Đức Phật Và Nàng

Chương 17



Ngàyhôm sau, đoàn thương nhân Ba Tư lên đường đi Trường An, tôi không phải người BaTư, cũng không phải tín đồ Hỏa giáo, tôi không thể ăn nhờ ở đậu ở đây mãi được.Vậy nên dự định của tôi là đi dạo phố, nhân tiện tìm nhà trọ.

Trênphố vẫn đông nghịt người, họ lại đổ xô về cổng thành phía tây, dường như tôinghe thấy họ nhắc đến tên Kumarajiva. Tôi chặn đường một người đàn ông đứngtuổi để hỏi thăm, người đó bảo rằng, hôm nay ở quảng trường lớn có buổi giảngkinh của Pháp sư nức tiếng gần xa Kumarajiva, đây là dịp hiếm có, phải mau đếnđó giành lấy chỗ ngồi.

Nhữnglời tiếp theo không biết tôi có nghe lọt tai chữ nào không, chỉ biết rằng tôigật đầu đáp lại trong vô thức và đôi chân cứ thế trôi đi theo hướng người đóchỉ.

Tôi lạiđến quảng trường lớn “năm năm một lần đại hội”. Hai pho tượng Phật cao bốn đếnnăm mét được đưa đi diễu hành ngày hôm qua chắc hẳn đang tọa lạc trong một ngôichùa hoặc ngôi đền nào đó.

Tiếngnói cười ồn ào, náo nhiệt, mọi người ngồi luôn xuống đất. Trên bục cao có mộtngai sư tử bằng vàng lóng lánh, lót đệm nhung thêu kim tuyến, dưới ánh nắngchói chang, những sợi kim tuyến lấp lánh chói mắt. Tôi đến muộn, nên phải ngồimãi phía sau. Tôi để ý thấy trong đám đông, nữ giới nhiều hơn nam giới, cô nàocô nấy má đỏ hây hây, đang cố sức rướn mình thật cao, dõi mắt tìm kiếm trênkhán đài. Ồ, thì ra, chàng đẹp trai đi đến đâu cũng thu hút sự chú ý, kể cả khianh ta là một hòa thượng. Nếu hôm nay không phải Rajiva, mà là một lão hòathượng hom hem, liệu có thu hút được đông khán thính giả nữ như thế này không?Chợt nhớ có lần đã từng thảo luận với Rajiva về câu nói của Khổng Tử: “Ngô vịkiến hiếu đức như háo sắc giả dã”, bất giác mỉm cười. Khổng tiên sinh quả nhiênkhông gạt ta!

Đámđông xao động, các thiếu nữ đua nhau vươn cổ ngó nghiêng. Tôi cũng hồi hộp dõimắt về phía bục cao. Có người bước lên! Nhưng không phải Rajiva, mà là đức vuaBạch Thuần cùng đám quý tộc, họ xếp thành một vòng tròn. Sau đó, Rajiva xuấthiện! Vẫn khoác trên mình chiếc áo cà sa dát kim tuyến, thần thái an nhiên, tựtại, từng bước tiến về phía ngai sư tử đặt ở chính giữa. Bạch Thuần quỳ trướcngai sư tử, hai tay đưa lên làm thành tư thế đỡ. Rajiva khẽ chạm một chân lênbàn tay Bạch Thuần, chân còn lại đặt lên vai đức vua, làm đà rướn mình bước lênvà ngồi vào ngai sư tử. Đám đông sững sờ! Có lẽ không chỉ tôi, mà ngay cả ngườidân Khâu Từ cũng chưa bao giờ được chứng kiến một nghi lễ trang trọng đến thế.Trong truyện kể về Rajiva có đoạn viết: “Vua Khâu Từ sai người đúc ngai sư tửvàng, lót đệm nhung của Đại Tần lên trên. Chiếc ngai nguy nga đó dành choRajiva ngồi khi giảng kinh”. Hôm nay được tận mắt chứng kiến, mới biết sử sáchghi chép không sai chút nào.

