An Tư mang chén thuốc đến bên giường khẽ nói. Lý Anh Tú chầm chậm mở ra đôi mắt, lưỡi khẽ liếm đôi môi khô khốc. Quả thực đây là lần đầu tiên hắn đổ bệnh trong gần ba năm đến dị giới, thật lâu rồi hắn mới lại có cảm giác mệt mỏi đến như vậy. Lý Anh Tú được An Tư đỡ ngồi dậy cầm chén thuốc nín một hơi uống cạn, sau đó vôi bỏ viên đường bên cạnh vào miệng. Phải công nhận vị đắng của thuốc và vị ngọt của đường cộng thêm cái mùi đặc trưng của thuốc Nam tạo ra một cảm giác gì đó mà hắn không thể tả được, thậm chí hắn còn muốn nôn sạch những gì mình vừa uống kìa.
Lý Anh Tú ngồi dựa vào đầu giường hỏi.
- Đại quân đã về đến kinh thành hay chưa?
- Đã về đến, Thái hậu và Lữ đại nhân đã tiếp đón các binh sĩ.
An Tư ngồi bên cạnh giường nhẹ nhàng nói. Lý Anh Tú gật đầu nói.
- Truyền lệnh mời Trần Quốc Tuấn đến gặp Trẫm.
An Tư sửng sốt nói.
- Thế nhưng bệ hạ, ngài vẫn chưa khỏi bệnh, Thái hậu không để ngài làm việc đây.
Lý Anh Tú bật cười xoa đầu nàng nói.
- Không có việc gì, ta chỉ muốn trò chuyện với với hắn một chút. Ngoan, nghe lời.
Lần đầu tiên Lý Anh Tú nói với nàng điệu bộ đó đây. An Tư đỏ mặt rụt đầu khỏi tay Lý Anh Tú nói.
- Tốt, nhưng bệ hạ phải hứa với thần là không được để cơ thể quá mệt mỏi.
- Tốt, tốt, ta biết. Nàng nhanh đi đi thôi.
Lý Anh Tú cười xua tay nói. Lát sau Trần Quốc Tuấn mặc một bộ nhung phục đi vào bên trong phòng hành lễ.
- Bái kiến bệ hạ, ngài đã cảm thấy đỡ hơn chưa?
Lý Anh Tú miễn lệ cho Trần Quốc Tuấn nói.
- Trẫm không việc gì. Lần này gọi khanh đến là muốn khanh kể Trẫm nghe một chút về trận chiến tại Thuận Hóa, Trẫm muốn biết một cách chi tiết cùng cảm nhận của khanh như thế nào về cuộc chiến.
Nhìn vào cả cuộc chiến quân Tây Gốt thiệt hại tổng cộng hơn ba vạn người, Đại Việt thương vong bảy ngàn người, rõ ràng Đại Việt chiếm lợi lớn nhưng Lý Anh Tú không cho rằng như vậy. Nếu Đại Việt chuẩn bị tốt hơn thì chiến quả sẽ càng lớn hơn, mà thiệt hại của Đại Việt cũng sẽ giảm xuống. Bấy giờ kinh nghiệm trận mạc của Trần Quốc Tuấn là nguồn thông tin rất quý báu để Lý Anh Tú có thể tham khảo.
Trần Quốc Tuấn tuy hơi sửng sốt một chút nhưng vẫn kể cho Lý Anh Tú nghe chi tiết, sau đó đưa ra cái nhìn của mình. Lý Anh Tú vẫn chú ý lắng nghe, lại cho người mang đến cho Trần Quốc Tuấn một chén nước. Suốt hai tiếng đồng hồ cuối cùng Trần Quốc Tuấn cũng đã nói xong, trời cũng đã đến chiều tối, bản thân cũng có chút khan giọng. Quả nhiên Lữ đại nhân nói không sai, bệ hạ quả thực biết hành hạ người khác, đặc biệt Trần Thủ Độ phải ăn quả đắng không ít.
