Lão Trương kia sau khi bị người hầu nhà họ Lý xách cổ đuổi đi, ông ta đã thuê xe ngựa chở mình lên tỉnh.
Tại một cửa hiệu buôn đồ cổ trong một khu phố sầm uất ở trên tỉnh, một người đàn ông dáng dấp cao ráo, khôi ngô, ngũ quan tinh xảo, trên người mặc y phục màu xám khói, đầu tóc được cột bối lên theo lối để tóc của đàn ông xã hội phong kiến.
Đặc biệt trên khuôn mặt cân đối ấy điểm một chấm nốt ruồi nhỏ nơi khóe mắt. Chính xác là nốt ruồi lệ, lại làm cho người đàn ông trở nên có mấy phần mị lực.
Người đàn ông cao lớn đang lân từng bước di chuyển từ từ từng ngón tay thon dài cầm lấy rẻ lau mà lau chùi mấy chiếc bình sứ trên kệ tủ.
Lão Trương vừa từ xe ngựa bước xuống, vẻ mặt hậm hực, bực tức, lấy từ trong túi tiền ra ba quan tiền trả cho người đánh xe. Khi người đánh xe vừa đi, lão Trương lúc này mới ngẩng đầu nhìn lên biển hiệu 《 TIỆM ĐỒ CỔ BÙI GIA 》 trước mặt. Lão Trương nhấc chân đi thẳng vào bên trong.
Bùi Thiêm vừa nghe thấy có tiếng động từ ngoài cửa, không cần quay đầu liền có thể đoán được ra người vừa mới đi vào là ai. Bùi Thiêm tay vẫn lau chùi bình cổ một cách tỉ mỉ, giống như rất coi trọng mấy thứ này. Miệng nhàn nhạt lên tiếng.
" Lão Trương, ông nhanh như vậy đã về rồi à? ".
Lão Trương nét mặt cau có ngồi phịch xuống một cái ghế gỗ tròn, mở miệng làu bàu thuật lại sự tình.
" Bùi Thiêm, tôi nghĩ cậu nên dẹp cái tiệm này đi là vừa. Kẻo người nhà họ Lý kia lại cho người đến dỡ đi thì cũng không oan đâu ".
Lão Trương ở một bên nửa đùa nửa thật, lại nói đúng trọng tâm khiến cho người đàn ông đang lau chùi mấy cái bình sứ kia bỗng chốc ngưng lại động tác, ánh mắt sâu thẳm nhìn liếc trái phải, ngay tức khắc người đàn ông quay lại, hướng tới lão Trương mà nhăn mày nghi hoặc. " Nhà họ Lý? Là nhà phú ông Lý ở huyện Thanh Khê kia sao? ".
Lão Trương ngẩng đầu một cái nhìn đến Bùi Thiêm, lại khẽ lắc đầu vẻ mặt bơ phờ mà thở dài.
" Haizz, chứ còn gì nữa. Tôi nói cậu nghe… ".
Lão Trương vừa định mở miệng nói gì đó, lại nhìn ra trước cửa hiệu có nhiều người qua lại, thế là ông mới đứng dậy đi ra đóng cửa lại. Trở vào mới kéo Bùi Thiêm ngồi xuống một chỗ, giọng nói lảnh lót vang lên.
" Bùi Thiêm, tôi nói cậu nghe, cái chiêu trò bịp bợm mấy chục năm của cậu cuối cùng cũng có người nhìn ra rồi! ".
Bùi Thiêm vẫn luôn giữ dáng vẻ điềm tĩnh lúc này phản ứng nhanh, kích động đến tròng mắt trợn to, đôi lông mày rậm nhíu chặt, tiến đến bắt lấy tay lão Trương mà lăm le hỏi.
" Ai? ".