Sau khiRajiva yên vị, Bạch Thuần cùng đám quý tộc khoanh chân ngồi lên tấm thảm trảiphía dưới ngai sư tử. Rajiva cất tiếng, cậu sử dụng ngôn ngữ Tochari. Có lẽ vìđây là buổi giảng kinh cho dân thường và mức độ phổ cập của tiếng Phạn thìkhông cao. Giọng nói của Rajiva không còn âm điệu hồn nhiên của tuổi mười ba,thay vào đó là vẻ chững chạc của tuổi trưởng thành. Đó là chất giọng trầm ấm,truyền cảm, khoan thai, rất cuốn hút, có thể chạm đến từng sợi dây thần kinhcủa người nghe và khiến chúng được thư thái hoàn toàn. Lời mở đầu ngắn gọn,khúc chiết, ngay lập tức chiếm được cảm tình của khán thính giả. Kỹ năng diễnthuyết của Rajiva đã tiến bộ vượt bậc, chắc rằng những năm qua, cậu đã tham giarất nhiều buổi giảng kinh như thế này.

Sau đó,Rajiva bắt đầu thuyết pháp. Đó là sự tích Phật tổ lưu trú tại vườn Kỳ Viên,nước Xá Vệ (Savatthi, một vương quốc cổ đại ở miền Trung Ấn Độ). Khu vườn dothái tử Kỳ Đà (Jeta) và nhà từ thiện Tu Đạt Đa (Sudatta, biệt hiệu Cấp Cô Độc)quyên tặng làm tịnh xá cho Phật tổ và một nghìn hai trăm năm mươi vị Đại Tỷkhâu (Bhiksu). Một ngày nọ, như thường lệ, vào giờ trưa, Đức Phật khoác áo càsa, tay cầm bát sành, vào thành Xá Vệ khất thực. Ngài đến từng nhà xin bố thí,không phân biệt giàu nghèo. Sau đó quay về vườn Kỳ Viên, Ngài ăn uống, rồi thudọn đồ đạc, rửa chân và ngồi tọa thiền. Lúc này, trưởng lão Tu Bồ Đề (Subhuti,pháp hiệu “Giải không đệ nhất”, là một trong mười đại đệ tử của Phật tổ) mớiđứng lên, vai trần bên phải, chân phải quỳ dưới đất, hai tay chắp lại, bắt đầuthỉnh giáo Phật tổ về Phật pháp.

Sau đó,tôi thấy ù tai, chóng mặt. Phần đầu là truyện kể nên tôi có thể nghe hiểu khôngkhó khăn gì dựa vào vốn từ vựng Tochari sẵn có trước đó, kết hợp với những kiếnthức về Phật học và tài liệu liên quan đến Rajiva mà tôi đã kịp trau dồi saukhi trở về thế kỷ XXI. Nhưng tiếp theo lại là những giáo lý Phật giáo uyênthâm. Mặc dù Rajiva thuyết giảng với tốc độ vừa phải, từng câu từng chữ rõràng, khúc chiết, nhưng phần lớn vẫn là những từ ngữ mà tôi chưa được học, nêntôi nghe không hiểu mô tê gì. Cảm giác lúc này hệt như khi tham dự buổi giảngkinh đầu tiên của Rajiva ở Wensu, ký ức sống động như vừa diễn ra hôm qua. Thựcra, mọi thứ liên quan đến Rajiva đều rất sống động, mới mẻ vì với tôi, đó lànhững hình ảnh của chưa đầy một năm về trước.

Rajivakhoát tay, một chuỗi tràng hạt lộ ra trên cánh tay trái. Có phải tôi nhìn nhầmkhông? Vì sao trực giác cho tôi hay, đó chính là món quà tết tôi đã tặng cậu tatrước lúc rời khỏi Khâu Từ? Tôi chăm chú quan sát người ngồi trên chiếc ngai sưtử ấy, tuy ở khoảng cách khá xa, nhưng vẫn thấy rõ nét an nhiên, tự tại đặctrưng trên gương mặt. Bất giác, buông tiếng thở dài.

Rajiva,mấy ngày qua, tôi cứ mê man chạy đuổi theo cậu, nhưng không có cách nào lại gầncậu được. Lẽ nào tôi cũng chỉ có thể giống như những cô gái với đôi mắt manghình trái tim kia, ngắm nhìn cậu từ phía xa? Cậu cứ thuyết giảng đi, lần nàytôi hứa không trốn về nữa, nhưng liệu cậu có nhìn thấy tôi không?

