Đế Quốc Nhật Bản

Chương 11: Yamamoto Isoroku



Sau nhiều tháng chống dịch, đại dịch của Nhật Bản gần như không còn xuất hiện trong nước và các lô thuốc kháng virus được liên tục sản xuất, đưa đến cho người dân, Lúc đầu, một số người bệnh nặng sử dụng các lô thuốc đầu tiên không có dấu hiệu triệu chứng gì.

Sau 1 tuần, những người bệnh nặng có một số dấu hiệu khả quan trong điều trị, khu điều trị phải kiểm tra tổng quát cho những người này và họ nhận được tin tốt là thuốc Acyclovir ngăn chặn bệnh cảm cúm thành công và có thể sử dụng thuốc như điều trị.

Những khu điều trị cũng có kết luận như vậy và họ cũng bắt đầu cho người bị nhiễm bệnh bắt đầu sử dụng thuốc. Bộ Y tế cũng cảnh báo những khu điều trị này về quy định và tác dụng phụ của thuốc, phải kiểm tra sức khỏe xem họ có đủ điều kiện để khai đơn thuốc cho họ uống.

Sau vài tháng, sử dụng các bệnh nhân lây nhiễm cũng lần lượt chữa khỏi và được cho xuất viện nhưng mà trong lúc cả nước chống dịch vài tháng qua cũng có những người lợi dụng việc này để nâng giá khống vật tư y tế và công ty y tế sản xuất Acyclovir cũng bí mật bán ngoài thị trường.

Cảnh sát, quân đội, chính quyền các tỉnh, thành phố và chính phủ đã phối hợp với nhau để điều tra, truy tìm và bắt giữ nhiều đối tượng và các công ty y tế. Các đối tượng này bị đưa ra tòa án với các tội danh cáo biệt về việc bán khống vật tư y tế phải bị ngồi tù ít nhất 8 năm và các công ty y tế vi phạm bị dừng hoạt động để tiếp tục điều tra

Vụ việc này gây ra sự phẫn nộ trong dân chúng, buộc các công ty y tế vi phạm phải đứng ra xin lỗi hành vi của mình, trong đó có vài công ty y tế không tham dự nhưng mà có nhân viên có tham gia nên cũng bị tạm ngừng.

Lúc đầu, mấy công ty này không biết cho đến khi cảnh sát tới và yêu cầu tạm dừng, mấy công ty này mới tìm hiểu và điều tra ra thì mới biết được.

Sau đó, mấy công ty này phải lên xin chính quyền, tổ chức họp báo xin lỗi và hứa sẽ kiểm tra kĩ càng không tái phạm thì mới được cấp phép hoạt động trở lại nhưng vẫn bị giám sát của Bộ Nội vụ.

Nhật Bản dập dịch thành công cũng là lúc đợt thứ 3 của đại dịch cũng kết thúc.

Tại Pháp, sứ đoàn Nhật Bản đang hoạt động tích cực về những điều kiện có lợi nhất cho Nhật Bản, họ có cuộc nói chuyện riêng với Anh xong lại nói chuyện với Pháp, Mĩ.

Đại sứ quán Nhật Bản tại Đức cũng đang tìm hiểu và điều tra một số công ty của Đức theo danh sách của Hirohito , đại sứ quán cũng phải mời các nhà khoa học của Đức tới Nhật Bản càng nhiều càng tốt.

Danh sách đại sứ quán tại Đức đang cầm là Hirohito trước đó đã đưa và nói đại sứ quán chú ý mấy công ty này đặc biệt là Krupp.

Hirohito còn yêu cầu đại sứ quán tại Thụy Điển chú ý công ty Bofors và đàm phán với công ty này để mua một số cổ phần.

Hirohito đợi cho tới năm 1929 thì cuộc khủng hoảng sẽ xuất hiện đến lúc đó sẽ có nhiều thứ rẽ để mua.

Đối với súng phòng không, Hirohito là đặc biệt quan tâm từ thế chiến 2 Nhật Bản và Mỹ quyết chiến với nhau trên Thái Bình Dương đã quyết định chuyển giao thời đại từ tàu chiến sang hàng không mẫu hạm.

Nhật Bản vào thời đó, các tướng lĩnh hải quân hơi bảo thủ không nhận thấy sự tác dụng lớn của hàng không mẫu hạm ngoại trừ một số người và trong đó không khỏi kể đến là Yamamoto Isoroku.

Yamamoto Isoroku là một đô đốc tài ba của Hải quân Đế quốc Nhật Bản trong Chiến tranh thế giới thứ hai và cũng là người đóng vai trò chủ đạo trong việc xây dựng lực lượng không quân trong hải quân Nhật Bản.

Người ta nhớ nhiều tới ông vì thành tích tấn công hạm đội Hoa Kỳ ở Trân Châu Cảng. Ông được coi là một trong 10 viên tướng xuất sắc nhất trong lịch sử quân sự thế giới.

Ngay từ năm 1915, ông đã có những tiên đoán rất chính xác khi cho rằng "Chiến hạm quan trọng nhất trong tương lai là loại chiến hạm mang theo được phi cơ". Năm 1921, khi trở về, ông đã góp phần xây dựng lực lượng tàu sân bay của Nhật Bản.

Nhưng ông phải gặp khó khăn, những tài nguyên cần thiết để chế tạo một phi cơ tân tiến lại rất hiếm, ví dụ như dầu mỏ. Kỹ thuật chế tạo phi cơ Nhật cực kì thô lậu: đa phần máy bay Nhật làm bằng gỗ và bọc vải, còn động cơ cũng hết sức kém.