Lão Trương nhìn đến vẻ mặt hung hăng của Bùi Thiêm lại trở nên dè dặt, kinh sợ. Nếu so ra tuổi tác thì lão Trương còn là bậc tiền bối của Bùi Thiêm. Vậy mà ông già này lại lúc không có người sợ một hậu bối. Nếu để người ngoài trông vào khẳng định lão Trương này sẽ bị người ta cười cho thối mũi. Cũng không thể trách lão Trương này quá nhát cáy. Chỉ có thể nói là do Bùi Thiêm này dáng vẻ lúc nóng lúc lạnh, tính khí từ xưa tới nay vẫn luôn thất thường. Bảo sao lão Trương này không thể nắm bắt nổi.
Lại nói, Bùi Thiêm nhìn bề ngoài tuổi tác còn trẻ như vậy, mới qua ngưỡng tuổi hai mươi lăm ấy vậy mà là ông chủ của lão Trương đó. Những mối làm ăn buôn bán đồ cổ giả đều là do một tay Bùi Thiêm ở đằng sau tính toán, sai khiến lão Trương.
Lão Trương kính nể cậu cũng là lẽ thường tình.
Lão Trương mặt mày nhăn nhó lắp ba lắp bắp trả lời.
" Thì…thì là, hồi sáng tôi đi tới phủ Lý của huyện Thanh Khê đó? Vốn định dùng chiêu trò cũ lừa đám đàn bà nhà đó. Ai mà ngờ…lại ở đâu nhảy ra một người hầu, cô gái đó đã dùng giấm chua làm cho cái đồ giả dùng sơn phủ lên của cậu toàn bộ đều bị bóc trần rồi ".
Lão Trương nói rồi liền nhân lúc Bùi Thiêm ngây ra ngẫm nghĩ mà trườn khỏi cánh tay đang bị bắt lấy, đứng dậy đi đến chỗ bàn trà rót trà uống. Vừa uống cạn một chén lại đặt xuống mà cằn nhằn.
" Hại tôi còn chưa có kịp uống được ngụm nước nào ở nhà đó, đã vậy còn bị thằng hầu nhà đó túm cổ đuổi ra khỏi cửa, dập mông xuống đất đến giờ vẫn còn ê ẩm cả người! ".
Bùi Thiêm còn chẳng có để tâm đến lão Trương đang không ngừng phàn nàn ở một xó. Cậu chỉ đứng lẳng lặng ở một chỗ nét mặt từ nghiêm trọng nhăn mày không rõ là đang nghĩ cái gì, một lúc sau liền chuyển thành ý tứ thú vị, cánh môi khẽ nhếch lên mà hứng thú nói một câu.
" Cuối cùng Bùi Thiêm này cũng gặp được đối thủ rồi! ".
…
Hồi chiều, bà Cả cùng bà Hai có cho gọi Thanh Nhã và Lành lên hầu hạ. Tiết trời đầu hè rất nóng bức nên hai bà kêu cô lên hầu quạt.
Thanh Nhã lúc này đứng ở phía sau ghế gỗ dài, trên tay cầm quạt mo nghiêm chỉnh quạt từng đợt cho bà Cả. Ở bên cạnh là Lành cũng đang quạt tương tự cho bà Hai.
" Con Lành! Mày làm gì mà cứ như người hết cơm thế hả! Mày quạt mạnh tay lên! Tao nóng sắp chết rồi đây này! ".
Bà Hai ngồi thảnh thơi ở một chỗ, vừa đưa tay lêm phe phảy khuôn mặt tròn đầy của mình, miệng dẩu lên gắt gỏng nói với người đang đứng hầu hạ phía sau.
Cô Lành thiếu nữ mới lớn, dáng dấp nhỏ bé ngay lập tức mở miệng than vãn, phản bác lại lời bà Hai.
" Bà ơi! Con đã quạt hết sức rồi đó ạ! Có trách thì trách cái thời tiết nóng như lửa thiêu này chứ sao bà lại trách con chứ ".
Bà Hai thấy Lành chỉ được cái lẻo mép, mồm năm miệng mười cãi lí với mình thì chép miệng một cái, hơi nghiêng mặt đáp cho Lành ánh mắt cảnh cáo.