Buổithuyết pháp kéo dài mấy giờ đồng hồ và Rajiva không cầm bất cứ tài liệu gì trêntay, thậm chí, trong suốt thời gian giảng kinh, cậu ấy còn chẳng hắng giọng lấymột tiếng. Hồi ở Wensu, cậu ấy thuyết giảng liên tục bảy bảy bốn mươi chínngày, tuy tôi chỉ ngồi nghe nửa ngày, nhưng có thể khẳng định chắc chắn rằng,cậu ấy không bao giờ cần đến tài liệu. Vẫn biết Rajiva thông minh tuyệt đỉnh,chỉ cần đọc qua là nhớ, nhưng không thể không bày tỏ sự thán phục đối với cậuấy. Còn về phần mình, mặc dù rất đau khổ, nhưng xin thú thật là tôi chỉ hiểuđược khoảng hai mươi phần trăm nội dung bài giảng và đưa ra kết luận như thếnày: Rajiva vừa thuyết giảng về ý nghĩa của khái niệm “không” trong giáo lý ĐạiThừa và những kinh văn mà cậu ấy vừa đọc chính là một trong những tác phẩm dịchthuật nổi tiếng sau này của cậu ấy: “Kim cương bát nhã ba la mật kinh”, thườngđược gọi là “Kinh kim cương”.

Tuykhông thuộc trọn bộ “Kinh kim cương”, nhưng sau khi trở về thế kỷ XXI, tôi đãdành nhiều thời gian để tìm đọc cuốn kinh có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối vớiRajiva này. Toàn văn bản dịch “Kinh kim cương” của Rajiva không dài, chưa đếnnăm nghìn chữ, là cuốn kinh văn ghi lại nội dung những câu hỏi đáp giữa Phật tổvà đại đệ tử Tu Bồ Đề (Subhuti). Khái niệm “không” trong Phật giáo vốn rất khólý giải bằng ngôn từ, bởi vậy, trong cuốn “Kinh kim cương” có rất nhiều câu chữđậm màu sắc huyền hoặc, uyên thâm của đạo Phật, cố gắng luận giải những giáo lývốn dĩ không thể diễn đạt bằng lời. Bộ kinh thư này có tất cả sáu phiên bản, cảRajiva và Huyền Trang đều từng dịch sang tiếng Hán. Bản dịch của Rajiva đượcgiới Phật giáo gọi là bản cũ, bản dịch của Huyền Trang gọi là bản mới. Nhưngbản dịch tuân thủ gần như tuyệt đối nguyên văn tiếng Phạn của Huyền Trang rấtít người nhớ đến. Trong khi bản dịch nghiêng về phương pháp dịch thoát ý củaRajiva lại được lưu truyền rộng rãi suốt 1650 năm.

Trongbản dịch “Kinh kim cương” của Rajiva, tôi thích nhất đoạn này:

Nhấtthiết hữu vi pháp

Nhưmộng, huyễn, bào, ảnh

Như lộdiệc như điện

Ưng tácnhư thị quán

(Tấtcả các pháp hữu vi

Nhưbóng, bọt nước có gì khác đâu

Nhưsương, như điện lóe mau

Hãyxem như giấc chiêm bao mơ màng)[8]

Nhữngcâu kinh súc tích, chau chuốt, đậm chất thơ trích từ “Kinh kim cương” ấy đãtoát lên tư tưởng chủ đạo của Phật giáo Đại Thừa khi nhìn nhận cõi đời như mộtgiấc mơ, như một cơn gió thoảng, như giọt sương rơi trên chiếc lá, thường đượcgọi là bài kệ Lục Như. Đọc những bản dịch như thế này mới hiểu được vì sao tác phẩmdịch thuật của Rajiva lại có sức sống lâu bền với thời gian như vậy.

Rajivathuyết giảng triết lý “không” trước quần chúng, điều này chứng tỏ cậu ấy đãthay đổi tông phái từ Tiểu Thừa sang Đại Thừa, đang ra sức truyền bá giáo lýĐại Thừa, bất chấp sự phản kháng mạnh mẽ từ các thế lực Phật giáo Tiểu Thừa ởKhâu Từ. Vậy là, hơn mười năm dưới sự nỗ lực không ngừng của Rajiva, người dânKhâu Từ đã tin theo và sùng bái Phật giáo Đại Thừa. Nhưng, Rajiva đâu biếtrằng, sau khi cậu rời khỏi Khâu Từ và không bao giờ trở lại, tông phái Đại Thừamà cậu mất bao công sức và tâm sức gây dựng nên đã nhanh chóng suy yếu và Phậtgiáo Tiểu Thừa lại được dịp phát triển rầm rộ, cho đến khi Khâu Từ bị ngườiUghur đồng hóa và cưỡng chế theo tín ngưỡng Hồi giáo của họ. Phật giáo Đại Thừaở Khâu Từ chỉ tồn tại và hưng thịnh nhờ có Rajiva, điều đó, quả thực, chẳngkhác nào hoa phù dung kia sớm nở tối tàn!

