Giang Bình An tủm tỉm cười: - Thế chủ tịch có sốt ruột bằng lần trước vội vàng mua bánh giò nóng đãi ta không?
Chủ tịch Hà hết hồn, ông lắp bắp hỏi:
- Sao thủ tướng lại biết?
- Khà khà khà... trước lúc đi, ta phải tìm xem ngài ở đâu... và ta thấy tất cả bánh giò đã bị ăn hết...
- Thật ngại ngùng, ta vốn dĩ mời lơi!
- Ha ha ha... vì vậy ngài mới nhờ người đi mua gấp, sau đó ta được ăn bánh còn rất nóng vì mới mua, chứ không phải là hâm lại!
- Đúng vậy, giờ nhớ lại tình cảnh lúc ấy thật buồn cười, quả thật là sốt ruột thật.
- Ha ha ha...
Cười nói trêu ghẹo vài câu, chủ tịch Hà chủ động nói chính sự:
- Giang thủ tướng, có một việc tuy tốt nhưng quá bất thường. Cả năm nay trường Trác Ngọc ở trong Nam liên tục cho ra học viên xuất sắc tốt nghiệp. Chỉ tính riêng năm 1963, đã có hơn 100 thiên tài cấp trạng nguyên ra lò, trợ giúp Đại Việt rất nhiều. Nhờ vậy nên dạo gần đây, ta thường an tâm và thảnh thơi về nhà nghỉ sớm, không làm thêm giờ nữa.
- Hèn gì hôm nay ta lại thấy chủ tịch ngồi đây ngắm cảnh làm thơ nhàn nhã. Nhưng thú thật, khi thấy ngài rảnh rang như vậy ta vui tới hai nỗi vui lớn luôn đó!
- Hai nỗi vui gì?
- Vui thứ nhất là vui ngài cả đời lo toan bôn ba vất vả, giờ được thảnh thơi thư giãn. Vui thứ hai là vui đất nước Đại Việt đã ổn định được tình thế nên ngài mới yên tâm. Bởi vậy khi xưa ta đã nói, vận mệnh của chủ tịch Hà luôn gắn liền với đất nước. Ngài vui đất nước mới vui, ngài khỏe mạnh đất nước càng khỏe mạnh...
- Ha ha ha... khi đó ta nghe thủ tướng nói vậy, lòng dạ rối bời không cho là đúng. Giờ ngẫm nghĩ lại thật kỹ, thật sự là không phải không có lý. Với tính tình của ta, nếu đất nước không an ổn yên vui, ta đâu dễ gì bình chân như vại chỉ lo thân mình... lâu ngày như vậy hoài, quả thật vận mệnh của ta đã gắn liền với đất nước lúc nào không hay...
- Chuyện thiên tài cấp trạng nguyên khi nãy, chủ tịch nhận xét rất đúng. Ta và người máy chủ quản ở trường học Trác Ngọc cũng nhận ra điều này nhưng chúng ta bó tay, không biết được nguyên nhân thực sự. Số lượng thiên tài trạng nguyên tốt nghiệp cao hơn 2-3 lần so với dự đoán. Chẳng những như vậy, ngay cả nguồn học viên xuất sắc mỗi năm thu nhận cũng cao bất thường, cao cả về số lượng lẫn chất lượng.
- Ngay cả ngài mà cũng không biết ư?
- Phải, ta không biết. Ta chỉ có thể nói Đại Việt của ta đang rất may mắn, vì dù sao đây cũng là một chuyện rất tốt. Thậm chí ta còn từ các số liệu thống kê về thời tiết phát hiện một bí mật khác nữa.
- Ồ, phát hiện gì vậy thủ tướng?
- Hơn một năm nay, cả nước S quốc cũ của chúng ta mưa gió rất thuận hòa, không có nơi quá nhiều nước mưa hoặc quá khô hạn.
- Đúng ah! Chuyện này bộ trưởng Khánh Long có báo cáo, cả nước được hưởng mưa nắng rất điều hòa, mùa màng vốn đã bội thu, giờ lại còn bội thu hơn nữa!
- Tổng hợp lại, từ khi nước ta trở thành Đại Việt, gồm thâu thế giới, thì nhân tài xuất hiện lớp lớp, thời tiết ôn hòa, mùa màng bội thu... Tất cả điều này biểu thị Đại Việt của chúng ta hợp lòng người, thuận lòng trời và đang được hưởng thái bình thịnh thế!
