Đêm đó, Rajiva ở lạitrong chùa, không về nhà. Pusyseda đưa Hiểu Huyên tới trò chuyện để tôi đỡbuồn. Buổi chiều ngày hôm sau, cậu ta đến thông báo rằng, Rajiva cùng các nhàsư tụng kinh cầu khấn suốt một đêm, Lữ Soạn đã tỉnh lại, nhìn thấy Rajiva, hắntỏ ra rất sợ hãi. Lữ Quang mất hết thể diện, không muốn tiếp tục lưu lại thànhSubash, ra lệnh sáng sớm hôm sau sẽ khởi hành về thành Khâu Tử. Vợ chồngPusyseda cũng nhớ hai đứa trẻ, nên sẽ trở về cùng Bạch Chấn.
Hai vợ chồng họ ngồiđợi Rajiva cùng tôi. Ăn tối xong mới ra về. Trước khi đi, Pusyseda độngviên chúng tôi cứ yên lòng, sau chuyện này, Lữ Quang chắc chắn sẽ nhận ra rằng,dù hắn có dùng thủ đoạn gì đi chăng nữa cũng không thể quật ngã nổiRajiva. Tuy bạo ngược, nham hiểm, nhưng Lữ Quang là kẻ biết giữ lời, hắn đã camđoan trước mặt bao nhiêu người như vậy, chắc chắn sẽ không gây khó dễ cho chúngtôi nữa.
Tôi và Rajiva cùng thởphào nhẹ nhõm, cuối cùng cũng được yên ổn rồi! Phải đến tháng ba năm 385 sauCông nguyên, tức tháng ba năm sau, Lữ Quang mới rời khỏi Khâu Tử. Khi ấy, hắnsẽ đưa Rajiva đi cùng, nhưng chí ít, chúng tôi vẫn còn bốn tháng bình yên quýbáu. Tối đó, tôi đem chuyện nói với Rajiva, ôm tôi trong lòng, chàng trầm tưhồi lâu mới lên tiếng:
- Tới Trung nguyên vốnlà sứ mệnh của ta, ta sẽ không nề hà. Có điều, nàng bằng lòng đi cùng ta chứ?
- Em bằng lòng theochàng đến chân trời góc bể.
Tôi ngước nhìn đôi mắtthuần khiết đã khiến tôi mê đắm từ năm chàng mười ba tuổi, cất giọng chắc nịch:
- Em sẽ bảo vệ chàng,ủng hộ chàng, trợ giúp chàng hoàn thành sứ mệnh.
Nụ cười rạng rỡ khiếncả gương mặt điển trai của chàng bừng sáng. Nhưng như chợt nghĩ ra điềugì, chàng lập tức lấy lại vẻ nghiêm nghị, nhìn tôi:
- Ngải Tình, không nêncho ai khác ngoài ta biết thân thế thực sự của nàng, cũng đừng nói cho ai biếtvề tương lai của họ. Ngoài ra, nếu không phải là trường hợp bất đắc dĩ, chớ nênsử dụng năng lực đặc biệt của nàng trước mặt người khác.
Ánh mắt chàng hướng rangoài cửa sổ, tựa hồ đang trăn trở điều gì, nét muộn phiền, âu lo trùm lên hànglông mày dài nhíu lại.
- Chỉ e, khả năng dựbáo tương lai của nàng sẽ thu hút sự chú ý của những kẻ đầy dã tâm kia hơn cảviệc nàng là một tiên nữ…
Tôi giật mình, chàngnói giống hệt sếp của tôi. Nhưng sếp nói ra điều này vì không muốn tôi thay đổilịch sử, còn chàng là vì lo lắng cho sự an nguy của tôi. Trước đây, tôi khôngbận tâm về điều này, vì tôi luôn nghĩ tôi chỉ là khách qua đường, nếu có chuyệngì bất trắc, tôi sẽ lập tức trở về thời hiện đại. Nhưng, nếu muốn tồn tại trongthời đại chiến tranh loạn li này, chỉ một khoảnh khắc lỡ lời cũng có thể chuốcvạ vào thân. Huống hồ, giờ đây tôi không chỉ có một mình, tôi không thể đểchàng bị liên lụy.