Buổigiảng kinh đã kết thúc, nhưng tôi chưa vội ra về, mà rảo bước sang mạn tây bắccủa quảng trường lớn. Dòng sông nhỏ đóng băng ngày ấy giờ đây đang chảy xiết,một cây cầu bắc qua sông. Ngôi chùa “kỳ lạ” vẫn trầm mặc tọa lạc bên kia sông,mái chùa lấp lánh ánh vàng, xem ra, chùa đã được tu sửa ngày càng khang tranghơn. Nhớ lại khoảnh khắc run rẩy nhón bước trên mặt băng, tay nắm chặt bàn tayấm áp của Rajiva, bất giác mỉm cười. Đó là lần đầu tiên tôi bị hoa mắt vì“quáng tuyết” (cường độ ánh sáng mãnh liệt phản chiếu lên mặt băng tuyết, kíchthích và làm cho mắt bị đau, thậm chí bị mù). Tôi nhắm mắt lại, hồi tưởng vềnỗi sợ hãi khi đó.

-Rajiva, sao tôi không thấy cậu?

- Đừngsợ, cứ nhắm mắt lại, một lát nữa là không sao.

- Rajiva,tôi sẽ không bị mù chứ?

- Khôngđâu.

- Nếutôi bị mù thì phải làm sao?

- Khôngđâu.

- Cô đãtrở lại!

Hả? Câucuối cùng hình như không nằm trong kho trí nhớ của tôi thì phải? Tôi mở mắt,quay đầu lại. Định thần, rồi hai mắt cứ thế mở to ra, to nữa, thêm nữa, lớn đếnmức trong tầm mắt chỉ tồn tại duy nhất dáng vẻ thảnh thơi, an nhiên của cậu ấy…

Mườinăm không gặp, sao vẫn ngây ngô như vậy?

Phảirồi, cậu ta từng nói, nếu không có vẻ mặt ngây ngô ấy, tôi sẽ thông minh hơnrất nhiều. Trời ơi, những kỉ niệm mà tôi ngỡ vừa mới hôm qua, vậy mà đã là mườinăm thời gian đối với Rajiva. Sống mũi tôi bỗng cay cay.

- Saothế? Không nhận ra tôi à?

Cánhtay phải chìa ra, sắp chạm đến vai tôi, lại đột ngột vẽ một đường vòng ngượngngập, rồi thu về. Ánh mắt ban đầu nhìn tôi chăm chú, bỗng chớp chớp đôi ba lần,khẽ cúi đầu, hàng mi chùng lại. Nhưng cánh taylại đột ngột vươn ra nắm lấy tay phải của tôi:

- Sao thếnày?

Theoánh mắt của Rajiva tôi nhìn xuống lòng bàn tay mình. Cú ngã hôm qua, khiến lòngbàn tay và khuỷu tay tôi rách toác, nhưng tôi đã giấu kỹ trong tay áo, nên nhìnbên ngoài không thể phát hiện ra. Cho đến tận tối hôm qua, khi tôi vào nghỉ trọtrong giáo đường của người Ba Tư, mới xắn tay áo lên xử lý sơ qua vết thương.Lúc này, vết rách đang tím lại và sưng lên. Thời cổ đại không có thuốc chốngviêm, mắc bệnh uốn ván cũng có thể mất mạng như chơi. Nếu không chữa khỏi, tôichỉ còn cách trở về thế kỷ XXI…

Đangmải nghĩ, chợt cảm thấy mình bị lôi đi.

- Đi đâuvậy?

Bàn tayRajiva vẫn ấm áp và trơn ướt như xưa.

- Đi khámbệnh.

Rajivangước nhìn lên bục cao, mọi người đều đã ra về, chỉ còn lại vài hòa thượng đangquét dọn.

- Đức vuađã hồi cung, hãy vào cung cùng tôi.

