Chó Hoang Của Thiếu Nữ - Khúc Tiểu Khúc

Chương 65



Ngày giỗ của Lâm Tuyết Đường là ngày Hai tháng Mười hai.

Mấy năm trước Biệt Chi ở nước ngoài không về, phần mộ của mẹ cô được cô

gửi gắm cho một cơ sở chuyên môn chăm sóc và quét dọn.

Cách biệt bảy năm, đây cũng là lần đầu tiên sau khi về nước cô đi tảo mộ mẹ.

Khác với Biệt Chi, Lâm Tuyết Đường sinh ra trong một gia đình êm ấm, cha mẹ

hòa thuận yêu thương nhau. Ông bà ngoại của Biệt Chi là một trong số ít những

đôi vợ chồng yêu đương tự do thời đó, lại đều là trí thức, tình cảm vợ chồng rất

tốt đẹp, trong nhà chỉ có một trai một gái, Liệu Văn Hưng theo họ cha, Lâm

Tuyết Đường theo họ mẹ. Liệu Văn Hưng nhỏ hơn Lâm Tuyết Đường vài tuổi.

Biệt Chi chưa từng gặp ông bà ngoại, bởi vì họ mất sớm. Cô nghe cậu Liệu Văn

Hưng kể lại, lúc đó bà ngoại cứ đau ốm liên miên, còn ông ngoại thì khỏe mạnh,

bao nhiêu năm qua bất kể việc nhà lớn bé gì ông ngoại cũng chưa từng để bà

ngoại phải nhọc lòng lo lắng dù chỉ một chút.

Cũng chính vì vậy mà khi ông ngoại đổ bệnh và ra đi chỉ sau ba tháng điều trị,

cả gia đình đã phải chịu một cú sốc vô cùng nặng nề.

Cũng vào năm đó, Lâm Tuyết Đường gặp bố của Biệt Chi, Biệt Quảng Bình.

Sau đó, bà theo ông rời khỏi thành phố Sơn Hải nơi bà học đại học và làm việc,

đi đến Bắc Thành xa xôi không người thân thích.

Sau này Biệt Chi cũng từng không khỏi ác ý mà nghĩ, có lẽ chính nỗi đau khổ

và bi thương cùng cực trong khoảng thời gian đó đã khiến Lâm Tuyết Đường u

mê không nhận rõ người đàn ông được bà gửi gắm cả đời này hoàn toàn không

xứng đáng làm một người cha.

Vài năm sau ngày ông ngoại mất, bà ngoại phát hiện bị ung thư buồng trứng di

truyền, cũng vội vàng rời bỏ nhân thế.

Năm đó Biệt Chi mới lên hai tuổi, ông ngoại đối với cô chỉ là một tấm ảnh đen

trắng xa lạ. Còn về bà ngoại, trong ký ức của Biệt Chi có lẽ le lói đâu đó giọng

bà từng ru cô vào giấc ngủ, nhưng gương mặt của bà ra sao thì cô chẳng tài nào

nhớ nỗi.

Còn với Lâm Tuyết Đường, sự ra đi của hai người thân thiết nhất cũng chỉ là

khởi đầu cho chuỗi ngày khốn khổ sau này của bà…..

Đến mười năm sau, cuối cùng Lâm Tuyết Đường cũng buông xuôi sau khi phải

chịu đựng những dày vò cả về thể xác lẫn tinh thần, để rồi sau đó mẹ cô cũng

qua đời vì căn bệnh giống hệt như vậy. Theo di nguyện của bà ấy, Liệu Văn

Hưng đã đưa tro cốt bà ấy về an táng ở Bắc Thành.

Không trở về quê hương, cũng không ở lại thành phố Sơn Hải nơi bà ấy ừng

học tập mà chọn nơi này —— thành phố bà đã yêu, kết hôn rồi bị ruồng bỏ để

yên nghỉ.

Liệu Văn Hưng từng nói về di nguyện của Lâm Tuyết Đường. Bà ấy tự nhận

bản thân chết đi cũng không còn mặt mũi nào nhìn bố mẹ, nên không muốn

được chôn cất ở quê nhà, càng không dám đối mặt với chính mình của ngày

xưa, vì thế cũng chẳng muốn quay về thành phố Sơn Hải, bởi vậy đã quyết định

ở lại Bắc Thành nơi đất khách quê người này mãi mãi.

Nhưng Biệt Chi nghĩ, có lẽ mẹ cô vẫn còn oán hận.

Bà không tin rằng người đàn ông năm xưa từng thề non hẹn biển với mình lại có

thể thay lòng đổi dạ, dù đến gặp mặt bà một lần cuối cũng không muốn, cho nên

bà mới cố chấp ở lại thành phố nơi ông ta và người vợ mới sinh sống, để linh

hồn người đã khuất chờ đợi một người đang sống.



