Đến Yanqi, Lữ Quangđược quốc vương nước này đón tiếp rất long trọng. Khi đội quân Tây chinh của LữQuang tiến qua Yanqi, Quốc vương Niliu đã dẫn theo các tiểu quốc lân cậntới xin hàng. Lần này, Lữ Quang quay lại đây, Vua Yanqi đã tiếp đón hết sức chuđáo, nên Lữ Quang đã dừng lại ở Yanqi khoảng năm ngày, và nhận được rất nhiềulễ vật từ Vua nước này. Phong tục tập quán của người Yanqi rất giống với ngườiKhâu Từ, nên trong năm ngày ở đây, chúng tôi như được trở về quê cũ. Cảm giácthân thuộc này khiến Rajiva vui mừng khôn xiết.
Ra khỏi Yanqi, đoànchúng tôi tiếp tục men theo hồ Bosten đi tiếp vài ngày nữa. Đây là hồ nước ngọtnằm sâu trong lục địa lớn nhất của Trung Quốc. Mặt hồ cuộn sóng mênh mông, nướcxanh như ngọc, lau sậy và cỏ nến mọc um tùm ven hồ. Từng đàn cò, vịt trời là làbay trên mặt nước, tấp nập, rộn ràng. Thấp thoáng một vài chiếc tuyền đánh cácủa ngư dân Yanqi trên mặt hồ. Hàng ngày, sau khi dựng trại xong, rất nhiềubinh sĩ xuống hồ bắt cá, cải thiện bữa tối của chúng tôi. Tháng năm, đoàn chúngtôi tiến vào một trong những bồn địa thấp nhất thế giới – bồn địa Turpan.Turpan là tiếng Uygur và nó chưa xuất hiện ở thời đại này. Vào thời Ngụy TấnNam Bắc triều, bồn địa này thuộc địa phận của tiểu quốc Cheshi. Khí hậu khôhạn, oi bức, chưa bước vào mùa hạ nhưng Hỏa Châu – Turpan đã nóng lòng thị uyvới chúng tôi. Nhiều ngày trôi qua, cảnh tượng duy nhất hiện ra trước mắt chúngtôi là một vùng khô cằn sỏi đá, vắng bóng sự sống trải rộng mênh mông. Chốcchốc lại nổi lên một trận cuồng phong khiến cả đoàn người, ngựa, lạc đà liêuxiêu, lảo đảo. Mặt đất phủ đầy những hạt muối li ti, lớp vỏ ngoài của chúng nhưthể có khả năng hấp thụ ánh sáng, nhấp nháy, lấp lánh liên hồi. Phía chân trờithấp thoáng hình của hồ nước, rừng cây, hết sức kỳ quái, đó chính là nguyênnhân tạo ra ảo ảnh trên sa mạc.
Chúng tôi tiến vàohoàng thành Cheshi. Thành phố này được xây dựng trên một gò đất cao khoảng bamươi mét, là nơi giao nhau của các dòng sông tương đối dốc và chỉ có một conđường nhỏ hẹp duy nhất dẫn đến cổng thành, địa hình rất độc đáo, thú vị. Ở thờihiện đại, tôi từng tới đây, nhưng chỉ được chứng kiến khung cảnhthành quách hoang phế. Nơi đây chính là thành cổ Giao Hà nổi tiếng vào thế kỷXXI, người ta đánh giá đây là thành cổ được xây dựng hoàn toàn bằng đất lớnnhất, lâu đời nhất và được bảo tồn tốt nhất.
Sách “Hán thư”, phầnTây vực truyện chép như sau: “Nước Cheshi có hoàng thành Giao Hà. Tên gọi nàybắt nguồn từ việc hoàng thành được xây dựng trên điểm giao nhau của các consông”. Quốc gia Cheshi thống trị khu vực này đã được hơn năm trăm năm. Nhưngchưa đầy tám mươi năm nữa, khi vị vua Cheshi cuối cùng băng hà, tộc ngườiRouran lập Khanbozhou làm vua, Cheshi đổi tên nước thành Gaoxhang (Cao Xương), dời đô đến thành cổ Cao Xương, cách Giao Hà vài chục ki lô mét. HuyềnTrang, trên đường đi Tây Thiên đã ngang qua nơi đây và kết nghĩa anh em với vuaCao Xương là Juwentai (Cúc Văn Thái), tên hiệu Ngự đệ của HuyềnTrang trong “Tây Du Ký” bắt nguồn từ câu chuyện kết nghĩa này.
