Về lại nhà, tôi thấy bệnh tình của mẹ tôi có vẻ nặng hơn ngày tôi đi. Hay có lẽ ngày ra đi tôi sung sướng quá nên không để ý đến bệnh tình của mẹ tôi nặng nhẹ ra sao. Nhà ông Tanaka tràn ngập mùi khói và mùi thông. Còn ở nhà chúng tôi tòan mùi bệnh họan không thể tả được. Chị Satsu làm việc dưới làng cả buổi chiều, cho nên bà Sugi đến giúp tôi tắm rửa ẹ tôi. Khi chúng tôi mang bà ra khỏi nhà, lồng ngực bà lép kẹp còn hai vai thì so lại, và lòng trắng cặp mắt đục lờ đờ. Tôi sững sờ nhìn bà, lòng nhớ lại những ngày bà còn mạnh khỏe, bà thường tắm chung với tôi, mỗi khi bà bước ra khỏi bồn tắm, hơi nước bốc lên trên làn da trắng bạc của chúng tôi như thể hai chúng tôi là hai củ cải luộc. Tôi thật khó mà tin được người phụ nữ này, người mà tôi thường lấy đá bọt để kỳ cọ lưng cho bà , người mà da thịt còn rắn chắc, mượt mà hơn cả da thịt của Satsu, có thể chết trước khi mùa hè chấm dứt.
Đêm ấy, khi nằm trên nệm ngủ, tôi cố hình dung ra hòan cảnh sẽ xảy đến cho gia đình chúng tôi, tôi cố tin rằng dù sao tình hình cũng sẽ được ổn thỏa. Bắt đầu là tôi phân vân không biết khi mẹ tôi chết rồii, chúng tôi sẽ sống ra sao. Cho dù chúng tôi vượt qua được những khó khăn gian khổ, liệu ông Tanaka có nhận nuôi chúng tôi không? Cuối cùng tôi nghĩ rằng chắc ông Tanaka sẽ không nhận nuôi hai chị em tôi, mà bố tôi sẽ nuôi chúng tôi. Nói tóm lại, bô tôi không thể chịu được cảnh sống đơn côii một mình. Đêm nào tôi cũng suy nghĩ mông lung như thế cho đến khi tôi tin là kết quả sẽ y chang như thế. Lúc ấy tôi mới bắt đầu ngủ, và kết quả là tôi mất ngủ suốt mấy tuần liền, sáng nào dậy cũng bơ phờ mệt mỏi.
Một buổi sáng mùa hè nóng bức, khi tôi xuống làng mua gói trà và đang trên đường về nhà, bỗng tôi nghe có tiếng chân người đi lạo xạo phía sau lưng. Tôi quay lại thấy ông Sugi – phụ tá của ông Tanaka – đang hối hả đi lên đồi. Khi đến gần tôi, ông dừng lại một lát để thở, hai tay chống nạnh với vẻ giận dữ như thể ông vừa chạy một mạch từ Senzuru đến. Mặt ông đỏ bừng và bóng láng như con cá da trơn, mặc dù trời chưa nóng lắm. Cuối cùng ông ta nói:
- Ông Tanaka muốn cô và chị cô xuống làng ngay bây giờ.
Tôi sực nhớ là bố tôi sáng ấy không đi làm cá , và hiểu ra sự thể. Ngày trọng đại đã đến.
- Còn bố tôi thì sao? – Tôi hỏi – Ông Tanaka có nói gì đến bố tôi không?
- Đừng hỏi lôi thôi, cháu Chiyo – ông đáp – đi tìm chị cô và đi gấp cho rồi.
Tôi không thích đi chút nào hết, nhưng tôi vẫn chạy lên nhà và thấy bố tôi đang ngồi nơi bàn, lấy móng tay khươi bụi trong kẹt gỗ trên mặt bàn. Satsu đang bỏ than vào lò. Hai người có vẻ như trông chờ việc gì xảy đến.