Vòng tay lại, nghiêm cẩn hành lễ với chàng như một quân nhân, tôi trịnh trọng hứa hẹn:
- Xin chàng yên tâm,em sẽ hoàn thành tốt vai trò của một người vợ, việc mình mình làm, không màngchuyện thiên hạ, thận trọng trong mọi hành động cử chỉ lời nói, sống khépmình, tuyệt đối không để lộ thân thế.
Chàng phì cười, vẻtuấn tú nho nhã làm sáng bừng cả căn phòng. Đã lâu tôi không được thấy chàngcười thoải mái như vậy, trong phút chốc, lòng háo sắc dâng lên cuồn cuộn, tôicứ mải mê ngắm nghía chàng. Chàng đưa ngón tay cọ lên sóng mũi tôi, cườihỏi:
- Chỉ làm vợ thôi ư?Tôi ngạc nhiên, tròn xoe mắt nhìn chàng. Vẻ thẹn thùng quen thuộc lại xuất hiệntrên gương mặt chàng, chàng ôm tôi từ phía sau, ngả đầu vào vai tôi, bàn tayvới những ngón dài, gầy guộc nhẹ nhàng đặt lên vùng bụng dưới của tôi: - Lẽnào…
Chàng dừng lại, hơithở nằng nặng, giọng nói êm như ru lướt bên tai tôi:
- Nàng không muốn làmmẹ ư?
Tôi sững người. Làmmẹ? Sinh con? Em bé của tôi và chàng ư?
Tôi xoay người lại,đối diện với chàng, gương mặt rạng rỡ, an nhiên của chàng giờ đây đang chín đỏvì ngượng ngùng, nhưng ánh mắt nhìn tôi đăm đăm, khóe môi nở một nụ cười chờđợi:
- Chàng…
Tôi ngập ngừng hỏi:
- Muốn có em bé thậtư?
- Trước đây, ta chưabao giờ dám nghĩ đến việc sẽ có con.
Gương mặt chàng vẫn đỏnhư gấc chín, nhưng ánh mắt nhìn tôi kiên định:
- Sau khi chung sốngvới nàng, ta rất muốn có một đứa con. Nếu được, ta muốn một cô con gái, trônggiống hệt nàng. Ta nhất định sẽ yêu con hết lòng.
Sống mũi cay cay, tôinghẹn ngào:
- Chàng không sợ điềutiếng ư?
- Phá giới, kết hôn,lẽ nào ta chưa từng chịu điều tiếng, dị nghị? Nàng biết mà, ta không màng ngườiđời nay, người đời sau phán xét ta ra sao.
Vẻ mặt chàng bìnhthản, nhưng trong những khoảng lặng của suy tư, vẫn hiển hiện đôi nét phiềnmuộn:
- Ta chỉ mong có mộtđứa con, để ngày sau, nếu nàng phải ra đi, có con ở bên cạnh, ta…
- Em sẽ không đi đâucả!
Tôi đặt tay lên miệngchàng, bực bội:
- Chàng đừng quên chúngta đã buộc áo hẹn ước trăm năm rồi, chàng muốn bỏ em ư, đừng hòng!
Chàng đáp lại tôi bằngánh mắt thiêu đốt, khẽ hôn lên lòng bàn tay tôi đang đặt trên môi chàng. Như cómột luồng điện lan khắp cơ thể, toàn thân tôi khẽ rung động. Chàng nhấc bổngtôi lên, chàng bây giờ rất thích bế tôi lên giường. Chúng tôi quấn lấy nhau,mắt môi hòa quyện, ngọt ngào, mềm mại trong những giao kết của xúc cảm yêuđương, nhưng vào khoảnh khắc hồn phách tôi điên đảo khi lên tới đỉnh điểm,chàng bỗng nhiên rút lui. Chàng chưa bao giờ làm vậy, tôi hỏi trong hơi thở hổnhển:
- Chàng sao vậy?
Chàng nghỉ ngơi tronggiây lát, để kìm lại hơi thở gấp gáp, vén những sợi tóc ướt đẫm mồ hôi của tôisang bên, dịu dàng đáp:
- Chúng ta không thểcó con lúc này. Tháng ba sang năm chúng ta sẽ lên đường, nửa năm sau mới tớiđược Guzang (Cô Tạng). Đường đi gian nan, nếu nàng có thai, làm sao chịu đựngnổi.