Cheshi là một trong sốcác tiểu quốc đã từng cử người đến Trường an thỉnh cầu Phù Kiên Tây chinh vàcũng chính tiểu quốc này đã tình nguyệt làm “hoa tiêu” cho quên đội của LữQuang. Bởi vậy, họ đã tiếp đón Lữ Quang hết sức long trọng. Trong ánh hoàng hôncuối ngày, chúng tôi tiến vào cổng thành Cao Xương giữa tiếng nhạc rộn vang vàhoa tươi rực rỡ, nghi thức trọng thể ấy khiến tôi không khỏi bất ngờ. Bởi vì,thành quách hoang phế tiêu điều mà cách đây không lâu tôi được chứng kiến bỗngchốc biến thành một thành phố phồn hoa đô hội, sống động trước mắt tôi. Làm saotôi có thể không xúc động trước nỗi thương hải tang điền diễn ra chỉ trong chớpmắt.
Thành phố này vẫn tiếptục phát triển cho đến cuối thế kỹ XIII, khi Haidu, một quý tộc Mông Cổ làmphản và tiến hành cuộc chiến tranh tàn khốc, kéo dài nhiều năm, sau cùng đãchiếm được Cao Xương, Giao Hà, đồng thời cưỡng bức người dân khu vực này từ bỏtín ngưỡng theo đạo Phật truyền thống, chuyển sang theo đạo Hồi. Khi cuộc chiếntranh kết thúc, người Cheshi đã dìm chết toàn bộ phụ nữ và trẻ em trong nhữnggiếng nước, để tránh cho họ khỏi bị làm nhục và bị nô dịch. Những giếngnước này vẫn tồn tại cho tới tận thế kỷ XXI. Và giờ đây, khi bước đi trên đườngphố Giao Hà, tôi lại nhìn thấy chúng một lần nữa. Sau khi công phá thành, ngườiMông Cổ đã thực hiện chính sách đốt, cướp, giết tàn bạo mà họ vẫn thường sửdụng, thành phố hơn một nghìn năm trăm năm lịch sử đã bị họ hủy hoại hoàn toàn.Nơi tôi đang đứng là ngôi chùa Đại Phật Tự nằm ở trung tâm thành phố, bên cạnhlà hoàng cung đã được xây dựng hoàn toàn bằng đất, và những dãy nhà nghỉ dànhcho quan lại. Đến thế kỷ XXI, tàn tích của vụ hỏa hoạn thảm khốc vẫn còn lưulại dấu vết.
Giao Hà là thành phốlớn cuối cùng trước khi chúng tôi đến Đôn Hoàng (Dunhuang), vì vậy Lữ Quang đãhạ lệnh nghỉ ngơi dăm bữa nửa tháng. Nhờ thân phận cao quý của Rajiva,chúng tôi không phải sống trong nhà trọ, mà được đích thân vua Cheshi sắp xếpchỗ ở trong cung. Tối hôm đó, Nhà vua còn tổ chức một buổi dạ tiệc lớn trongđại điện, Rajiva và tôi đều được mời tới dự. Trong buổi tiệc, Vua Cheshi ngỏ lời mời Rajiva đến chùa Đại Phật Tự thuyết giảng giáo lý Đại Thừa BátNhã, Lữ Quang dù không muốn, nhưng vẫn phải đồng ý. Câu trả lời của Rajiva làchàng cần chuẩn bị một ngày, hôm sau sẽ bắt đầu thuyết pháp.