Tôi nói:
- Bố à, ông Tanaka muốn con và chị Satsu xuống làng ngay bây giờ.
Satsu cởi tạp dề ra móc lên giá rồi đi ra cửa. Bố tôi không trả lời, nhưng ông nhấp nháy mắt mấy lần, nhìn theo chị tôi. Rồi ông quay cặp mắt lờ đờ nhìn xuống nền nhà và gật đầu. Tôi nghe tiếng mẹ tôi rên la trong giấc ngủ ở phòng sau.
Satsu xuống làng một lát thì tôi mới đến kịp. Tôi đà nghĩ đến ngày trọng đại từ mấy tuần rồi, nhưng hôm ấy tôi không ngờ tôi cảm thấy khiếp sợ đến như thế. Chị Satsu có vẻ không xem chuyện xuống làng hôm ấy khác lạ với lần xuống làng hôm trước. Thậm chí chị không bận tâm đến việc rửa tay cho sạch bụi than nữa, và trong khi vuốt tóc lại cho ngay ngắn, chị đã làm than vấy bẩn lên mặt. Tôi không muốn để chị gặp ông Tanaka với bộ mặt dơ bẩn như thế, nên tôi đưa tay chùi vết than trên mặt chị như mẹ chúng tôi thường làm. Satsu cáu kỉnh hất tay tôi ra.
Chúng tôi gặp ông Tanaka trước cửa công ti Hải sản, tôi cúi chào và chúc buổi sáng, lòng mong ông ta sung sướng khi thấy chúng tôi. Nhưng ông ta có thái độ rất lạnh lùng. Tôi nghĩ với thái độ lạnh nhạt của ông ta như thế này, phải chăng là dấu hiệu chứng tỏ mọi việc không diễn ra tốt đẹp như lòng mong ước của tôi. Khi ông ta dẫn chúng tôi đến toa xe do ngựa kéo, tôi nghĩ có lẽ ông đưa chúng tôi về nhà ông để vợ con ông đón chúng tôi trong phòng, rồi ông tuyên bố nhận nuôi chúng tôi.
Khi đến xe, ông nói với tôi:
- Ông Sugi ngồi ở trước xe với tôi, cho nên cháu và cô Shizu phải ngồi đàng sau – Ông ta chỉ nói có thế.
Ông ta gọi chị tôi là cô Shizu. Tôi nghĩ gọi sai tên chị tôi như thế quả là thô lỗ, nhưng chị ấy có vẻ không lưu tâm đến. Chị leo lên phía sau xe, ngồi xuống giữa đống giỏ đựng cá, để một bàn tay lên mặt ván lầy nhầy. Rồi bỗng chị đưa bàn tay ấy đập một con ruồi đậu trên mặt khiến một vết bẩn in hình lên má chị. Tôi ngao ngán khi thấy mặt Satsu nhớp nhúa như thế. Khi ấy tôi chỉ nghĩ đến mùi hôi hám tre6n toa xe, và tôi nghĩ đến cảnh sung sướng khi đến nhà ông Tanaka, được rửa ráy và được thay quần áo sạch.
Trên đường đi, Satsu và tôi không ai nói với nhau một lời, một tiếng cho đến khi xe lên đỉnh đồi nhìn xuống Senzuru, khi ấy bỗng chị thốt lên:
- Xe lửa kìa!
Tôi quay mặt nhìn, thấy chiếc xe lửa từ xa đang chạy về phía thị trấn. Khói tàu bay theo gió thành một đường dài khiên’ tôi nghĩ đến bộ da rắn được lột ra. Tôi nghĩ đây là một sự so sánh rất tài tình, nên tôi nói với chị Satsu, nhưng chị ấy không thèm lưu tâm đến. Tôi nghĩ chắc ông Tanaka sẽ khen sự so sánh của tôi, và chắc Kuniko cũng thế. Tôi định khi đến nhà ông Tanaka rồi, tôi sẽ nói ý này cho họ nghe.
