhà trên và dĩ nhiên có bà mẹ phía sau. Dù chưa nắm lấy tay nhau nhưng tránh sao nổi những đụng chạm nho nhỏ, nhất là lúc Apollonia chợt té và nó đưa tay ra đỡ. Ôi chao, mới gần gũi có vậy mà Michael cảm thấy hơi người con nhỏ truyền sang từng đợt làm nóng ran người. Lúc bấy giờ nó đã giữ Apollonia một lúc trong vòng tay. Hai đứa đâu có thấy bà mẹ đi đằng sau cười ngỏn ngoẻn? Con nhỏ chân nhảy lẹ như cheo và khúc đường này hàng ngày lên xuống quá quen, vả lại từ hồi lẫm chẫm mới biết đi... nó có biết té là gì đâu?
Michael tới đều đặn như vậy hai tuần liền. Lần nào cũng có quà biếu, Apollonia hết e dè, mắc cỡ nhưng chẳng bao giờ hai đứa có dịp chuyện trò riêng mà luôn luôn có giám thị. Con nhỏ đúng týp gái quê, chữ nghĩa chỉ vừa đủ biết đọc biết viết và mọi chuyện bên ngoài mù tịt nhưng được cái ngây, cái gì cũng hăm hở muốn học hỏi. Công việc tiến hành cấp tốc đúng ý Michael, hôn lễ sẽ cử hành ngay trong vòng nửa tháng tới, một phần vì con nhỏ như bị nó hấp dẫn lạ kỳ và một phần vì nó quá giàu, quá nhiều tiền!
Rốt cuộcÔng Trùm Tommasino phải đứng ra lo. Tin từ Mỹ chẳng nói rõ chớ có cản trở mà chỉ nên lo liệu sao cho khỏi có sơ hở đáng tiếc là được rồi sao?Ông Trùm đại diện cho họ nhà trai luôn để có lý do cắt cử người bảo đảm an ninh. Dĩ nhiên họ nhà trai từ Corleone qua phải có đủ mặt, từ cụ y-sĩ Taza đến hai gã chăn cừu kiêm vệ sĩ Calo, Fabrizzio. Và còn rước dâu về đâu, nếu chẳng phải về tư thất của ông y-sĩ già có hàng rào tường đá bao quanh?
Đám cưới là đám cưới nhà quê. Bà con người làn chia nhau đứng hai bên đường liệng hoa vô mừng đám cưới khi hai họ từ nhà thờ đi chầm chậm về nhà cô dâu. Để đáp lại thịnh tình, bà con được chia phần bánh kẹo. Cả núi kẹo hạnh nhân bọc đường, đúng truyền thống đám cưới Sicily. Còn bao nhiêu thứ kẹo khác mà phần thừa thãi còn dùng vào việc trang điểm trắng xoá giường cô dâu đúng như phong tục tập quán. Tuy nhiên số kẹo chỉ có tính cách tượng trưng xét vì đêm tân hôn không cử hành ở đây: trong khi bà con còn ở lại ăn tiệc mừng tới nửa khuya thì cô dâu chú rể đã lên chiếcAlfa Romeo dông tuốt về Corleone.
Michael kinh ngạc vì cô dâu về nhà chồng sao lại có bà mẹ đẻ tò tò đi theo và còn đòi ở chung nhà... Nhưng ông bố vợ Vitelli giải thích ngay. Tại em nó còn con gái, nó còn nhỏ quá, nó sẽ phát hoảng nếu không có bà mẹ theo về để sáng hôm sau có thể "sửa chữa" những sai lầm trục trặc đêm tân hôn. Nhiều khi chuyện rắc rối tí xíu mà trở thành quan trọng thì sao?
Thấy Michael căn dặn, Apollonia đã giương mắt tròn xoe lên ngó coi bộ ngờ vực lắm. Michael đành phải nhìn nó mỉm cười và gật đầu ngay.
Vì vậy trên chiếc xe hoa về Corleone có cả bà mẹ vợ. Nhưng may quá, về đến nhà là bà ghé tai thầm thì, dặn dò mấy người làm của bác-sĩ Taza rồi sau khi ôm hôn, vỗ về cô gái cưng là biến đâu mất. Cả một gian phòng tân hôn rộng thênh thang chỉ có vợ chồng Michael Corleone.