Tôi tròn xoe mắt nhìnchàng, thuyết pháp là công việc hàng ngày của chàng kia mà, có khi nào chàngphải chuẩn bị đâu! Chỉ cần nói với chàng, cần tìm kinh văn gì, cần giải thíchgiáo lý Phật pháp nào, là chàng thậm chí không cần suy nghĩ, vẫn có thể trả lờitrôi chảy, mạch lạc và hấp dẫn. Bộ não chàng, giống như một tàng kinh các toàndiện. Tôi cảm thấy hồ nghi khi bắt gặp nụ cười đầy ẩn ý của chàng âm thầm hướngvề phía mình. Kết thúc yến tiệc, trở về phòng, tôi nóng lòng muốn chàng giảiđáp thắc mắc, nhưng chàng chỉ tủm tỉm cười, điệu bộ bí mật.
Sáng hôm sau, tôi tỉnhlại đã không thấy chàng đâu. Chàng thường dậy sớm hơn tôi, có lẽ đang tụng kinhngoài kia, tôi không lấy làm lạ. Và còn bởi vì, hôm nay tôi có việc quan trọngphải làm, công việc tôi đã chờ đợi rất lâu từ trước khi đến thành Giao Hà này.Đối với tôi, được khảo sát thực địa thành cổ Giao Hà vào thời kỳ rực rỡ nhấtcủa thành phố này là công việc cực kỳ ý nghĩa. Mặc dù tôi không định quay vềthời hiện đại, nhưng niềm đam mê khảo cổ và lịch sử đã ăn vào máu, tôi muốn bỏcũng không được. Bởi vậy, sau khi rửa mặt đánh răng xong, tôi hớn hở chuẩn bịra phố. Nhưng vừa bước qua cửa cung, tôi bỗng sững người lại.
Một người đàn ông caogầy đang xoay lưng về phía tôi, người đó mặc một chiếc áo màu ngà, mái tóc xoănmàu nâu thả ngang vai, từ người đàn ông đó toát ra khí chất thoát tục của bậctiên nhân. Nhận ra động tĩnh phía sau, người đó quay lại, đôi mắt long lanh tựadòng sông mùa xuân.
Người đó ngắm nghía làtrang phục của bản thân, đưa khuỷu tay về phía tôi, tươi cười rạng rỡ:
- Hôm nay ta khôngphải bậc cao tăng Kumarajiva, mà là một người chồng bình thường, đưa vợđi dạo phố.
Tôi đang ngẩn ngơ, đắmđuối ngắm nhìn bậc tiên nhân trác tuyệt bằng đôi mắt mang hình trái tim, nghechàng nói vậy, đâm ra bực bội: - Em đi làm việc chứ không phải đi chơi đâu nhé!
Chàng phì cười, lắcđầu:
- Được rồi, vậy ngườichồng này xin được theo vợ đi làm việc, vợ cứ tùy ý sai khiến.
Chả trách tối hôm quachàng tỏ ra bí mật như vậy, thì ra đã có tính toán từ trước! Chàng đã để tâmđến cả sở thích, đam mê của tôi! Cứ nghĩ đến điều này, tôi lại vui sướng bậtcười khúc khích. Lồng tay vào cánh tay chàng, cùng chàng bước đi. Đột nhiên nhớtới một chuyện cũ, tôi hỏi:
- Nói thật cho embiết, ngày cuối cùng của lễ hội Sumuzhe năm đó, chàng đã đến tìm em phải không?
- Bởi vì hơn mười nămrồi mà phong cách hóa trang của chàng vẫn không hề thay đổi!
Tôi bật cười sảngkhoái, nhớ về chuyện xưa, không khỏi xúc động, bồi hồi. Tôi ngừng lại, quaysang nhìn chàng:
- Lần trước không kịpnói với chàng, nhưng lần này em nhất định phải nói.
Chàng hướng ánh mắtbăn khoăn về phía tôi, bộ dạng sợ hãi ấy khiến tôi không nhịn nổi, ôm bụng cườikhoái trí:
- Em muốn nói rằng,chàng ăn mặc như vậy trông rất đẹp trai!
Thu lại tiếng cười,đón lấy ánh mắt ấm áp của chàng, trái tim tôi cất lời:
- Rajiva, chànglà người đàn ổng điển trai và nam tính nhất mà em từng gặp.