Chàng đưa tay kéo tôivào lòng, hôn lên trán tôi:
- Chờ đến khi tớiGuzang, mọi thứ được sắp xếp ổn thỏa, gia đình mình khi ấy sẽ có thêm thànhviên mới.
Vùi đầu vào ngựcchàng, lắng nghe tiếng tim chàng thổn thức, tôi cười thẹn thùng, trong lòngchộn rộn những nỗi niềm lo âu. Chúng tôi chưa bao giờ sử dụng phương pháp tránhthai, lời chàng đã nhắc nhở tôi. Nửa năm lênh đênh trên đường với giao thônglạc hậu thời cổ đại, chắc chắn không thể êm ru, thoải mái như thời hiện đại.Nếu vậy, tôi không nên có bầu khi chưa đến Guzang. Nhưng điều khiến tôi lo lắnghơn cả, không phải chuyện này, mà là: liệu tôi có thể có thai không? Sau mấylần vượt thời gian, không biết tia phóng xạ có hủy hoại chức năng làm mẹ củatôi hay không? Và ngay cả nếu như tôi có thể có thai, tôi không biết mình cóthể sinh nở thuận lợi, mẹ tròn con vuông hay không? Tôi không ngại phương phápđỡ đẻ lạc hậu thời cổ đại, nhưng tôi, tôi không thể bị thương. Sinh đẻ có đượccoi là bị thương không?
Nhiều lần muốn nói vớichàng, nhưng nụ cười tràn đầy hi vọng của chàng khiến tôi không sao mở lờiđược. Nếu chàng biết tôi đã phải trả giá thế nào để được vượt thời gian, chắcchắn chàng sẽ cảm thấy day dứt không nguôi. Chúng tôi đã phải trảibao sóng gió mới có được hạnh phúc này, tôi không thể phá hoại nó. Tôiđưa mắt ra ngoài cửa, chiếc ba lô của tôi giờ này đang nằm đâu đó trong phòngđồ đạc, đồng hồ vượt thời gian và áo chống tia phóng xạ cũng đều ở đó. Nhiềulần muốn vứt bỏ những thứ chứa phóng xạ ấy đi, nhưng tôi lại nhớ tới lời căndặn của sếp. Chần chừ, do dự, cuối cùng tôi vẫn chẳng thể gỡ bỏ mối dây liên hệvới thế kỷ XXI. Tôi chỉ có thể giấu chiếc ba lô ấy ở một nơi càng khuất tầmnhìn của mình càng tốt và cầu mong rằng, cả đời này tôi sẽ không phải dùng đếnnó nữa.
- Đang nghĩ gì mà ngơngẩn vậy?
Chàng nghiêng người,nằm sát bên tôi, bàn tay ve vuốt mái tóc tôi, ánh mắt yêu chiều, dịu dàng. -Còn một cách khác có thể giúp tránh thai. Tôi giải thích cho chàng hiểu cáckhái niệm thời kỳ rụng trứng, thời kỳ an toàn. Chàng lắng nghe chăm chú, tìmhiểu cặn kẽ kiến thức sinh lý của thời hiện đại, và không ngừng tán thưởng trítuệ vượt trội của con người một nghìn năm sau. Tôi thầm vui mừng, vậy là chàngđã dần chấp nhận hiện thực, rằng chàng có một người vợ đến từ tương lai.
Những ngày tháng hạnhphúc êm đềm khiến chúng tôi tạm gác qua một bên mọi phiền não. Tài nghệ bếp núccủa tôi đã tiến bộ đáng kể. Rajiva thường xuyên mang cơm hộp tôi chuẩn bịcho chàng tới chùa. Sau khi đã học được cách nấu ăn của người cổ đại, tôi tiếptục học hỏi cách họ giặt giũ quần áo. Không máy giặt, không bột giặt, khôngnước xả vải, chỉ có bánh xà phòng, tấm gỗ chà quần áo và chiếc chày gỗ. Lần đầutiên theo chị Adoly ra sông Tongchang giặt giũ, vì không biết sử dụng chiếcchày gỗ, tôi khom lưng, khuỳnh chân trong tư thế Võ Tòng đánh hổ, thiếu chútnữa là đập rách cả quần áo, điệu bộ ấy khiến các chị em có mặt bên sông lúc đócười vang.
