Khoảngđất rộng bên ngoài cổng thành phía Đông không còn chỗ trống. Trên lưng hơn mấyvạn chú lạc đà là chất chồng những món đồ quý giá, ngoài ra còn hơn một vạn conngựa quý Tây vực, hàng trăm nghìn các con vật kỳ dị quý hiếm mà Trung Nguyênkhông có. Hơn sáu vạn tướng sĩ, hơn năm nghìn kỵ binh, hơn một vạn nghệ nhân,nhạc công, vũ nữ nổi tiếng của Khâu Tử. Phóng tầm mắt ra phía trước, thấy người,ngựa, hàng hóa phủ kín cả mặt đất. Bạch Chấn dẫn đầu đoàn đưa tiễn gồm cácthành viên của hoàng thất và quan lại Khâu Tử, Pusyseda đứng phía sau nhàvua, không mặn mà chào hỏi đám quan chức người Đê, mà dồn sự tập trung chú ývào tôi và Rajiva.
Tối qua, cậu ta cùngHiểu Huyên và bọn trẻ đã đến chia tay chúng tôi, ai nấy đều khóc. Hai anh em họôm nhau lần đầu tiên trong đời, buồn thay lại là vào thời khắc chia ly. Vợchồng Pusyseda sửa soạn cho chúng tôi rất nhiều đồ dùng và ngân lượng, chất đầyxe ngựa.
Bạch Chấn chào tạmbiệt Lữ Quang một cách khách sáo, chợt từ trong đoàn người đưa tiễn, rất nhiềucác nhà sư vai đeo hành lý, lao về phía Rajiva.
- Thầy ơi, hãycho chúng con đi theo người! Hàng trăm nhà sư kêu khóc thảm thiết. Thực ra,không phải chỉ có một trăm nhà sư này muốn đi theo Rajiva. Mấy ngày trước, đãcó hàng nghìn các nhà sư từ chùa Tsioli, chùa Cakra, chùa Kỳ lạ và từ các ngôichùa khác bên ngoài Khâu Tử cùng kéo về hoàng cung, cầu xin Rajiva đưa họ đitheo. Rajiva đề nghị với Lữ Quang, nhưng đã bị từ chối thẳng thừng. Rất dễ đoánbiết tâm tư của Lữ Quang, ông ta vốn không tín Phật, đưa các nhà sư đi theo,không có lợi gì, lại tốn lương thực. Thêm vào đó, hàng nghìn nhà sư chỉ nghelời một mình Rajiva, nếu trên đường xảy ra biến cố, ông ta sẽ gặp phiền phức.Sở dĩ, Lữ Quang đưa Rajiva đi cùng là vì ông ta chưa xác định được tình hìnhcủa Phù Kiên. Nếu Phù Kiên vượt qua khó khăn, trở lại vị thế cũ, ông ta sẽ dângRajiva làm quà cho Phù Kiên.
Rajiva hiểu rõ toantính của Lữ Quang, mấy ngày trước khi lên đường, chàng đã phải vất vả khuyêngiải các nhà sư. Cứ ngỡ đã thuyết phục được họ ở lại, nào ngờ hôm nay vẫn cònnhiều nhà sư kiên trì đến vậy. Nhận thấy ánh mắt hằn học của Lữ Quang, Rajivavội vàng bước tới khuyên giải, cuối cùng các nhà sư đành ra về trong nước mắt.
Một tiếng roi ngựa vútlên, đội xe đi đầu chuyển bánh, đoàn người đưa tiễn kêu khóc thảm thiết.Rajiva nắm tay tôi bước tới chào từ biệt gia đình Pusyseda, nét mặt buồn thảm.Chàng hít một hơi thật sâu, ngẩng đầu lên nhìn bầu trời xanh của Khâu Tử,như thể muốn lưu lại khoảng trời đất này mãi mãi trong trí nhớ. Tôi đọc thấytrong mắt chàng nỗi luyến lưu, bịn rịn mà xót xa. Tôi cúi xuống, nắm lấy mộtnắm đất, gói vào khăn tay, đưa cho chàng: - Đây là đất của Khâu Tử, mang theobên mình, chàng sẽ được nhìn thấy quê hương.
