Nhưng cam lộ này rơi liên tục 7 ngày, lúc này là lâu hạn thành ngập úng.
Trên mặt Đào Tam gia đã không còn vui vẻ nữa, mỗi ngày ông ta đều ngồi dưới mái hiên vừa hút thuốc vừa thở dài, “Hầy! Ông trời, ngài lăn lộn cái gì nữa vậy?! Có để người ta sống hay không đây?”
Mưa rơi đứt quãng bảy ngày, con sông khô cạn lúc này nước chảy cuồn cuộn mang theo lốc xoáy nóng nảy xuôi dòng. Nước sông đã sắp ngập đến đất trồng rau ở bờ sông thế nên Lý thị và con dâu vội dầm mưa tới ruộng nhà mình hái hết đậu cô ve, đậu đũa và dưa chuột về nhà.
Lý thị vừa về tới nhà đã mềm chân, giọng run rẩy, “Ai u, đây là sắp có lũ rồi, đều đã ngập tới mép ruộng. Nước sông còn có lốc xoáy, ta nhìn mà váng cả đầu.”
Đào Tam gia đội mũ khoác áo tơi tới tìm tộc trưởng thương lượng. Nếu mưa còn rơi nữa thì sớm hay muộn cũng nhấn chìm cả thôn mất thôi. Nhưng thiên tai trước mặt thì hoàng đế hay đại thần cũng chẳng có cách gì, càng đừng nói tới một tộc trưởng nho nhỏ vì thế Đào Tam gia lại ủ rũ cụp đuôi trở về và im lặng cả ngày không nói gì.
Mấy ngày nay Lý thị đều thu dọn kho lúa, nếu thật sự không được thì phải tính toán thu dọn lương thực trốn lên núi.
May mà tới ngày thứ 8 thì mưa nhỏ dần, vào ngày thứ 10 thì mưa cũng ngừng hẳn.
Mặt trời đã ló rạng.
Trên cây ve kêu khan cả tiếng, hơi nước bốc lên khiến trời đất như cái lồng hấp.
Mọi người đều vội vàng ra đồng hầu hạ hoa màu.
Nước sông vẫn đục ngầu và chảy xiết, ruộng rau bên bờ sông bị ngập một nửa, rất nhiều giàn đều bị đổ ngã. Các bà các cô vội vàng dựng giàn lại như cũ sau đó quấn dây leo của các loại rau lên. Các nam nhân thì vội vàng hầu hạ mầm bắp và cao lương, trong ruộng chỗ nào cũng có mầm bắp và cao lương đổ rạp. Bọn họ phải nhanh chóng dựng chúng lên, chỗ nào không được còn phải bổ sung cây con.
Điều khiến người ta vui mừng là khoai lang đỏ sống, những dây khoai lang bò thẳng tắp, sinh mệnh tràn đầy. Giữa luống khoai là nước đọng nhưng không ảnh hưởng quá lớn, mặt trời phơi vài ngày là khô.
Hạn hán kéo dài lại thêm mưa lâu, may mà Đào gia thôn đã sớm chuẩn bị nên không bị hao tổn quá lớn bởi hạn hán. Mưa liên tục nhiều ngày cũng không phát triển thành lũ lụt, cũng coi như thoát hiểm.
Chờ nước sông hạ xuống mực nước bình thường, dòng nước trong dần thì cuộc sống của người dân Đào gia thôn lại khôi phục an bình.
Hai con gà ấp trứng của nhà Đào Tam gia cũng đã nhảy ổ và mang theo hai đàn gà con như những cục bông màu vàng đi dạo khắp sân. Ấp 40 quả trứng nhưng chỉ có 38 con gà con, có hai quả bị ung thế là Lý thị ném chúng đi sau đó đi nấu cơm nát cho đám gà con ăn.
Gà mái đi dạo khoan thai trong sân và dạy gà con mổ thức ăn rồi đào đất. Thấy cái gì có thể ăn nó sẽ cạc cạc gọi, tới khi đám gà con vây tới mổ ăn thì nó mới vừa lòng tránh đi.
