Đàn Lang

Chương 16



Trên đường trở về viện, Công tử hỏi tôi – “Mẫu thân gọi nàng qua đó làm gì?”

Tôi nghĩ một lúc, cảm thấy chuyện vừa rồi để hắn biết cũng chẳng có ích gì, liền đáp – “Vừa rồi không phải Đại trưởng công chú đã nói rồi đó sao? Chỉ là hỏi một chút chuyện về sinh hoạt hàng ngày của Công tử lúc xuất chinh mà thôi.”

Công tử có vẻ như không mấy tin tưởng những lời tôi vừa nói, hỏi – “Thật ư?”

“Tất nhiên là thật.” – Tôi dứt lời liền hỏi ngược lại hắn – “Thế Công tử cho là thế nào?”

Công tử nói – “Hôm nay ta vốn muốn ở trước mặt Thái hậu xin công cho nàng nhưng lại bị mẫu thân ngăn lại. Vừa nãy nghe tin bà gọi nàng tới nên sợ mẫu thân sẽ trách cứ nàng.”

Tôi nói – “Vì sao Đại trưởng công chúa phải trách cứ ta?”

“Ta cũng không rõ.” – Công tử vừa nói vừa thở dài – “Nghê Sinh, ta biết ta gần gũi với nàng, chung quy khó tránh khiến cho người ngoài nói ra nói vào. Nhìn động thái hôm nay của mẫu thân, có lẽ hẳn là đã nghe được tiếng gió gì đó.”

Hắn vẫn tự luyến như thường lệ nhưng ngữ khí lại vô cùng chân thành, chẳng hiểu sao lại khiến cho lòng tôi có hơi ấm áp.

Vừa nãy hắn đột nhiên xông vào, hóa ra là vì sợ Đại trưởng công chúa sẽ làm khó tôi sao?

Tôi cười một tiếng, nói – “Công tử nghĩ nhiều rồi, không có chuyện ấy đâu.”

Lời này tuyệt không phải là vì muốn dỗ dành hắn mà bịa ra. Đại trưởng công chúa không cho phép hắn xin công cho tôi không phải chỉ đơn thuần vì tin vào lợi bịa đăt của người khác nên ghét tôi. Chẳng qua là vì nhi tử quý báu của bà vừa mới lập được công lớn, đó là chuyện nở mày nở mặt. Đại trưởng công chúa há lại cho phép người khác nói công lao này kiếm được là nhờ vào lời bói toán của một nô tỳ được?

Dĩ nhiên, nếu nói Đại trưởng công chúa hoặc Hoàn Túc hoàn toàn chẳng lưu tâm gì đến tôi thì có quỷ mới tin.

Trên thực tế, vẫn luôn có kẻ không ưa tôi chạy đi mách lẻo, ví dụ như gia lệnh* của Đại trưởng công chúa, Từ Khoan, nhưng bọn họ cũng chả làm gì được tôi. Phàm là việc ở trong phủ đều phải nghe theo lời Chủ công, Chủ công lại nghe theo Đại trưởng công chúa, mà Công tử lại là nhi tử quý báu của Đại trưởng công chúa. Chỉ cần Công tử quyết khăng khăng làm theo ý của mình, Đại trưởng công chúa cũng chẳng mấy mà đầu hàng.*_Từ đời Đông Hán, mỗi phủ đệ của các hoàng nữ vương nữ tước công chúa đều có quan viên Chưởng quản gọi là "Gia lệnh" trật 600 thạch, Phó quản gọi là "Gia thừa" trật 300 thạch.Cho nên mới nói, “con hư tại mẹ”, nhưng lại vừa hợp ý tôi. Chỉ cần tôi dỗ được Công tử thì chắc chắn sẽ không bao giờ bị đuổi đi.

“Nghê Sinh” – Đi được một đoạn, Công tử bỗng nhiên lại nói – “Nàng thích mặc nữ phục à?”

Tôi kinh ngạc – “Sao Công tử lại hỏi như vậy?”

“Những lời Tử Tuyền nói ngày ấy, ta đã nghĩ rất lâu, cảm thấy cũng có lý.” – Công tử có chút do dự, nói – “Nghê Sinh, bình thường đúng là ta có phần sơ sót với nàng.”

Tôi ngẩn ra, cảm thấy có chút buồn cười.

Lời của Hoàn Tương chẳng qua chỉ là nói đùa, không ngờ Công tử lại để tâm đến vậy.

Tôi nói – “Công tử nói gì vậy? Công tử đối với ta rất tốt, không hề sơ sót chút nào.”