Nhưng bỗng nhiên tôi nhận ra xe chúng tôi không chạy về hướng đến nhà ông Tanaka. Mấy phút sau, xe dừng lại trên một khỏang đất nằm bên cạnh đường xe lửa, ngòai thị trấn. Một đám đông đang đứng đấy, bên cạnh bao bị, thùng bệ của họ. Và gần đấy, tôi thấy bà Loay Hoay đang đứng bên cạnh một người đàn ông nhỏ loắt choắt mặc chiếc kimono thô cứng. Mái tóc ông ta den mịn như lông mèo, ông ta xách trên tay cái xách vải. Tôi hết sức kinh ngạc khi thấy ông ta đứng chen lấn với đám nông dân và ngư phủ ở một nơi ngòai thị trấn Senzuru như thế. Bên cạnh đám người này còn có một bà già còng lưng mang một ba lô đầy khoai mỡ. Bà Loay Hoay nói gì đấy với người đàn ông, ông ta quay lại nhi1n chúng tôi, bỗng tôi thấy sợ.
Ông Tanaka giới thiệu chúng tôi với người đàn ông này, tên ông ta là Bekku. Ông Bekku không nói gì mà chỉ nhìn tôi chằm chằm và có lẽ không hài lòng khi thấy chị Satsu.
Ông Tanaka nói với ông ta:
- Tôi đã dẫn ông Sugi đi theo tôi từ Yoroido đến đây. Ông có muốn để cho ông ấy đi theo ông không? Ông ấy quen biết với các cô này, tôi có thể để cho ông ấy đi theo một vài ngày.
- Thôii ,thôi – ông Bekku xua tay đáp.
Thật tôi không ngờ chuyện xảy ra như thế này. Tôi hỏi chúng tôi sẽ đi đâu, nhưng hình như không ai nghe tôi hỏi, cho nên tôi đành phải tìm ình một câu trả lời. Tôi nghĩ chắc ông Tanaka không hài lòng những gì mà bà Loay Hoay đã nói về chúng tôi, cho nên ông ta nhờ cái ông Bekku loắt choắt này dẫn chúng tôi đến một nhà chiêm tinh khác giỏi hơn để họ xem vận mệnh tương lai của chúng tôi ra sao, rôì sau đó sẽ đưa chúng tôi về nhà ông Tanaka lại.
Trong khi tôi đang cố nghĩ ra những điều hay ho để tự an ủi mình, thì bà Loay Hoay mỉm cười khả ái với tôi rồi dần tôi và chị Satsu ra xa một đọan. Khi chúng tôi đã đến một chỗ khá xa, những người khác không thể nghe được chúng tôi nói gì với nhau, thì nụ cười trên môi bà tắt đi và bà nói với chúng tôi:
- Này, nghe tao nói đây. Cả hai đứa bây là đồ hư hỏng! – Bà ta nhìn quanh để xem có ai nhìn theo chúng tôi không, khi không thấy ai nhìn theo, bà ta đánh lên đầu chúng tôi. Bà ta đánh không đau nhưng tôi bật khóc vì kinh ngạc. Bà ta nói tiếp - Nếu tụi bay làm gì quấy rầy tao, thì tao sẽ cho tụi bay biết tay đấy, Ông Bekku nghiêm khắc lắm, bọn bay phải tuyệt đối vâng lời ông ta! Nếu ông ta biểu bọn bay phải bò dưới ghiế ngồi trên tàu, bọn bay cũng phải bò, biết chưa?