Michael ngó cô dâu mặc nguyên bộ đồ cưới còn choàng thêm chiếc áo quàng. Mấy cái rương cưới đã được khiêng từ xe lên xếp ngay ngắn trong phòng. Trên chiếc bàn nhỏ có chai rượu chát và dĩa bánh cưới nhưng cả hai đứa nãy giờ chỉ chăm chú ngó cái giường cô dâu có màn che làm trần bên trên. Apollonia đứng ngơ ngác giữa phòng đợi "anh Michael" tiến tới.
Lạ quá Michael tưởng đâu cũng chỉ còn hai đứa trong phòng, nên vợ, nên chồng chính thức, không còn gì cấm đoán ngăn cản nữa, nó phải xông tới vồ lấy khuôn mặt, khổ người ngày đêm mơ tưởng. Nhưng không phải vậy. Nó tần ngần đứng đó ngó Apollonia gỡ tấm khăn choàng cô dâu khoác lên thành ghế, tháo vòng hoa đặt trên mặt bàn phấn. Cả một bàn xếp lớp những dầu thơm kem phấn Michael gởi mua từ Palermo làm cô dâu ngơ ngẩn ngó.
Michael tắt đèn để con nhỏ cởi bớt đồ đỡ ngượng nhưng qua song cửa sổ để ngỏ, ánh trăng hắt vô rực rỡ, lộng lẫy như ánh vàng. Nó ra khép bớt màn cửa sổ cho phòng bớt sáng nhưng không đến nỗi nóng bức. Thấy cô dâu vẫn đứng nguyên vị, nó mở cửa đi sang phòng tắm. Lúc nãy, trước khi về đây Michael đứng ở góc vườn cụng ly với chú cháu ông bác-sĩ đã thấy bọn đàn bà con gái sửa soạn đi ngủ. Nó tưởng lúc vô phòng con nhỏ hẳn đã thay đồ ngủ và không biết chừng đã núp dưới lớp mền cũng nên. Nào ngờ bà mẹ chẳng sửa soạn gì cho Apollonia hết! Không lẽ một con nhỏ ngây thơ, nhút nhát như vậy lại dám chờ đợi chồng vô cởi đồ dùm? Nhất định không phải vậy.
Nhưng lúc ở buồng tắm trở về phòng tân hôn nó thấy cả phòng tối thui mấy cái song cửa còn mở hé cũng kéo xuống kín bưng. Michael quờ quạng bước về phía giường, ngó mãi mới nhận ra Apollonia chui kỹ dưới lớp chăn, thu mình tuốt vô góc trong, đưa lưng ra phía ngoài. Cô bé nằm cong như con tôm cuộn lại. Trong bóng tối, Michael cởi đồ ra chui vào chăn. Vươn tay ra, nó nắm lấy cánh tay trần của con nhỏ. Nó không mặc đồ ngủ! Michael càng khoái, nó ve vuốt cánh tay và nắm chỗ vai trần bắt nó xây lại. Con nhỏ từ từ xây mặt lại và tay Michael đụng một bộ ngực trần ấm mềm, đầy đặn. Như điện giật, nó chúi ngay vào lòng làm Michael ghì cứng lấy hôn mùi mẫn đôi môi ướt.
Thế rồi Apollonia hối hả ôm miết. Nó rên rỉ, níu rõ cứng và hai đứa như gắn chặt vào nhau tưởng khó lòng gỡ nổi.
- o O o -
Đêm hôm đó và những tuần kế tiếp khởi đầu cuộc sống chồng vợ đã khiến Michael hiểu thấu lý do tại sao ở một xã hội chậm tiến người ta đặt nặng vấn đề trinh tiết của con gái như vậy. Thì ra đó là giai đoạn sung sức, hăm hở nhất trong cuộc sống tình dục của người đàn bà. Đứa con gái vừa bén mùi ân ái quả như một thứ trái cây vừa chín tới tuyệt diệu và thú vị nhất là sự đam mê nhiệt tình của nó đã cho người đàn ông hưởng thủ cảm giác chúa tể. Trong những ngày ấy Apollonia không phải là vợ nữa mà là hiện thân nguyên vẹn của một con nữ ưng chịu làm nô lệ cho Michael. Nhưng ở địa hạt sinh hoạt gia đình, sự hiện diện của Apollonia làm tươi vui hẳn căn nhà đang khô khan những đàn ông. Bà mẹ được nàng gởi trả về ngay sáng hôm sau và từ đó trở đi nàng nghiễm nhiên đóng vai bà chủ nhà con nít. Tối nàoÔng Trùm Tommasino chẳng về ăn cơm nhà và giữa khu vườn âm u đầy tượng đá, cặp vợ chồng trẻ ngồi nghe ông già Taza kể chuyện đời xưa thật thú vị. Chừng về phòng riêng là hai đứa mải miết lo cuốn lấy nhau làm như Michael càng ngày càng ham khổ người tuyệt mỹ của Apollonia, màu da đậm sánh như mật ong, cặp mắt nâu mở lớn hừng cháy nhiệt tình. Ở người con nhỏ quả có một mùi hương ngọt ngào của da của thịt vô cùng là khêu gợi.
