Tai họa đúng là ít khi chịu tới một mình mà thường có đồng bạn.
Thực tế, giai đoạn 2008 áp lực và khó khăn với nền kinh tế không chỉ tới từ thị trường chứng khoán mà cả từ người anh em luôn song hành là thị trường bất động sản, từ đó kéo theo khó khăn của hàng loạt các ngành nghề khác mà điển hình như vật liệu xây dựng.
Từ cuối năm 2007 tới tháng 2/2008, tình trạng sốt giá nhà đất trên thị trường đã tạo nên một khoảng siêu lợi nhuận mà nhà đầu tư không phải làm gì. Theo tổng kết giá thị trường của một số dự án tại 2 đô thị lớn nhất là Hà Đô và Sài Thành thì giá nhà đất vào đầu năm 2008 cao gấp 2 tới 3 lần so với đầu năm 2007. Trên thị trường, giá nhà đất ở nhiều khu “đất vàng” thuộc 2 thành phố lớn này đã đạt ngưỡng 1 tỷ đồng/1m2. Trong hoàn cảnh “sốt giá nhà đất”, số người đăng ký mua nhà dự án luôn luôn vượt từ 7 tới 10 lần số lượng căn hộ bán ra của dự án, tức là tỷ lệ cầu ảo vượt cung thật quá cao!
Chỉ trong một thời gian ngắn chưa đến 3 tháng (tháng 12/2007 đến 2/2008), giá nhà đất đã tăng bình quân 300%, thậm chí có nơi tăng đến 500%. Một số dự án xây dựng chung cư tung hàng ra bán ngay thời điểm thị trường đang "khát", chủ đầu tư vớ bở. Có những trường hợp - cùng 1 dự án, cùng một loại căn hộ, nhưng giữa 2 đợt bán hàng giá đã tăng hơn 1.200 USD/m2, thế nhưng vẫn không đủ hàng đáp ứng nhu cầu thị trường. Cứ vài ngày lại có một vụ mua căn hộ chung cư, chẳng khác gì mua gạo, thịt thời bao cấp. Người ta phải xếp hàng qua đêm, chen lấn, đạp lên nhau, gây náo loạn cả một khu phố chỉ để giành một suất đặt cọc mua căn hộ.
Món mồi béo bở nên thiên hạ đua nhau vay tiền đầu tư vào địa ốc, mà không cần nghĩ đến ngày thị trường bị sập đổ do phát triển quá nóng. Không chỉ căn hộ chung cư nóng sốt trước làn sóng "đón gió" Việt kiều về mua nhà, mà đất dự án cũng sốt nóng không kém.
Trong cơn sốt nhà đất, các phương tiện truyền thông "khản cổ" thông tin về các cảnh báo, dự báo, đánh giá của các chuyên gia về sự rủi ro của việc đầu tư vào nhà đất theo kiểu phong trào.
Thế nhưng bất chấp tất cả, thị trường vẫn cứ nóng như thường.
Cơn sốt nhà đất năm 2008 chỉ chấm dứt khi có chính sách thắt chặt tiền tệ, nguồn cung từ các ngân hàng bị cắt đứt. Tháng 4/2008 - một tháng sau khi có chính sách thắt chặt tiền tệ - trên thị trường bất động sản bắt đầu xuất hiện làn sóng tháo chạy. Làn sóng tháo chạy đã kéo giá nhà đất liên tục sụt giảm, với tốc độ sụt giảm ngày càng gia tăng. Sau 6 tháng liên tục giảm giá, đến cuối năm 2008 nhà đất trên thị trường đã mất bình quân 50% giá trị so với thời đỉnh điểm cơn sốt.
Những "ngày vui" nhà đất ngắn chẳng tày gang, thế nhưng hậu quả của cơn sốt nhà đất đầu năm 2008 để lại sẽ kéo dài trong nhiều năm sau đó.
Biết trước tất cả những điều này nhưng Lý Đông lại không hề có ý định đứng ra trục lợi. Thứ nhất vì Lý Đông đã quá giàu, tiền tiêu không hết, hắn không muốn trở thành một kẻ ăn mày dựa vào lịch sử phát triển. Thứ hai hắn có rất nhiều cách để sinh lợi mà không cần phải lũng đoạn thị trường tài chính và bất động sản trong nước để kiếm lời từ đồng bào. Thứ ba Lý Đông muốn để lại những nguồn lực này trong các thành phần kinh tế, làm động lực để phát triển về sau, cần phải hiểu là tuy thị trường giảm sút nhưng thực tế tiền chỉ chuyển từ túi người này sang túi người kia mà thôi. Khối ngoại tuy được phép tham gia vào thị trường nhưng rất bị hạn chế về mặt số lượng thậm chí đến chính bản thân bọn họ nhiều người cũng bị thua trên chính thị trường Việt Nam do vậy tiền chủ yếu vẫn là nằm trong túi của người dân.
