Lúc trước được Lữ công dạy dỗ mấy năm, học vấn của thái tử cũng vạn quyển, hôm nay khi Tạ Quân đem bài tập gần đây của hắn trình lên Vệ Nghị xem, cũng công bằng mà đánh giá: "Tuy thơ văn không tính là xuất sắc, nhưng nét chữ kia lại cực tốt, tùy ý phóng bút, khá có phong thái chín chắn sớm, vững vàng mà nhuần nhuyễn."
Vệ Nghị vội vàng liếc qua một lượt từ đầu đến cuối: "Thơ, chí chi sở chí dã, giấu trong lòng thì là chí, viết lên giấy thì là thơ, câu đối này không công phu, vần điệu không bằng phẳng, đủ thấy tâm hắn nổi nổi chìm chìm! Nghe nói thái tử ngày ngày không bỏ lỡ cưỡi ngựa bắn cung, với học vấn, thái phó vẫn phải bỏ công sức nhiều hơn mới phải!"
Tạ Quân im lặng một lúc, nuốt lại một tràng lời muốn nói.
Hắn tự nhận thơ từ khá tốt, ngoài thiên phú ra, cũng do kinh nghiệm nhân sinh phong phú, thái tử là người kế vị của đất nước, phải học cách trị quốc an dân, cần có tầm nhìn rộng lớn, chứ cứ mãi bi xuân thương thu, vì vạn vật đều cảm động, làm sao có thể bày mưu lập kế, chăm lo việc nước.
Nhưng bệ hạ rõ ràng không nghĩ vậy.
"Hắn học theo nét chữ của Cố Chính Hi." Vệ Nghị lại cầm bút son, chậm rãi viết lên trang giấy kia, "Ngươi là đệ tử thân cận của ông ta, sao lại không nhìn ra?"
Tạ Quân nhận lấy tờ giấy, trên đó viết bốn chữ, chỉ có vậy thôi.
Vệ Nghị tiếp tục nói: "Có một việc hôm nay vừa khéo nói với ngươi, vị cô nương họ Cố ngươi muốn tìm, đã qua đời từ ba năm trước rồi."
Thân thể Tạ Quân lảo đảo dữ dội, may mà Dương công công kịp thời đỡ một cái nên không ngã xuống, hắn đã không màng đến thất thố trước mặt vua: "Sao lại thế được??"
Vệ Nghị ra hiệu Dương công công lấy mật báo Tô Châu dâng lên đưa cho Tạ Quân xem.
"Năm đó sau khi Cố Chính Hi chết, nữ nhi ông ta vốn phải sung vào Giáo Phường Tư, nhưng nàng lại bỏ trốn." Giọng Vệ Nghị trầm thấp, trên mặt lại không thấy chút thương cảm nào, "Một nữ tử, chạy thì chạy, không đáng phải tốn nhiều công sức. Nhưng trẫm khi mời ngươi đến dạy thái tử đã hứa sẽ giúp ngươi đi tìm người mới tra ra, năm đó nàng trốn đến Tô Châu, sau đó cũng lấy chồng, chỉ là ba năm trước đã nhảy hồ tự vẫn."
Cùng với mật báo giao cho Tạ Quân còn có một chiếc khóa bạc, mặt trước khắc bốn chữ "Phú quý trường mệnh".
Tay Tạ Quân run rẩy lật mặt sau.
Trân Trân, ngày mười lăm tháng Giêng năm Thiên Nguyên thứ chín sinh.
"Đây là phu quân nàng giữ lại, nói là nữ tử kia luôn đeo trên người."
Tạ Quân mất hồn mất vía bước ra khỏi điện Thái An.
Ngày mai thái tử điện hạ sẽ đến hành cung Thái Vi, hắn còn phải đến Đông Cung bàn bạc việc cùng đi.
Khi đi đến bên hồ, trăng sáng treo cao trên cây ngô đồng, hắn nhìn ra xa thấy gợn sóng lấp lánh như một vũng bạc vụn, lại nghĩ đến bốn chữ "nhảy hồ tự vẫn", sờ sờ chiếc khóa bạc trong túi, ánh sáng rực rỡ trước mắt bỗng hóa thành hoang vắng.
"Lão sư, Quân xin lỗi người."
Hắn lau khô vệt ẩm ướt nơi khóe mắt, liền quay người định rời khỏi nơi này, chợt thấy từ xa một nữ tử áo xanh váy trắng uyển chuyển bước đến.
Nhìn dáng người kia, sao lại có vài phần quen thuộc.