Mà nó cũng bám cứng lấy Michael, cũng ham vui đến rã rời người, đến thiếp đi trong giấc ngủ muộn. Nhiều khi nửa đêm về sáng thật là mệt mỏi nhưng không sao ngủ nổi Michael ngồi tựa cửa sổ ngó Apollonia nằm xoãi chân tay ngủ thật vô tâm. Khuôn mặt bình dị, êm ả thật dễ thương... khuôn mặt rạng rỡ một vẻ đẹp cổ điển, độc đáo của các Thánh nữ Đồng Trinh qua các hoạ phẩm tưởng tượng của mấy hoạ sĩ đời xưa.
Tuần trăng mật đầu tiên hai đứa cũng đi chơi quanh quẩn bằng chiếcAlfa Romeo nhưngÔng Trùm Tommasino đã rỉ tai cảnh cáo Michael vụ đám cưới đã tiết lộ hành tung của nó trong vùng này, giờ bắt buộc phải tổ chức phòng thủ chống cánhNgũ Đại gia đình âm mưu thanh toán. Toà biệt thự thêm một lớp vệ-sĩ canh vòng ngoài, Calo và Fabriio được rút hẳn vào trong. Tốt hơn là hai vợ chồng nó đừng ló mặt ra. Để giết thời giờ Michael bắt đầu dạy vợ tiếng Anh và tập cho Apollonia lái xe hơi chạy vòng vòng trong khuôn viên biệt thự. Ông Trùm hồi này cũng phải đi biền biệt.
Một buổi tối bà già làm việc vặt trong nhà bưng lên một đĩa trái ô-liu và thình lình hỏi Michael:
- Xin lỗi... tôi nghe mấy người ở đây nói cậu là con traiÔng Trùm Corleone ở Nữu-Ước...Bố-Già Corleone phải không?
Bác sĩ Taza lắc đầu than "Chết thật... đến mụ già nhà quê này cũng biết thì còn giữ bí mật quái gì!" Michael thấy cử chỉ e ngại của ông cụ nhưng ngước lên thấy bà lão coi bộ thành khẩn, quan tâm quá nên không nỡ lắc đầu bèn hỏi lại "Bà già có biết cha tôi?"
Mụ Filomena da mặt nâu nhăn nheo rúm ró hệt những hạt dẻ khô, mấy chiếc răng móm mém chìa ra ngoài. Mụ nhìn Michael mỉm cười. Mấy tháng nay mới thấy mụ cười là một! Mụ lấy ngón tay gõ gõ lên đầu:
-Bố-Già đã cứu sống tôi một lần... và cứu cả linh hồn tôi nữa.
Biết mụ có chuyện gì muốn kể, Michael tươi cười tỏ ý khuyến khích. Câu hỏi đầu tiên của mụ là cả một sự sợ sệt: "Cậu ơi, có thật Luca Brasi chết rồi, phải không?" Michael gật đầu và để ý thấy mụ bình thản thư thái hẳn. Mụ vừa làm dấu vừa nói: "Chúa tha tội cho con... nhưng linh hồn hắn xin bắt đoạ đày muôn kiếp nơi hoả ngục!"
Tự nhiên Michael nhớ ra "bí mật ghê gớm của Luca Brasi" ngày nào. Nó có linh tính mụ già phải biết rõ câu chuyện mà chính nó gặng hỏi mấy lần mà Hagen và Sonny nhất định dấu. Nó bèn biểu mụ ngồi rồi rót mời ly rượu chát từ tốn nói:
- Bà già kể cho tôi nghe chuyện ông già tôi và Luca Brasi hồi đó đi. Tôi chỉ nghe nói một phần... không hiểu do đâu hai người đi đến chỗ quen biết, và lý do nào Luca Brasi lại tận tuỵ với ổng đến thế. Bà già cứ kể đi, đừng sợ...