Chàng bất ngờ, nụ cườibẽn lẽn nở trên môi, nụ cười dung dị ấy khiến cả con người chàng tỏa sáng:
- Ta chưa bao giờ đểtâm đến vẻ ngoài của mình. Vả lại, ta đã ba mươi sáu tuổi rồi, còn điển trai gìnữa!
Tôi lắc đầu:
- Trước tuổi bamươi, tướng mạo của con người là do cha mẹ ban tặng. Nhưng sau ba mươi, là dotự người đó tạo nên. Thành ngữ có câu: Tướng do tâm sinh. Khí chất, phong độ vàsự từng trải của con người đều là kết quả của sự trải nghiệm tự thân. Diện mạocủa một người có thể phản ánh tâm hồn phóng khoáng, rộng mở của người đó. Mộtsố nam giới quá ư ỷ lại vào vẻ ngoài trời phú, càng ngày họ càng trở nên tẻnhạt. Bụng bia tròn trùng trục nhưng không chịu ăn kiêng, chỉ biết kêu trời oánđất thiếu công bằng. Những người đàn ông đó, dù có đẹp trai đến mấy, chỉ vàinăm sau bộ mặt đáng ghét của họ sẽ lộ tẩy. Nhưng có những người đàn ông giốngnhư hơi men, càng ủ lâu càng thơm. Năm tháng phủ lên họ lớp hương thời giannồng đượm, những nếp nhăn trên trán toát lên khí chất và sức hấp dẫn, vì nó đạidiện cho sự lĩnh hội và trí tuệ trau dồi từ đời sống.
Lẳng lặng ngắm nhìnkhuôn mặt từng trải quyến rũ của chàng, tôi nhận xét:
- Rajiva, chàng giốngnhư một vò rượu quý, dù chàng 50 tuổi, 60 tuổi hoặc già hơn nữa, em vẫn luônyêu dung mạo của chàng như thuở ban đầu.
Tôi cúi xuống, quansát bản thân, hít một hơi thật sâu, tự động viên:
- Còn em, em cũng sẽcố gắng rèn luyện bản thân, tu tâm dưỡng tính, để ngày càng trở nên hấp dẫn, cónhư vậy mới xứng đáng đi bên cạnh chàng.
Chàng đưa tôi đi dạophố, vì mặt thường phục nên tôi chẳng ngại ngùng nắm tay chàngtrước bàn dân thiên hạ. Lúc đầu, chàng có vẻ không được tự nhiên cho lắm, nhưngtôi kiên trì nắm tay chàng vài lần, dần dà, chàng đành chiều theo ý tôi. Chúngtôi thưởng thức món bánh bao nướng, vốn là đặc sản của vùng này. Không phảiloại bánh bao thông thường, mà nhân thịt dê được bọc bằng một lớp bột mìmỏng, sau đó đặt vào trong lò nướng bánh. Khi vỏ bánh vàng rượm mới nhấc ra, ănngay lúc nóng, vỏ giòn, thịt mềm, thơm mà không ngấy. Tôi vừa nhảy tưng tưng vìnóng vừa cắn, nhai, nuốt liên hồi, chàng đứng bên lắc đầu, thở dài.
Thịt xiên nướng cũnglà món ăn vặt không thể thiếu. Nhớ lại ngày trước, trong lễ hội Sumuzhe tôitừng mường tượng ra cảnh hai chúng tôi ngồi xổm bên vệ đường ăn thịt nướng, tôi mỉm cười nham hiểm quay ra nhìn chàng. Nhận ra điềm họa, chàng lùilại, kéo tôi đi ăn mì vằn thắn, nhưng đã bị tôi giữ lại. Ha ha, cừu vào hangcọp, muốn chạy thoát ư, đừng hòng!
Kết quả sau cùng là,một bậc danh sư cao ngạo thoát tục, đỏ mặt ngồi cạnh tôi nơi góc phố, cắn thịtdê nướng. Cũng may chàng chưa từng đến Giao Hà, lại mặc thường phục, nên khôngbị ai nhận ra. Nếu không, chẳng đời nào chàng chịu để tôi hủy hoại hình ảnh củamình như thế!