Bà gắt lên: " Ô hay! Cái con Lành này! Mày dám cãi lời bà à! Cái nhà này cho mày ăn một ngày ba bữa, còn chưa nói cái tội ham ăn lười làm của mày. Quạt hai ba cái mà đã kêu là hết sức! Có tin tao phạt mày nhịn ăn không? ".
Lành vừa nghe bà Hai nói, cái miệng nhỏ vừa rồi còn dẩu ra định đôi co với bà bây giờ ngay lập tức câm nín lại. Như một thần lực vô hình của chiếc băng dính dán chặt vào miệng cô gái.
Chỉ cần nghe đến việc bị cắt phần ăn thì Lành ngay lập tức trở nên nghiêm trọng. Hình phạt nào thì hình phạt, cũng không bằng bị bỏ đói đâu. Trần đời Lành chỉ sợ nhất việc một bữa không được ăn miếng cơm nào.
Từ nhỏ bị cha mẹ bán vì nhà quá nghèo mà bất đắc dĩ bán cô vào đây làm người hầu, Lành đã luôn rất sợ việc bị bỏ đói. Cho nên dù là làm cái gì, cũng không thể để bị phạt bỏ đói được.
Bà Cả lúc này mới hơi liếc sang chỗ bà Hai mà cau mày lên tiếng nói vu vơ.
" Cái tiết trời gì không biết! Vừa oi bức lại không có lấy một cơn gió nào. Cả người chị em ta đều đổ đầy mồ hôi này! ".
Bà Hai nghe vậy cũng gật gật đầu, tỏ ra đồng tình với lời bà Cả nói. Lại buột miệng nói ra suy nghĩ trong lòng.
" Nóng nực như này mà có đá mát dùng thì hay phải biết! ".
Vừa nghe lời bà Hai nói, bà Cả ánh mắt chợt lóe lên tia sáng. Bà tự cảm thấy ý tưởng này cũng không tồi. Nghe nói đá mát mùa này rất quý, chỉ dành cho những nhà quan to phú quý mới có đủ tiền bạc để mua về. Lại nói loại đá này chỉ được vận chuyển buôn bán ở trên các tỉnh lớn.
" Em Hai nói đúng. Nếu có đá mát dùng là tốt nhất. Nhà ta thì không thiếu tiền.Chỉ là…đá này lại chỉ bán ở trên tỉnh ".
Bà Hai nắm bắt được phiền não của bà Cả, vì vậy ngay lập tức nảy ra ý kiến mà đề xuất với bà Cả.
" Hai là chị Cả…Chi bằng em kêu thằng Hai lên tỉnh mua đá đem về nhà mình dùng qua được đợt nóng bức này, cũng là một cách hay ".
Bà Hai quay mặt sang, hớn hở đề nghị với bà Cả. Bà Cả nghiêm túc suy nghĩ một chút, cuối cùng cũng quyết định nghe theo lời bà Hai.
Thế là hai bà liền cho người mời gọi cậu Hai đến.
Hai Hoàng đang ở trong phòng đọc sách, vừa nghe thằng hầu gọi ở ngoài cửa, nói là mẹ mình cùng bà Cả cho gọi có việc, thế là cậu cất sách đi, theo thằng hầu đi tới chính sảnh.
Lúc đi tới cửa sảnh, trùng hợp lại gặp Cảnh Bình cùng bà Ba cũng đang chuẩn bị tiến vào.
Cảnh Bình bắt gặp Hai Hoàng. Hai người đàn ông hơi gật đầu coi như anh em chào hỏi nhau.
Bọn họ cả ba người cùng lúc bước vào. Lại thấy bà Cả, bà Hai đã ngồi sẵn ở đây. Ngoài ra còn có hai người hầu Nhã và Lành đang đứng sau lưng hầu quạt.
" Em Ba với cậu Ba cũng tới à! ". Bà Hai tỏ ra bất ngờ, nhàn nhạt hỏi thăm.
Bà Ba khuôn mặt phúc hậu cười mỉm đáp.