Ở chiều ngược lại, Lý Động cũng sẽ không đứng ra cảnh báo hoặc can thiệp để ngăn chặn các cuộc khủng hoảng. Theo Lý Đông một cây non muốn lớn mạnh thành đại thụ cần phải trải qua thử thách của giông bão. Đây là quy luật tất yếu để phát triển, cả về phía nhà đầu tư cũng như khách hàng, bọn họ cần phải trải qua những vấp váp đau thương từ đó mới rút ra kinh nghiệm và lớn lên được. Cần phải hiểu một nền kinh tế muốn đi lên vững mạnh thì các thành phần tham gia trong đó phải có đầy đủ trải nghiệm đau thương để có thể hành xử thận trọng và có cái nhìn phù hợp hơn đối với chiến lược kinh doanh lâu dài của mình.
Một điều khác nữa là Lý Đông cũng không tin tưởng lắm mình có thể can thiệp vào một thị trường với những cái đầu đang điên lên vì lợi nhuận, chẳng phải có những ví dụ rất sống động của những người dám đưa ra những phán đoán đi ngược chiều diễn biến thị trường đó sao?
Nói là như vậy nhưng Lý Đông sẽ trơ mắt nhìn và bỏ mặc nền kinh tế trở nên kiệt quệ ? Lý Đông chắc chắn không muốn điều này xảy ra, phải biết hắn còn đang rất muốn đưa sức mạnh tổng thể của quốc gia đi lên để làm đối trọng với những thách thức từ đất nước phương Bắc đây.
Cầm lại lên cốc nước, Lý Đông nhấp một ngụm hi vọng hương sen dịu nhẹ có thể làm đầu óc thêm tỉnh táo.
Những ngón tay xoay tròn chiếc cốc sứ, Lý Đông trầm tư suy nghĩ đến các giải pháp đối phó với khủng hoảng tài chính và bất động sản.
Đánh giá lại tình hình một chút, Lý Đông nhận ra bản chất cuộc khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ sự kỳ vọng quá lớn của những nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm vào một thị trường non trẻ còn thiếu sót rất nhiều cơ chế kiểm soát. Chính vì thế thị trường đã phát triển theo hướng bong bóng mà phá vỡ toàn bộ các rào cản và quy luật chung. Thị trường Bất động sản cũng gặp tình trạng tương tự như vậy.
Suy nghĩ một hồi, Lý Đông nhận ra lời giải cuối cùng cho bài toán này vẫn là vấn đề vốn.
Thị trường chứng khoán là một kênh để huy động vốn cho doanh nghiệp, thị trường bất động sản cần có vốn để triển khai các dự án. Nếu vậy điều cần làm chỉ cần làm để cứu vãn tình thế chính là bơm vốn cho nền kinh tế.
Thành lập các định chế tài chính như ngân hàng và quỹ đầu tư thì sao đây? Kỷ nguyên mới không phải đang thừa nhất chính là tiền sao?
Lý Đông càng nghĩ càng cảm thấy phương án này là phù hợp. Hắn sẽ thành lập ngân hàng tư nhân nhưng có điều nghiệp vụ chính của nó chỉ là cho vay từ vốn tự có mà không phải là từ vốn huy động.
Điều này nghe có vẻ kỳ lạ với hầu hết những người làm trong giới tài chính có điều nếu Lý Đông muốn can thiệp vào thị trường mà không chịu sự chi phối các chính sách giới hạn vay của Ngân hàng nhà nước thì rõ ràng hắn sẽ không được quyền huy động vốn từ trong dân. Khi đó nếu thị trường có rủi ro như thế nào thì cũng chỉ phát sinh rủi ro tiền vay mà không phát sinh rủi ro tiền gửi từ đó không lo mất khả năng thanh khoản. Lý Đông sẽ đăng ký vốn tự có của ngân hàng, về phía ngân hàng nhà nước sẽ chịu trách nhiệm kiểm soát chặt chẽ số tiền giải ngân luôn thấp hơn số tiền đã đăng ký và thực góp của Kỷ nguyên mới. Theo đó nhà nước sẽ không có lý do gì để can thiệp vào hoạt động cho vay của ngân hàng. Tất nhiên nói là như vậy nhưng phải hiểu ngân hàng là một mắt xích rất quan trọng trong mạch máu của cả nền kinh tế, để đạt được những thỏa thuận này với chính phủ cũng cần cả một quá trình thương thảo có điều Lý Đông tin với ảnh hưởng ngày càng to lớn của tập đoàn, việc này có thể gặp một số khúc mắc nhưng hoàn toàn có thể giải quyết.