Những chuyện này được Biệt Chi kể cho Canh Dã nghe trong hai ngày trước

ngày giỗ của Lâm Tuyết Đường, trên chuyến bay đến Bắc Thành.

Cô tưởng rằng bản thân sẽ căm phẫn vì mẹ mình trao nhầm tình cảm cho kẻ

chẳng ra gì, vì sự nhẫn tâm của Biệt Quảng Bình. Nhưng sau khi kể xong, cô

mới nhận ra rằng khi lật lại những cảm xúc đã bị chôn giấu dưới tận đáy lòng từ

bấy lâu nay, cô lại cảm thấy rất bình thản. Trong lòng chẳng còn chút gợn sóng

như trước kia nữa.

Cả đoạn đường Canh Dã chỉ im lặng nắm lấy tay Biệt Chi, lắng nghe cô kể. Vẻ

mặt anh gần như điềm tĩnh và hiền hòa một cách lạ thường, là một dáng vẻ

hiếm khi xuất hiện trên con người anh.

Mãi đến khi Biệt Chi nói xong, Canh Dã mới mở lời: “Bởi vậy nên bảy năm

trước em mới không nói một lời nào mà chia tay anh, sau đó một mình ra nước

ngoài?”

Anh nhìn vào mắt cô: “Em cho rằng chúng ta sẽ giống như bố mẹ em?”

Từ trong dòng suy tưởng về chuyện cũ, Biệt Chi chậm chạp phản ứng lại.

Từ trước đến giờ Canh Dã rất thông minh, chỉ là tính cách ngang ngược lại

phóng khoáng. Anh vốn lười ứng phó với những xã giao giữa người với người,

chỉ dùng sự công kích đơn giản mà thô bạo nhất để làm lời đáp trả, nhưng chẳng

phải anh không hiểu chuyện.

Ví như lúc này, rõ ràng cô còn chưa nói gì mà anh đã thốt ra một câu trúng ngay

trọng tâm.

Đứng hình mấy giây, Biệt Chi giải thích: “Anh và Biệt Quảng Bình đương

nhiên không giống nhau.”

“Biệt Quảng Bình.”

Canh Dã chậm rãi lặp lại theo cô.

Biệt Chi mím môi.

Trong lòng cô dù từng có thời gian ngắn ngủi xem Biệt Quảng Bình là bố,

nhưng bây giờ thì đã chẳng còn gì nữa. Có điều cô hiếm khi biểu lộ ra ngoài

mặt, với Canh Dã thì có lẽ là do quá không phòng bị.

“Được, anh hiểu rồi.” Canh Dã nhẹ nhàng siết lấy lòng bàn tay mềm mại của cô

gái.

“?” Biệt Chi ngơ ngác, “Hiểu cái gì?”

“Mối quan hệ trong gia đình em và tình cảm em dành cho họ.” Không cho Biệt

Chi có cơ hội hiểu lầm, Canh Dã ra vẻ vô tình bổ sung, “Cũng tốt, không, nên

nói là tốt hơn cả chữ tốt mà anh tưởng tượng —— Như vậy thì sẽ không có ai

thân thiết với em hơn anh.”

Nghe xong, Biệt Chi ngoảnh mặt sang chỗ khác mỉm cười.

Linh cảm mách bảo nụ cười đó có liên quan đến mình, Canh Dã giơ tay nhẹ

nhàng nắm lấy cằm cô gái, xoay khuôn mặt đang hướng ra phía cửa sổ máy bay

của cô về phía mình: “Em cười cái gì?”

“Cười anh đó.” Biệt Chi thản nhiên nói, đồng thời ngước mắt lên, tò mò liếc

nhìn anh, “Anh có biết những lời anh vừa nói nghe giống một tên sở khanh

không tim không phổi không?”

“Biết, nhưng không sao. Em hiểu anh là được, người khác nghĩ gì anh không

quan tâm.”

Canh Dã mệt mỏi uể oải, nhưng vẫn nắm lấy ngón tay cô gái rồi cẩn thận vuốt

ve từng ngón, như muốn khắc ghi từng tấc da thịt và gân cốt của cô vào lòng.

“Đối với chuyện quan hệ gia đình, anh không có tư cách an ủi em, cũng không

biết an ủi như thế nào, anh ghét những lời sáo rỗng giả tạo —— Với anh mà

nói, gia đình, tình thân và huyết thống là những thứ may mắn ngẫu nhiên như

trúng số độc đắc, vậy mà lại phải đánh cược tình cảm cả đời mới có được, thật

là chuyện nực cười.”

Lần này Biệt Chi thật sự có chút tò mò.

Cô rướn người tới gần, muốn nhìn thẳng vào mắt anh, giống như có thể vượt

qua hàng mi dài và rậm nhìn sâu vào con ngươi sâu thẳm kia để tìm kiếm cảm

xúc thật sự.