Giặt giũ xong, trênđường về nhà, ai nấy gặp tôi đều có ý né tránh. Tôi tự an ủi, không sao, khôngcần để ý người khác nghĩ gì về mình. Tôi vươn thẳng lưng, ngẩng cao đầu, bướcđi. Bỗng, một người phụ nữ chặn tôi lại khiến tôi giật thót tim. Chị ta đặt vàotay tôi một bó rau, ngập ngừng nói:
- Thưa công chúa, raunày tôi vừa hái. Pháp sư cầu phúc chữa bệnh cho con tôi, lòng từ bi của ngài đãcứu sống nó. Nhà tôi nghèo, không có của nả gì để đền ơn pháp sư, mong côngchúa nhận lấy bó rau này. Cầu chúc công chúa và pháp sư được bình an, may mắn!
Tôi đón lấy bó rauxanh non, vẫn còn đọng nước trong nỗi ngạc nhiên vô hạn. Đây là lần đầu tiêntôi nhận được lời chúc phúc từ người lạ, trong lúc bối rối, tôi chỉ biết cảmơn. Về đến nhà, tôi cứ ngẩn ngơ ngồi nhìn bó rau, mãi cho tới khi Rajiva trởvề. Tôi hớn hở kể lại cho chàng nghe câu chuyện về bó rau, nghe xong, chàng chỉkhẽ mỉm cười, rồi chìm vào suy tư.
Ngày hôm sau, chàng vềnhà sớm hơn mọi khi. Tôi đang học làm bánh với chị Adoly ở trong bếp. Chàng kêutôi lau rửa sạch sẽ bột mì phủ đầy trên tay, trên mặt, thay quần áo khác, nhưngkhông nói để làm gì. Sau khi đã gọn ghẻ, tinh tươm trong bộ đồ mới, tôi vẫnđang băn khoăn thì chàng kéo tôi ra phố. Tôi hoàn toàn bất ngờ và kinh ngạc,đây là lần đầu tiên chúng tôi cùng nhau ra phố, và lại còn tay trong tay nữachứ! Tôi muốn rút tay ra, nhưng chàng càng nắm chặt hơn. Chàng tươi cười nhìntôi, nụ cười tựa gió xuân trong lành, nỗi xúc động rưng rưng trào dâng tronglòng tôi, tôi vươn thẳng người, mỉm cười đáp lại chàng. Chúng tôi dắt tay nhau,bước vào các con phố trong thành Subash.
Bất cứ ai nhìn thấychúng tôi cũng đều không giấu nổi vẻ kinh ngạc. Rajiva niềm nở chào hỏi mọingười như thường ngày với thái độ khiêm nhường, kính cẩn và phongthái cao đạo. Bao năm làm trụ trì chùa Cakra, chàng hầu như quen biết tất cảngười dân trong thành Subash. Chàng đưa tôi đến từng nhà chào hỏi, chúng tôinhư thể đôi vợ chồng son dắt tay nhau đi dạo sau bữa tối vậy. Thái độ ngượngngập, khó xử ban đầu đã dần dà được thay thế bởi sự hòa nhã, cởi mở và đónnhận. Ngày càng nhiều người bắt chuyện với chúng tôi, gọi tôi là “công chúa”.Trên đường, chúng tôi gặp không ít các nhà sư, tuy lúc ngang qua, họ nhìn tôivới vẻ kinh ngạc, nhưng vẫn chắp tay cúi đầu Rajiva. Rajiva điềm nhiên chào lạihọ và kiên trì yêu cầu từng tăng sĩ gọi tôi là “sư mẫu”. Lúc chúng tôi ra về,trời đã nhá nhem tối, trên tay đầy lương thực và đồ dùng. Tất cả đều là của bàcon gửi biếu, muốn từ chối cũng không được.