- Cậu…

Tôingập ngừng:

- Cậukhông thắc mắc vì sao tôi không hề thay đổi ư?

Cậu takhông hỏi gì khiến tôi cảm thấy rất bứt rứt, nhưng nếu cậu ta hỏi đến, tôi phảigiải thích sao đây?

Saumười năm, Rajiva đã trở thành một chàng trai khôi ngô, tuấn tú, còn tôi, chẳngthay đổi gì cả. Vậy là cậu ta đã “bắt kịp” tôi, cũng hai mươi tư tuổi. Chàngthanh niên bằng tuổi tôi ấy đang nắm tay tôi kéo đi, cẩn trọng để không chạmvào vết thương của tôi. Nhưng Rajiva là hòa thượng và ở phía đó còn có nhữngngười khác…

Cảmthấy tôi đột nhiên dừng bước, Rajiva quay đầu, nhận ra tôi chú ý đến bàn taycậu ta đang nắm chặt tay mình. Rajiva vội thả tay ra, gương mặt lại đỏ lên rộnràng hệt như mười năm trước, mắt cụp xuống, khẽ nói:

- Pusysedabảo cô là tiên nữ…

Rồi lạingước lên nhìn tôi, vẫn là đôi mắt trong sáng và thuần khiết ấy.

- Dù thếnào, cô trở về là tốt rồi…

Tôinghe mà sống mũi cay cay, tôi ốm mất!

Chúngtôi không vào cung tìm ngự y nữa, tôi sợ chạm mặt người quen. Rajiva không xemtôi là quái nhân, nhưng biết đâu những người khác sẽ trói tôi lại rồi đưa lêngiàn thiêu thì sao, tốt hơn hết là phải thận trọng! Tôi không nói với Rajivanhững lo lắng của mình, nhưng thấy tôi do dự, cậu ta hiểu ngay.

Tôi đeochiếc ba lô Northface lên vai rồi trèo lên xe ngựa của Rajiva, cậu ấy bảo sẽđưa tôi đi tìm chỗ ở. Chiếc xe ngựa của Rajiva bên ngoài trông rất giản dịnhưng bên trong khá là thoải mái, có đệm êm, ngựa tốt. Là một hòa thượng,Rajiva không sở hữu tài sản cá nhân, nhưng cả đời cậu ấy đều không phải lochuyện cơm ăn áo mặc và lúc nào cũng có người hầu kẻ hạ. Khi còn ở Kabul, chưađầy mười tuổi mà Rajiva đã nhận được sự đãi ngộ đặc biệt: “Mỗi ngày hai đôingỗng khô, ba đấu gạo, ba đấu bột mì, sáu cân bơ. Nơi ở có năm vị tăng trẻ,mười chú tiểu lo công việc và một số đệ tử khác lo quét dọn. Có thể thấyKumarajiva đã được trọng vọng như thế nào”. Trong các bộ phim truyền hình màtôi xem, các chú tiểu vất vả lắm cũng chỉ phải cầm chổi quét qua quét lại, Rajiva,có lẽ cả đời cũng không phải động chân động tay vào mấy công việc lặt vặt này…

Xe ngựarung lắc khá mạnh cắt ngang những suy nghĩ miên man của tôi, quay lại và nhìnsang phía đối diện, khuôn mặt Rajiva không biết từ lúc nào đã lại đỏ lên nhưgấc chín

Tôihắng giọng, đưa mắt đến chuỗi hạt trên tay cậu ta, màu sắc không còn như trướcnữa, một số hạt đã có vết nứt.

- Cũ nhưvậy mà vẫn đeo sao?

Cậu tacúi xuống, thu tay vào trong áo:

- Vẫnđeo, chưa muốn thay.

Tôi lôitrong ba lô ra chuỗi hạt mã não.

- Đeo cáinày đi.

Rajivanhìn chuỗi hạt trong tay tôi, hơi ngạc nhiên. Chuỗi hạt đó rất đều và đẹp, sắcđỏ long lanh, trong suốt, chỉ nhìn cũng biết là món đồ quý giá. Một lúc sau,cậu ta mới đưa ta ra nhận lấy chuỗi hạt, nhưng không đeo vào tay, mà thận trọngđặt vào lòng mình.

Ánh mắtmơ màng ngước nhìn tôi. Tôi nghĩ, xe ngựa này xóc quá…