- Ha ha ha... Giang thủ tướng tổng kết thật tuyệt: thái bình thịnh thế. Nào, hai ta lấy trà thay rượu, lấy kẹo thay mồi... cùng cụng một ly chúc mừng thành quả của chúng ta... Dô...
- Dô... Nhưng ta bổ sung chút đỉnh... đây chỉ mới là thành quả bước đầu thôi, còn rất nhiều thành quả to lớn ở phía trước chờ chúng ta.
- Giang thủ tướng nói đúng. Nhưng nhắc đến thành quả, ta đang có một vấn đề khá lo lắng muốn nhờ thủ tướng tư vấn đây!
- Vâng, chủ tịch cứ nói!
- Đó là một vấn đề muôn thuở của quốc gia: chuyện về Dân Số tăng quá nhanh. Vấn đề này mọi quốc gia đều vừa yêu vừa hận. Khi dân số nhiều quốc lực càng mạnh, nhưng sức ép lại quá lớn trong nhiều mặt.
Giang Bình An vừa nghe chủ tịch Hà nói vậy liền phá lên cười vui vẻ.
- Ha ha ha ha... chủ tịch ngài làm ta nhớ đến Phổ Nghi ngày xưa quá. Khi dân số tăng quá nhanh, ông ấy sợ đất nước không chứa hết. Khi người dân đăng ký đi xuất khẩu lao động qua Niger trồng cây, Phổ Nghi lại sợ người dân bỏ đi định cư hết ở nước ngoài...
- Phổ Nghi lo lắng là đúng. Bởi vậy ta mới nói đây là một vấn đề vừa yêu vừa hận. Một dân tộc, một quốc gia nếu dân số không tăng, không có trẻ em liên tục sinh ra thì dân tộc đó, quốc gia đó đang đi về hướng diệt vong. Nhưng nếu dân số liên tục tăng mạnh thì áp lực về ăn - mặc - ở rất lớn, nhu cầu về việc làm, về lương thực... luôn tăng cao, khi đến mức giới hạn sẽ dễ bị phân rã, hủy diệt... Có lẽ đây là ý trời: "thịnh cực tất suy"!
- Đừng quá lo chủ tịch ơi! Chúng ta có thể giải quyết vấn đề mà!
- Ta tin Giang thủ tướng. Nhưng ba năm qua, cả thế giới liên tục gia tăng dân số hơn 10% mỗi năm. Như vậy chỉ cần 9 - 10 năm, thế giới sẽ tăng gấp đôi dân số, 20 năm lại tăng gấp 4, tức là 12 tỷ người trên toàn cầu. Một con số quá khổng lồ. Chúng ta có nên áp dụng các biện pháp kế hoạch hóa gia đình toàn cầu hay không?
- Giống, thật sự là quá giống. Lúc trước Phổ Nghi cũng đưa ra kế hoạch hóa gia đình giống y như vậy.
- Rồi lúc ấy thủ tướng xử lý ra sao?
- Ta học biện pháp của Lão Tử. Vô vi để trị. Cứ để mặc mọi chuyện, rồi tình hình sẽ có cải thiện.
- Thật vậy sao?
- Thật!
- Vậy cuối cùng kết quả ra sao hả thủ tướng?
- Kết quả là dân số tăng từ hơn 500 triệu lên gần 900 triệu trong 3 năm!
- Hả? Trời ơi, 3 năm tăng lên gần 400 triệu, 80% vậy là sao?
- Ha ha ha... chủ tịch đừng hoảng hốt, chuyện đâu còn có đó! Sở dĩ tăng nhiều như vậy là do nạn dân từ Hoa Bắc tràn vào Hoa Nam để xin tị nạn và an cư lạc nghiệp mà thôi.
- Ta có nghe điều ấy. Nhưng hình như chỉ hơn 150 triệu mà thôi, còn lại trên 200 triệu tăng dân số, cũng đã trên 40% trong tổng 3 năm rồi còn gì! Như vậy quá cao
- Đúng là cao, nhưng xin chủ tịch tin ta, rồi nó sẽ tự điều chỉnh giảm xuống mà thôi.
- Thật ư?
- Thật!
- Tại sao?