Kể từ đó, mỗi lần rakhỏi nhà, tôi không còn bị ghẻ lạnh, coi thường nữa. Ngày nào cũng có người tớinhà chơi, tặng quà, trò chuyện. Tuy không quen với sự tò mò của những người dânnày, nhưng được họ đón nhận là tôi vui mừng rồi. Rajiva đọc sách dưới ánh đèndầu. Tôi ôm giỏ kim chỉ ngồi cạnh chàng. Đặt một tờ giấy tốc ký xuống dưới đất,nhắc chàng cởi giầy, rồi đặt chân lên, dùng bút chì phác họa bàn chân chàng. Mấy ngày sau, chị Adoly đã dạy tôi cách khâu giày vải, làm tấm lót. Tậpgiấy tốc ký của tôi giờ đã có thêm tác dụng mới. Trong giỏ đồ may vá là chiếc áobị rách một miếng nhỏ ở khuỷu tay, chàng nằng nặc muốn giữ lại. Vẽ xong cỡgiày, tôi trở về chỗ ngồi bên cạnh chàng, cắt một miếng vải đồng màu, vá lạitay áo cho chàng.
Kim đâm vào tay tôi.Chàng đặt sách xuống, kiểm tra ngón tay tôi, rồi, đúng như tôi nghĩ, chàng đặtngón tay tôi lên miệng và mút. Ha ha, tôi đã ngóng đợi phút giây ấm áp này biếtbao! - Nàng không cần phải làm những việc này! Chàng ngước nhìn lên, thấy tôicười thích thú, liền tỏ ra giận dỗi:
- Vì sao không để chịAdoly làm?
Tôi tinh nghịch nhướnmày trêu chọc chàng. Không thể nói với chàng, rằng tôi rất muốn được trảinghiệm. Trong các bộ phim cổ trang, thường xuyên xuất hiện cảnh này: anh chồngthư sinh ngồi đọc sách, cô vợ hiền thục ngồi khâu vá bên cạnh. Rồi cô vợ bị kimđâm vào tay, anh chồng lo lắng mút máu ở tay cho vợ. Mỗi lần xem cảnh này, tôiđều vô cùng cảm động. Con người ở thế kỷ XXI ai nấy đều bận rộn. Vợ chồng thờihiện đại, mặc dù cùng chung sống dưới một mái nhà, nhưng người thì xembóng đá, người thì lên mạng. Làm gì còn cảnh “cùng nhau khêu nến bên songcửa”[1], đầu mày cuối mắt ngọt ngào như xưa nữa.
[1] Câu thơ trong bàiDạ vũ ký bắc của Lý Thương Ẩn.
Tâm sự ấy, nỗi niềm ấykhông biết phải giãi bày ra sao để chàng hiểu, nên chỉ đành cười ngu ngơ và tìmcách chuyển đề tài:
- Chàng đang đọc sáchgì vậy?
Câu hỏi vu vơ của tôimà khiến chàng đỏ mặt. Lạ quá, tôi cầm sách lên đọc. Rajiva nghiên cứu rấtnhiều lĩnh vực, dường như chàng đọc mọi loại sách, tốc độ rất nhanh và trí nhớthì siêu phàm. Chàng đang đọc sách y dược viết bằng chữ Hán. Chàng có tìm hiểuvề y dược, thỉnh thoảng chàng còn khám bệnh cho người dân. Nhưng vì sao chàngphải đỏ mặt! Tôi giải tỏa nghi vấn bằng cách lật mở đến trang sách chàng đangđọc và khi hai chữ “quý thủy”[2] lọt vào mắt tôi, tôi thấy hai má nóng ran.
[2] Còn gọi là âmthủy, chỉ kinh nguyệt của phụ nữ.
Trong những ngàybị giam lỏng trước đây, có lần thấy tôi ôm bụng quằn quại, chàng đã vô cùnghoảng hốt, vội vàng bắt mạch xem bệnh cho tôi. Tôi đỏ mặt, ngượngngùng giải thích để chàng hiểu thế nào là đau bụng khi có kinh và rằng, ngàyđầu tiên của kỳ kinh nguyệt tôi đều đau suốt mấy tiếng. Chàng bối rốikhông biết phải làm sao, chỉ liên tục hỏi han: “Còn đau không?”. Lần thứhai chàng chứng kiến cảnh ấy là khi chúng tôi đã thành thân. Rút kinh nghiệmlần trước, ngày hôm đó chàng hết sức dịu dàng, ân cần xoa bụng cho tôi. Chẳngngờ, chàng còn tìm đọc cả phương pháp giúp giảm đau khi có kinh nữa, không cảmđộng sao được. Nhìn khuôn mặt đỏ như gấc chín của chàng, tôi không nhịnnổi cười.