Lúc đầu Hoàng Hoàng đuổi theo gà con và không chỉ bị gà mẹ xù lông lên mổ cho mấy cái mà còn bị Lý thị hung hăng mắng một trận. Đại Hoa thì to bụng nằm phơi nắng, tạm thời không có hứng thú với đám gà con.
Gà con rúc trong cánh ấm áp của mẹ chơi đùa hoặc đuổi nhau ở sân trước. Lúc tụi nó dần rụng lông tơ và mọc lông gà thì cả đám đã chạy điên cuồng khắp viện, đào đất khắp nơi. Mỗi khi đào được con giun hoặc sâu tụi nó sẽ kích động đập cánh nhỏ để đi tranh nhau. Có đôi khi hai con gà nào đó nhìn nhau ngứa mắt thì thậm chí sẵn sàng xù lông nghiêng đầu đánh nhau, mãi tới khi một bên chịu thua mới thôi.
Chờ đến khi gà con lớn hơn một chút Lý thị lập tức thả chúng nó tới rừng trúc để nuôi.
Đã là giữa hè.
Bọn nhỏ cũng không cần đi cắt rau ngổ nữa, giữa trưa nắng nóng tụi nó chỉ cần nằm ở nhà ngủ trưa, tỉnh ngủ thì vào trong rừng tìm xác ve. Ve lột xác ra thì cái xác ấy cũng được dùng làm thuốc, có thể bán cho tiệm thuốc.
Bắp trong ruộng đã có chòm râu vàng nhạt, cao lương cũng dần cúi đầu trĩu nặng. Dây khoai lang đỏ mọc ra um tùm, xanh mượt một mảnh ruộng. Dây khoai lang mà quá tốt sẽ ảnh hưởng tới chất lượng và sản lượng khoai lang nên mỗi ngày Lý thị sẽ ra đồng cắt bớt dây khoai lang mang về cho heo ăn. Việc làm cỏ bón phân cho ruộng đều được làm vào sáng sớm và tối mát, lúc mặt trời lên cao mọi người đều ở trong nhà hóng mát.
Chè bắp non và đậu xanh nấu với bí đỏ thành món chính của người nhà họ vào mùa hè.
Có rất nhiều cách nấu bắp, có thể chưng, làm cháo, bắp nắm, hoặc trộn với cơm khô đều ăn rất ngon.
Hôm nay, Lý thị bẻ chút bắp non nói là để giữa trưa làm bắp nắm ăn. Lưu thị rửa sạch cối xay đá sau đó mẹ chồng nàng dâu ba người lột hạt bắp bỏ thêm nước cho vào cối xay thành nước. Nước bắp thu được mang theo mùi ngô ngọt ngào nồng đậm, sau khi nấu bằng lửa nhỏ thì thành canh bắp mang theo mùi thơm thanh mát. Chỉ cần bỏ vào nước giếng cho nguội là có thể ăn. Phần bã thì nắm thành từng nắm nhỏ bỏ vào chưng, khi chín vừa mềm nhưng vẫn hơi dai, lại có vị ngọt mát.
Lúc giữa trưa nóng bức nhất người một nhà vây quanh bên nhau, người lớn cầm quạt hương bồ trong tay vừa quạt cho bọn nhỏ vừa nhai bắp nắm và uống chè bắp, quả thực thích ý.
Lúc này cửa rào tre mở ra, Đại Tần thị bưng hai cái bát đi vào trong viện, miệng gọi: “Tam tẩu tử!”
Lý thị buông quạt hương bồ và vội vàng đi ra ngoài đón.
“Ai u! Mọi người đã ăn trưa rồi à?!” Đại Tần thị vui tươi hớn hở nói.
“Mới vừa ăn thôi, mau, ngươi cũng tiến vào ăn một chút nhé.” Lý thị lôi kéo Đại Tần thị muốn đi vào bên trong.
“Không được, không được, người trong nhà đều đang chờ ta đó! Giữa trưa ta làm chút sương sáo nên mang cho nhà tẩu ăn thử.” Đại Tần thị đưa hai cái bát qua, trong đó là sương sáo con cá và sương sáo khối. Đại Tần thị nghĩ mỗi nhà có khẩu vị khác nhau, bên này còn có trẻ nhỏ nên không bỏ gia vị vào hai bát sương sáo.