Rajiva đón lấy, ngắmnhìn một hồi, trịnh trọng gói lại, đặt vào trong áo. Sau đó, chúng tôi lên xengựa. Khi xe lăn bánh, tôi vén rèm cửa, cùng chàng nhìn theo Pusyseda đang bầnthần ngóng theo trong làn gió đầu xuân se lạnh. Vạt áo cậu tung bay bồng bềnhtrong gió. Bóng dáng cao lớn xa khuất dần, cuối cùng lạc vào giữa những đốm đen mờ ảo. Nước mắt nhạt nhòa, vĩnh biệt Pusyseda, tôi sẽ nhớ cậu mãimãi, cảm ơn cậu…
Khuôn ngực ấm áp củachàng đỡ lấy tôi, chàng vòng tay qua eo tôi, ánh mắt long lanh. Tôi xoay ngườilại, ôm lấy chàng, để những giọt nước mắt thương nhớ cố hương và người thân củachàng được tuôn rơi lần cuối cùng trong đời. Xe ngựa đưa chúng tôi đi về vùngđất của những đau thương chồng chất, gây ra bởi những cuộc chiến tranh tànkhốc. Từ đây, số mệnh của chúng tôi sẽ gắn liền với Trung Nguyên.
Vào thời đại này, nếuđi xe ngựa, thông thường có thể vượt qua ba mươi dặm mỗi ngày. Nhưng vì đoàn người ngựa của chúng tôi quá lớn: hai vạn lạc đà, sáu vạn bộ binh,nên tốc độ đã giảm đi rất nhiều, chúng tôi chỉ đi được mười lăm dặm mỗi ngày.Chả trách, phải mất nửa năm trời đoàn chúng tôi mới đến được Guzang. Chúng tôiđang đi trên đoạn đường phía Nam của con đường tơ lụa huyền thoại, dọc theolòng chảo Tarim. Con đường này vẫn tồn tại cho đến thời hiện đại, và trở thành quốclộ 314, bắt đầu từ Tuokexun, kéo dài đến cửa khẩu Khunjerab, giáp biên giớiPakistan, chặng cuối chạy đến tận Ấn Độ. Đây chính là con đường đi Tây Trúcthỉnh kinh của Trần Huyền Trang.
Một làn khói thẳngmong manh
Chiều buông, trời vẫntròn vành trên sông[1].
[1] Bài thơ “Sứ chítái thượng” (Dịch nghĩa: Ra biên ải) của Vương Duy.
Dọc đường, tôi đượcchiêm ngưỡng cảnh quan đặc trưng của miền Tây, với những sa mạc mênh mông, vớinhững ụ đất đã đủ mọi hình dạng kỳ dị. Hiện đang là mùa nước cạn, hầu hết các dòngsông ven đường đều khô hạn. Bùn đất ở các dòng sông nơi đây chứa nhiều khoángchất, các ruộng muối tựa như những mảng màu rực rỡ, đan xen hết sức ngẫu hứng,dưới ánh nắng mặt trời, lấp lánh rực rỡ, tạo nên một cảnh sắc vô cùng độc đáo,đẹp đến nỗi khiến người ta choáng ngợp. Phía chân trời, đường viền dãynúi Thiên Sơn như những nét vẽ trải dài miên man vô tận. Trên những tràngcát bằng phẳng là những bụi gai, cây liễu đỏ um tùm. Thi thoảng lại bắt gặpphía xa xa những đàn lạc đà, lừa và ngựa hoang dã đang nhởn nhơ gặm cỏ. Vàothời hiện đại, khi người ta thăm dò và phát hiện ra dầu hỏa và khí đốt, thìkhắp nơi trên sa mạc mênh mông này, các giàn khoan được dựng lên dày đặc, ngọnlửa của thiết bị khai thác khí đốt bốc lên nghi ngút. Khi đến Kucha khảo sát,chúng tôi đã chạy xe trên quốc lộ 314, phóng tầm mắt ra xa, thấy các giàn khoanvẫn đang không ngừng hoạt động, trong ánh nắng cuối ngày, cảnh tượng đó khiếnngười ta không khỏi xúc động.
