Cơn siêu bão giai đoạn đầu gió lốc không làm gì được miền Trung, nó chuyển qua mưa giông.
Trời mưa như thác đổ, lúc này thì hệ thống màn năng lượng bảo vệ chạy trời cũng không khỏi nước, bởi vì nước mưa xối xuống, làm sao cũng phải chảy xuống mặt đất.
Giang Bình An vẫn ngồi trong thư phòng, uống nước trà nhưng tâm tư lại thả hồn quan sát thật kỹ khu vực miền Trung bởi vì sẽ có thể xảy ra l·ũ l·ụt, s·ạt l·ở, thậm chí l·ũ q·uét, lũ ống...
Nhưng càng quan sát, Giang Bình An lại càng thấy yên tâm rất nhiều. Đầu tiên là hệ thống rừng tự nhiên đầu nguồn của miền Trung còn quá tốt so với mấy chục năm sau. Chúng giúp giảm phần lớn tác hại của m·ưa l·ũ, rễ cây rừng vừa ngăn chặn dòng nước lao đi quá nhanh vừa sẽ làm đất tơi xốp, hút giữ được một lượng nước khổng lồ vào trong lòng đất. Chỉ khi nào đất rừng đã no nước thì nước mưa mới hình thành dòng suối nhỏ, rồi hội tụ thành suối lớn, sau đó dồn vào các chỗ đất trũng gây l·ũ l·ụt...
Chỉ riêng hệ thống rừng cây tự nhiên này cũng đã giảm một nửa lượng n·ước l·ũ và giảm hầu như hoàn toàn hiện tượng s·ạt l·ở đất đá ở đồi núi. Giang Bình An chợt nhớ tới câu nói của cha ông: Rừng vàng biển bạc.
Dân ta luôn tự hào có rừng vàng biển bạc, kiếp trước lúc nhỏ đi học, Giang Bình An nghe câu này cứ tưởng tượng rừng toàn là vàng, còn biển toàn là bạc. Sau đó lớn hơn, trưởng thành ra đời đi làm, lại nghĩ về câu này, lúc ấy hắn nghĩ rừng vàng là vì giá trị lớn về lâm nghiệp, về đất rừng, về khoáng sản... Còn biển bạc thì nhờ cá tôm, nhờ mỏ dầu, nhờ du lịch...
Nhưng giờ phút này, ngay giữa lúc cơn siêu bão hoành hành, mưa như trút nước, hắn lại ngộ ra thêm một tầng ý nghĩa mới.
Rừng vàng, có rừng mới bảo hộ được dân ta khỏi t·hiên t·ai cuồng nộ, bảo hộ dân ta chống giặc ngoại xâm...
Biển bạc, ngoài hải sản, mỏ dầu, du lịch, sản xuất muối... thì vị trí chiến lược đắt địa nhất của nó mới là ghê gớm. Vì lẽ gì S quốc luôn bị dòm ngó, xâm lược suốt chiều dài lịch sử?
Câu trả lời có lẽ chỉ gói gọn trong câu: "Hoài bích có tội". Mà hoài bích nghĩa là có ngọc, vậy đã quá rõ ràng, viên ngọc làm chúng ta bị dòm ngó chính là biển Đông, nó hoàn toàn xứng đáng với câu "Biển bạc".
Giang Bình An mới thất thần suy nghĩ lan man vài chục phút mà ngoài miền Trung, các dòng suối nhỏ đã dần hình thành. Giang Bình An lại bắt đầu để tâm chú ý quan sát.
Qua một hồi lâu, từng dòng nhỏ hội tụ thành suối lớn rồi thành n·ước l·ũ, cuộn trào hùng hổ lao đi... Nhưng may mắn, công tác nạo vét kênh mương của quân dân ta làm rất tốt, n·ước l·ũ tuy có nhưng đa phần đều thoát kịp ra sông lớn rồi đổ ra biển, chỉ có những vùng r·ốn l·ũ do địa hình quá thấp, nước đọng lại không thoát đi thì mới làm n·gập l·ụt.