Ở một mặt khác, Lý Đông cũng tính tới việc thành lập một quỹ đầu tư để trong trường hợp các doanh nghiệp lựa chọn đầu tư bỏ vốn thay vì phải vay vốn ngân hàng.
Lý Đông cũng không có ý định làm đấng cứu thế giải cứu toàn bộ các doanh nghiệp trong nền kinh tế mà chỉ tập trung vào các dự án triển vọng trong các hạng mục đầu tư giúp phát triển nhanh và mạnh kinh tế xã hội như: xây dựng các công trình đảm bảo đảm đời sống, xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, đường sắt, đường bộ, sân bay; y tế, giáo dục, môi trường sinh thái; công nghiệp.
Việc giới hạn này nguyên nhân không phải vì Lý Đông thiếu vốn. Kể từ bút tư bản đầu tiên thì tài chính chưa bao giờ là vấn đề với hắn. Theo lịch sử đời trước, trong giai đoạn khủng hoảng tại các nước ASEAN các biện pháp kích thích của các nước đều hướng vào kích thích nhu cầu trong nước; giải quyết việc làm, tăng cường đổi mới và nâng cao năng lực cạnh tranh.Cụ thể là: Singapore đã đưa kế hoạch phục hồi kinh tế trị giá 13,7 tỷ USD chủ yếu hỗ trợ các doanh nghiệp và nâng cao năng lực cạnh tranh; Thái Lan thực hiện gói kích thích kinh tế 8,7 tỷ USD với trọng tâm nhằm tăng sức tiêu thụ trong nước, hỗ trợ nông dân, xuất khẩu, du lịch, giảm chi phí dịch vụ công, tạo công ăn việc làm; In-đô-nê-xi-a đang triển khai chương trình kích thích kinh tế 6,3 tỷ USD nhằm miễn thuế VAT cho 17 lĩnh vực ưu tiên, tạo việc làm và hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân. Phi-li-pin kích thích kinh tế với 6,3 tỷ USD, tập trung đầu tư công cho phát triển hạ tầng và nông nghiệp, tăng cường an sinh xã hội, y tế, giáo dục… Do vậy Lý Đông tính toán quy mô viện trợ của hắn ước tính cho cả thị trường cao nhất cũng chỉ cần hơn chục tỷ USD mà thôi. Số tiền này trong vòng mấy năm sắp tới, Lý Đông thừa đủ khả năng đưa ra được.
Mục đích trọng tâm của Lý Đông trong kế hoạch này chính là vực dậy những doanh nghiệp thực sự có tiềm năng, cho bọn họ một cơ hội để hồi phục, dần dần bồi dưỡng nên một nhóm những con cá ngạc cự đầu trong các ngành nghề để dẫn dắt thị trường. Đất nước dù có tiềm năng phát triển thế nào nhưng thiếu vốn, thiếu người tài thì tiềm năng đó cũng chỉ là tiềm năng, không thể trở thành lợi ích thực sự.
Lý Đông hiểu để cả nước giàu mạnh lên thì trước mắt vẫn cần phải chấp nhận một bộ phận cá biệt những cá nhân giàu lên trước, đây là quy luật đã được chứng minh qua lịch sử. Hiện tại nguồn lực trong nước còn rất hạn chế, do vậy thay vì phân tán nhỏ lẻ cho quá nhiều đối tượng thì chỉ nên tập trung vào một nhóm những cá nhân, tổ chức có khả năng thật sự nổi bật, chỉ khi bọn họ làm lớn làm mạnh được thì từ đó mới tạo nên được những cú hích thực sự cho nền kinh tế và dẫn dắt thêm các cá nhân đơn vị khác cùng phát triển đi lên.
Tính toán tới đây, Lý Đông lập tức trở lại bàn làm việc, hắn lại muốn viết một bản kế hoạch!
Vào lúc này… Cách phòng chủ tịch không xa… khi đang ký duyệt một tập hồ sơ… Trần Hàng bỗng dưng lại thấy đôi vai nặng trĩu.
Quỷ là gì , quỷ là đồ chơi là vật buôn bán của ta mà thôi