Đi đến một quán ănnhỏ, tôi ngồi xuống, gọi hai bát mì. Chàng chần chừ khi nhìn thấy những vết dầumỡ bám trên bàn ghế. Tôi biết từ nhỏ chàng đã quen với cuộc sống có kẻ hầungười hạ, nên rất sạch sẽ, tôi mỉm cười nói với chàng: muốn ăn món mì chínhcống thì phải tìm đến những quán hàng nhỏ như thế này. Tôi đã quen với việc lêla thưởng thức đồ ăn vặt trong các chuyến du lịch. Món mì của quán nàyquả thật rất ngon, mềm, dai, vừa miệng. Sau khi quan sát điệu bộ hoan hỉ củatôi, cuối cùng chàng cũng chịu động đũa và sau một hồi tận hưởng, chàng cũngphải gật đầu đồng tình với quan điểm của tôi.
Hôm đó, chúng tôi đã lang thang mọi ngóc ngách trong thành Giao Hà, đến tận khi sẩm tốimới ra về. Tôi đã quên sạch mục đích ban đầu là ra ngoài làm việc. Vì ăn nhiềuquá, tôi ôm bụng suốt trên đường về. Trước đây, tôi cứ cho rằng, đi chơi phốphải đi cùng những người hài hước, ưa huyên náo như Pusyseda mới vui, nhưng hômnay, quan điểm đó đã đổ vỡ triệt để. Bởi vì trước đây, tôi chưa từng được cùngngười mình yêu đi dạo phố. Cho dù chàng không biết nói đùa, không hài hước, chodù trước lúc nắm tay tôi chàng phải đưa mắt quan sát xung quanh xem có ai nhìnthấy không, cho dù chàng thích quản thúc tôi, không cho tôi ăn quá nhiều và chạyđi lung tung, nhưng cảm giác hạnh phúc ngập tràn khi được đi bên chàng, Pusyseda không thể mang lại cho tôi.
Buổi tối, lúc đi ngủ,chàng vẫn ngả tay cho tôi gối đầu như thường lệ, rồi khẽ thủ thỉ bên tai tôi:
- Ngải Tình, hôm nayta rất vui.
Tôi xoay người lại, ômchàng, lòng mãn nguyện dâng đầy:
- Cảm ơn chàng đã làmtất cả vì em.
- Nếu nàng muốn, saunày ta sẽ thường xuyên đưa nàng đi chơi. - Chàng là nhà sư, không thể làm vậy.
Tôi vùi đầu vào ngựcchàng, áp má lên má chàng:
- Em không mong cầu gìnhiều, chỉ cần mỗi năm, chàng chịu đưa em đi chơi một ngày, cùng em tận hưởngcuộc sống của người thường như hôm là em mãn nguyện lắm rồi!
Một nụ hôn êm ái đặtlên môi tôi, giọng nói ấm áp thoảng bên tai tôi:
- Ừ.
Những ngày sau đó,Rajiva ở miết trong chùa giảng kinh cho đến một ngày trước khi chúng tôi lênđường. Còn tôi, giống như ở các điểm dừng chân khác, ra ngoài khảo sát, ghichép. Chỉ có điều, mỗi khi đi qua cửa hàng bán bánh bao nướng, góc phố nơichúng tôi từng đứng ăn thịt, và quầy hàng mì vằn thắn đó, tôi lại tủm tỉm cười.Lúc rời khỏi Giao Hà, tôi cứ ngoái đầu nhìn lại thành phố trên gò đất bên sốngấy đang dần khuất xa khỏi tầm nhìn. Thành phố này khiến tôi lưu luyến hơn bấtcứ nơi nào tôi từng ở lại, bởi vì kỉ niệm đẹp của buổi rong chơi ấy.
