Dạo Chơi Đất Kinh Kỳ

Chương 5: 5




Vương Hi biết thái phu nhân thương mẫu thân.

Nhưng nàng không muốn nghe đi nghe lại những lời như vậy.
Cứ như mẫu thân ở nhà nàng khổ lắm!
Mẫu thân khổ chẳng phải do phủ Vĩnh Thành hầu họ "ban" cho sao?
Nàng cảm thấy có một số chuyện vẫn cần được nói rõ ràng:
- Cụ nội cháu là ông già háu ăn, thế nên nhà cháu mở mấy tiệm cơm.

Chắc bà cũng biết một trong số đó, gọi là Xuân Phòng Lâu.

Đến đời ông nội cháu, không những có đầu bếp từ Nam ra Bắc mà các món ăn còn được viết thành một quyển sách.
- Mẫu thân cháu học làm dưa muối vì bà nội cháu đã cao tuổi, ăn không ngon miệng, không có đồ chua là không chịu.

Mẫu thân cháu hiếu kính bà nội, đã nhiều lần tự tay làm dưa muối cho bà nội.
Có lẽ đặt tình cảm trong đó nên ngon hơn hẳn đầu bếp làm.
Nói tới đây, Vương Hi lại phấn khích:
- Mẫu thân cháu làm dưa muối rất ngon đấy! Mẫu thân cháu bỏ thêm vỏ quýt và đường phèn.

Dưa muối giòn giòn đã đành, lại có vỏ quýt làm tăng thêm mùi thơm, đường phèn trung hòa vị mặn, bon mồm vô cùng.

Ông nội cháu khen đứt lưỡi, từ đó dưa muối nhà cháu thay đổi theo cách của mẫu thân.

Cũng bởi vậy mà ông nội cháu đã thưởng cho cháu hai cửa hàng!
Nàng càng nói càng thèm, nghĩ đến dưa muối của mẫu thân là nước miếng lại chảy.
Thái phu nhân trợn mắt há mồm, thắc mắc:
- Vì sao mẫu thân cháu nghĩ ra cách muối dưa mới mà cháu lại được ông nội thưởng?
Vương Hi nghĩ đến sự yêu chiều của ông bà nội thì hai mắt cong cong, cười nói:
- Vì ông nội hỏi cháu ăn ngon không, cháu bảo ngon, còn chỉ ông nội ăn dưa muối với thịt nướng.

Thế là ông nội thưởng cho cháu hai cửa hàng! Còn mẫu thân, ông nội cho mẫu thân hai ngọn núi!
Dù sao cũng là vùng biên ải nhiều đất nhiều núi, nói cho là cho.
Thái phu nhân chỉ cười không nói gì.

Vương Hi biết phủ Vĩnh Thành hầu luôn coi thường nhà mình.


Nàng nghĩ nghĩ, quyết định cho thái phu nhân mở mang một chút.
Nàng vẫy vẫy thái phu nhân, muốn thái phu nhân ghé tai lại đây.
Nếu người khác làm vậy, bất kể thái phu nhân hay thị tì đang hầu hạ trong phòng cũng đánh giá là quá ngỗ nghịch.

Nhưng hai mắt Vương Hi lóe sáng, trông hoạt bát đáng yêu, mọi người chỉ nghĩ rằng nàng trẻ con chứ không phải kiêu căng.
Thái phu nhân càng nguyện ý dỗ dành nàng, nghiêng người lại.
Vương Hi bèn thấp giọng:
- Cháu chỉ nói cho mình bà, bà tuyệt đối đừng nói với người khác.

Hai ngọn núi mà ông nội cho mẫu thân cháu có mỏ vàng, rất đáng tiền!
Thái phu nhân thót tim.
Mỏ vàng do hoàng gia quản lí.

