Đế Chế Đại Việt

Chương 14: Thay đổi quân bị



Bông vải thực ra không phải là hệ thống không có, căn cứ vào thời đại mà tự động trong kho cũng sẽ xuất hiện một vài giống cây trồng nào đó. Thế nhưng với xuất phát điểm hiện tại bông vải tuyệt nhiên không có, thậm chí thăng cấp lên thời đại tiếp theo cũng chưa chắc có. Nên Lý Anh Tú vô cùng bức thiết muốn sở hữu nó.

Gạt hết suy nghĩ trong đầu đi Lý Anh Tú nói.

- Những giáp da này toàn bộ hỏng, vậy thì cắt ra thành mảnh nhỏ sau đó khâu lại thành áo giáp cho binh sĩ. Còn có giày da, mũ da này cũng quá cũ, cắt ra làm dép cho binh sĩ. Ta muốn toàn bộ binh sĩ không được đi chân đất.

Nhắc đến vấn đề đi dép Lý Anh Tú vô cùng đau đầu. Từ xưa đến giờ người Việt thường đi chân đất, thậm chí đến thời triều Nguyễn từ quân tới dân cũng đều đi chân đất, tối lên giường ngủ rửa sơ qua hoặc chà vào thảm cỏ liền xem đó là sạch sẽ. Đi chân đất lâu năm da chân trở nên chai sạn, di chuyển ngược lại không có vấn đề gì, ngược lại mang hài, hia, dép lại rất dễ hỏng. Bởi vậy mà mới có câu chuyện phú ông bình thường cặp dép đi chân đất.

Để mọi người cứ đi chân đất cũng đều ổn, nhưng Lý Anh Tú vẫn kiên quyết thay đổi. Không kể đến đi chân đất rất mất vệ sinh, bị thương lại dễ nhiễm trùng, gây bệnh tật thì quân đội đi chân đất lại rất dễ đối phó. Ngươi đi chân đất công thành? Tốt, chỉ cần ném đinh sắt xuống dưới quân số gấp mười lần cũng bị đánh đầu rơi máu chảy. Ngày trước vì điều kiện xã hội và công tác tuyên truyền khó khăn, tục đi chân đất cứu lưu truyền mãi. Bấy giờ Lý Anh Tú muốn nhân lúc Đại Việt chỉ có hơn trăm người mà thay đổi nó. Trước tiên liền thay đổi từ quân đội đi.

Thấy Cao Lỗ còn chưa có định nghĩa gì về dép Lý Anh Tú liền cầm lấy một que gỗ vẽ trực tiếp xuống đất. Loại hắn vẽ có cùng kiểu dáng với dép cao su của bộ đội, chỉ là thay chất liệu bằng thuộc da và cỏ thôi. Vẽ xong Lý Anh Tú nói.

- Binh sĩ tăng cường săn bắt, thu lấy sừng, gân và da. Những loại hợp cách làm áo giáp, loại không hợp cách liền làm dép, sản xuất dư thừa liền phân phát cho dân chúng.

- Tuân lệnh Việt vương.

- Còn có, ta muốn tái trang bị lại cho binh sĩ, tất cả đều phải dùng đồ sắt.

Theo chế định của Lý Anh Tú, nỏ thủ một phần ba sẽ trang bị Liên Châu nỏ, số còn lại trang bị nỏ thường để bù đắp mật độ bắn tên khi Liên Châu nỏ nạp tên. Bộ binh thay đổi trang bị không chỉ có trường thương còn phối thêm một thanh đoản kiếm, cùng một tấm thuẫn tròn bằng gỗ, niền sắt bên ngoài.

- Những thanh kiếm, đầu thương này đem nấu chảy toàn bộ đúc thành vũ khí mới, ta muốn xây dựng một chi trọng trang bộ binh.