Giang Bình An ghi nhớ những điểm r·ốn l·ũ này, hắn thấy có nhiều nhà dân, nhưng may mắn tất cả mọi người đều đã được di dời từ trước nên không có ai cần cứu hộ. Tuy nhiên Giang Bình An vẫn nhíu mày không thích, hắn nghĩ mình phải tìm cách giải quyết dứt điểm về vấn đề các r·ốn l·ũ này theo một hướng tích cực và lâu dài, không thể để cứ mưa to là người dân phải chạy nạn, s·ơ t·án, hoặc bị n·ước l·ũ bao vây, cô lập... Đây không thể gọi là an cư lạc nghiệp được!
Ngoài vấn đề r·ốn l·ũ, Giang Bình An còn chú ý một vấn đề quan trọng khác đó là việc thoát n·ước l·ũ. Tình hình trước mắt cho thấy, hiện tại việc thoát n·ước l·ũ tốt hơn kiếp trước của hắn rất nhiều lần, dù rằng kiếp trước hiện đại hơn bây giờ mấy chục lần.
Giang Bình An lục lại trí nhớ, hắn nhớ kiếp trước người ta tổng kết miền Trung bị ngập nặng, lại khó rút nước ra biển là có vài nguyên nhân.
Nguyên nhân thứ nhất là các kênh rạch, các sông lớn bị ùn tắc, khiến dòng chảy ra biển rất chậm, tác dụng chống lũ, rút n·ước l·ũ bị giảm xuống rất nhiều.
Nguyên nhân thứ hai thì lại do... các đập nước thủy điện. Theo lý thuyết mà nói, các đập nước thủy điện sẽ tạo ra điện, sẽ thả nước phục vụ nông nghiệp vào mùa khô và giữ lại n·ước l·ũ vào mùa mưa.
Nhưng thực tế diễn ra thì sao? Điện đúng là có làm ra, nhưng hỡi ôi, mùa khô đập nước phải giữ nước sản xuất điện nên nông nghiệp càng thiếu nước, đến mùa m·ưa l·ũ, đập nước sợ quá tải bị vỡ nên càng xả nước ồ ạt thêm vào cơn lũ... Khiến cho lũ chồng lũ... dân tình điêu đứng.
Trong xã hội, người ta còn tổng kết ra hai tác hại lớn khác của đập nước trên toàn thế giới. Tác hại lớn nhất khá là ghê gớm và rất rõ ràng: người dân sinh sống dưới hạ lưu các đập nước luôn luôn lo sợ đập bị vỡ. Và thực tế đã có rất nhiều trường hợp vỡ đập trên thế giới gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về người và của.
Tác hại thứ hai của các đập thủy điện là ảnh hưởng xấu đến môi trường. Chúng làm hệ sinh thái tự nhiên hoàn toàn biến dạng. Chưa kể là có mấy quốc gia nằm ở đầu nguồn nước chơi xấu, họ xây rất nhiều đập nước để giữ lại nước, giữ lại phù sa, để mặc cho các nước thấp cổ bé họng ở cuối nguồn khó khăn khổ sở, rất đúng với tình cảnh trong câu vè:
Thượng điền tích nước hạ điền khan
Ruộng trên giữ nước ruộng dưới khô rang.
Tác hại của đập thủy điện là rõ ràng như vậy, nhưng ở kiếp trước của Giang Bình An quốc gia nào cũng đua nhau làm bởi vì không có sự lựa chọn khác, vì lợi ích về kinh tế, về chính trị...
Trở lại hiện tại đang giữa cơn siêu bão, Giang Bình An thấy hiệu quả thoát nước tốt vậy, hắn yên tâm rất nhiều.
Nếu hiện giờ nơi nào chưa có đập thủy điện thì không cần làm nó xuất hiện, còn những cái nhà máy thủy điện đã có thì cứ để làm kỷ niệm, cả S quốc chỉ tập trung sử dụng điện năng lượng mặt trời kết hợp với pin Hydro.
Tầm mắt của Giang Bình An rà quét trải rộng từ phía núi rừng ra đến tận biển Đông, vài ý nghĩ, vài dự án nổi lên trong đầu, có lẽ đã đến lúc làm điều gì đó để sớm giữ gìn rừng vàng biển bạc này cho tổ quốc.
Mưa vẫn như trút, đầy trời toàn nước,
Giang Bình An thấy lượng nước quá dư thừa, nhất thời ngứa ngáy tay chân, hắn vung tay thu rất nhiều nước mưa ở miền Trung, bỏ vào không gian trữ vật sau đó lại chuyển thẳng qua bên khu vực đang trồng cây bên Sahara.
