Năm Đức Khiêm mười tuổi, lần đầu cậu gặp một cô bé có ánh mắt sáng như sao trời, cậu ấn tượng lắm. Nghe nói đó là con gái thứ ba của bá hộ Bùi, tên là Vân Nguyệt.
Cô bé nhút nhát đôi khi dùng ánh mắt to tròn nhìn cậu chăm chú, đôi khi lại ngây thơ hỏi cậu về những câu ngờ nghệch, cậu cũng chẳng nề hà mà vui vẻ trả lời.
Cậu vẫn vui vẻ cho đến năm lên mười một, cô bé sáu tuổi.
Nghe nói cô bé bị bệnh, tỉnh lại liền không nhớ được ai, kể cả cậu.
Lần đầu gặp lại sau trận bệnh đó, thấy ánh mắt xa lạ của cô bé nhìn mình, lòng cậu chùng xuống hẳn...
Có lần chị gái của cô bé còn nói với cậu rằng cô bé chê cậu nghèo, chê cậu chẳng có tiền đồ.
Từ đó cậu càng tự ti về phận mình, phận cậu hèn mọn chẳng dám đến gần cô ba kim chi ngọc diệp nữa.
Ngày ngày cậu vùi đầu vào đọc sách luyện chữ chỉ mong tương lai có thể cầu chức Quan để có danh phận với nàng.
Đôi lần bắt gặp ánh mắt của cô bé nhìn mình, cậu bối rối rồi quay sang hướng khác.
Kể từ đó cả hai chẳng còn gọi nhau là "bé Trăng" hay "anh Sáng" nữa, dường như cái tên ấy chỉ là một giấc mộng Nam Kha thoáng qua.
Năm mười chín tuổi cậu quyết định cắp sách lên Kinh, qua ba năm khảo đảo chốn Kinh Kỳ cuối cùng cậu cũng cầu được chức Quan tri huyện.
Tâm nguyện đỗ đạt nay đã thành hiện thực, cậu ôm một nổi tương tư về quê hương chỉ để ngỏ lời rước nàng.
Nhưng niềm vui ngắn ngủi, ngày ấy nghe thằng hầu báo lại nàng đã yếu ớt bệnh nặng quấn thân.
Nàng từ hôn.
Tin đến như sét đánh, cậu sững sờ đứng trân.
Cậu vì nàng cầu Quan tiến chức, nay có chức nhưng nàng cũng chẳng cần.
Nàng muốn bỏ rơi cậu sao ?
Sau đó Quan tri huyện đến phủ bá hộ Bùi, ngày ấy cậu run rẩy cố nén đau thương khi nghe đứa hầu chạy ra báo tin cô nàng sắp không được...
Lần đầu được ôm lấy cô nàng, và cũng là lần cuối...
Nhìn người mình thương lạnh dần đi, cảm giác đau đớn xé nát tâm can, trái tim hẵng đi một nhịp, nó cũng chết theo nàng.
Cậu quỳ ba ngày nhất quyết muốn cưới bài vị của nàng, nhưng ông bà Bùi không ưng, sau đó có một vài chuyện làm ăn cần tiền lớn, cậu nhân cơ hội trao vàng, trao bạc, trao đất, trao ruộng, chỉ xin được cưới bài vị và chôn cất nàng, kết quả ông bà ta đồng ý.
Bán xác con gái lấy tiền, hỡi ơi thói đời có ai như thế ?
Cô nàng mười bảy tuổi xuân xanh đáng lý ra phải cười đùa vui vẻ nhưng giờ đây nàng lại lạnh ngắt nằm im trong quan tài, ngày đó chính tay cậu chôn nàng.
Đức Khiêm trước giờ không vào tin nhân quả luân hồi nay lại vì nàng mà nguyện tin rằng nếu cậu chôn nàng thì kiếp sau nàng sẽ là vợ cậu.
*Trong Phật Pháp có một câu nói là :"Người vợ/chồng của bạn kiếp này chính là người đã chôn bạn ở kiếp trước."
Kể từ đó mỗi ngày cậu điều ra mộ thăm cô nàng, kể nàng nghe chuyện hàng ngày của mình, kể rằng cậu nhớ nàng biết bao...
Có một ngày cậu lên chùa cầu siêu cho nàng nhưng vị thiền sư lại nói nàng chưa siêu thoát được.
Ôm theo nổi bâng khuâng cậu về đến phủ, đêm đó nổi nhớ dâng trào cậu đi uống rượu, lát sau lại khóc nấc lên cầu xin nàng về gặp mình một lần thôi cũng được.
Về chuyện Bùi Hanh và bà Mai lấy tiền gả con đã khiến cho cậu ôm nổi nghi ngờ, nay lên chùa sư thầy cũng nói nàng không siêu thoát được, nổi nghi ngờ càng lớn, cậu liền bắt đầu điều tra tuổi thơ của cô nàng.
Mãi đến một ngày cậu tìm được bà vú năm xưa đã từng chăm sóc cô nàng, cậu dùng biện pháp mạnh ép bà ta nói ra từng chuyện từng chuyện năm xưa.
Mỗi một lời nói của bà ta như hàng ngàn hàng vạn vết dao đâm thẳng vào tim cậu, nổi đau bị khoét sâu đến đẫm máu...