Lý Anh Tú chỉ những thanh kiếm chiến lợi phẩm thu được, chất thép hoàn toàn tốt hơn so với công nghệ luyện kim hiện tại nhưng kích thước của vũ khí không phù hợp với thể trạng của người Việt. Phải biết đám tù binh ngoài kia thấp nhất đều đã cao đến một mét tám, trong khi chiều cao trung bình của người Việt hiện tại cũng chỉ gần một mét bảy.

Ý định của Lý Anh Tú chế tạo ra một chi trọng trang bộ binh cũng không phải là toàn thân giáp sắt như thời trung cổ mà cũng chỉ là trọng trang bộ binh ba lớp giáp bao gồm trong cùng là áo vải, ở giữa là giáp da, ngoài cùng là một lớp giáp đồng, đội mũ sắt. Còn vũ khí Lý Anh Tú nghĩ nghĩ một chút liền quyết định chọn trảm mã đao. Trảm mã đao chiều dài cao hơn thân người, riêng phần cán đã dài hơn một mét, lưỡi đao bản rộng, thẳng, chỉ có một lưỡi, mũi xiêng có thể đâm hoặc chém, có cấu tạo giống Phác đao, chỉ khác mỗi lưỡi đao. Lý Anh Tú cũng rất muốn trang bị cho bộ binh các loại đao thay vì kiếm nhưng công nghệ luyện kim chỉ ra được sắt non, kỹ thuận rèn lại chưa phát triển được đến mức tạo hình đao nên cũng đành thôi. Chờ đợi Cao Lỗ chậm rãi nghiên cứu.

Bàn giao công việc cho Cao Lỗ xong Lý Anh Tú liền không bận tâm đến. Hắn đi đến trại huấn luyện kỵ binh vừa lúc kỵ binh vừa được huấn luyện hoàn tất đi ra ngoài. Nhìn thấy khinh kỵ Lý Anh Tú thật không còn gì để nói. Cái này dường như không phải là kỵ binh mà chỉ là lấy con người ghép lên với ngựa mà thôi. Chỉ thấy kỵ binh trang bị cũng chỉ là một thanh nỏ, cùng một thanh đoản kiếm, giáp cũng chỉ có một miến hộ tâm, trên đầu đính ba nhánh lông chim, trên mặt vẽ mỗi bên má hai sọc vàng đỏ. Cưỡi dưới thân là con ngựa thồ thấp bé, cũng chỉ có thêm dây cương, một tấm thổ cẩm vắt ngang qua lưng gọi là yên, đến bàn đạp cũng không có.

Lý Anh Tú giờ mới vở lẽ vì sao trong chú thích nói khinh kỵ do thám không nắm giữ kỹ năng kỵ chiến. Con mẹ nó không có yên, công có bàn đạp, hai tay phải giữ lấy cương thì chiến bằng cọng lông à. Xem chừng nếu lại mở khóa ra khinh kỵ có lẽ cũng chỉ là cưỡi ngựa đến sau đó xuống ngựa cầm kiếm lao vào chém.

Chán nản Lý Anh Tú cũng tùy tiện cho khinh kỵ đi trinh sát xung quanh làng tìm kiếm các loại mỏ kim loại. Hắn lệnh cho Thạch Tiến chỉ huy tù binh đi chặt gỗ xung quanh làng. Muốn mở rộng Cổ Loa trước tiên cần phải thanh lý toàn bộ cây cối xung quanh. Chờ đầy đủ nhân lực lại tiến hành xây thành.

Sáng hôm sau gà vừa mới gáy hai tiếng cuộc sống ở Cổ Loa lại bắt đầu. Cư dân nền văn hóa nông nghiệp chính là dậy sớm như vậy. Lê Chân chọn lấy năm mươi cư dân và binh sĩ tiến thẳng về Giác Long cốc, trong làng cũng chỉ còn lại hơn năm mươi người. Lý Anh Tú cắn răng lại tiêu hao một trăm đơn vị lương thực triệu hoán đến hai mươi cư dân bổ sung. Triệu hoán hai mươi cư dân đã là cực hạng đối với Cổ Loa bấy giờ. Dù sao khoai lang bên ngoài vẫn chưa thu hoạch được, thức ăn đều thông qua việc săn bắn hái lượm mà bổ sung vào. Triệu hoán cư dân ngược lại là đầy đủ nhưng nuôi không nổi.