Tự ý khai thác là tội chu di cửu tộc
Họ Vương này thật sự to gan.
Nhưng họ Vương dám làm chuyện này, chứng tỏ họ đã lo trên lót dưới kỹ càng! Nếu bị phát hiện, bị người ta lợi dụng thì không chỉ là việc của một, hai nhà, có khi còn kéo toàn bộ quan viên vùng Tây Nam theo.
Con bé vẫn còn nhỏ, chưa biết nặng nhẹ thế nào.
Người nhà họ Vương cũng vậy, thế mà lại để con bé biết.
Thái phu nhân hận không thể che Vương Hi miệng, vội dặn nàng:
- Cái đứa này! Ngay cả bà ngoại cũng không được kể.

Sau này cũng không được vậy nữa, không phải thấy ai tốt là nói hết, biết chưa?
Vương Hi cười ngọt thưa vâng, rót cho thái phu nhân một li trà coi như xin lỗi, nói:
- Bà đừng lo cho mẫu thân.

Mẫu thân sống tốt lắm.

Mẫu thân có rất nhiều của hồi môn, đó đều là phụ thân chuẩn bị, sau này ông bà nội lại cho mẫu thân biết bao nhiều thứ.

Lúc rảnh rỗi, mẫu thân sẽ qua chỗ cô Ngũ của cháu.

Hai người may đồ, làm trang sức, chơi mạt chược, đến miếu ăn chay, hỏi bài Nhị ca.
Nhị ca của nàng tên là Vương Thịnh, là ca ca cùng một mẹ sinh, lớn hơn nàng năm tuổi, từ nhỏ đã thích đọc sách, năm ngoái vừa đỗ tú tài, hiện đang ngao du khắp nơi.
Thái phu nhân sửng sốt.

Xem ra họ Vương nhiều tiền, nhiều quyền hơn bà nghĩ.
Thái phu nhân lấy lại tinh thần, hỏi sang Nhị ca của Vương Hi:
- Vì sao lại cho nó đi ngao du khắp nơi, đáng lẽ nên đến kinh thành, nhờ cữu cữu của cháu tìm một thầy tốt, chuẩn bị thi cử nhân chứ?
Vương Hi hào hứng kể:
- Đương nhiên vì huynh ấy thích rồi! Ông nội cháu cháu nói: đọc vạn quyển sách không bằng đi ngàn dặm đường, làm chuyện gì cùng phải biết đối nhân xử thế, nếu không phân biệt nổi thủy tiên và tỏi, không biết cách làm người thì làm quan cái gì!
Nàng không muốn nói nhiều với thái phu nhân.

Dù sao phủ Vĩnh Thành hầu và họ Vương nhà nàng nhìn đời theo hướng khác nhau.

Mỗi người có cách sống riêng, không cần phải chỉ trích hay cố thay đổi người khác.

Đương nhiên nàng cũng không muốn nghe thấy người khác chỉ trích nhà mình.
- Bà yên tâm đi! Kiểu gì Nhị ca cháu cũng đạt được công danh.

Huynh ấy còn chuẩn bị thi tiến sĩ đó!
Rồi nàng khéo léo chuyển chủ đề:
- Điểm tâm mang đến chùa Hồng Loa rất ngon! Cháu đã kêu họ làm bánh ngũ phúc, nhưng mà đậu tây phải ngâm một ngày một đêm mới ngon.

Ngày mai nấu xong, cháu sẽ mang biếu bà ăn thử.
Bánh ngũ phúc nấu từ năm loại đậu và gạo nếp.

Nàng thích dùng đậu xanh, đậu đỏ, đậu nành, đậu đen và đậu phộng.

Nhưng đậu tây ở kinh thành rất ngon nên dàng đã đổi đậu đen thành đậu tây và ăn cũng hợp lắm.

Chẳng mấy chốc là đến lễ tắm Phật, nàng định làm một mẻ rồi gửi cho các phòng của phủ Vĩnh Thành hầu.
Coi như là tăng thiện cảm.
Thái phu nhân cười càng tươi, luôn miệng nói:
- Ngon lắm! Thanh đoàn kia ngon lắm!
Người lớn tuổi rất thích ăn đồ mềm.