Nhìn vẻ mặt dữ dằn của bà Loay Hoay, tôi nghì nếu tôi không trả lời thế nào tôi cũ!ng bị bà ta đánh. Nhưng vì tôi quá hỏang sợ nên tôi không mở miệng nói được nên lời. Và cũng vì tôi quá sợ nên bà ta đưa tay véo mạnh vào bên cổ tôi, khiến tôi không biết mình đau ở đâu nữa. Tôi cảm thấy như mình bị té vào ổ kiến lửa, bị kiến cắn khắp nơi, và tôi khóc thút thít. Sau cùng tôi thấy ông Tanaka bên cạnh chúng tôi.
- Chuyện gì thế? – Ông ta hỏi – Nếu bà có gì muốn nói thêm với các cô này, cứ nói trước mặt tôi đi. Không có lý do gì bà đối xử với các cô ấy như thế này.
- Tôi nghĩ là chúng tôi có nhiều điều cần nói với nhau, nhưng tàu đến rồii kìa – Bà Loay Hoay đáp. Và quả thật, tôi thấy con tàu hiện ra ở chỗ ngoặt cách đấy không xa.
Ông Tanaka dẫn chúng tôi về lại sân ga, nơi các nông dân và các bà già dang chuẩn bị mang đồ đạc để lên tàu. Rồi tàu dừng lại trước mặt chúng tôi. Ông Bekku, súng sính trong chiếc kimono cứng ngắc, chen vào giữa Satsu và tôi, ông ta nắm khuỷu tay chúng tôi dẫn lên tàu. Tôi nghe ông Tanaka nói cái gì đấy, nhưng tôi quá hoang mang buồn chán nên tôi không rõ ông ta nói gì. Tôi chỉ nghe lóang thóang bên tai những câu như:
Mata yo! – Hẹn ngày tái ngộ!
Hay là Mattyo! – Khoan đã!
Hay là như Ma..deyo! – Xin chia tay!
Khi chúng tôi nhìn ra cửa sổ toa tàu, tôi thấy ông Tanaka đi đến xe ngựa của ông và bà Loay Hoay lau hai tay lên áo kimono của mình.
Một lát sau chị tôi nói:
- Em Chiyo!
Tôi úp mặt vào lòng bàn tay, thú thật là tôi quá đau khổ đến độ muốn nhảy qua cửa sổ tàu để chạy trốn nếu tôi nhảy được. Vì chị tôi gọi tên tôi như thế, nên tôi biết chị đã quá ngao ngán trong lòng.
- Em có biết chúng ta đi đâu không? Chị hỏi.
Tôi nghĩ chị muốn nghe tôi trả lời biết hay không. Có lẽ đối với chị việc chúng tôi đến đâu không thành vấn đề - vì người ta đã thu xếp đưa chúng tôi đi. Nhưng dĩ nhiên chúng tôi không biết chúng tôi đi đâu. Tôi bèn hỏi cái ông loắt choắt, ông Bekku, nhưng ông ta không thèm đáp. Ông ta cứ nhìn vào chị Satsu như thể trước đó ông ta chưa bao giờ thấy người nào như chị. Cuối cùng ông ta nhăn mặt với vẻ ghê tởm rồi nói:
- Đồ cá! Hai đứa bay hôi tanh quá!
Ông ta lấy trong cái xách có dây rút ra một cái lược rồi cào mạnh lên tóc chị tôi. Tôi nghĩ chắc chị đau lắm. Nhưng tôi đoán khi nhìn cảnh vật trôi qua ngòai cửa sổ toa tàu có lẽ chị tôi còn đau đớn hơn nhiều. Bỗng miệng chị Satsu méo xệch như miệng một đứa bé, rồi chị òa khóc. Ngay cả khi chị ấy đánh tôi, nạt nộ tôi, tôi cũng không cảm thấy đau đớn bằng khi thấy mặt chị ấy run lên như thế. Tất cả đều do lỗi của tôi mà ra. Một bà già nhà quê có hàm răng nhô ra như răng chó, đem đến cho Satsu một củ cà rốt, sau đó hỏi chị đi đâu.
- Đi Kyoto – ông Bekku trả lời.