Tuổi thơ của người con gái cậu thương sao mà khổ quá...trong tuổi thơ đó còn vì cậu mà hàng ngày làm thú mua vui cho chị gái để được đi học chữ cùng cậu.
Suốt buổi tối hôm đó cậu ôm tấm bia mộ lạnh lẽo vô tri vô giác khóc đến không thở nổi, vừa khóc cậu còn vừa thì thào xin lỗi.
Kể từ đó cậu lên kế hoạch trả thù cho người con gái đó, cậu sẽ trả lại gấp trăm lần những gì bọn họ đã làm với cô bé của cậu.
Cậu được người quen giới thiệu một vị thầy pháp cao tay, ngày hôm đó cậu đến nhà thầy.
Nghe thầy nói rằng cô luôn đi theo cậu, cậu mừng rơn cả người. Nhưng nếu cứ đi theo như vậy thì sẽ dễ dàng bị hồn siêu phách tán mãi không siêu thoát được, còn một điều quan trọng hơn nữa đó là hồn cô đã bị người ta yểm nên không siêu thoát được.
Để phá bỏ thuật yểm và bảo toàn hồn phách cho cô, cậu đã phải trả cái giá đắt là đánh đổi sáu mươi năm cuộc đời, chỉ để cô có thể an toàn ở bên cậu ba năm nữa.
Ba năm vì bảo toàn hồn cô, cậu đổi đi sáu mươi năm tuổi thọ của mình.
Cái giá phải trả cho sự bảo bộc quá đắt, nó đắt đến mức rút hết tuổi thọ con người. Nhưng đối với Đức Khiêm ba năm là đã đủ để cậu trả thù và đi gặp người trong lòng.
Ba năm này cậu sẽ cho cô thấy tất cả những ai hại cô điều có kết cục thảm hại như thế nào.
Sau ba năm trả thù rửa hận cho cô, cậu nhất định sẽ xuống đó cùng cô đoàn tụ.
Cậu sống là vì nàng, nguyện chết cũng vì nàng.
Bùi gia sau ba năm kể từ khi cô ba Vân Nguyệt chết thì cũng tan nhà nát cửa.
Cô hai Vân Nguyên đã theo chồng không biết vì sao lại điên điên dại dại suốt ngày đòi làm ngựa, còn điên khùng bò khắp sân, máu be bê bết cũng chẳng chịu ngừng.
Bá hộ Bùi Hanh bệnh nặng liệt giường không lâu thì chết.
Bà Mai cũng dở điên dở dại rồi thắt cổ tự tử.
Phủ bá hộ chìm trong biển lửa...
Hôm nọ Đức Khiêm vô tình lên chùa gặp được một người phụ nữ có gương mặt giống cô bé của cậu đến tám phần.
Cậu ngạc nhiên kinh khủng khiếp, người phụ nữ trung niên tuy đã có tuổi nhưng không thể giấu đi nét đẹp thời xuân xanh của bà.
Sau đó Đức Khiêm âm thầm điều tra, kết quả nhận được đó là mẹ ruột của Vân Nguyệt, cái người mà lý ra đã bị hại chết khi Vân Nguyệt mới chào đời.
Đức Khiêm cố tình tiết lộ chuyện Bùi gia cho vị ni cô đó nghe, nhưng bà lại rất hờ hững, đến cả một câu hỏi thăm con gái ruột cũng chẳng có. Đây là do bà đã buông bỏ hồng trần hay là vốn chẳng thương yêu đứa nhỏ của mình đứt ruột đẻ ra ?
Đức Khiêm không dám nghĩ nữa, cậu sợ câu trả lời sẽ là vế sau...Nếu vậy thì cô bé của cậu sẽ đau lòng lắm !
Ba năm thấm thoát trôi qua.
Năm đầu tiên sau khi Vân Nguyệt mất, Đức Khiêm điều tra về cái chết của cô và lên kế hoạch trả thù.
Năm thứ hai sau khi Vân Nguyệt mất, Đức Khiêm đánh đổi sáu mươi năm cuộc đời chỉ để bảo toàn hồn phách của cô ba năm.
Năm thứ ba sau khi Vân Nguyệt mất, Đức Khiêm trả thù cho cô thành công, sau đó liền tự tử vào ngày giỗ cô.
Không chết cùng năm, nhưng nguyện chết cùng ngày cùng tháng.
Cuộc đời Đức Khiêm có ba lần quỳ :
Lần thứ nhất là quỳ trước Vua, cầu chức Quan vì muốn có địa vị xứng tầm với nàng.
Lần thứ hai là quỳ trước Đức Phật, cầu xin cho có kiếp sau để được gặp lại nàng.
Lần thứ ba là quỳ trước mộ Vân Nguyệt, cầu nàng nếu có kiếp sau xin hãy để cậu che chở.
Nam nhân đầu đội trời chân đạp đất, cả ba lần điều vì nàng mà quỳ gối.
"Vợ mười bảy chồng hai lăm
Trăm năm nằm trong huyệt mộ
Phật độ cho kiếp luân hồi
Bồi hồi một kiếp đảo xoay."
**Bồi hồi, đảo xoay ở đây mình muốn nói là hồi tưởng (nhớ kiếp trước) và đảo xoay là quay lại (sống lại) ấy.*