Đến địa phận Luntai,chúng tôi đi giữa rừng dương suốt mấy ngày liền. Đây là một trong những rừngdương lớn nhất ở Tân Cương, tháng mười hàng năm, rừng dương này sẽ nhuộm vàngcả mặt đất và bầu trời nơi đây. Và cũng tại Luntai, tôi đã được chiêm ngưỡngthành lũy và đài quan sát do người đời Hán xây dựng lên để khẩn hoang và trấngiữ biên cương. Vào thời Tây Hán, khi quân đội viễn chinh hành quân qua đây, đểgiải quyết vấn đề lương thực dài lâu, các binh lính đã tiến hành trồng cấy, tựcung tự cấp. Ruộng nương dần dần được khai khẩn, mở rộng, tiếng tăm của quânđội nhà Hán vang khắp Tây vực. Thành cổ Kegelake, Zhuoekute, Wulei đều là nhữngthành lũy và đồn điền mà người Hán xây dựng nên để trấn giữ biên thùy. Hoàngthành Luntou, quốc gia tiền đồn của Tây vực đã bị phá hủy triệt để, khiLý Quảng Lợi, đời Hán, hai lần viễn chinh chinh phạt nước Dayuan[2], khi ngangqua đây đã “tấn công nhiều ngày, tiêu diệt hoàn toàn” quốc gia này. Chúng tôilưu lại trong thành cổ Luntou một đêm, chung quanh chỉ còn lác đác một vài thônnhỏ nghèo nàn. Cuộc “đồ sát” đã diễn ra hơn bốn trăm năm, vậy mà đến nay, quốcgia này vẫn chưa thể phục hồi, điều đó cho thấy, cuộc tàn sát năm xưa tàn khốcđến mức nào.
[2] Tên một quốc giathời cổ đại ở vùng Trung Á, nay là bồn địa Farg’ona.
Vào thời hiện đại,Luntai là điểm khởi đầu trên đường quốc lộ ngang qua sa mạc Tarim, đượcxây dựng nhằm phục vụ cho việc khai thác dầu khí ở sa mạc Taklamakan. Đường quốc lộ này được đánh giá là bước tiến vượt bậc trong lịch sửkiến trúc thế giới, với chiều dài tổng cộng năm trăm năm mươi ki lô mét, trongđó bốn trăm năm mươi ki lô mét được xây dựng trên sa mạc cát di động, là đườngquốc lộ dài nhất thế giới được xây dựng trên cát di động của thế kỷ XXI. Ngồitrong xe ngựa, phóng mắt ra mênh mông cồn cát trên sa mạc Taklamakan, khôngbóng một trảng cây, sa mạc Taklamakan từng được mệnh danh là nơi “vào đượcnhưng không ra được”. Tôi khoái chí khoe với Rajiva, vì muốn trải nghiệm conđường quốc lộ ngang qua sa mạc lớn thứ hai thế giới, tôi đã phải mất bốn tiếngđồng hồ mới vượt qua được “biển cát tử thần” này. Dĩ nhiên là chàng đã tròn xoemắt ngạc nhiên và không tin nổi. Tôi hãnh diện mô tả cho chàng nghe, để chắngió và giữ cát, người ta đã thiết kế trên con đường này cách mỗi năm trăm métmột buồng nước, nước được dẫn qua các đường ống nhỏ dọc đường để phun nuôi cỏ.Có nước là có cỏ, cách vài bước lại có những thanh chắn bằng lau sậy và hệthống lồng lau sậy để ngăn cát sa mạc xâm lấn. Suốt dọc con đường hơn năm trămki lô mét, thứ nổi bật nhất là hệ thống các buồng nước nối tiếp nhau, nhữngđường cỏ xanh dưới ống nước và những đụn cát chất ngất. Cảnh sắc đơn điệu đólàm mỏi mắt người đi đường suốt hơn sáu tiếng đồng hồ mới kết thúc, vượt quasông Tarim, chúng ta mới có thể trông thấy rừng dương.