Khi nghĩ thế, tôi quá đỗi lo sợ, không dám nhìn thẳng vào mặt chị Satsu nữa. Ngay thị trấn Senzuru thôi cũng đã qúa là xa xôi đôi với tôi rồi. Còn Kyoto, tôi xem đấy như là ngọai quốc, như Hồng Kông, thậm chí như New York, nơi có lần tôi nghe ông bác sĩ Miura nói đến. Theo chỗ tôi biết thì Kyoto người ta nuôi trẻ con đế cho chó ăn thịt.
Chúng tôi ngồi yên trên tàu nhiều giờ liền không ăn uống gì hết. Tôi thấy ông Bekku lấy trong túi xách ra một gói lá sen, ông ta mở ngọn lá, trong lá là một vắt cơm lấm tấm muối mè. Tôi nhìn ông ta, nhưng mấy ngón tay xương xẩu của ông ta đút vắt cơm vào miệng, không buồn nhìn đến tôi. Tôi cảm thấy chưa bao giờ ngán ngẩm hơn lúc ấy. Cuối cùng chúng tôi xuống tàu tại một thị trấn lớn, tôi nghĩ đấy là Kyoto. Nhưng một lát sau, một chiếc tàu khác chạy vào sân ga, và chúng tôi lại lên tàu. Chếic tàu này mới đưa chúng tôi đến Kyoto. Chiếc tàu này đông đúc hơn chiếc tàu trước nhiều, cho nên chúng tôi phải đứng. Khi tàu đến nơi, trời gần tối, tôi cảm thấy người đau nhừ như tảng đá bị nước suối dội xuống suốt ngày.
Khi tàu đến gần ga Kyoto, tôi chỉ thấy thành phố một tí thôi. Nhưng tôi ngạc nhiên nhìn những mái nhà chạy dài đến tận chân các ngọn đồi xa xa. Tôi không ngờ thành phố to lớn đến như thế. Ngay đến bây giờ, mỗi lần ngồi trên tàu nhìn ra cảnh đường phố và nhà cửa, là tôi lại nhớ đến nỗi trống rỗng và lo sợ đến run người của tôi vào ngày đâu tiên tôi rời khỏi quê nhà ấy.
Ngược lại vào khỏang năm 1930, vẫn còn một số lớn xe kéo họat động ở Kyoto. Thật vậy, khi ấy có nhiều chiếc xe kéo đậu sắp hàng trước mặt ga, tôi nghĩ nếu mọi người không dùng xe kéo thì chắc không đi đâu được – ý nghĩ này thực ra cũng không phải là quá đáng. Có lẽ có khỏang 15 đến 20 chiếc đang gác càng xe trên mặt đất, còn các phu xe thì ngồi chò hỏ bên cạnh xe họ, người hút thuốc, kẻ ăn cơm; hai phu xe nằm cuộn người ngủ ngay trên mặt đất dơ dáy.
Ông Bekku lại nắm hai cùi tay chị em tôi dẫn đi như thể chúng tôi là hai xô nước ông ta mang từ giếng vào. Có lẽ ông ta sợ nếu thả chúng tôi ra là chúng tôi chạy trốn mất. nhưng làm sao chúng tôi chạy được. Bất cứ ông ta dẫn chúng tôi đi đâu, chúng tôi cũng phải lẽo đẽo đi theo, vì đường xá và nhà cửa ở đây mênh mông bát ngát, quá xa lạ với chúng tôi.
Chúng tôi leo lên một chiếc xe kéo, ông Bekku ngồi chễm chệ ở giữa, hai chúng tôi ở hai bên. Tôi thấy ông ta ốm nhom trong chiếc kimono. Khi người phu xe nâng hai càng xe lên, chúng tôi ngã ngửa ra phía sau và ông Bekku nói:
- Chạy đến Tominago-cho, ở khu Gion.
