Điền Viên La Nhiễm

Chương 37



Ông ngoại Trịnh nói xoay vòng vòng làm La lão gia tử nghe có chút không rõ. Vừa nãy ta nói chuyện cữu cữu Văn Danh mượn bạc, trọng điểm không phải giấy ghi nợ mà là bạc. Lão Trịnh này cho vay năm lượng bạc còn quá ít, hơn nữa khi nào nói là sẽ ghi giấy ghi nợ cho các ông, còn không ghi không được sao? Còn muốn đem năm lượng bạc lần trước tính một thể, cuối cùng nghe được ông ngoại Trịnh muốn Văn Danh viết giấy nợ, lập tức phản ứng lại, nói: "Thế này thì không được, làm sao có thể để đứa nhỏ viết giấy ghi nợ được".

"Ai u, thân gia lão ca, chúng ta đều biết ông thương tôn tử, phản đối tôn tử viết giấy ghi nợ. Nhưng mà ông nghĩ mà xem, cả nhà rõ ràng hiểu được ông là vì muốn tốt cho Văn Danh, chính là nếu như sáu này Văn Danh làm quan vạn nhất bị truyên đi, người khác lại nói là Văn Danh thi tú tài đòi ông nội của mình nơi nơi vay bạc viết giấy ghi nợ, việc này đói với Văn Danh cũng không tốt. Trưởng thôn lão ca, ngái thấy ta nói có lí không"? Ông ngoại Trịnh lại chuyển hướng ông ngoại Trịnh hỏi.

"Trịnh huynh đệ này nói xác thực là rất có đạo lí, nếu viết giấy ghi nợ, quả thực không nên là phía ông viết, chỉ có thể để Văn Danh viết". Trưởng thôn nghe nói vậy, đã biết thế nhưng năm trước đã mượn của Trịnh gia năm lượng bạc, lần này lại muốn vay mười hai lượng bạc, quả thực có chút nhiều. Hơn nữa Trịnh huynh đệ nói chuyện về việc viết giấy ghi nợ cũng thật hợp lí.

La lão gia tử thấy trưởng thôn nói như vậy, đại biểu cho việc trưởng thôn cũng ủng hộ việc Văn Danh viết giấy ghi nợ, nói như vậy chẳng khác nào đã chốt rồi, chính mình làm sao có thể phản bác chứ. Chính mình lúc đầu trong lòng cũng không nghĩ như vậy, không chỉ cố muồi hai lượng bạc rút về còn năm lượng, thế nhưng còn muốn Văn Danh viết giấy ghi nợ. Làm sao có thể để Văn Danh viết giấy ghi nợ được, vậy tương đương với việc La gia viết giấy ghi nợ rồi, mấy hài tử đều có phần, đến lúc đó chia cho mỗi người một phần. Nếu Văn Danh viết giấy ghi nợ, thế này làm sao Văn Danh còn mặt mũi chứ, đến lúc đó mình sẽ giúp trả lại. Mồm mép của họ Trịnh này cũng thật giảo hoạt, giống hệt lão bà của ông ta, nói chuyện rất ngụy biện, còn làm cho người ta không phản bác được. Chuyện lần này chỉ có thể như vậy.. haizzz.. làm sao có thể trả được nhiều bạc như vậy, không thể không cười khổ.

La Nhiễm ở bên này chú ý mọi người nói chuyện, một nhà La Hữu Hiếu bên kia cũng đã chú ý đến. Nghe ông nội mình liên tiếp thất bại, La Văn Danh ở bên này hận không thể đứng lên tự mình nói chuyện mượn bạc, chính là bị Triệu thị khẩn cấp kéo lại. Đây là người ngang hàng với ông nội, Văn Danh cũng không thể tùy ý nói xen vào, tránh bị người xấu lợi dụng gán cho tội danh "bất kình trưởng bối". Chuyện mượn bạc này từ trước đến giờ đều là do lão gia tử đứng lên, cũng không thể để cho Văn Danh nhà mình đứng lên gánh trách nhiệm, lão Trịnh này thế nhưng nói không đến mấy lời đã có thể thuyết phục được trưởng thôn bảo Văn Danh viết giấy nợ. Đúng vậy, ở trong lòng Triệu thị, lão Trịnh này là người không đơn giản. Không nghĩ tới Trịnh thị ngốc như vậy, thế nhưng lại có người cha khôn khéo lại xấu xa đến vậy. Nếu Văn Danh đứng lên nói về chuyện vay bạc, người xấu kia càng làm những điều bất lợi cho Văn Danh.

Bên này, trong lòng La Nhiễm tổng kết lại, trao đổi qua một lần, ông ngoại mình hoàn toàn thắng ông nội. Vừa nãy không phải La lão gia tử ăn nói không tốt, mà là La lão gia tử còn để ý đến mặt mũi nữa, mặt khác cũng đuối lí chột dạ không đúng lí hợp tình giống như ông ngoại Trịnh, hơn nữa trưởng thôn cũng là một trong những chủ nợ. Xem ra việc bán manh này cũng là do di truyền, sức chiến đầu sau này cần rèn luyện thêm. Ông bà ngoại là thân kinh bách chiến, chắc cữu cữu, cữu mẫu cũng vậy. Lại nhìn người trong nhà, thực muốn ông bà ngoại làm tấm gương để noi theo.