Hơn nữa, đa phần các sĩ quan của Hải quân Nhật vẫn còn giữ tư tưởng "tàu to súng lớn" đã từng bộc lộ sức mạnh khủng khiếp trong các cuộc chiến tranh trước đó. Những người này cho Yamamoto là kẻ lập dị.

Chịu hết nổi, tháng 9/1924, ông xin chuyển sang làm phó đội trưởng kiêm sĩ quan huấn luyện tại đội không quân thuộc hải quân Hà Phố để ông tự do thực hiện ý tưởng của mình!

Những nỗ lực của Yamamoto cuối cùng đã thu được một số kết quả khả quan. Năm 1930 ông được cử giữ chức Bộ trưởng Bộ Kỹ thuật Hàng không hải quân. Và, ngay từ lúc này, ông đã lợi dụng địa vị mới của mình, tập trung mọi sức mạnh phát triển bộ đội không quân và hàng không mẫu hạm Nhật, nhất là việc nâng cao kỹ thuật phi cơ.

Ông hợp tác với các xưởng đóng phi cơ Nhật để chế tạo những mẫu phi cơ tân tiến nhất. Các loại phi cơ Nhật ra đời trong nửa cuối thập nhiên 30 như Type 94, Type 96, và nhất là kiểu máy bay Kiểu 0 (zero) lừng danh ra đời năm 1940 đã trở thành những mẫu máy bay tốt nhất thời đó.

Tháng 11/1934 ông được thăng hàm trung tướng, phó đô đốc. Năm 1935 ông làm tư lệnh lực lượng không quân của Hải quân Đế quốc Nhật Bản.

Sau đó ông tham gia cuộc Chiến tranh Trung-Nhật. Ngày 14 tháng 9 năm 1937, các máy bay Nhật trong hai đội hàng không hải quân Mộc Cánh Tân và Lộc Ốc đã bay từ Đài Bắc và Cao Hùng đển ném bom hai phi trường Quảng Đức và Hàng Châu.

Việc này đã khiến các chuyên gia hàng không giật mình trước chất lượng của các máy bay Nhật tham gia trận oanh tạc đó. Tiếp đó các máy bay của Yamamoto lại tham gia vụ tấn công ở Nam Kinh và chiến dịch Thượng Hải, nhờ đó Yamamoto được tặng huân chương Húc Nhật.

Năm 1936, ông làm thứ trưởng Bộ Hải quân theo lời mời của hải quân đại thần Nagano Osami. Tuy nhiên, công việc sự vụ này hoàn toàn không phù hợp với một quân nhân và một người đang dốc sức xây dựng ngành hàng không hải quân như Yamamoto.

Ông đã từng thừa nhận với viên thư ký Thực Tùng Nhượng là ông cứ đóng dấu bừa các văn kiện mà không xem kỹ. Cuối cùng ngày 31 tháng 8 năm 1939 ông lại được cử giữ chức tư lệnh hạm đội liên hợp kiêm tư lệnh đệ Nhất hạm đội đúng như sở trường của mình.

Năm 1940, ông được thăng hàm đại tướng, đô đốc. Vừa đáo nhiệm là ông lập tức sắp xếp hàng loạt những cuộc huấn luyện nghiêm ngặt và căng thẳng như khi chiến đấu thật sự. Yamamoto hiểu rằng, ông cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng cho một cuộc chiến ác liệt sắp tới. Những suy đoán của ông cũng trở thành hiện thực.

Ngày 30 tháng 9 năm 1941, sau khi Đức-Ý-Nhật ký hiệp ước liên minh, mọi người hiểu rằng lò lửa chiến tranh sắp nổ và Nhật, Mỹ sẽ là hai đối thủ nặng ký trong cuộc chiến sắp tới.

Mặc dù Yamamoto rất bất mãn với những hạn chế của Anh Mỹ đối với Nhật Bản, ông lại là người đã phản đối đến cùng Hiệp ước Đồng minh Đức-Ý-Nhật và là người phản đối việc Nhật tuyên chiến với Mỹ.

Từng du học ở Mỹ, từng tiến hành khảo sát tại Mỹ và từng giữ chức tùy viên quân sự tại Mỹ, nên ông hiểu rõ thực lực của Mỹ, ông biết rằng Nhật khi khai chiến với Mỹ thì lành ít dữ nhiều. Câu nói của ông lúc đó là "Coi Mỹ là kẻ thù cũng tức là coi toàn thế giới là kẻ thù" đã không được chú ý, thậm chí nhiều người đã mắng ông là "đồ nhu nhược", "chó săn của Anh-Mỹ"

Yamamoto vẫn kiên trì đến cùng, ông đã viết thư đến thủ tướng Fuminaro Konoe để phản đối việc này. Nhưng ông cũng đảm bảo là khi chiến tranh nổ ra thì ông, Yamamoto Isokoru sẽ dốc hết sức phục vụ Tổ quốc. Chính vì vậy, kế hoạch tập kích Trân Châu Cảng dần dần hình thành trong đầu óc ông.

Và một điều đáng tiếc cho Yamamoto và cho cả thế giới, là ông đã phải thực hiện kế hoạch của mình.

Ông hi sinh vào ngày 18 tháng 4 năm 1943, người Mỹ đã giải được bản mật mã về việc Yamamoto đi thị sát và đã tổ chức đón lõng ông. Khi chiếc máy bay chở Yamamoto đang trên vùng trời đảo Bounganiville thì bị một tốp 18 chiếc P-38 Lightning xuất hiện dưới tay phải phi cơ Nhật và phi cơ của ông đã bị bắn hạ.