Nghười kéo xe không nói gì hết, chỉ việc ra sức kéo mạnh chiếc xe rồi bắt đầu chạy đi. Sau khi đi được một hai khu phố, tôi thu hết can đảm hỏi ông Bekku:
- Xin ông vui lòng cho chúng tôi biết chúng tôi đi đâu được không?
Có vẻ như ông ta không muốn trả lời, nhưng một lát sau ông ta đáp:
- Đi đến nhà mới của tụi bây.
Nghe thế, mắt tôi đẫm lệ. Tôi nghe chị Satsu ngồi bên kia bật khóc, và tôi cũng sắp sửa khóc thì bỗng ông Bekku đánh chị, chị thở hồng hộc. Tôi liền cắn môi để cho khói khóc thêm, tôi cắn môi mạnh đến độ tôi nghĩ nước mắt chảy ra chắc sẽ dừng lại ở hai má
Chẳng bao lâu sau, chúng tôi rẽ vào một đại lộ có vẻ rộng như cả làng tôi ở Yoroido. Tôi không thấy được phía bên kia đường, vi đường phố ta6’p nập, nào người, nào xe đạp, xe hơi và xe tải. Chưa bao giờ tôi thấy xe hơi. Có thấy chăng là thấy trên ảnh, nhưng tôi nhớ khi ấy tôi hết sức kinh ngạc…là vì cái cách mọi người nhìn chúng tôi làm cho tôi quá đỗi lo sợ, vì họ có vẻ “độc ác”, như thể họ sinh ra là để hành hạ người khác hơn là để giúp đỡ. Tôi cảm thấy đau đớn tận tâm can. Xe tải chạy rầm rầm qua gần sát bên chúng tôi, tôi ngửi được cả mùi cao su của vỏ xe tóat ra. Tôi nghe tiếng kin kít đinh tai nhức óc, tôi quay qua nhìn , hóa ra đấy là chiếc tàu điện chạy trên đường ray ngay giữa đại lộ.
Khi màn đêm buông xuống quanh tôi, tôi mới thấy khiếp sợ, nhưng chưa bao giờ trong đời tôi cảm thấy kinh ngạc như bấy giờ, khi tôi nhìn thấy đèn sáng khắp đường phố. Chưa bao giờ tôi thấy đèn điện ngọai trừ lần ăn cơm ở nhà ông Tanaka. Ở đây, đèn sáng khắp nơii, các cửa sổ trên lầu cũng như phía dưới các tòa cao ốc sáng choang, người đi trên các vỉa hè cũng có đèn chiếu sáng. Tôi có thể thấy rõ mọi vật từ xa trên đại lộ. Chúng tôi rẽ vào con đường khác, và lân đầu tiên tôi thấy Nhà hát Minamiza nằm phía bên kia một chiếc cầu ở trước mặt chúng tôi. Mái nhà nằm nghiêng đồ sộ, tôi thấy như một tòa lâu đài.
Cuối cùng chiếc xe kéo rẽ vào một con đường nhỏ hai bên tòan nhà gỗ. Nhà cửa ở đây nằm san sát vào nhau trông như thể chúng có cùng một mặt tiền – điều này một lần nữa làm cho tôi có cảm giác đã bị lạc đường. Tôi thấy những phụ nữ mặt kimono hấp tấp đi trên con đường nhỏ. Tôi thấy họ rất lịch sự, nhưng về sau này tôi biết họ hầu hết đều là tôi tớ trong nhà.
Khi xe chúng tôi dừng lại trước một ngôi nhà, ông Bekku ra lệnh cho tôi xuống xe. Ông ta bước xuống sau tôi, và rồi tuồng như cảnh đau đớn trong ngày chưa đủ, sự tệ hại nhất còn xảy ra tiếp cho chúng tôi nữa. Vì khi chị Satsu định xuống xe, thì ông Bekku quay lại, đưa tay đẩy chị lui vào trong xe. Ông ta nói với chị:
- Mày ngồi lại đấy. Mày đi đến chỗ khác.