Bất luận một nhà La Hữu Hiếu không tình nguyện như thế nào thì ông ngoại Trịnh vẫn cho mượn năm lượng bạc do Văn Danh viết hai tờ giấy vay nợ năm lượng bạc cho ông ngoại Trịnh, viết giấy vay nợ năm lượng bạc đưa cho trưởng thôn, giấy ghi nợ đều là do La lão gia tử đồng ý làm, trưởng thôn đồng ý là người làm chứng. (Tuy rằng trưởng thôn không bảo Văn Danh viết giấy ghi nợ, nhưng mà đã viết cho ông ngoại Trịnh rồi thì không thể không viết cho trưởng thôn).

Chuyện về giấy ghi nợ đã xong, ba lão nhân trong nhà cùng ba huynh đệ La thị, hai cữu cữu Trịnh gia tiếp tục nói chuyện. Những người khác đều thống nhất không quấy rầy. Bà ngoại Trịnh lôi kéo nữ nhi trở về Tây viện, từ trong túi lấy ra năm lượng bạc vụn, nói: "Cha con tuy nói có chút khoa trương, nhưng mà con cũng biết tình huống trong nhà mặc dù không phải quá túng thiếu nhưng cũng không phải giàu có như vậy. Bất quá năm lượng bạc này vẫn phải có, bất quá con cũng nên có chủ kiến đi, bằng không sẽ không làm ra nhiều bạc đâu. Đừng có làm cái gì cũng ngốc như thế, nên tự mình suy ngẫm nghĩ nhiều vào, cho dù không vì bản thân mình, nhưng con làm nương thì cũng đau lòng mầy hài tử nhà mình. May mắn ta xem mấy hài tử cũng không giống con, đều có chủ ý riêng. Có thể nói là do người làm cha làm mẹ các con không có tiền đồ mới làm cho mấy hài tử mau trưởng thành vậy". Bà ngoại Trịnh biết tình cách Trịnh thị, những lời nói như vậy quá tàn nhẫn nhưng vì muốn tốt cho nữ nhi thì không thể không nói. Sau khi bình tĩnh trở lại, còn nói tiếp: "Ta thấy Văn Tuyên, Nhiễm Nhi cũng lớn rồi, con là người làm nương cũng nên nghe chủ ý của mấy hài tử, cũng phải tích góp chút tiền bạc đi, cho dù không thể cho mấy đứa nhỏ đến học đường thì cũng phải biết mấy con chữ để không bị người khác bịt mắt nữa, tránh ra bên ngoài là ăn khổ đấy. Ngày thường vì hài tử mà suy nghĩ nhiều một chút thì tự khắc con sẽ hiểu. Ta nói lời này tuy rằng không sẽ nghe nhưng đó chính là đạo lí. Hài tử của mình mà mình không thương còn muốn công công, bà bà, đại ca, đại tẩu của con thương sao".

Bà ngoại Trịnh nói đến đây thì Trịnh thị đã lệ rơi đầy mặt. Bà ngoại Trịnh cũng biết lần này nói cũng không sai biệt lắm nhưng cũng đau lòng nữ nhi của mình: "Đừng khóc, con xem mấy hài tử đều ở đây đấy. Nữ tế thấy được lại tưởng ta giáo huấn con đấy".

Trịnh thị lấy khăn lau nước mắt, con mắt đỏ hống, nói: "Nương, con biết người là muốn tốt cho con. Con chính là nghĩ, thời gian qua con cũng hiểu được, mấy hài tử đi theo chúng con mấy năm qua cũng chịu khổ chịu tội, con là người vô dụng nhưng về sau dù thế nào cũng sẽ phải che chở cho mấy hài tử".

"Con hiểu được thì tốt rồi, cũng không uổng công lần này ta đến, cũng không uổng công mấy đứa nhỏ hiếu thuận". Bà ngoại Trịnh biết nữ nhi nhà mình là người thông minh, chính là tính cách yếu đuối, chỉ cần suy nghĩ cần thận một chút là sẽ hiểu.

Hai mẹ con lại nói với nhau thật nhiều, nhìn sắc trời không còn sớm lắm mới bắt đầu đi ra. Lúc này ông ngoại Trịnh mang theo hai nhi tử cũng hai con dâu cũng lại đây.

Nhìn thời gian không còn sớm, mấy người Trịnh gia cũng bắt đầu đi, La Hữu Lễ, Trịnh thị tận lực giữ lại mà không được đành phải đưa ra cửa thôn mới lưu luyến không rời mà trở về.

So với Trịnh thị còn lưu luyến mãi, mấy đứa La Nhiễm ngược lại thật cao hứng bởi vì Trịnh đại cữu nói lần sau sẽ quay lại, hơn nữa chuyện cho vay bạc về cơ bản đều được giải quyết. Quan trọng nhất là.. lúc ấy bà ngoại Trịnh đưa cho Trịnh thị năm lượng bạc được La Nhiễm cất giữ, chính là đặt trong tiểu kim khố của La Nhiễm. Lúc ấy vẫn là La Nhiễm thừa dịp bà ngoại Trịnh đang ở đây liền làm nũng nói nếu bà ngoại tín nhiệm mình thì để mình thay nương bảo quản bạc, được bà ngoại Trịnh cùng La Văn Tuyên ra sức ủng hộ, cuối cùng, Trịnh thị cũng đành đòng ý. Về phần La Hữu Lễ, lúc ấy không ở trong phòng, cũng không có quyền lợi lên tiếng, bởi vì tránh La Hữu Lễ cầm tiền đều bị Tần thị lấy.