Đế Quốc Nhật Bản

Chương 6: Hai khu vực Nội Mông và Mãn Châu thuộc về Nhật, thế chiến 1 kết thúc



Ngày 28 tháng 11 năm 1916, 6 giờ 30 phút sáng

Một cuộc thông báo trên radio khoảng 30 phút làm cho trên toàn nước Trung Quốc đã gây ra một sự việc chấn động, nhóm quý tộc Mãn Châu đại diện cho người Mãn chống lại quyền cai trị của người Hán và chính phủ Bắc Dương nên họ quyết định nhờ chính phủ Nhật Bản giải thoát họ khỏi ách thống trị của Phụng Hệ. Ngay lập tức, chính phủ Nhật Bản chấp nhận lời thỉnh cầu của nhóm quý tộc Mãn Châu, Nhật Bản sẽ xuất quân giải phóng dân tộc người Mãn.

Sau khi nghe được việc thông báo trên, người dân trên khắp Trung Quốc và chính phủ Bắc Dương bất ngờ, đặc biệt hơn là Trương Tác Lâm nghe được thông báo trên radio cũng biết hỏng việc. Ông sai người đưa tin cho binh sĩ đóng quân ở các khu vực tiếp giáp với Nhật Bản chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu, không đợi Trương Tác Lâm truyền tin.

7 giờ sáng, pháo binh Nhật Bản bắn các đạn pháo vào khu vực phòng thủ của quân phiệt Phụng Hệ làm cho các binh sĩ Phụng Hệ mới ngủ dậy ngay lập tức bị từng viên đạn pháo rơi trên đầu.

Pháo binh Nhật Bản bắn đạn pháo trong 30 phút lần lượt 6 sư đoàn bộ binh từ bán đảo Liêu Đông và bán đảo Triều Tiên tấn công hàng loạt vào các nơi kiểm soát của quân phiệt Phụng Hệ, 2 sư đoàn đổ bộ vào bờ biển cũng tham gia vào cuộc tấn công.

Cuộc tấn công bất ngờ của đế quốc Nhật Bản đã gây ra sự bất mãn trên toàn Trung Quốc, người dân Trung Quốc biểu tình khắp trên đất nước yêu cầu các nước cường quốc, chính phủ Bắc Dương và các quân phiệt chống lại Nhật Bản.

Trước áp lực của dư luận, chính phủ Bắc Dương và một số quân phiệt Trung Quốc buộc phải gửi quân cứu hộ quân phiệt Phụng Hệ, thậm chí có người dân còn tham gia nhập ngũ hỗ trợ quân phiệt Phụng Hệ chống quân Nhật.

Còn, các nước cường quốc ngoại trừ Mỹ chú ý tới vấn đề này thì các cường quốc khác đang tập chung cuộc chiến ở Châu Âu đâu mà lo xa như vậy.

Sau 1 năm rưỡi, diễn ra các sự kiện.

1917: Cách mạng tháng 10 Nga đưa những người cộng sản, nhân dân lao động lên nắm quyền, bùng nổ Nội chiến Nga. Mỹ tham gia Thế Chiến I cùng phe Hiệp ước. Ba Lan giành độc lập.

Trong 1 năm rưỡi này, quân Nhật tấn công mạnh vào các nơi kiểm soát của quân phiệt Phụng Hệ làm cho quân phiệt lui liên tục, quân Nhật đánh tới đâu quân phiệt Phụng Hệ lui tới đó.

Quân phiệt Phụng Hệ mặc dù được nhận viện binh và vật tư của người dân Trung Quốc và các phân thiệt khác nhưng mà quân phiệt Phụng Hệ của Trương Tác Lâm phía trước phải chiến đấu với Nhật Bản phía sau phải đối phó với các tông thất cũ của nhà Thanh cấu kết với Tông xã Đảng ngay cả Thẩm Dương nơi đặt trụ sở của ông cũng bị những người này chỉ dẫn và mở đường cho quân Nhật tấn công vào các khu vực khác, gần như các khu vực của ông kiểm soát liên tục thất thủ phải làm cho Trương Tác Lâm phải rút lui tới phía Tây gần với khu vực chính phủ Bắc Dương kiểm soát.

Quân Nhật kiểm soát gần hết các khu vực quân phiệt Phụng Hệ của ông. Hiện tại, ông chỉ kiểm soát được khu vực này nhưng mà dấu hiệu cho thấy quân Nhật còn không dừng lại thậm chí quân Nhật còn có dự định tấn công nơi khác.

Trương Tác Lâm lúc đầu có gần 100 ngàn người, hiện tại Trương Tác Lâm có chưa tới 8 ngàn người. những người khác không bị bắt thì bị giết và còn một số khác thì mất tích hay là ở vùng núi đánh phục kích, quân Nhật cũng thiệt hại gần 2 sư đoàn.

Trương Tác Lâm cho binh sĩ tỉnh táo và xây dựng công sự phòng thủ đơn giản. Sau khi, xây dựng xong thì quân Nhật bắt đầu cuộc tấn công, quân Nhật vượt qua các công sự này và bắt đầu tàn sát những người lính của ông, làm cho ông buộc phải hạ lệnh rút quân và ông dẫn quân đội của mình qua phía khu vực chính phủ Bắc Dương kiểm soát.

