Đế Quốc Nhật Bản

Chương 21: Hiệp ước Hải quân Washington



Chương 21:

Thủ đô Washington, Hoa kỳ.

" Vậy là người Nhật muốn giữ lại 4 tàu sân bay mà họ đang chuyển đổi và toàn bộ hải quân ư ? "

" Đúng vậy, thưa tổng thống. Chúng tôi giải được mật mã của người Nhật, đại sứ cảu họ đã liên tục gửi về các điện báo về Tokyo những ngày qua. "

Người đang nói chuyện là tổng thống thứ 29 của Hoa Kỳ Warren G. Harding đang và người còn lại là Herbert Yardley.

Hiệp ước Hải quân Washington được tổ chức phiên họp toàn thể đầu tiên vào ngày 21 tháng 11 năm 1921.

Katō sẽ là người ủy viên toàn quyền của Nhật Bản tại Hội nghị Hải quân Washington.

Ông đã tranh luận kịch liệt với đại sứ các nước khác để có nhiều điều khoản có lợi cho Nhật Bản hoặc ít nhất là giữ lại toàn bộ hải quân Nhật và 4 hàng không mẫu hạm đang được chuyển đổi.

Katō liên tục gửi điện báo về cho Tokyo để biết thêm diễn biến cuộc đàm phán.

Tokyo cũng gửi lại điện báo cho Katō mệnh lệnh phải giữ nguyên hải quân và 4 chiếc đang đóng.

Việc làm này của Katō đã bị cục Cypher do Herbert Yardley chỉ huy trực thuộc cơ quan tình báo Hoa Kỳ giải mã.

Herbert Yardley và các nhân viên của ông sau gần 1 năm cuối cùng đã phá được mật mã của Nhật Bản và vẫn đọc được thông tin ngoại giao của Nhật Bản theo yêu cầu của chính phủ Hoa Kỳ khi Washington tổ chức Hội nghị Hải quân Washington vào năm 1921.

Thông tin mà Cục Cơ yếu cung cấp cho phái đoàn Mỹ về chiến hạm tối thiểu có thể chấp nhận được của chính phủ Nhật Bản yêu cầu là công cụ để khiến phía Nhật Bản đồng ý với tỷ lệ 5: 3 thay vì tỷ lệ 10: 7 mà Hải quân Nhật Bản thực sự mong muốn.

Điều này cho phép Nhật Bản chỉ có 18 thiết giáp hạm đến 30 chiếc cho Mỹ và 30 chiếc cho Anh thay vì 21 thiết giáp hạm mà Nhật Bản mong muốn.

" Thưa tổng thống, Bộ Hải quân nhận được tình báo bất thường của hải quân Nhật.

Trước khi phiên họp đầu tiên một tuần hải quân Nhật Bản đã phá hủy 8 chiếc thiếc giáp hạm cũ. "

Bộ trưởng Bộ Hải quân Hoa Kỳ là Edwin Denby báo cáo hành động bất thường của Nhật Bản.

Katō sau khi nhận được mệnh lệnh của Hirohito.

Ông tới Bộ Hải quân và cho người kiểm tra lại các thiết giáp hạm hiện đang hoạt động trong hải quân.

Vài ngày sau đó, báo cáo tới ngay bàn làm việc của Katō.

Katō cầm lên xem thì thấy đa số thiết giáp hạm đang hoạt động thì có thiết giáp hạm của Nga đưa vào hoạt động từ năm 1900.

Katō triệu tập sĩ quan hải quân cấp cao tới họp để xử lý nhưng mà cuộc họp diễn ra cũng không suôn sẻ.

Trong cuộc họp đa số các sĩ quan hải quân cũng nhận thức rõ ràng các con tàu của Nga đã không phù hợp với Nhật Bản nên buộc phải hủy bỏ.

Số còn lại thì phản đối họ cho rằng như vậy là không phù hợp với học thuyết của hải quân Nhật Bản.

Học thuyết của hải quân Nhật Bản cho rằng phải duy trì hạm đội 70% kích thước của Hoa Kỳ, được cho là mức tối thiểu cần thiết để đánh bại Hoa Kỳ trong bất kỳ cuộc chiến tiếp theo nào.

Sau này, Hirohito biết được cũng không còn cách nào đành phải khuyên bảo thì họ mới đồng ý và cũng hiểu được trên lệch kinh tế và quân sự của 2 nước Mỹ - Nhật.

Mấy tàu của Nga sau đó được kéo ra để làm bia bắn cho học sinh của trường hải quân.

Và, cuộc luyện tập bắn bia dành học sinh của trường hải quân cũng đã diễn ra nhưng mà hành động của Nhật Bản bị người Mỹ điều tra và phát hiện.

" Hàng động của người Nhật đúng là bất thường hãy theo dõi kĩ càng về hành động của họ.

Với lại, người Nhật muốn giữ lại 4 chiếc hàng không mẫu hạm đang đóng thì ta cứ cho họ. "

Harding cũng đồng ý thuyết pháp của Edwin Denby và không quên dặn Bộ Hải quân chú ý hành động Nhật Bản

Sau đó, ông nhìn về phía bộ trưởng Bộ Ngoại giao là Evans Hughes và hỏi:

" vậy còn, những nước khác thì sao ? "

" Người Anh cũng đồng ý với thuyết pháp của ta. Người Anh cần một số tiền lớn để tái thiết lại kinh tế sau chiến tranh chứ không phải là kiến tạo thêm tàu chiến.