Vài ngày hôm sau Lý Anh Tú bệnh tình đã đỡ hơn không ít, thế nhưng hắn cũng không thượng triều mà triệu tập Cơ Mật viện. So với lần trước thì lần này đã đông đủ hơn không ít. Ít nhất bên phía Lại bộ có Lữ Gia, Lễ bộ có Lê Văn Hưu, Công bộ có Cao Lỗ, Hồ Nguyên Trừng, Binh bộ có Trương Hanh, Hộ bộ có Cao Lỗ, Hàn Lâm viện hiện lấy Lương Thế Vinh làm đại diện. Ngoài ra còn có Đinh Lễ và Trần Thư cũng được gọi đến dự kháng.
- Bẩm bệ hạ, thần có một tin vui muốn bẩm báo. Công bộ đã thí nghiệm và sản xuất thành công một máy dập chạy bằng sức nước.
Cao Lỗ báo đến một tin vui. Máy chạy bằng sức nước Lý Anh Tú đã nêu ra với Cao Lỗ từ rất lâu để nghiên cứu, thế nhưng vẫn một mực kẹt lại. Mãi đến khi Lương Thế Vinh xuất thế liền trợ giúp Cao Lỗ một tay, tính toán lại tất cả công thức, hệ số, sau đó lại lần nữa thiết kế tại các chi tiết máy sao cho máy móc có thể vận hành một cách trơn tru nhất. Kết quả một chiếc máy chạy bằng sức nước thế là ra đời, đó là sức mạnh của toán học. Lý Anh Tú nghe vậy cũng vui mừng nói.
- Khanh thử so sánh năng suất so với trước như thế nào?
Năng suất vẫn là thứ mà Lý Anh Tú quan tâm nhất. Cao Lỗ cao hứng nói.
- Thần đã tự mình thử, so ra máy dập giúp tăng năng suất lên gấp ba lần bình thường, không những vậy mới vì máy có lực đạo ổn định, nhịp độ cũng ổn hơn so với người nên sản phẩm tạo ra tốt hơn không ít. Chỉ tiếc là hiện tại máy chỉ có một chức năng, muốn chế tạo ra thành phẩm phần lớn phải dựa vào sức người.
Lý Anh Tú nghe vậy cũng vô cùng hài lòng, mặc dù năng suất chưa lên quá cao như kỳ vọng nhưng sản xuất được máy chạy bằng sức nước có nghĩa là Đại Việt đã đạt đến được một bước đệm của một cuộc cách mạng công nghiệp. Còn sản xuất ra máy hơi nước Lý Anh Tú vẫn chưa dám nghĩ đến. Thứ nhất luyện kim của Đại Việt hắn không chắc có thể sản xuất ra được nồi hơi chịu nhiệt được hay không, phải biết trong máy hơi nước quan trọng nhất nồi hơi nước, chưa kể đến các loại tuabin, piston Đại Việt chế tạo vẫn còn rất miễn cưỡng. Thứ hai là nguyên liệu đốt là than đá Lý Anh Tú vẫn chưa tìm ra được nên kế hoạch vẫn tạm gác lại đó. Lý Anh Tú nói.
- Tốt lắm, việc tiếp theo chính là Công bộ đưa những thợ thủ công vào trong nhà máy dệt học tập một chút, đồng thời xem xét cải tạo như thế nào để toàn bộ nhà máy có thể vận hành bằng sức nước, khi đó năng suất nhà máy cũng sẽ lần nữa dâng cao.
Nói rồi quay sang Hồ Nguyên Trừng nói.
- Lò rèn tạm thời chỉ sản xuất vũ khí xuất khẩu đồng thời nghiên cứu vũ khí mới. Vũ khí trang bị cho lính mới tạm thời ngưng lại. Hộ bộ cần phải đưa phần lớn tài chính vào chính sách an dân, không thể tiếp tục chi cho quân bị quá nhiều.