" Em ở trong phòng quá ngột ngạt nên bảo Cảnh Bình cùng ra ngoài cho thoải mái ".
Bà Hai không biết có nghe ra không, lại ý tứ không được duyên cho lắm mà nói loáng thoáng.
" Cái tiết trời này thì ở đâu chả như nhau! Trong phòng hay ở gian này cũng có khác gì nhau đâu. Nóng vẫn là nóng ".
Bà Ba nghe vậy chỉ biết cười gượng.
Bà Ba, Cảnh Bình và Hai Hoàng sau đó ngồi xuống liền nghe thấy bà Cả cất tiếng.
" Hai Hoàng này, ta cùng u con vừa mới thảo luận với nhau. Trời nóng như thế này trong nhà cũng ngột ngạt. Vì thế muốn nhờ con lên trên tỉnh mua về mấy cân đá mát dùng cho mùa hè này. Con thấy sao? ".
Ý tứ dò hỏi hướng đến cậu Hai mà lên tiếng.
Cậu Hai vẻ mặt điềm tĩnh lại không lộ ra bất kì biểu cảm gì. Chỉ nhàn nhạt đáp lại.
" Vâng. Nếu bà Cả đã nói vậy thì ngày mai con sẽ xuất phát lên tỉnh một chuyến ".
" Ừm. Vậy là tốt rồi! ". Bà Cả khẽ gật đầu mỉm cười hài lòng.
Lại nghe bà Hai đột nhiên cất giọng, như nhớ ra chuyện gì mà lên tiếng.
" À phải rồi! Thằng Hai lên tỉnh thì cũng phải có người hầu hạ chứ phải không chị Cả. Hay là kêu một đứa đi cùng cậu để tiện chăm sóc ".
Bà Cả nghe vậy cũng gật đầu đồng tình. Bà quay sang hỏi ý tứ bà Hai.
" Vậy em Hai thấy nên để cho đứa nào đi thì hợp lí đây? ".
Bà Hai lúc này hơi hướng ánh mắt quét qua hai cô hầu phía sau ghế. Mở miệng đưa ra lí lẽ suy tính một cách kĩ lưỡng.
" Con Lành tính tình trẻ con, lại ham chơi, không chừng đi lên đấy sẽ làm hỏng việc. Thôi thì để cho con Nhã đi cùng với cậu, dọc đường chăm sóc cho cậu ".
Nói rồi, bà Cả cũng khẽ gật đầu đồng ý với ý kiến này.
Thanh Nhã đang cúi đầu cầm quạt quạt cho bà Cả.Vừa nghe hai bà nói sẽ để cô đi cùng cậu Hai chuyến này lên tỉnh, cô ngay lập tức ngẩng đầu nhìn đến phía cậu Hai, ánh mắt phức tạp không rõ.
Đi lên tỉnh? Chỉ hai người?
Cậu Ba Cảnh Bình ngay khi thấy ánh mắt khác thường của cô, ở trong lòng sớm đã phẫn nộ muốn rống lên. Lại ở ngoài mặt cố tỏ ra bình tĩnh mà mở miệng.
" Bà Cả, hay là để con đi cùng anh Hai chuyến này. Dù sao thì con cũng lên kinh học nhiều năm. Cũng từng đi qua tỉnh nhiều lần nên rất quen đường ".
Bà Cả nghe Cảnh Bình nói cũng có lí. Quả thực là Hai Hoàng từ nhỏ đến giờ toàn là ở nhà đọc sách, quản lí ruộng đất với phú ông. Cũng chưa từng lên tỉnh, đúng thực là không thông thuộc đường đi.
Để cho Cảnh Bình đi cùng cũng coi như có người chỉ đường.
Bà Cả nhàn nhạt phe phẩy tay.
" Được được. Vậy thì để cho cả thằng Ba đi cùng đi ".
Thanh Nhã nghe được quyết định này thì như sét đánh ngang tai, cứng đờ người như bức tượng gỗ chết lặng tại chỗ…