Người Pháp thì rất tiêu cực với ý tưởng giảm trọng tải của họ.

Người Ý thì muốn ngang bằng với Pháp. "

Evans Hughes hồi báo lại về thái độ của đại sứ các nước từ phiên họp đầu tiên đến giờ.

Đúng như, Evans Hughes nói Anh cần tái thiết lại kinh tế mặc dù trước đó Anh và Pháp đã nhận được vật tư của Nhật Bản.

Số vật tư đó được Anh và Pháp sử dụng trong chiến tranh.

Với lại, số vật tư đó chỉ bù đắp lại được số lượng nhỏ trong chiến tranh

Nên nước Anh vẫn bị ảnh hưởng sau chiến tranh.

Tổng thống Mỹ tiềm nhiệm là Wision quyết định chạy đua hải quân.

Việc làm này của Mỹ làm cho người Anh giật mình.

Anh không đủ khả năng chi trả bất kỳ hoạt động đóng lại thiết giáp hạm nào, với chi phí cắt cổ.

Hiệp ước hải quân xuất hiện làm cho người Anh vui mừng. Họ có thể giảm số tiền kiến tạo tàu mới sang tái thiết kinh tế.

Pháp thì còn đỡ, Pháp là nước cho vay mặc dù nền kinh tế cũng giống với Anh nhưng không nặng bằng Anh nên Pháp đủ sức xây tàu mới.

Ý thì khỏi nói , Ý trong chiến tranh không có đánh một trận nào trong khối liên minh với Đức-Áo.

Đến năm 1915 thì Ý phản bội Đức-Áo gia nhập hiệp ước.

Ý mới bắt đầu tấn công Áo từ phía Nam khi mà lực lượng quân đội chủ lực của Áo đang tập trung mặt trận phía Đông.

Cho đến khi kết thúc chiến tranh thì Ý là nước có nền kinh tế ít bị tác động nhất sau chiến tranh cùng với Mỹ.

" Việc cần làm bây giờ của chúng ta là chấm dứt liên minh của Anh-Nhật. "

Nghe được Harding lời nói mọi người cũng gật đầu.

Liên minh Anh-Nhật hiện tại là mối đe doạ tiềm tàng với Mỹ.

Bởi vì, Mỹ cách cả 2 nước Anh, Nhật một đại dương. Nhật phía đông còn Anh phía tây.

Và, cả 2 nước đều coi Mỹ là kẻ thù số 1 nếu trong tương lai mà Mỹ xunh đột thì nước còn lại sẽ vui mừng tham gia vào để gây khó khăn cho Mỹ.

Đến lúc đó, Mỹ buộc phải chia hạm đội để bảo vệ 2 bờ đại dương của Mỹ.

Hoàn cảnh đó là Mỹ không muốn nhìn thấy nên họ buộc phải chấm dứt liên minh Anh-Nhật.

" Chúng ta thêm một hiệp ước duy trì hiện trạng ở Thái Bình Dương lấy đó là cái cớ để chấm dứt liên minh Anh-Nhật "

" Ý này rất hay bộ ngoại giao và bộ hải quân hãy bàn bạc và đưa ra sách lược dựa trên ý kiến của Albert B. Fall. "

Albert B. Fall đưa ra ý kiến của mình được Harding và nhiều người khác chấp nhận

Hughes tại hội nghị đã nêu thêm một hiệp ước duy trì hiện trạng ở Thái Bình Dương và được Anh, Pháp, Nhật đồng ý.

Ngày 13 tháng 12 năm 1921, theo Hiệp ước Bốn cường quốc, tất cả các bên đã đồng ý duy trì hiện trạng ở Thái Bình Dương, bằng cách tôn trọng các vùng lãnh thổ Thái Bình Dương của các quốc gia khác ký thỏa thuận, không tìm cách mở rộng lãnh thổ hơn nữa và tham vấn lẫn nhau trong trường hợp có tranh chấp về tài sản lãnh thổ.

Tuy nhiên, kết quả chính của Hiệp ước Bốn cường quốc là việc chấm dứt Liên minh Anh-Nhật của Mỹ thành công.

Xu Mật Viện, Nhật Bản.

" Điện hạ, đây là nội dung của hiệp ước Bốn cường quốc mời ngài xem qua. "

Uchida đưa nội dung của hiệp ước Bốn cường quốc mà ông nhận được Katō gửi điện báo cho Hirohito xem.

Hirohito nhìn xem điều khoản nhưng cũng đoán được ý của người Mỹ là phá huỷ liên minh của Anh-Nhật nên mới làm ra cái hiệp ước này.

Hirohito còn biết rõ mật mã của bộ ngoại giao đã bị người Mỹ phá.

Đó là lý do vì sao mà Hirohito ra lệnh hải quân đánh chìm 8 thiết giáp hạm mặc dù kế hoạch phá huỷ vẫn còn một số người phản đối nhưng mà bị Hirohito quyết tâm hạ lệnh phá huỷ làm cho những người khác không còn cách nào phải thi hành theo mệnh lệnh đã được giao.