Ngay lập tức bên Sahara, mặt trời đang nắng chói chang, bỗng nhiên mưa to hiện ra tưới đẫm đại địa, không ai hiểu chuyện gì đang xảy ra, chỉ có hai người nghi ngờ là Giang Bình An đang dở trò.
Tổng thống Hamani Diori: "Thời tiết gì mà mưa giờ này? Trời trong veo không một bóng mây đen, tự nhiên mưa ào ào... Chỉ có Giang thủ tướng mới làm được...
Jessica Alba thì xoa xoa cái bụng đã hơi gồ lên và thì thầm:
- Có phải chàng làm đó không hả Giang thủ tướng? Lấy luôn cả m·ưa b·ão bên S quốc tưới nước cho Sahara, một hành động thật kinh thiên động địa, nhưng quá đàn ông! Mong rằng con của chúng ta sau này cũng sẽ không thua kém cha của nó. Ta thật chờ mong ngày chàng biết ta có con với chàng một cách bí mật... hi hi!
...
Nhờ trò nghịch nước tùy hứng của Giang Bình An, cơn siêu bão đã chấm dứt, nó đi qua khỏi miền Trung sớm hơn dự kiến rất nhiều. Mây đã tan mưa đã tạnh, mặt trời buổi chiều lại ló dạng, ánh nắng vàng lại được phủ đầy xuống mặt đất.
Lần này rất kỳ diệu, tuy siêu bão đi qua nhưng mặt đất tất cả đều bình yên, không có cảnh đổ nát hoang tàn, thậm chí không có một gốc cây hay ngọn cỏ bị thổi bay nào cả.
Hình ảnh này lập tức được truyền hình trực tiếp hoặc được bình luận trực tiếp đi khắp thế giới. Cả thế giới lại lần nữa phải ngã mũ cúi chào sự kỳ diệu của S quốc, của Liên Minh Thịnh Vượng, của Giang thủ tướng.
Washington và Bắc Kinh hai chính quyền lần này hầu như đã tuyệt vọng.
- Trời ơi! Ngay cả siêu bão mà cũng không làm được gì S quốc cả, cái liên minh quái quỷ kia chiến thắng luôn cả sức mạnh của thiên nhiên... Giờ chỉ hoạ may mặt đất đột nhiên s·ụt l·ún, đưa cả cái liên minh và tên thủ tướng đáng ghét ấy đi vào địa ngục thì mới mong thoát khỏi bọn chúng.
- Thoát được bọn chúng hay không thì ta không biết, nhưng ta e rằng chúng ta phải cúi đầu mất rồi!
- Cúi đầu cái gì?
- Cúi đầu xin gia nhập Liên Minh Thịnh Vượng.
- ???
...
Vừa qua cơn siêu bão, người dân và các lãnh đạo toàn S quốc đã hân hoan tổ chức ăn mừng tưng bừng. Khắp cả nước từ Bắc vào Nam, đặc biệt là miền Trung, không biết có bao nhiêu độ nhậu được bày ra, rượu và mồi nhậu rất thịnh soạn, không còn vẻ keo kiệt nghèo nàn như xưa. Làm được điều này là nhờ mọi người nghe ti vi tuyên truyền: nếu có tiền thì nên tiêu xài, đừng quá tiết kiệm để giúp kinh tế phát triển.
(PS: kinh tế thị trường tự do đã xuất hiện, không còn là nền kinh tế bao cấp trong lịch sử)
Còn tiền ở đâu ra thì có chủ yếu từ hai nguồn. Thứ nhất là mọi người bán trái cây, khô mắm, bánh kẹo đặc sản qua Đại Thịnh đế quốc rất nhiều. Thứ hai là tham gia làm việc cho tập đoàn Hưng Nam đi xây dựng nhà gạch ngói cho toàn dân. Đi làm cái này vừa lãnh lương cao vừa có nhà đẹp để ở.
Trong không khí vui vẻ tưng bừng ấy, chủ tịch Hà lại lặng lẽ nhờ tài xế người máy chở ông bay một mình vào miền Nam, đến nhà của Giang thủ tướng để cảm ơn, nhưng ông không biết, chuyến thăm bất ngờ này lại gãi đúng chỗ ngứa vì Giang Bình An cũng đang có nhiều dự định ấp ủ muốn bàn bạc với ông...