Tôi nhìn Satsu và Satsu nhìn tôi. Có lẽ đây là lần đầu tiên chúng tôi hiểu tâm trạng của nhau hơn bao giờ hết. Nhưng việc này chỉ diễn ra một lát, vì sau đó mắt tôi nhòa lệ đến nỗi tôi không thấy gì hết. Tôi cảm thấy mình bị ông Bekku lôi đi, tôi nghe giọng nói của đàn bà nói cười với nhau rất huyên náo. Tôi bị ông Bekku kéo manh như muốn té xuống đường thì bỗng tôi thấy chị Satsu há hốc mồm nhìn cảnh tượng hiện ra ở phia sau tôi trên lối vào.
Tôi đang ở trên một lối đi nhỏ hẹp vào nhà, một bên có cái giếng nước trông có vẻ đã lâu đời và bên kia có vài cái cây. Ông Bekku lôi tôi vào nhà, và bây giờ ông ta phải kéo xệch tôi đi. Trên bậc thềm nhà, một phụ nữ rất đẹp đang đứng ở đấy, cô ta vừa xỏ chân vào đôi giày sơn mài, trên người mặc một chiếc áo kimono thật đẹp chưa bao giờ tôi được thấy. Chiếc kimono của nàng geisha có bộ răng hô ở thị trấn Senzuru của ông Tanaka đã làm cho tôi lác mắt rồi, nhưng cái áo này lại còn đẹp hơn rất nhiều. Cái áo này có màu xanh nước biển với những đường màu trắng ngà uốn lượn như dòng nước trong một con suối. Trong dòng nước, có một con cá hồi màu bạc óng ánh, và trên mặt nước, hễ nơi nào có những chiếc lá xanh lục mềm mại từ một thân cây chạm đến, là ở đấy được viền màu vàng. Tôi nghĩ chiếc áo được may bằng lụa rất mịn và chiếc khăn quàng quanh bụng cũng thế, khăn được thêu màu lục nhạt và vàng. Và không phải cái áo là vật duy nhất trên người cô ta đặc biệt đáng chú ý, mà mặt cô ta được trát phấn trắng tóat, như làn mâykhi được ánh mặt trời chiếu vào. Mái tóc được chải thành từng lọn theo kiểu tân thời, đen lấp lánh như những khối sơn mài, và được trang hòang bằng những thứ trang sức chạm trổ từ hổ phách, với một thanh ngang có đính nhiều chuỗi bằng bạc nhỏ li ti, mỗi khi cô ta di chuyển, những chuỗi bạc này đung đưa lấp lánh.
Đây là lần gặp mặt Hatsumono đầu tiên của tôi. Lúc ấy, cô ta là na1ng geisha nổi tiếng nhất ở vùng Gion này; nhưng dĩ nhiên khi ấy tôi không biết tí gì về cô ta hết. Cô ta nhỏ nhắn, kiểu tóc cô ta bới cao, nhưng cô ta đứng cũng không quá vai ông Bekku. Tôi quá kinh ngạc khi thấy cô ta, đến nỗi tôi quên hết cả phép lịch sự - mặc dù tôi chưa thấu hiểu thế nào là phép lịch sự - nên tôi cứ nhìn đăm đăm vào mặt cô ta. Cô ta mỉm cười nhìn tôi nhưng thái độ không được thân ái. Rồi bỗng cô ta nói:
- Ông Bekku, ông dẹp đồ rác rưởi đi được không? Tôi muốn đi ra đường đây.
Trên cửa ngõ không có rác rưởi gì hết; cô ta muốn ám chỉ tôi. Ông Bekku trả lời ông ta nghĩ cô Hatsumono có đủ chỗ để đi ra.