Diêm Vũ bước đến trước mặt hắn, tay cầm đèn cung, chỉ hơi khuỵu gối hành lễ: "Điện hạ đợi thái phó lâu không thấy, nên để nô tỳ đến tìm một chút."
Dưới ánh trăng, bóng hình yểu điệu đứng bên bờ hồ, dường như khoác lên vẻ nhẹ nhàng.
Tạ Quân đứng ở đó bất động, trái tim đột nhiên không kiềm chế được mà đập loạn lên, đôi mắt ướt át tuôn ra niềm hân hoan và mong đợi.
Hắn rốt cuộc đã biết, đôi mắt kia vì sao quen thuộc.
Năm xưa lão sư trước khi trở về kinh thành nói muốn gả nữ nhi cho hắn, lấy hôn thư và bức hoạ chân dung giao vào tay hắn: "Nữ tử trước khi cưới không thể lộ dung nhan cho nam nhân bên ngoài, ta nay đem chân dung của Trân Trân giao cho con, đã là nhận định con rồi. Đợi đến sang năm con vào kinh thành tham gia khoa thi xuân, nàng cũng đã đến tuổi cài trâm, con có thể đến cầu hôn."
Cuối năm ấy, tề quốc công phản loạn, Tạ Quân ở nơi xa xôi ngàn dặm nhận được tin Cố Chính Hi không bái tân quân, dẫn theo đám đại thần ở trước Chu Tước môn ép vua thoái vị, kinh hãi đến mức không thể nói nên lời.
Đợi khi hắn chạy đến kinh thành, Cố Chính Hi đã chết, còn trở thành cái gọi là tàn dư tiền triều, Tạ Quân lưu lại kinh thành mấy tháng, nhưng hắn chỉ là một tú tài hạng bét, mãi vẫn không tìm được tin tức của con gái nhà họ Cố, đành phải quay về quê.
Bao ngày đêm, hắn treo bức chân dung kia bên án thư, trong lòng thầm thề, nhất định phải phong hầu nhập tướng, tìm cơ hội can gián, vì lão sư lật lại bản án.
Đôi mắt của Diêm Vũ cô nương, sao lại giống với nữ tử trong bức chân dung đến thế!
Tạ Quân bước lên phía trước, đang định hỏi nàng điều gì đó, lại nghe thấy tiếng chuông bạc kia khẽ vang, trong nháy mắt tỉnh lại từ mộng ảo.
Ý nghĩ này sao mà hoang đường, người đã chết rồi, vật tin còn trong túi áo hắn, làm sao có thể là nàng chứ?
Thấy hắn đứng im bất động, Diêm Vũ lại mở miệng hỏi: "Thái phó đang nghĩ gì vậy?"
Tạ Quân quay đầu nhìn vầng trăng sáng trên trời: "*Đào chi yêu yêu, kỳ diệp trân trân, chi tử vu quy, nghi kỳ gia nhân."
(*Dịch nghĩa:
Cây đào tơ xinh tươi,
Lá đơm xum xuê.
Nàng ấy đi lấy chồng,
Thì ắt hoà thuận với người trong nhà.)
Diêm Vũ lại không lộ chút biểu cảm, nhìn quanh một vòng: "Mùa thu thế này nào có hoa đào, thái phó đọc nhầm thơ rồi."
"Nói bừa thôi, Diêm Vũ cô nương đừng để bụng." Lòng Tạ Quân ngổn ngang, "Luôn có ngày xuân, luôn có hoa đào, nhưng trên đời này đã không còn Trân Trân nữa, ta rốt cuộc đã thất hứa với lão sư."
"Không, ngươi không có." Diêm Vũ cầm đèn ở phía trước dẫn đường cẩn thận, lại thấy câu nói này quá đột ngột, bèn giải thích, "Hôm đó trong thư phòng điện hạ, nô tỳ nghe thái phó nói, muốn minh oan cho Cố thượng thư, nếu việc này thành, thì không tính là phụ lòng."
Tạ Quân thở dài, vô hình trung đã không còn đề phòng nàng nữa: "Việc này cũng chỉ là một cái bè thôi, cho dù làm được, trăm năm sau Quân cũng không còn mặt mũi nào đối diện với ân sư."
Diêm Vũ không hiểu hỏi: "Vì sao vậy?""
Tạ Quân lúc này mới ý thức được mình không thể nói thêm gì nữa, bèn phất phất tay: "Đi thôi, chớ nên để điện hạ phải sốt ruột chờ đợi."