Khuôn mặt nhăn nheo của mụ Filomena, cặp mắt đen thẳm như hai trái nho đen, quay sangÔng Trùm Tommasino có ý chờ một cái gật đầu.Ông Trùm phải se sẽ gật mụ mới dám mang đầu đuôi câu chuyện năm xưa ra kể.
...Khoảng 30 năm về trước, ở khu đông dân Ý đại lộ số 10 Nữu-Ước có một cô mụ tên Filomena. Dù chỉ là cô mụ vườn nhưng nhờ đám chị em hàng xóm đẻ sòn sòn nên làm ăn khá. Còn kinh nghiệm nghề nghiệp thì nhiều vụ sanh khó còn chỉ vẽ cho mấy ông bác-sĩ là chuyện thường. Cô mụ Filomena có chồng mở tiệm chạp-phô buôn bán rất phát đạt. Vợ chồng làm ăn như vậy ai ngờ sau này hắn phải chết khổ sở ở quê nhà chỉ vì máu đen đỏ, làm ăn không chịu dành dụm, cứ dư đồng nào là vô sòng bài đòi bốc lớn. Vả lại cũng vì xui xẻo gặp một vụ ghê gớm nên mới ra nông nỗi.
Chẳng là vào đêm định mạng đó... đã khuya lắm lắm rồi, người làm ăn ai cũng ngon giấc lâu rồi, chợt có tiếng gõ cửa nhà cô mụ Filomena.
Dù có người kêu cửa khuya khoắt thật nhưng cô mụ quen nghề quá đâu có gì sợ hãi? Bọn tí nhau chẳng ưa bảo nhau chọn những giờ thanh vắng nhất này để chui ra cho an toàn sao? Nhưng đêm hôm đó mặc quần áo đàng hoàng chạy ra mở cửa thì cô mụ hồn vía lên mây. Vì người gọi cửa tưởng ai hoá... ông Luca Brasi! Năm đó nó đã... hung thần lừng danh và có nghe nói vợ con gì đâu? Nửa đêm kêu cửa, nếu chẳng phải mời cô mụ đi đỡ đẻ cho vợ thì đúng là nó muốn mời chồng cô mụ xuống âm phủ rồi! Muốn giết là ông Luca Brasi giết... chớ đâu cần phải gây chuyện to tát? Cô mụ Filomena sợ muốn chết ngất thì ông Luca Brasi ấp úng cho hay muốn mời đi sanh dùm một sản phụ. Ở cách đây hơi xa, mà phải đi. Có xe sẵn, đi liền. Chao ôi, biết thế mà cô mụ vẫn run rẩy chân tay vì tướng tá nó ngày thường đã quá ghê rợn mà đặc biệt khuya nay khuôn mặt Luca Brasi lầm lầm ác sát, rõ ràng sắp sửa giết người đến nơi. Làm sao dám đi, viện đủ mọi cớ... nhưng nó trợn trừng nhìn và ra cả xấp giấy bạc là phải ríu ríu đi theo.
Trước cửa có chiếcFord chờ sẵn, thằng lái xe cũng gần gần một cỡ Luca. Nửa giờ sau xe ngừng trước một căn nhà lầu tồi tàn bên Long Island, chỗ dốc cầu. Căn nhà có dễ hai gia đình ở vừa nhưng chắc bọn chúng mướn, làm sào huyệt vì bên trong nhà bếp mấy thằng mặt mày hung tợn đang tụ tập nhau đánh bài, nhậu nhẹt.
Cô mụ Filomena được đưa lên lầu, dẫn vô một phòng ngủ. Giữa giường có một con bé người Ái-Nhĩ-Lan rất trẻ rất xinh. Mặt nó trát phấn, mớ tóc hung đỏ và dĩ nhiên bụng cao vượt mặt. Con bé có vẻ hốt hoảng, vừa thấy mặt Luca Brasi nó vội quay đi làm như không dám mở mắt nhìn Thần Chết vậy! Cô mụ cũng hết hồn vì từ ngày cha sinh mẹ đẻ chưa hề thấy một khuôn mặt hắc ám, hận thù bốc lên ngùn ngụt thế này bao giờ! Không hiểu có chuyện gì kinh khủng vậy...z Luca Brasi quay ngoắt ra để cô mụ bắt tay vào việc, có hai thằng cô hồn phụ giúp. Con nhỏ sanh cực nhọc, cho ra đời được một bé gái thì mệt thiếp đi ngủ vùi. Cô mụ bèn nhờ một thằng xuống kêu Luca lên. Sau khi quấn tã cho đứa hài nhi bèn bồng nó lên đưa tận tay "Nếu ông là cha đứa nhỏ thì... tiểu thư đây ông bồng đi. Công việc của tôi thế là xong!"