Từ khi biết tôi đến từtương lai, Rajiva thường xuyên hỏi tôi về bối cảnh xã hội và những tri thức củacon người một nghìn năm sau. Trí tuệ, năng lực lĩnh hội và sự tin tưởng tuyệtđối chàng đặt nơi tôi khiến tôi không giấu giếm chàng bất cứ chuyện gì. Bởivậy, tuy đường xa vạn dặm, nhưng chúng tôi không cảm thấy mỏi mệt, nhàmchán, vì hàng ngày chúng tôi trao đổi với nhau rất nhiều đề tài. Chúng tôi cùngnhau lấp đầy khoảng trống của mấy chục năm trước đó bằng những câu chuyện bấttận. Mỗi khi bắt gặp những cảnh sắc đặc thù của địa hình hoang mạc, sa mạc, tôilại phân tích cho chàng nghe những kiến thức cơ bản về địa lý, lịch sử, khítượng, những tri thức ấy khiến chàng không khỏi kinh ngạc, tán thưởng và cókhông ít điều băn khoăn. Tôi kể với chàng mọi chuyện, trừ việc tôi đãphải trả giá thế nào cho những lần vượt thời gian…
Mất một tháng trờichúng tôi mới đến được Yanqi. Đầu tiên là Thiết Môn Quan, thành lũy quan ải nàyđược người Hán xây dựng trên bờ Tây sông Khổng Tước. Trương Kiếnhai lần đi sứ Tây vực đều ngang qua đây, Ban Siêu cũng từng qua nơi này, từng chongựa uống nước bên sông Khổng Tước vì vậy con sông này còn có một cái tên kháclà sông Ẩm Mã. Sông Khổng Tước bắt nguồn từ hồ Busten, kết thúc ở hồ Lop Lake,và không nối với bất cứ nhánh sông nào khác. Dòng sông kỳ lạ này là cái nôi sảnsinh ra nền văn minh nghìn năm: văn minh Kroraina (Lâu Lan).
Vào thời đại củaRajiva, Kroraina đã suy tàn. Khoảng chục năm sau, khi Pháp Hiển – vị cao tăngthời Đông Tấn trên đường đi Tây Trúc thỉnh kinh, ngang qua đây, chỉ thấy“trên trời không cánh chim bay, dưới đất không loài động vật, chỉ có xươngtrắng dẫn đường chỉ lối”. Tôi hỏi Rajiva, chàng lắc đầu thở dài. Hồi nhỏ chàngđược nghe kể, dòng chảy đổi hướng nên lượng nước dần khan hiếm, muối và khoángchất tích tụ. Khí hậu thất thường khiến ôn dịch hoành hành, quá nửa dân số bịchết. Những người còn sống, buộc phải di cư. Quốc gia cổ đại Kroraina trải ngànnăm lịch sử đã tan biến trong biến cố hỗn mang… Chúng tôi hướng lênphía Bắc để tới Yanqi, dọc đường đi là sông Khổng Tước nước xanh trong như mộtdải lụa ngọc, hoàn toàn không thể nhìn thấy vùng hạ du của con sông. Cách chỗnày vài trăm ki lô mét sẽ là thành cổ Kroraina đã bị vùi sâu trong biển cáttrắng mênh mông. Vào thời gian này, ngoài Thiết Môn Quan, nơi đây không hề cóbất cứ thành phố sầm uất nào. Nhưng đến thế kỷ XXI, nơi đây biến thành Korla,một thành phố công nghiệp được xây dựng nhằm phục vụ cho việc khai thác dầu khíở Tarim.
Khi chỉ còn cách Hoàngthành Yanqi chưa đầy trăm dặm, trong bóng chiều nhá nhem, đoàn chúng tôi tiếnvào một hẻm núi hiểm trở, Lữ Quang hạ lệnh dựng trại nghỉ ngơi. Ngắm nhìn mọingười hối hả dựng trại chuẩn bị, tôi bàng hoàng nhận ra, một thảm kịch sắp xảyra ở đây…