--------Phân cách----------

“Đinh, thủ phủ mới được xây dựng. Xây dựng hoàn tất một làng mạc, mời đặt mệnh danh”.

Ba ngày sau Lý Anh Tú liền nhận được thông báo của hệ thống. Xem ra Lê Chân đặt chân đến việc đầu tiên là xây dựng lên thủ phủ đi. Lý Anh Tú nói.

- Đặt mệnh danh làng: Giác Long.

“Đinh, làng Giác Long thành lập hoàn tất, cư dân 51 người, kiến trúc: Thủ Phủ (chỉ mang tính tượng trưng, tính năng triệu hoán bị khóa).”

“Đinh, ký chủ nắm giữ hai làng mạc, diện tích lãnh thổ mở rộng. Hệ thống khen thưởng ký chủ phấn đấu voi (2 cặp), trâu cày (4), cư dân (10), lương thực (40), gỗ (40), đá (10), sắt (10), đồng (20), một lần tùy cơ triệu hoán”.

Lý Anh Tú vô cùng vui vẻ, không ngờ lại có phúc lợi này nữa nha. Cư dân, tài nguyên không cần nói đều rất cần thiết, không ngờ lại có thêm bốn đầu trâu và bốn đầu voi. Cổ Loa hiện tại cũng chỉ có hai đầu trâu cày mà thôi, giờ thêm bốn đầu sức kéo sẽ lại được tăng lên. Lại nói đến voi lại càng quan trọng. Lý Anh Tú nhớ là trong thời đại này đã có lực lượng tượng binh đi. Nếu có voi hẳn sẽ mở khóa binh chủng này. Lại có thêm một lần tùy cơ triệu hoán sẽ mở ra cái gì đây?

“Đinh, mời ký chủ lựa chọn địa điểm triệu hoán voi.”

Lý Anh Tú a một tiếng. Trâu có thể tự động triệu hoán trong chuồng, nhưng voi thì không thể nha. Chưa nói đến chuồng trâu quá nhỏ, nếu triệu hoán bên trong thủ phủ nói không chừng tòa nhà liền bị bốn con voi đè sập. Như vậy triệu hoán bên ngoài làng đi.

Lý Anh Tú vừa điểm chọn, lát sau bên ngoài liền có tiếng xôn xao hoảng sợ. Lý Anh Tú vội chạy ra cổng làng, hóa ra bốn con voi chạy ra từng trong rừng hướng làng đi tới, đám tù binh đang chặt cây cối thấy bốn con voi khổng lồ liền hoảng sợ vứt búa chạy toán loạn, mà binh sĩ Đại Việt dường như rất quen thuộc với voi liền khống chế lại đám tù binh né ra đường voi đi đến.

Lý Anh Tú trố mắt nhìn bốn con voi khổng lồ đang tiến lại gần mình, cả đời hắn đây mới là lần đầu tiên thấy được voi, kiếp trước voi bị săn bắn nằm luôn vào trong sổ đỏ chỉ còn trong khu bảo tồn và sở thú. Nhưng hiện tại hắn thấy chính là một con voi chân chính, đúng vậy, là một con voi tự nhiên, trong mắt nó Lý Anh Tú vẫn còn cảm nhận được sự dã tính. Thân voi không to bằng các loại voi châu Phi, nhưng cặp ngà lại rất dài, gần bằng với vòi, bốn chân to như cái cột đình, da dày thịt béo. Thực ra ngà voi vốn là có thể dài như vậy, nhưng kiếm trước vì nạn săn bắn voi lấy ngà nên các quản tượng thường cưa cặp ngà voi trước, không để ngà dài ra nữa, nên những chương trình trên ti vi Lý Anh Tú thấy ngà voi không hề dài chút nào.

--------

Tranh thủ lúc chưa đi làm với chưa đi học viết được chương nào hay chương đó:))