Luca Brasi trợn mắt ngó, mặt hầm hầm cực kỳ hung ác: "Phải, tôi là cha. Nhưng tôi không muốn thấy cái giòng giống ti tiện đó. Mang xuống nhà dưới, thảy cha nó vô lò sưởi cho rồi!"
Ôi, cô mụ Filomena cứ tưởng nghe lầm. Cái gì mà "giòng giống ti tiện"? Bộ con mẹ hư hỏng, đốn mạt lắm sao? Hay nó là gái làng chơi thứ hạ tiện nhất? Một đứa con rứt ruột đẻ ra đâu có lẽ nào "thảy cha nó vô lò sưởi cho rồi?" Chắc thằng bố giận dữ, bực bội, nên chửi bậy hay nói lẫy vậy thôi. Chớ con người mà, ai dám làm cái chuyện bất nhân ác đức ghê tởm đến cùng độ như vậy? Ai dám thủ tiêu một mạng người, một đứa hài nhi vô tội như thế?
Vì nghĩ vậy cô mụ Filomena trao tay Luca Brasi đứa trẻ sơ sinh và còn nói: "Đây... con ông đây. Ông muốn làm gì thì làm!" Đứa nhỏ được bọc cẩn thận trong tấm mền tưởng đâu không tưng tiu nó cũng phải đón lấy. Nào ngờ nó hất mạnh một cái trả lại làm đánh "bịch" một phát giữa ngực cô mụ. Con mẹ đang thiêm thiếp ngủ sực tỉnh quay mặt ra. Nó cất tiếng yếu ớt, rên rỉ: "Anh... anh Luc..."
Luca Brasi quay phắt lại – Hai đứa nhìn nhau gườm gườm, lặng lẽ... làm như chúng sẵn sàng xông tới cắn xé nhau cho hả nỗi căm giận chất chứa từ lâu lắm. Cả hai đứa cùng chẳng người chút nào. Rõ ra hai con thú điên thú vật nhất, ghê tởm nhất. Làm như cả hai đứa oán hận nhau đến cực độ... hận không xé nát được nhau ngay tức khắc. Chúng không còn để ý tới một cái gì, kể cả đứa nhỏ vừa ra đời mà chỉ trừng trừng nhìn nhau cái điệu ăn tươi nuốt sống. Có lẽ hai đứa từng yêu đương, từng ăn ở với nhau mặn nồng lắm nhưng lâm cảnh ngộ cực kỳ cay đắng, thống thiết lắm mới thù oán chồng chất bừng bừng, không còn sót mảy may nhân tính. Một cảnh ngang trái lậm quá nặng rồi... chỉ còn có chết.
Luca Brasi quay lại gằn giọng: "Tôi biểu làm gì cứ làm đúng vậy. Tiền bạc muốn bao nhiêu cũng có hết."
Ôi, vậy là nó làm thật! Cô mụ Filomena sợ đứng tim, sợ cứng họng. Đành lắc đầu và run rẩy ấp úng: "Tôi không... không dám! Muốn làm... thì ông làm đi. Ông là cha nó... Đừng bắt tôi..."
Nó không nói không rằng, rút phắt con dao găm trong người ra: "Không làm tao cắt cổ".
Kinh hãi quá độ, Filomena còn biết gì đâu? Chẳng nhớ lúc bấy giờ nó làm gì... mà sau đó mình làm gì cũng không biết, hồn vía bay đi đâu hết! Chỉ nhớ lát sau lúc bình tĩnh trở lại được thì đã đứng ở nhà dưới, ở từng hầm từ hồi nào mà trước mặt có cái lò lớn bằng sắt vuông vắn. Coi lại thì tay vẫn bồng đứa nhỏ và nó vẫn nằm nguyên, nằm nín lặng trong chăn. Phải chi nó khóc ré lên một phát hay nhanh trí bấm cho nó một vài cái để nó oé lên thì không chừng hung thần dám đổi ý.