Canh Dã dựa vào ghế ngồi, để mặc cho cô nhìn, một lúc lâu sau anh mới nhếch

môi, cất giọng khàn khàn: “Vẫn chưa nhìn đủ à? Còn nhìn nữa là anh tính tiền

đấy.”

Rõ ràng là uy hiếp, nhưng lại không lạnh lùng chút nào, ngược lại còn khiến nụ

cười nơi đáy mắt anh nhuốm chút ý tứ lả lơi.

Lúc này Biệt Chi mới an tâm ngồi lại: “Có thật là anh chưa từng khát khao tình

thân dù chỉ một chút không?”

Nhìn vào đôi mắt long lanh chất chứa sự không cam lòng của cô gái, Canh Dã

khó xử trầm tư suy nghĩ.

Anh tự hỏi lòng mình rằng, liệu trong hai mươi bảy hai mươi tám năm cuộc đời

của anh có từng tồn tại cái gọi là khát khao mà cô nói không?

Nửa phút sau.

Trong ánh mắt mong chờ của Biệt Chi.

“Không có.”

Không biết Canh Dã nhớ tới điều gì đó, chẳng những không biểu lộ khao khát

tình thân mà ngược lại còn khiến hàng lông mày của anh hơi nhíu lại, cười lạnh

sắc bén.

“Điều khiến anh cảm thấy tiếc nuối nhất trong cuộc đời là ở Trung Quốc dù có

sử dụng bất cứ phương thức nào cũng không thể cắt đứt quan hệ tình thân theo ý

nghĩa pháp lý.”

“….”

Yên tĩnh vài giây.

Biệt Chi nghiêng mặt, một lần nữa bật cười khe khẽ.

Canh Dã khẽ nheo mắt, lại một lần nữa quay mặt cô gái về phía mình.

Lần này đầu ngón tay anh miết nhẹ môi dưới của cô, ánh mắt mang đầy vẻ uy

hiếp: “Chê cười anh à?”

“Không phải chê cười, mà là bội phục.”

Nụ cười nhạt khiến khóe mắt hơi cụp xuống của cô gái cũng trở nên kiều diễm.

“Canh Dã, sao anh có thể phơi bày sự xấu xa và tiêu cực trong lòng mình một

cách trần trụi như thế nhỉ?”

Canh Dã dựa lưng về ghế, hờ hững nhướng mày: “Anh vẫn luôn như vậy mà.”

Cũng phải.

Biệt Chi nghĩ.

Đúng thực là xưa nay nay anh đều như vậy, tốt xấu gì cũng chưa từng che giấu,

cũng không cảm thấy phải tự ti hay khinh bỉ vì những cảm xúc tiêu cực trong

lòng mình.

Nghĩ xong, Biệt Chi tán đồng gật đầu: “Em muốn học hỏi anh.”

“Không học cái tốt lại đi học cái xấu.” Canh Dã khẽ cười, cuối cùng vẫn nhịn

không được, nhân lúc tiếp viên hàng không vừa đi vào sau tấm rèm, xung quanh

tạm thời không có ai nhìn qua đây, anh luồn ngón tay kéo dây an toàn, cúi người

đến gần đặt lên môi cô gái bên cạnh một nụ hôn.

Đầu lưỡi nóng ấm lướt qua khe môi cô, định cạy mở tiến vào trong nhưng lại bị

Biệt Chi đã kịp hoàn hồn né tránh.

“Đang trên máy bay đấy.” Biệt Chi nghiêm nghị nói, lòng bàn tay trắng nõn

chống lên ngực anh, “Canh Dã, anh giữ lại chút mặt mũi đi.”

Canh Dã bị chọc cười: “Không có nên đâu cần giữ.”

“Nhưng em có, em muốn giữ.” Biệt Chi vừa nhẹ nhàng lại kiên định đẩy người

anh về chỗ ngồi.

Canh Dã chỉ đành cắn khẽ răng nanh, nhịn cười, chậm rãi dựa người về sau: “…

Được. Xuống máy bay rồi tính sổ với em sau.”

Biệt Chi giả vờ như không nghe thấy.

Mà trên thực tế là sau khi xuống máy bay món nợ này cũng không thể tính được

——

Mới bước xuống khỏi cầu thang máy bay, chiếc điện thoại mà Biệt Chi vừa mới

tắt chế độ máy bay đã rung lên vài tiếng ting ting, cùng với đó là mấy cuộc gọi

nhỡ.

Trùng hợp thay, đều là của Biệt Quảng Bình. Đúng là ‘vừa nhắc Tào Tháo thì

Tào Tháo đến’, rõ ràng cả năm nay cô chưa từng nhắc đến ông ta một lần nào.

Nụ cười còn sót lại nơi khóe mắt cô gái cũng theo đó mà tan chảy như băng

tuyết, biến mất hoàn toàn trong ánh nắng rực rỡ của khung cửa sổ lớn ở sảnh

sân bay.