Vẻ mặt của Công tử có phần an tâm, lại nói – “Sau này nếu nàng có muốn thứ gì, chỉ cần nói với ta là được.”

“Nô tỳ biết rồi, đa tạ Công tử.” – Tôi đáp.

Công tử liền mỉm cười.

Sau khi trở về phòng, tôi mới hít sâu một hơi, lười biếng nằm xuống tháp.

Nhớ lại những lời Công tử vừa nói, tôi vẫn cảm thấy thú vị.

Kỳ thực, lúc ấy tôi thực sự có thôi thúc muốn nói với hắn, “Công tử, ta muốn điền trang của tổ phụ ta, và thêm mười vạn tiền nữa…”, nhưng tất cả cũng chỉ là nghĩ ở trong đầu mà thôi. Con người Công tử đơn thuần như vậy, nếu tôi bịa ra một câu chuyện nào đó để lừa hắn thì có lẽ trong một phút nhất thời cảm động, hắn thực sự sẽ đồng ý, nhưng tiếc là phía trên hắn còn có phủ Hoàn.

Tôi nhìn xà ngang ở trên cao, suy nghĩ không ngừng phiêu đãng.

Còn về chuyện nữ phục… Sau một hồi ầm ĩ của Hoàn Tương thì tôi cũng từng nghiêm túc nghĩ xem nếu như Công tử thật sự bằng lòng đem tôi cho Thẩm Xung thì tôi sẽ thế nào. Nghĩ tới nghĩ lui, tôi cảm thấy hẳn là tôi vẫn sẽ nghĩ đủ mọi cách để phá hỏng chuyện này, tiếp tục ở lại bên cạnh Công tử. Dẫu sao Thẩm Xung cũng đã trưởng thành, không dễ gạt giống như Công tử; vả lại nếu như rời xa Công tử tôi cũng không thể tiếp tục bán chữ của hắn để lấy tiền nữa, đúng là một sự tổn thất lớn lao.

Tôi thở dài, người ta nói nhà nghèo trăm sự bi ai, quả nhiên là thật.Đại trưởng công chúa quả nhiên là một lời đáng giá ngàn vàng, ngày hôm sau có người từ công thự đến phủ Hoàn báo cho Công tử biết thời hạn nhậm chức là vào tháng sau.

Công tử chẳng nhiều lời, những ngày sau đó dứt khoát ở rịt trong phủ loay hoay với đống binh thư cùng sa bàn của hắn, từ chối mọi sự quấy rầy từ bên ngoài.

Song cũng có ngoại lệ.

Một buổi sáng nọ, khi Công tử trở về sau buổi luyện võ sớm, vừa mới thay xong y phục thì quản sự chạy đến báo, nói là trong phủ có khách đến thăm.

Công tử chẳng buồn quay đầu lại, lập tức bảo – “Không gặp.”

Quản sự hơi ngập ngừng, nói – “Công tử, người đến là Tạ Tuấn, Tạ công tử.”

Công tử kinh ngạc.

Người đến đích thực là Tạ Tuấn.

Y vẫn giống hệt như lần đầu tiên gặp mặt, trên người vận một thân trường bào đơn sắc. Lúc tôi đi theo Công tử ra nghênh đón, từ xa đã thấy y đi tới, bước chân lưu loát.

Hai bên cùng vái lễ, Tạ Tuấn nói – “Hồi tháng Tư, ta cùng mẫu thân đến Bạch Mã Tự lễ Phật, bế môn trai giới, đến khi trở về nhà mới nghe được chuyện Nguyên Sơ tòng quân. Tiếc là lúc ấy đệ đã khởi hành rồi nên không kịp đến tiễn. Hôm trước, ta mới từ nhà ngoại tổ quay về Lạc Dương, trên đường đi có nghe được tin Nguyên Sơ đã lập công quay về triều, thiết nghĩ giờ đến chúc mừng đệ vẫn chưa muộn đâu nhỉ.”

Công tử khiêm tốn nói – “Chỉ là chút công lao chém gϊếŧ mà thôi, nào đáng để nhắc đến? Ta thật hổ thẹn.”

Tạ Tuấn lắc đầu cười – “Lần trước khi Nguyên Sơ hỏi về chuyện tòng quân, ta đã có dự cảm từ trước, chỉ là không ngờ đệ lại quyết định dứt khoát như vậy.”

Công tử cũng cười – “Nếu như không phải nhờ huynh chỉ điểm thì ta cũng chẳng biết phải làm thế nào.”