Phải có thằng cô hồn nào mở cửa lò vì phía trong lò chợt đỏ rực, lửa hừng hực bốc – Còn mình Luca Brasi và cô mụ ở lại gian nhà hầm chằng chịt những ống hơi nước nóng đẫy và khét nghẹt đến khó thở. Nó lại rút con dao lúc nãy ra... và cứa cổ thì chắc chắn nó sẽ cứa ngay lập tức, không ngần ngại. Ánh lửa đỏ, tròng mắt nó còn đỏ hơn. Nó bây giờ là quỷ sứ chớ đâu phải người? Nó đẩy cô mụ tới sát cửa lò... Đến đây mụ Filomena lặng thinh. Mụ chắp tay lại, kẹp vào đùi đưa mắt ngó Michael. Nó hiểu đã đến chỗ mụ không thể kể bằng lời... nên mau mắn cất tiếng: "Rồi... bà già có làm không?" Mụ gật đầu mắt nhắm lại. Nó phải rót thêm ly rượu nữa. Mụ làm dấu thánh, lẩm bẩm cầu kinh một hồi mới kể tiếp:
... Sau đó cô mụ được một bó bạc và có người đưa xe về tận nhà. Chẳng ai dặn, chẳng ai doạ một câu mà dư biết là lộ chuyện này ra chắc chắn sẽ bị cắt cổ gấp. Nhưng 2 ngày sau có tin Luca Brasi "thịt" luôn sản phụ và bị bắt ngay. Kinh hoàng đến độ ăn ngủ không được, Filomena đành phải chạy tớiBố-Già kể lại đầu đuôi nội vụ. Hồi đó Luca Brasi đâu đã về đầu quân vớiÔng Trùm Corleone? Nhưng ông biểu đừng sợ, cấm nói qua nói lại... ổng sẽ có cách thu xếp đâu vô đó dùm cho.
In hìnhBố-Già chưa làm được gì đã có tin Luca Brasi tự sát trong xà-lim. Nó lấy mảnh thuỷ tinh cứa đứt cổ và được chở cấp tốc vô bệnh xá của nhà lao. Nằm một thời gian, điều trị lành vết thương thìÔng Trùm Corleone cũng vừa lo lót, vận động xong.Vì Cảnh sát không tìm ra đủ yếu tố buộc tội nên ra toà Luca Brasi được tha bổng.
Dù kinh sợÔng Trùm, dù ổng bảo đảm sẽ không có chuyện lôi thôi rắc rối với Luca Brasi và Cảnh sát nhưng cô mụ Filomena vẫn lo sợ đến bỏ cả việc làm. Sợ đến nỗi không dám ở lại đất Mỹ nữa, phải bắt chồng sang cửa tiệm chạp-phô gấp để hai vợ chồng cùng trở về quê nhà làm ăn, thà là nhịn đói cùng về. Được cái ông chồng cũng hiểu và cũng cảm thông với vợ ở chỗ "cứ nghĩ tớichuyện đó là run bần bật... không thể làm bất cứ chuyện gì huống hồ là đỡ đẻ." Nhưng sau này về Sicily hắn đâm máu mê cờ bạc, đốt sạch số tiền chắt chiu từ Mỹ mang về đến độ phải chết trong nghèo khổ. Từ ngày chồng chết thì vợ sa sút, bắt đầu đi ở đợ.
Kể xong câu chuyện mụ Filomena uống thêm ly rượu nữa và nói với Michael:
- Cậu thấyBố-Già cứu tôi như thế nào chưa? Nếu không tôi sống sao nổi với Brasi? Hồi sau này mỗi lần tôi hỏi xin tiền ổng đều gởi về cho. Tội nghiệp ổng bị nạn... nhưng có điều cậu yên chí đi, người như vậy đó trời có hại bao giờ? Đêm nào lúc cầu kinh đi ngủ tôi chẳng cầu nguyện cho Bố-Già?
Lúc mụ đi khuất, Michael hỏiÔng Trùm Tommasino:
- Liệu bà già ấy có nói thiệt không?
Tommasino gật đầu. Phải vậy chớ! Chuyện phải như thế thì tụi nó mới giữ kín không cho Michael biết... và phải vậy mới đúng chất Luca Brasi!
Sáng hôm sau Michael tính gặpÔng Trùm để bàn bạc công chuyện mới hay từ hồi tinh mơ Tommasino đã phải lên Palermo gấp. Có tin rất khẩn, do liên lạc viên đích thân mang tới. Buổi chiều tối vừa về đến nhà, lão đã gọi riêng Michael ra cho hay:
- Liên lạc viên từ Mỹ qua cho hay tin. Một tin dữ... tôi không muốn cho cậu hay chút nào... nhưng bắt buộc phải làm: Santino Corleone vừa bị chúng bắn chết!