- Rất đơn giản, vì dân chúng bắt đầu giàu có hơn. Người giàu ngày càng nhiều, người nghèo ngày càng ít. Sẽ có ngày không còn người nghèo. Mà chủ tịch cứ quan sát trong xã hội đi, nơi nào càng nhiều người giàu thì tỷ lệ sinh con càng thấp, và những nơi người nghèo thì hoàn toàn ngược lại... Như vậy nếu một xã hội ít hoặc không có người nghèo thì tự nhiên tỷ lệ sinh con sẽ giảm xuống. Đây là sự điều chỉnh của tự nhiên. Trong thiên nhiên, loại vật nào càng hùng mạnh, càng to lớn thì chúng càng hiếm hoi vì sinh con rất ít. Ví dụ như cá voi.
- Vấn đề này ta có nghe. Điều này liên quan đến không gian sinh tồn, trong một không gian khép kín những sinh vật đỉnh tiêm đứng đầu chuỗi thức ăn sẽ có số lượng rất ít, vì nếu chúng mà nhiều thì cả hệ sinh thái sẽ sụp đổ, ngay chính chúng cũng sẽ c·hết vì thiếu thức ăn.
- Đúng vậy, loài người cũng vậy, càng giàu, càng phát đạt thì sanh con càng ít.
- Khoan đã, tuy rằng ta nghe thủ tướng nói có lý, nhưng ở Đại Thịnh cũ, bao gồm nước ta và nhiều nơi khác, mấy năm nay người dân khấm khá hẳn lên nhưng sao vẫn sanh con nhiều, không phù hợp với quy luật vừa rồi?
- Đó là do quán tính. Người dân nghèo từ đời ông, đời cha xuống đến đời con, đời cháu, giờ vừa mới khá lên một ít nên đâu dễ thay đổi tư duy. Ta nghĩ phải cỡ 5-10 năm sau thì mọi người mới thích ứng với cuộc sống mới và sẽ giảm sanh con.
Chủ tịch Hà ngẫm nghĩ hồi lâu, ông ủng hộ lý luận của Giang Bình An:
- Rất có lý! Nếu suy xét các xã hội phát triển khác, họ hình thành thói quen ít sanh con trong một thời gian khá dài. Nhưng ta vẫn lo lắng. Thêm 5-10 năm nữa, dân số lại tăng gấp đôi thành 8 tỷ người, vẫn là quá nhiều, sau đó nếu giảm tỷ lệ sinh thì vẫn còn 4-5% nếu nhân lên với 8 tỷ sẽ là mấy trăm triệu trẻ em sinh ra mỗi năm... Vẫn rất nhiều. Chúng ta lúc ấy vẫn không thực hiện kế hoạch hóa sao?
- Ha ha ha... Chủ tịch đánh một vòng rồi vẫn quay lại với kế hoạch hóa gia đình. Thật lòng ta không ủng hộ chuyện này vì hai lý do hết sức cơ bản. Lý do thứ nhất là chúng ta hiện tại đủ lương thực và vật dụng nuôi 10 tỷ, 20 tỷ dân số toàn thế giới. Lý do thứ hai là ta rất cần người lao động để trồng Dù Bạch Kim, cho dù 20 tỷ hay 30 tỷ người ta cũng không chê nhiều.
- Trời ơi! 10 - 20 - 30 tỷ người... đất ở đâu đủ để mọi người sinh hoạt?
- Ý của chủ tịch là không gian sống đúng không?
- Đúng vậy, khi nãy ta có nói là trong một không gian khép kín, nếu quá nhiều cá thể đỉnh tiêm sẽ làm sụp đổ hệ sinh thái.
- Đúng là như vậy, nhưng đó là trong tự nhiên. Còn chúng ta là con người thông minh, chúng ta có thể khai thác không gian khác, ví dụ như xây các tòa nhà cao tầng ở được rất nhiều người, xây các kiến trúc dưới lòng đất, xây dựng các thành phố nổi trên khắp các đại dương... Thậm chí không lâu về sau, chúng ta hoàn toàn có thể xây dựng các trạm không gian vũ trụ, sau đó tiến tới các thành phố vũ trụ hoặc các thành phố trôi nổi giữa trời nhờ kỹ thuật phản trọng lực... như vậy chắc chắn sẽ có thể dung nạp 50 thậm chí 100 tỷ người trong tương lai vài trăm năm tới...