Nói xong, Công tử liền mời Tạ Tuấn vào trong viện của mình. Người hầu đã sớm bày biện án tịch ở dưới tàng cây, đốt hương pha trà.

Tôi rót trà vào chén, lần lượt dâng lên trước mặt Công tử và Tạ Tuấn. Tạ Tuấn nhận lấy chén trà, đưa mắt nhìn quanh, trên mặt lộ ra vẻ tán thưởng. Ánh mắt y dừng lại giây lát trên chiếc sa bàn nằm cách đó không xa.

“Nguyên Sơ ngày thường cũng thích binh pháp sao?” – Y hỏi

Công tử nói – “Chỉ là thú vui nhàn hạ mà thôi.”

Tạ Tuấn mỉm cười – “Ta cũng từng lấy làm lạ, Nguyên Sơ là lần đầu tiên ra trận, sao lại có nhiều kì mưu như vậy, hiện giờ xem ra cũng chẳng phải là không có căn nguyên.”

Công tử nói – “Nếu như không phải nhờ Tử Hoài huynh từng chỉ điểm giúp thì ta cũng không thể nghĩ ra được kế sách phá địch.”

Tạ Tuấn kinh ngạc – “Ồ? Ta từng chỉ điểm đệ chuyện gì vậy?”

Công tử nói – “Chính là chuyện vị cựu Thái thú Lương Châu kia vì liều lĩnh khinh địch cho nên mới chuốc lấy thất bại, ta vẫn luôn xem đó làm gương cho nên mới đặc biệt cảnh giác.”

Tạ Tuấn nghe vậy thì trên mặt hơi lộ ra vẻ ngạc nhiên, sau đó lại nở nụ cười nhạt.

“Nguyên Sơ có biết, hôm nay nhìn thấy chiếc sa bàn này của đệ khiến cho ta nghĩ tới ai không?” – Y nói

Công tử hỏi – “Là ai?”

“Tần vương.” – Tạ Tuấn nói – “Trong vương phủ của ngài ấy cũng không thể thiếu binh thư, sa bàn.”

Công tử gật đầu – “Ta ngưỡng mộ Tần vương đã lâu, nếu giả như có một ngày đến Tần nhất định phải đăng môn bái kiến, thỉnh giáo học vấn, binh thư.”

“Nếu đệ muốn gặp ngài, cần gì phải đến Tần.” – Tạ Tuấn nói – “Tần vương đã tới Lạc Dương.”

Y vừa dứt lời, tôi và Công tử đều có chút không tin được vào tai mình.

“Tần vương đang ở Lạc Dương sao?” – Công tử kinh ngạc hỏi.

“Đúng vậy.” – Tạ Tuấn cũng ngạc nhiên – “Nguyên Sơ không biết sao? Mẫu thân của Tần vương là Đổng Quý tần ngã bệnh, Tần vương nghe tin liền hồi kinh để thăm hỏi, ngày hôm qua đã tới phủ đệ rồi.”Đổng Quý tần không phải là mẹ đẻ của Tần vương. Nghe nói mẹ đẻ của y là một cung nhân, sau khi sinh hạ y chẳng được bao lâu thì đã lìa trần. Đổng Quý tần không có con trai, Tiên đế liền đem Tần vương giao cho Đổng Quý tần chăm sóc.

Công tử đóng cửa không tiếp khách, chung quy cũng có điểm hại, ví dụ như bỏ sót một chuyện lớn như là Tần vương hồi triều.

Đối với dân Lạc Dương mà nói thì Tần Vương là một cái tên vừa xa lạ vừa quen thuộc.

Nói là quen thuộc, bởi vì những lần đại thắng trong mấy năm gần đây đều gắn liền với cái tên này; còn nói xa lạ là bởi vì nhiều năm rồi người ta không còn thấy y xuất hiện ở kinh thành.

Những phiên vương trong tay cầm quyền binh không ít, mặc dù triều đình thỉnh thoảng cũng có giở trò đâm chọt một chút sau lưng, ví dụ như tước phiên, trưng thuế v.v… hay tấu chương vạch tội năm nào cũng có, nhưng trên tổng thể thì Hoàng đế cùng các phiên vương vẫn luôn giữ vững hòa khí. Mỗi dịp năm hết Tết đến hay đại điển tế tự thì Hoàng đế đều triệu các phiên vương hồi kinh.

Chỉ có duy nhất một mình Tần vương, đến ngay cả cháu trai đằng ngoại như Công tử cũng lâu rồi không còn nhớ được dáng vẻ của y như thế nào.