- Ba ngày nữa, nàng sẽbị đau.
Thấy tôi cười, chàngcó vẻ bối rối:
- Ngày mai ta bảo anhKaodura đi lấy thuốc, nàng phải chịu khó uống, sẽ đỡ hơn.
Tôi ngạc nhiên:
- Sao chàng biết cònba ngày nữa?
-Ta là chồng nàng, ta phải biết chứ.
Chàngcốc nhẹ vào trán tôi, sắc đỏ trên gương mặt vẫn còn nguyên:
-Chỉ có người phụ nữ vô tâm vô tư như nàng mới không nhớ thôi.
Tôilè lưỡi chọc chàng. Quả thực, tôi chưa bao giờ ghi nhớ chính xác kỳ kinhnguyệt của mình. Bởi vì chu kỳ kinh nguyệt là hai mươi tám ngày, không đồngnhất với lịch dương mà chúng ta vẫn dùng, khiến tôi hay bị nhầm lẫn. Khi nàotôi cảm thấy sắp đến kỳ kinh, tôi sẽ mang theo băng vệ sinh bên mình. Trước lúcvượt thời gian đến đây, tôi đã nhét vào ba lô số lượng đủ dùng cho hai năm, mấtkhá nhiều diện tích. Tôi vòng tay ôm eo chàng, ngả đầu vào vai chàng, nũng nịu:
-Trí nhớ của chàng tốt hơn em, chàng nhớ giùm em là được rồi!
-Nàng thật là… Tôi xiết chặt hơn vòng tay, vùi đầu vào ngực chàng, hít hà mùi cơthể chàng.
-Chỉ những người được yêu mới có quyền lười nhác.
Chàng bật cười, kéo tôi ngồi lên đùi chàng. Tôi vòng tay qua cổ chàng, ngả đầuvào vai chàng, cùng chàng đọc sách. Chàng là chiếc ghế tựa êm ái của tôi, mãimãi như vậy.
Chợtnhớ tới lời một bài hát xưa: “Em tự hỏi lòng mình qua nhiều ngày buồn thảm vànhận ra hạnh phúc thật sự chỉ đến trong những khoảnh khắc mộc mạc, thảnh thơi”.Tình yêu dù tươi đẹp, cuồng nhiệt đến đâu rồi cũng sẽ nhạt dần. Nhưng được cùngchàng đồng cam cộng khổ, chia ngọt sẻ bùi trong cuộc sống lắm gian truân này,tôi cảm thấy vô cùng mãn nguyện.
Ngàytháng êm đềm trôi qua, chúng tôi cùng nhau bước vào mùa đông năm 384 sau Côngnguyên. Công việc của chàng đã gặt hái được những thành tựu to lớn: hầu hết cáctăng sĩ bỏ trốn đều đã quay lại chùa, nền nếp trong chùa đã được khôi phục vàduy trì. Nỗi đau chiến tranh khiến người dân càng thêm tín Phật, ngày nàochàng cũng miệt mài bận rộn. Tôi cũng đã học hỏi được rất nhiều kỹ năng sốngcủa con người thời đại này. Tôi biết nấu cơm, giặt quần áo, may vá, khâu giày,muối dưa. Hàng ngày tôi đều theo chị Adoly ra chợ mua thức ăn, chuyện phiếm vớibà con lối xóm. Dần dà, tôi đã hòa nhập được với cuộc sống của con người 1650năm trước.
Tấtnhiên, Lữ Quang không buông tha cho chúng tôi. Bởi vậy, khi trận tuyết đầu tiêntrút xuống Khâu Tử, nhìn thấy mấy tên lính người Đê đứng ngoài cổng, tôi thởdài, vậy là mọi chuyện sẽ xảy ra sớm hơn dự kiến.