Cuồng Long Vượt Ngục

Chương 606: Nghe vậy



Nghĩ lại lúc nãy mình tuyên bố rằng sẽ phân thắng thua trong vòng nửa tiếng, Nghiêm Bất Khí xấu hố cúi đầu, đến mức muốn tìm cái khe đất chui vào.

Thắng thua đúng là phân ra trong vòng nửa tiếng. Chỉ là người thua là mình.

“Anh có phục hay không?” Lúc này, Diệp Lâm tiếp tục nói: “Nếu còn không phục thì tôi có thể nhường anh ba mươi sáu viên rồi so thêm một ván nữa.”

“Hoặc là đối sang chơi cờ khác cũng được. Cờ tướng? Cờ năm quân? Cờ nhảy? Anh muốn cờ nào cũng được hết.”

Nghe vậy, Nghiêm Bất Khí thẹn quá hóa giận hơn nữa.

Sở trường của mình là cờ vây, đã là sở trường rồi mà còn thua thê thảm thì nói gì đến cờ khác.

Không thể giống như so đánh đàn lúc nãy, cuối cùng thua sạch sẽ thì còn mất mặt hơn nữa.

“Được rồi! Là tôi không bằng anh, tôi nhận thua!” Dứt lời, Nghiêm Bất Khí đổi giọng nói tiếp: “Chúng ta so thư pháp đi!”

Sau khi thua hai phần, Nghiêm Bất Khí không tin mình sẽ tiếp tục thua nữa, và sẽ không

thắng được một phần nào trong “cầm kỳ thư họa”.

Tính ra thì thư pháp cũng là một trong những sở trường của Nghiêm Bất Khí.

Khác với yêu thích nghiệp dư như là cầm và cờ, anh ta đọc sách viết chữ từ nhỏ, viết trụi biết bao nhiêu bút lông, vậy nên thư pháp mới là điếm mạnh của anh ta.



Nghiêm Bất Khí vốn cho rằng mình sẽ thắng hai phần cầm và cờ, thậm chí không cần phải so thư pháp, đối phương liền biết khó mà lui.

Không ngờ hiện giờ mình phải dùng thư pháp mà mình sở trường nhất đi kéo lại mặt mũi.

“Được!” Diệp Lâm không hề do dự, lập tức sắp xếp: “Chuẩn bị giấy bút mực đi!”

Rất nhanh sau đó, nhà họ Trương dọn ra hai chiếc bàn và giấy bút mực.

Thấy đối phương muốn tiếp tục so đấu thư pháp, Hoa Quốc Đống cuối cùng cũng hoàn toàn yên lòng. Anh ta từng tận mắt nhìn thấy khả năng thư pháp của sư phụ, tin chắc rằng sẽ không xảy ra vấn đề gì.

Trừ khi đổi phương là Vương Hi Chi chuyến thế, nếu không là sư phụ sẽ không thua.

“Ông nội!” Ngay sau đó, Nghiêm Bất Khí nhờ ông nội giúp đỡ: “ông ra đề đi, bọn cháu sẽ cùng

nhau viết, để xem ai viết nhanh nhất đẹp nhất.”

Thấy vậy, ông cụ Nghiêm bất đắc dĩ ra mặt.

Tuy rằng ông ta cũng cảm thấy đế cháu mình và Diệp Lâm so đấu thư pháp là có chút không công bằng, rốt cuộc thì nghề nào cũng có chuyên môn của nghề nấy.

Hai người bọn họ, một người là võ giả, một người là thư sinh, so thư pháp đối với thư sinh là dễ như trở bàn tay, nhưng đối với võ giả là làm khó cho võ giả.



Có điều, Nghiêm Kỳ Học biết rằng cháu trai cần phải thắng phần thư pháp đế kéo lại mặt mũi của mình.

Ông ta cũng là người nhà họ Nghiêm, tất nhiên là phải tạm thời bỏ công bằng qua một bên.

Vậy nên, Nghiêm Kỳ Học hắng giọng một tiếng, nói: “Cách đây không lâu, chúng tôi có đi tham quan Đằng Vương các ở Dự chương. Vậy các cậu cứ coi đây là đề tài, viết bài Đằng Vương Các Tự nổi tiếng xưa nay đi!”

Nói đến đây, Nghiêm Kỳ Học nhìn Diệp Lâm một cái, hỏi: “Cậu viết được không?”

Ông ta lựa chọn một bài thơ dài, vì đây là lựa chọn có lợi cho cháu trai mình.

Rốt cuộc thì rất khó dùng thư pháp đế viết một bài thơ dài.

Dù vậy, ông ta vẫn không muốn ỷ lớn hiếp nhỏ, đi hỏi xem Diệp Lâm có thể viết toàn bộ bài Đằng Vương Các Tự được hay không.

Tuy rằng đây là bài thơ cần thiết phải thuộc lòng lúc còn đi học, nhưng vẫn có phần nào khó khăn khi viết lại bằng thư pháp.

Lúc này, Nghiêm Bất Khí không nhịn được lên tiếng châm chọc: “Chắc là anh muốn đọc lại một lần Đằng Vương Các Tự cũng khó, huống chi là viết lại cả bài!”

Nghe vậy, Nghiêm Kỳ Học nhường một bước: “Nếu khó thì cậu cứ viết bừa một bài thơ cổ nào cũng được.”

ở trong mắt Nghiêm Kỳ Học, vừa cổ văn vừa thư pháp, thật sự là làm khó một người luyện võ.

“Ha ha, Đằng Vương Các Tự đúng không? Có gì khó chứ?” Diệp Lâm không chút đế ý mà cười nói: “Phải viết bằng kiểu chữ nào? Có yêu cầu gì không?”