Đại Việt trong một lúc tiếp nhận hàng chục ngàn dân chúng như vậy chính là một khó khăn không nhỏ, mấy ngày qua không chỉ Lại bộ mà các bộ khác cũng sức đầu mẻ trán vì việc này, các địa phương bên dưới liên tục báo lên bọn họ thiếu tiền, thiếu lương yêu cầu triều đình phải chi viện. Huống chi Đại Việt quân số hiện tại quân số đã lên đến hai vạn người, Lý Anh Tú tạm thời chưa muốn tăng thêm binh lực, ít nhất là hết năm nay thì vẫn chưa. Cao Lỗ và Hồ Nguyên Trừng cũng rõ ràng việc này cũng chỉ có thể tuân mệnh.
- Bảo công, việc an dân đã sắp xếp như thế nào rồi?
Lý Anh Tú lại quay sang Lữ Gia. Lữ Gia cầm trên tay một bản thông kê nói.
- Bẩm bệ hạ, mấy ngày qua dân số Đại Việt tăng lên hơn năm vạn người, hiện tại tổng dân số đã đạt hơn ba trăm ngàn người. Trong hơn năm vạn dân có hai vạn người ở Thăng Long, ba xứ khác mỗi nơi hơn một vạn người. Hiện tại dân số tại Thăng Long đã đột phá hơn mười lăm vạn người, thần xin kiến nghị quanh Thăng Long thành lập thêm hai huyện, tại Giác Long và An Bang mỗi nơi thành lập thêm một phủ. Tinh Thiều Tuyên phủ sứ có gửi bản tấu về xin mở rộng thành An Bang.
Dân cư tăng lên, số lượng người đông đúc, kiến trúc công cộng, an sinh xã hội trước kia của các phủ thành ngược lại không đủ. Xây dựng thêm phủ, huyện, mở rộng các thị thành là điều cần thiết. Theo cơ chế của Đại Việt một phủ phải có ít nhất là ba mươi ngàn dân cư, có ít nhất một tòa thành thị, ví dụ như các thành Tân Bình, Triệu Phong, An Bang,... đều là thành chính của một phủ, một xứ. Thăng Long không tính thành xứ mà cũng tính thành phủ mặc dù dân số đông nhất cả nước, cương vực cũng rất rộng, nên bên dưới kinh đô không thể thành lập thêm phủ mà chỉ có thêm huyện mà thôi. Lý Anh Tú gật đầu nói.
- Chuẩn tấu, tại Thăng Long xây dựng thêm hai huyện Thọ Xương và Vĩnh Thuận, Lại bộ chọn lựa vị trí sau đó báo lên cho Trẫm. Cho phép An Bang xây dựng thêm một phủ đặt tên là Hải Tây, Giác Long xây dựng thêm một phủ lấy tên là Hải Đông. Hạ cấp Trấn Ninh trở thành phủ. (Trong lịch sử thì xứ An Bang có một phủ là phủ Hải Đông, nhưng trong trường hợp này An Bang nằm ở phía Tây)
Tuy Trấn Ninh đất đai có rộng, nhưng dân cư lại thưa thớt vô cùng chỉ bất quá hai mươi ngàn người nên Lý Anh Tú xếp thành một phủ. Lý Anh Tú lại yêu cầu Trấn Ninh phải nhanh chóng làm hộ khẩu để có thể hoàn tất mọi thủ tục sáp nhập vào Đại Việt.
Coi như chia lại hành chính đã xong. Lúc này Lê Văn Hưu liền bước ra nói.
- Bẩm bệ hạ, ngày hôm qua sứ thần của các nước ven biển Bắc Hải đến, tổng cộng có bảy đoàn từ bảy quốc gia. Bọn họ dâng thư ý nguyện muốn hỏi mua vũ khí của chúng ta.
Lý Anh Tú ngạc nhiên hỏi.
- Vũ khí? Bọn hắn muốn mua thứ gì?
- Bẩm bệ hạ, theo như các thư dâng lên thì bọn hắn muốn mua đủ loại vũ khí từ áo giáp cho đến cung tên, thậm chí có hai nước còn muốn chúng ta bán súng đạn cho bọn hắn.