Còn về nguyên nhân vì sao thì có vô vàn thuyết âm mưu. Trong đó thuyết được mọi người biết đến nhiều nhất chính là vì trong số đông đảo nhi tử thì Tiên đế yêu thương đứa con út này nhất, tiếc rằng phế trưởng lập ấu là điều tối kỵ. Vả lại năm đó đương kim thánh thượng hiện tại được Viên thị quyền thế khuynh trời chống lưng, cuối cùng chuyện không thành. Song chuyện này đã trở thành cái gai trong lòng Kim thượng lẫn Viên thị. Vì để bảo toàn tính mạng cho Tần vương, trươc khi Tiên đế qua đời đã phái y đến Liêu Đông trấn giữ biên cương, tránh khỏi đầu sóng ngọn gió.

Chuyện này tôi bán tín bán nghi. Mặc dù phủ Hoàn và trong cung vốn có qua lại mật thiết với nhau nhưng phàm là chuyện liên quan đến Tần vương, người trong cung vẫn luôn rất kín tiếng, khó mà dò la được. Mà chuyện Tần vương không dám quay về Lạc Dương đã là chuyện mà ai ai cũng biết.

Nhưng lần này y lại thực sự trở lại.

Chuyện này trong phút chốc đã khiến cho đại thắng của Tuần Thượng bị đè xuống, trở thành đề tài bàn tán nóng hổi từ triều đình đến dân dã.

Chẳng lâu sau là đến tết Trung Nguyên.

Hoàng đế thích náo nhiệt, vào dịp lễ lớn như vậy trong cung nhất định phải bày đại yến mời tất cả hoàng thân quốc thích trong kinh, cùng các nhà thế gia trọng thần.

Mà yến tiệc tết Trung Nguyên năm nay lại có phần đặc biệt hơn mọi năm, sau khi Tiên đế qua đời đây là lần đầu tiên các con trai ngài tụ họp đầy đủ một chỗ.

Tiên đế không có nhiều con trai nối dõi, chỉ có bốn người, ngoại trừ Hoàng đế và Tần vương, còn có Triệu vương và Lương vương. Cũng giống như rất nhiều phiên vương khác, triều đình không để cho bọn họ đến đất phong làm vương mà giữ lại ở trong kinh thành, phong cho một chức quan bù nhìn, tiện bề quản chế. Kỳ thực, triều định cũng rất muốn triệu Tần vương về kinh làm quan nhưng mỗi khi chiếu lệnh ban xuống, Tần vương hết viện cớ đau đầu rồi lại ốm sốt, không thể gánh vác trách nhiệm. Còn về nguyên do, trong ngoài triều đình đều hiểu vô cùng rõ ràng.

Ước chừng cũng là vì chuyện náo nhiệt này của hoàng gia nên cung yến tết Trung Nguyên năm nay, người tham dự cũng đặc biệt đông. Trước khi nhập tịch, tôi đi theo sau người của Hoàn thị hàn huyên chào hỏi, ở đâu cũng có thể nghe thấy người ta đang nghị luận về Tần vương.

“Thánh thượng chẳng qua chỉ là ưa thích tụ họp cùng huynh đệ, đám người nhàn rỗi này đúng là chỉ sợ thiên hạ không đủ loạn.” – Thấy tân khách tụm năm tụm ba vẻ mặt hăng say bàn tán không ngớt, Đại trưởng công chúa khinh thường nói.

“Đúng vậy.” – Thê tử của Thẩm Diên, Dương thị phụ họa theo, dứt lời lại hỏi – “Tần vương quả thật sẽ đến ư? Trong kinh mấy ngày qua đều đang bàn tán về y, vậy nhưng lại rất ít người từng gặp được y.”

“Ai biết được chứ.” – Đại trưởng công chúa cầm lấy một chùm nho ướp lạnh từ tay cung nhân, nhón một quả bỏ vào trong miệng – “Sau khi y trở về ngày nào cũng ở rịt trong cung của Đổng Quý tần, người khác muốn gặp cũng khó.”

Dương thị gật đầu – “Cũng xem như là một đứa con có hiếu.”

Đại trưởng công chúa cười lạnh – “Hiếu hay không hiếu cũng còn phải xét. Đi một cái là bảy năm không về, ấy là cái hiếu thuận gì.”

Dương thị nhìn sắc mặt Đại trưởng công chúa, vội nói – “Trưởng công chúa nói đúng lắm.”