Nhưng mà, làm ông không ngờ là quân Nhật còn không dừng lại mà là tiếp tục tấn công vào công sự phòng thủ của chính phủ Bắc Dương mới xây dựng vào mấy tháng trước. Quân Nhật vượt qua công sự phòng thủ của chính phủ Bắc Dương và tấn công các khu vực do chính phủ Bắc Dương kiểm soát. cuộc tấn công của quân Nhật đã làm cho chính phủ Bắc Dương chỉ còn 1 phần 3 khu vưc được kiểm soát. Lúc này, Mỹ-Anh -Pháp tam quốc đứng ra hòa giải.

Ngày 15 tháng 6 năm 1918, Nhật Bản và Trung Quốc kí kết hiệp ước dưới sự chủ trì của Mỹ - Anh - Pháp, chính phủ Bắc Dương không tình nguyện muốn kí hiệp ước nhưng mà dưới sự áp lực của Mỹ - Anh - Pháp nên buộc phải kí hiệp ước.

Nội dung của hiệp ước là chính phủ Bắc Dương thừa nhận độc lập của người Mãn ở hai khu vực Nội Mông và Mãn Châu. Sau đó, đại diện người Mãn đồng ý sự cai trị của Nhật Bản như một tỉnh, điều kiện đây là các khu vực tự trị với tên làm Mãn Châu để gọi 2 khu vực này.

Mặc dù, Mỹ có hơi phản đối nhưng mà sau đó cả 2 bên đã có cuộc nói chuyên riêng nên Mỹ đã thay đổi thái độ cho người Mãn sinh sống dưới dạng một quận tự trị của Nhật Bản. Còn, Anh - Pháp thì thực hiện như những gì đã thảo luận trước đây với Nhật Bản.

Sau, cuộc chiến thì quân phiệt Phụng Hệ và chính phủ Bắc Dương thiệt hại gần như hết binh sĩ đặc biệt là hải quân của quân phiệt Phụng Hệ tổn thất hầu như không , Nhật Bản tổn thất 3 sư đoàn trong đó đa số là bị thương và 2 tàu khu trục bị chìm do hải quân của quân phiệt Phụng Hệ gây nên. Các tù binh của quân phiệt Phụng Hệ và chính phủ Bắc Dương không đủ tiền để trao đổi hết nên chỉ có thể trao đổi một bộ phận. Còn lại, thì được đưa vào các khu mỏ để khai khác

Thực chất, Hirohito là người đã đưa ra các quyết định này, ông nói lúc đang ở trong Xu Mật Viện. Thiên Hoàng và các bộ trưởng đang báo cáo và bàn bạc về các vấn đề kinh tế, giáo dục và các ngành khác của Nhật Bản và cuộc chiến tại Trung Quốc.

Thiên Hoàng Đại Chính thảo luận các điều ước và người Mãn thì Hirohito đưa ra đề nghị của mình, cho người Mãn sinh sống dưới dạng một quận tự trị giống như Hoa Kỳ. Mọi người trong Xu Mật Viện suy nghĩ trong chốc lát rồi gật đầu và thế là đề nghị của Hirohito.

Ngay sau đó, đại sứ quán tại Trung Quốc liên hệ nhóm quý tộc người Mãn về kế hoạch này. Lúc đầu, nhóm quý tộc này phản đối nhưng sau này đại sứ phải giải thích cạn kẽ về việc tự trị nên nhóm quý tộc cũng hơi gật đầu đồng ý nhưng mà vẫn hơi nghi ngờ và có một số khác phản đối rất mãnh liệt nhưng lại là số ít nên thuận lý thành chương. Những người phản đối còn không biết câu: " Thuận ta thì sống nghịch ta thì chết " như vây thì để cho đại sứ ghi lại sổ sách, sau này bình ổn lại thì sẽ là lúc thu nợ nần.

Hiệp ước kí kết được công bố ra đã làm cho người dân Trung Quốc rất phẫn nộ đã biểu tình trên khắp cả nước để phản đối việc hiệp ước nhưng mà chuyện này không có liên quan gì đến Nhật Bản những người đó thích thì biểu tình ở đây chả liên quan.

Lúc này, Thiên Hoàng Đại Chính đã ra lệnh cho triệu tập một lượng lớn công nhân kĩ sư và máy móc cho việc khai khác đến hai khu vực Nội Mông và Mãn Châu dưới sự bảo vệ của quân đội tới các vị trí khoáng sản mà đội khảo sát trước đó đã tìm được để khai khác và xây dựng các nhà mày, cơ sở hạ tầng.

Hirohito nhận được hệ thống ban thưởng hoàn thành nhiệm vụ, Hirohito nhờ Kiyoshi Tanaka mang đến cho quân đội và nói với họ như cũ. Còn, trong khoảng thời gian qua cũng có gì đặc biệt ngoài đi học, đọc sách, rãnh rỗi thì chơi với mấy đứa em hay là dẫn nó xem mô hình.

Hirohito cũng hay đi theo cha tới Xu Mật Viện. Mặc dù, không được tham gia các vấn đề trong Xu Mật Viện nhưng cũng có thể i theo học hỏi đây và làm quen nơi đây để sau này lên làm Thiên Hoàng có thể dễ dàng hơn chính vì lý do đó nên Thiên Hoàng Đại Chính hay dẫn Hirohito tới Xu Mật Viện.

Ngày 11 tháng 11 năm 1918, Thế Chiến I tuyên bố kết thúc. Đây là một trong những cuộc chiến tranh tàn khốc nhất thế giới với hơn 19 triệu người người chết, đồng thời có sức tàn phá và ảnh hưởng về vật chất lẫn tinh thần của nhân loại rất sâu sắc và lâu dài. Khác với các cuộc chiến tranh trước đó, người Âu châu phải chiến đấu cả trên chiến trường lẫn ở hậu phương.