Thanh đoàn của Vương Hi được làm từ gạo nếp và ngải cứu mua ở Giang Nam, thêm nhân đậu đỏ ngọt bùi, không ngon mới lạ.
Vương Hi cười rạng rỡ.

Hai bà cháu ngồi một chỗ cười nói rôm rả.
Cả bàn cá cháy vẫn nguyên xi.
Nhị tiểu thư Thương Ngưng của phu Vĩnh Thành hầu vừa bước vào đã bị cảnh này đập vào mắt.
Nàng không nhịn được nghĩ bụng.
Vương Hi lại tới nịnh thái phu nhân.
Tuy mẫu thân đã nói riêng với nàng về thân phận của Vương Hi, còn dặn nàng phải hòa thuận với Vương Hi, chẳng mấy chốc các nàng sẽ xuất giá, hôm nay còn chung một mái nhà nhưng chưa chắc ngày mai đã được gặp nhau, vậy nên Vương Hi thế nào thì nàng cũng phải nhịn, mấy chốc sẽ qua thôi.
Nhà họ chẳng thiếu bà con nghèo tới moi tiền, Thương Ngưng cũng không phải người thích gây chuyện, nhưng Vương Hi khiến người ta quá khó chịu, ỷ vào sự áy náy của bà nội và cô mẫu, chiếm bà nội của bọn nàng, lại còn vô cùng phách lối.
Chê nhà nàng nhỏ, tự ý sửa lại nhà.

Chê đồ ăn nhà nàng không ngon, tự xây một cái bếp đã đành, còn bưng đến cho bà nội, nay món này, mai món kia.

Mà bà nội của nàng như bị quỷ ám, Vương Hi nói gì cũng nghe theo.
Thường Ngưng lớn từng này nhưng đây là lần đầu tiên thấy có kiểu khách vô duyên như vậy.
Nàng đánh mắt với hai đường muội Thương Nghiên và Thương Kha sau lưng mình.
Thường Nghiên lạnh mặt.
Thương Kha thì cúi đầu, nghĩ thầm.
Trên bàn là cá cháy nhỉ?
Chắc là Vương Hi mua hiếu kính thái phu nhân.

Muội ấy nhiều tiền thật, có lẽ ở nhà rất được yêu chiều.

Khi muội ấy xuất giá, thể nào cũng được cho nhiều của hồi môn, dù thân phận không rõ ràng thì vẫn có thể tìm được nhà chồng tử tế.
Không giống mình, nhà môn đăng hộ đối với hầu phủ sẽ coi thường xuất thân của mình.

Với cao thì không được, mà gả thấp thì mình lại không có nhiều của hồi môn, nếu miễn cưỡng, chắc gì sau này sẽ tốt.
Không biết cái gì đang chờ mình phía trước?
Mặt Thương Kha chợt tái mét.
Thường Ngưng thấy vậy thì mắng thầm: "Đúng là cái loại không bao giờ ngóc được đầu!".
Sau đó nàng trưng ra bộ mặt tươi cười, đi tới.
Thái phu nhân sai tiểu a hòa dọn chỗ cho các nàng, cũng hỏi:
- Sao mấy cháu cũng tới? Đã ăn tối chưa?
Phụ thân của Thường Nghiên và Vĩnh Thành hầu là huynh đệ ruột do thái phu nhân sinh.

Sau khi thừa kế tước vị, Vĩnh Thành hầu giúp đệ đệ kiếm được chức Phó Chỉ huy sứ Binh Mã ti Đông thành - quan thất phẩm.

Đương nhiên Thương Nghiên phải thân với Thường Ngưng, nghe Thường Ngưng răm rắp.

Phụ thân của Thường Kha lại là con thiếp, thế nên nàng không dám dám gì, thuận theo tất cả, tính cách yếu đuối.
Thường Ngưng thay mặt các tỷ muội:
- Nghe nói bà mệt, chúng cháu muốn qua xem bà thế nào nhưng lại sợ khiến bà mệt mỏi.


