Cuộc Sống Hạnh Phúc Ở Nông Trường

Chương 1: Cô Bé Kì Lạ



La Tuệ Mẫn ngồi trên chiếc ghế gỗ, hai chân bắt chéo nhịp từng nhịp, ngón tay không nhàn rỗi lật xem quyển sổ để trên bàn, vừa xem bà vừa thở dài.

Không biết mấy ông cấp trên nghĩ thế nào, vậy mà thực hiện chính sách "Di dời dân cư". Kinh nghiệm hơn bốn mươi năm sống trên đời của bà cho biết, chuyện này khó lắm.

Ai cũng biết vùng núi phía Bắc không đủ lao động, nhưng nơi đó quá ư là khắc nghiệt, mùa đông phủ đầy tuyết trắng, nhà nông một năm chỉ trồng trọt được một vụ mùa.

Này đây, cái chính sách ban hành cả nửa năm mà không thấy ma nào lại đăng kí, văn phòng mở đó chỉ để đuổi ruồi.

Bà chậc chậc lưỡi. Dù sao cũng cầm tiền công đầy đủ, công việc lại quá an nhàn nên chả sao. Chứ theo bà biết, bây giờ người ở thành thị mà dời hộ khẩu đi đâu, tới chừng muốn dời trở về thì thủ tục khó hơn lên trời, bởi vậy công dân trong thành đâu ai ngó đến. Còn nói nông thôn á, mười hộ là có mười một hộ có đất ruộng rồi, ở đây siêng năng hai năm còn trồng được ba mùa, ai mà dại lại dời đi cái vùng khỉ ho cò gáy đó.

Trong bụng lầm bầm làu bàu, La Tuệ Mẫn muốn đứng dậy pha cho bản thân một bình trà như mọi ngày, vừa uống vừa nhâm nhi sự đời thì trước cổng xuất hiện một bé gái.

Đứa nhỏ tầm mười ba, mười bốn gì đấy, từ cửa bước vội lại đây, lẽ phép chào hỏi: "Dạ cháu chào bà."

Con nít ngoan ngoãn ai mà chả thích, La Tuệ Mẫn cười, đuôi mắt cong xuống, trả lời: "Bà chào cháu."

Cô bé nhanh nhảu: "Bà ơi cho cháu hỏi, đây có phải là nơi đăng kí di dời dân cư ra phía Bắc không ạ?"

La Tuệ Mẫn kinh nghi, nhìn kỹ lại thì thấy cô nàng cầm cái quyển sổ nhỏ nhỏ hồng hồng, đây chẳng phải là sổ hộ khẩu hay sao?

Quái lạ, chẳng lẽ hôm ngay có người "mở hàng"?

Nghĩ vậy nhưng trên mặt không hiện điều gì, bà đáp: "Đúng rồi đó cháu, mấy cái nông trường phía Bắc thiếu nhân lực quá, phía trên chỉ thị vận động một ít đi qua."

Quả nhiên, nghe xong câu đó đôi mắt cô sáng rực, hai tay nâng sổ hộ khẩu muốn giao cho bà, giọng lảnh lót: "Nhà cháu muốn đi ạ, bà giúp cháu hoàn tất thủ tục nhé!"

La Tuệ Mẫn nghẹn họng, nhìn nhìn: "Cha mẹ cháu đâu? Chuyện này người lớn quyết định mới được!"

Cô bé trước mặt liền gục mặt xuống: "Cha mẹ cháu vừa qua đời ạ..."

La Tuệ Mẫn có chút hối hận, liền mở quyển sổ hộ khẩu ra xem, phần chủ hộ bây giờ được ghi rõ là Mạc Lệ Quyên, nữ, mười ba tuổi. Chắc là cô bé đang đứng trước mặt này.

Xuống tiếp theo thứ tự là Lý Cường: nam, mười lăm tuổi. Mạc Đình Sơn: nam, mười tuổi. Mạc Lệ Vân: nữ, bảy tuổi. Mạc Lệ San: nữ, ba tuổi.

Chỉnh thể có phần quái lạ, Lý Cường mặc dù không có quan hệ huyết thống với bất kỳ ai nhưng vẫn nằm chung sổ hộ khẩu.

La Tuệ Mẫn thấy vậy liền hỏi: "Cậu Lý Cường này là...?"

Cô bé thản nhiên đáp: "Là chồng của cháu ạ?"

Bà ngạc nhiên: "Cháu lấy chồng sớm thế?"

"Anh ấy được bố mẹ chọn làm chồng cháu khi còn sống ạ."

"À, ừ." La Tuệ Mẫn ngập ngừng, bà ngước mắt lên gặng hỏi: "Cháu chắc chắn phải di chuyển sang miền Bắc không? Nơi đó cực kỳ khắc nghiệt, mấy cháu lại toàn là vị thành niên thế này..."

Chưa dứt câu thì đã thấy cô bé trước mặt hồng lên đôi mắt, rơm rớm nước, giọng nói có phần nức nở: "Không đi không được bà ạ, nếu không bà nội cháu sẽ bắt chị em cháu phải gả chồng, cháu không muốn ạ."

La Tuệ Mẫn cả kinh: "Cháu chẳng phải đã gả chồng rồi hay sao?"

Mặc dù cô bé lấy chồng hơi sớm nhưng vấn đề này ở nông thôn cũng phổ biến, nên chẳng có gì là lạ.

Mạc Lệ Quyên đáp: "Bà cháu không ưng anh Cường, muốn cháu gả cho nhà khác, hình như..." Giọng đến đây thì ngập ngừng, nhỏ hẳn như đang thì thầm: "Hình như là bà chê anh Cường là trẻ mồ côi, lại thêm, lại thêm bên kia trả cho hai chị em cháu mỗi người một trăm đồng tiền lễ hỏi..."

La Tuệ Mẫn nghe đến đây thì biết chuyện gì, tội lỗi quá, bà nội cô bé muốn bán cháu gái đây mà. Bà tức giận khiến ngực phập phồng, hỏi: "Làm sao cháu biết?"

Mạc Lệ Quyên trả lời trong nức nở: "Hàng xóm nhà cháu có người ở cùng thôn, bác ấy nghe được tiếng gió nên mách với cháu, nếu không đi, bọn cháu không còn đường sống bác ạ, cả hai anh em nhà kia đều có vấn đề về thần kinh, đánh chết nhiều người rồi."

La Tuệ Mẫn cả kinh, vừa suy nghĩ đã biết chuyện như thế nào. Cha mẹ cô bé vừa mới mất, bà nội vì ham tiền nên bán cô bé và em gái cho gia đình có hai anh em bị tâm thần làm vợ, chẳng mảy may suy nghĩ bọn nhỏ một đứa mười ba nhưng đã có chồng, đứa còn lại chỉ mới bảy tuổi mà thôi.

Người phụ nữ trung niên này tự nhận biết được chân tướng liền tức giận đến đầu muốn bốc khói.

Và, tức giận được chuyển thành lực lượng, bà đóng cái mộc rôm rốp vào tờ thư giới thiệu, nhanh như chớp hoàn tất thủ tục cho Mạc Lệ Quyên, còn không yên tâm mà dặn dò: "Các cháu hãy nhanh chân qua bên đấy, mắc công nhà nội lại tìm đến thì nguy, tới nơi hãy cố gắng siêng năng mà làm, cả gia đình bảo ban nhau..."