Lý thị đổ sương sáo ra bát nhà mình sau đó nhặt một bát bắp nắm đưa cho Đại Tần thị và hàn huyên vài câu rồi cả hai cười nói đi về.
Sương sáo con cá chính là bỏ sương sáo còn chưa nguội vào một cái muôi lỗ rồi lắc lắc cho sương sáo chảy vào nước lạnh, biến thành hình con cá.
Trương thị mang sương sáo vào nhà bếp bỏ thêm gia vị rồi bưng tới. Bọn nhỏ ăn không bỏ sa tế mà chỉ giữ vị thanh đạm còn người lớn thì mang theo đầy đủ sắc hương vị, sa tế hồng hồng, hành lá và hành hoa màu xanh trắng, gừng băm màu vàng, tỏi băm màu trắng và rau thơm màu xanh.
Bắp nắm thêm sương sáo ngon lành nên cả nhà ăn một bữa trưa này thật sự vui vẻ.
Tam Bảo hỏi Lý thị: “Bà nội, khi nào nhà chúng ta cũng làm sương sáo ăn vậy?”
Lý thị lấy quạt hương bồ vỗ vỗ đầu hắn và cười nói: “Ngày nào con không bị đánh, không bị mắng thì bà nội sẽ làm sương sáo!”
Tam Bảo nghĩ tới tần suất bị đánh và bị mắng gần đây thì thực ưu thương. Hắn yên lặng bỏ chỗ sương sáo còn lại vào bát mình và vùi đầu ăn.
Vào đêm hè tiếng ếch kêu vang trên ruộng lúa, trong bụi cỏ là tiếng côn trùng kêu chít chít. Trong phòng nóng quá không ngủ được nên cả nhà đều ngồi trong sân hóng mát.
Bởi vì quá nhiều muỗi nên Lý thị cầm chút rơm đốt lửa, lại gom lá rụng xung quanh đốt cho khói đặc bay lên, muỗi và côn trùng vì thế mà biến mất biệt tăm. Bọn nhỏ chạy đuổi nhau trong làn khói, mắt vì thế mà nhanh chóng đỏ lên và rưng rưng. Cuối cùng tụi nó đành phải nhắm mắt và duỗi tay sờ loạn.
Lưu thị dọn từng cái sàng ra sân, lại dùng vải ướt lau sạch bụi bặm sau đó ném trên mặt sân. Bọn nhỏ nằm trên cái sàng, người lớn thì ngồi vây quanh cầm quạt hương bồ đuổi muỗi quạt gió cho tụi nó.
Bọn nhỏ nằm trên cái sàng cũng không yên tĩnh mà nâng chân lên đạp tới đạp lui. Chơi mệt rồi tụi nó mới an tĩnh nằm đếm sao.
Bầu trời đêm thực sáng sủa, màn trời sâu thẳm với những ánh sao treo đầy trời. Có viên sáng long lanh, có viên xám xịt, có những viên tụ lại, còn những viên khác đứng lẻ loi.
Đào Tam gia bắt đầu kể chuyện xưa cho bọn nhỏ nghe, từ Bàn Cổ khai thiên đến Khoa Phụ đuổi mặt trời, từ Tinh Vệ lấp biển đến Hậu Nghệ bắn rụng mặt trời, từ Thường Nga trốn lên mặt trăng đến Ngưu Lang Chức Nữ. Những câu chuyện xưa này mỗi năm ông đều kể nhưng bọn nhỏ vẫn nghe đến mùi ngon, không hề chán. Đào Tam gia kể đến miệng khô lưỡi khô, uể oải buồn ngủ. Ông uống vài ngụm nước thật lớn rồi lấy cớ đó ngừng kể chuyện. Bọn nhỏ đắm chìm trong câu chuyện thần thoại và rơi vào mơ màng, ríu rít thảo luận, mơ mộng, mãi tới khi cha mẹ thúc giục tụi nó mới đứng dậy đi về phòng ngủ.