Tỷ muội chúng cháu không dám đánh quấy nhiễu bà, dùng bữa tối mới tới.

Giờ bà đã tốt hơn chưa?
Ám chỉ Vương Hi không hiểu chuyện.
Đây không phải là lần đầu tiên Vương Hị bị biểu tỷ này đâm một nhát.

Nhưng nàng coi như không nghe thấy —— Kiểu của Thường Ngưng là càng để ý thì nàng ta càng hăng, còn không để ý thì nàng ta sẽ càng tức giận, giống như đánh vào bông vậy.
Đương nhiên cũng bởi vì Thường Ngưng chỉ tỏ thái độ một chút, không ảnh hưởng đến nàng.
Nhưng nếu Thường Ngưng quá đáng, nàng không ngại cho Thường Ngưng biết làm người là phải thế nào.
Vương Hi mỉm cười chào Thường Ngưng.
Thường Ngưng bực vô cùng, mấp máy môi, nhưng đang ở trước mặt người lớn nên chỉ có thể cố gắng nhịn.

Vương Hi nhìn mà hả hê.
Thái phu nhân thấy đứa nào cũng ngoan, đương nhiên sẽ không nhận ra hàm ý trong lời của Thường Ngưng, chỉ cho rằng Thường Ngưng tới thăm mình.
- Ta không sao, các cháu không cần lo lắng.

Ta lớn tuổi, lại lâu không ra ngoài, mệt là phải.

- Sau đó lắc đầu nói - Người đã già, không chịu thua không được! Nhớ năm ta đưa phụ thân các cháu về nhà ngoại, đi mấy ngày vẫn không vấn đề gì, lúc nghỉ ở trạm dịch còn chơi đá bóng với bọn nó...
Từ ngày xuất giá, thái phu nhân chỉ được về nhà ngoại đúng một lần duy nhất để hầu bệnh mẫu thân.

Có lẽ đó là một trong những kỉ niệm vui nhất của bà, thế nên bà thường lôi ra kể, Vương Hi mới ở đã nghe mấy lần rồi.
Mấy tiểu cô nương xấp xỉ tuổi nhau ngồi nghe thái phu nhân kể lại.

Vú Thi chớp lấy thời cơ, thái phu nhân vừa kết thúc một câu chuyện thì lập tức hỏi có cần hâm nóng lại đồ ăn không:
- Cá cháy này nguội rồi, ăn không ngon nữa!
- Xem ta này, quên béng luôn! - Thái phu nhân giục vú Thi rồi quay sang nói với ba cháu gái - Các cháu ngồi đợi một lát.

A Hi mang cá cháy đến, các cháu thử xem thế nào.
Rõ ràng là mẫu thân của nàng tặng, Vương Hi chỉ mượn hoa hiến Phật thôi!
Thương Ngưng tức lộn ruột, nhưng ngoài mặt vẫn như không, ngồi xuống cùng Thường Nghiên và Thường Kha, im lặng dùng bữa tối với thái phu nhân.
Các thiếu gia và lão gia của phủ Vĩnh Thành hầu lần lượt tới vấn an thái phu nhân.
Mấy đứa Vương Hi qua gian phía Đông ngồi.

Chờ các thiếu gia và lão gia vấn an xong, mọi người quay lại gian phía Tây, ngồi uống trà với mấy vị thái thái, nãi nãi.
*Thanh đoàn (青团) là món bánh truyền thống vùng Giang Nam, Trung Quốc, vỏ ngoài làm từ bột gạo nếp trộn với nước ngải cứu, nhân đậu hoặc hạt sen, ăn dai dai, vị ngọt thanh, thoang thoảng mùi ngải cứu.

Bánh đã có từ thời nhà Đường, thường được làm vào dịp tết Thanh Minh, mùa xuân..