- Ông mới quan tâm đến việc đên gần bên nó – Hatsumono nói – Còn tôi, khi tôi thấy đồ rác rưởi bên này đường là tôi đi qua bên kia đường.
Bỗng một bà già hiện ra sau lưng cô ta trên ngưỡng cửa, người bà ta cao và thẳng đuột như cây tre, bà ta nói:
- Này cô Hatsumono, không biết có ai chịu đựng nổi với cô không.
Nhưng nói thì nói, bà ta vẫn ra dấu cho ông Bekku lôi tôi ra lại ngòai đường, và ông ta làm theo lời bà. Sau đó, bà ta bước xuống cửa ngỏ, bước đi rất ngượng ngập – vì một bên mông bà ta nhô ra khiến cho bà đi đưng khó khăn – rồi bà đến cái tủ nhỏ gắn trên vách. Bà ta lấy trong tủ ra vật gì đấy mà tôi nghĩ là một viên đá lửa và một viên đá có hình chữ nhật giống như cục đá mài của ngư dân, rồi bà ta đến sau lưng Hatsumono, đánh viên đá lửa vào cục đá, làm tóe ra một đốm lửa văng vào lưng của cô ta. Khi ấy tôi không hiểu bà ta làm như thế để làm gì, nhưng sau đó tôi mới biết giới geisha còn mê tín dị đoan hơn cả ngư dân nữa. Một nàng geisha mỗi khi đi ra ngòai vào buổi tối, là phải có ai đấy đánh đá lửa vào lưng họ để cầu may.
Sau đó, Hatsumono bước đi, những bước ngắn như thể nàng lướt theo tà áo kimono nhẹ rung. Lúc ấy tôi chưa biết cô ta là geisha, vì trông cô sáng giá hơn cái cô geisha ở Senzuru mà tôi đã thấy trước đây mấy tuần. Tôi cứ nghĩ cô ta là diễn viên sân khấu. Tất cả chúng tôi đều nhìn cô ta lướt đi một lát, rồi ông Bekku giao tôi cho bà già ở nơi cửa ngỏ. Ông ta quay lại chiếc xe kéo với chị tôi, và người phu xe nhấc càng lên. Tôi liền ngồi gục xuống trên nền cửa ngỏ mà khóc nức nở, nên không thấy họ ra đi lúc nào.
Hẳn là bà gìa thương hại tôi, vì tôi ngồi khóc nức nở đau khổ ở đấy một hồi lâu mà không ai đụng đến tôi.
Thậm chí tôi còn nghe bà biểu một chị giúp việc trong nhà im lặng khi chị đến để nói gì đó với bà ta. Cuối cùng bà ta đỡ tôi đứng dậy, lấy khăn trong cánh tay áo kimono màu xám giản dị, lau mặt cho tôi.
- Thôi thôi cháu ơi, đừng lo sợ làm gì, không ai ăn thịt cháu đâu mà sợ.
Bà ta nói với một giọng kỳ lạ giống như giọng của ông Bekku và Hatsumono. Giọng nghe rất khác với giọng tôi nghe người trong làng tôi nói, cho nên tôi phải cố gắnh lắm mới hiểu được. nhưng dù sao lời lẽ của bà nghe cũng thân ái nhất so với những người đã nói với tôi ngày hôm ấy, cho nên tôi nghĩ là phải làm theo lời khuyên của bà ta. Bà biểu tôi gọi bà bằng dì. Rồi bà nhìn vào mặt tôi đăm đăm và nói bằng một giọng khàn khàn:
- Trời đất! Cặp mắt mớii tuyệt làm sao! Cháu có biết cháu đẹp không? Thế nào Mẹ cũng khoái à xem!
Tôi liền nghĩ chắc là mẹ của bà ta, và chắc bà ấy phải già lắm, vì bà Dì tóc đã bạc nhiều, chỉ thưa thớt một ít còn đen, mái tóc buộc cứng ra phía sau gáy.