Dọc đường từ Giao Hàđến Shanshan (Thiện Thiện), trên những cánh đồng mênh mông, bà con dựng lên rấtnhiều giàn nho, có lúc chúng tôi đã đi dưới những giàn nho ấy. Nhà nào nhà nấyđều bắc những giàn phơi nho. Đi được nửa đường thì Hỏa Diệm Sơn xuất hiện trướcmắt chúng tôi. Nền trời xanh ngăn ngắt, mây trắng bồng bềnh trôi, dưới đất lạilà một màu đỏ quạch chì chiết. Mặc cho bạn có nhắm mắt lại để tránh nó, sắc đỏgai góc ấy vẫn xuyên qua màng mắt bạn. Mồ hôi đầm đìa, chúng tôi ra khỏi bồnđịa Turpan và đến Shanshan.
Shanshan là một quốcgia nhỏ, không thể sánh với Giao Hà. Chúng tôi chỉ dừng chân tại đây ba ngàyrồi tiếp tục lên đường, để đến tiểu quốc cuối cùng của Tây vực – Yiwu. Tên củaquốc gia này rất nổi tiếng vào thời hiện đại, bởi vì nhờ có giống dưa vàngtuyệt hảo, cả thế giới đều biết đến vùng đất này với cái tên: Hami. Nhưng vàothời điểm tôi có mặt ở đây, Yiwu không hề có chút tiếng tăm nào, chỉ là mộtquốc gia nhỏ bé, nhưng lại ở vào vị trí hiểm yếu trên con đường tơ lụa.
Sở dĩ tiểu quốc này cóthể tồn tại độc lập giữa sự kìm kẹp của các nước lớn đều nhờ ở sự may mắn vàchính sách ngoại giao mềm mỏng. Bởi vậy, tuy Yiwu không tham dự vào cuộc Tâychinh của Lữ Quang, nhưng vẫn đón tiếp đoàn chúng tôi rất chu đáo, nồng hậu. Chúngtôi nghỉ ngơi ở Yiwu nhiều ngày hơn ở Shanshan, vì đoàn quân cần chuẩn bị đầyđủ lượng nước và lương thực cần thiết để đối mặt với cơn ác mộng mang tên támtrăm dặm sa mạc Hạ Diên Tích[1]. Vào thời nhà Đường, Sa mạc Hạ Diên Tíchgọi là Sa Hà, vốn là một vùng đất mênh mông, hoang vu, không có bóng dáng củasự sống. Muốn vượt qua sa mạc này, người xưa chỉ có thể men theo những bộ hàicốt của người đi trước và xương hóa thạch của động vật. Trên đường có thểthường xuyên bắt gặp những bộ xương khô của cổ nhân. Nghe nói, có người cứ đimãi, đi mãi, rồi ngã xuống và bỏ mạng. Qua nhiều năm tháng, thi thể ngườichết bị phong hóa, biến thành xác khô và vẫn giữ nguyên hình hài lúc chết.[1]Còn gọi là Sa Hà: tức dòng sông cát, hay sa mạc Gobi
Trên đường Tây chinhqua đây, trải qua hơn ba trăm dặm không một giọt nước, tướng sĩ của Lữ Quang ainấy đều mặt mày biến sắc. Nhưng Lữ Quang đã rất may mắn vì đoàn quân của ông tađã gặp được trận mưa hàng trăm năm mới có một lần trên sa mạc này. Tuy nhiên,Lữ Quang hiểu rằng, ông ta không thể lần nào cũng may mắn như thế, nên đã đãđích thân kiểm tra công tác chuẩn bị nước uống và lương thực, hẳn là trảinghiệm của lần vượt sa mạc thập tử nhất sinh trước đó đã khiến ông ta lo sợ vàcảnh giác.
Cuối tháng sáu, chúngtôi bắt đầu tiến vào sa mạc tử thần Hạ Diên Tích dài tám trăm dặm. Từ Yiwu đếnNgọc Môn Quan, sẽ không có bất cứ điểm tiếp tế nào. Sư phụ Huyền Trang đã vôcùng vất vả khi phải vượt qua sa mạc này chỉ với một mình một ngựa. Ngài lại lỡtay làm đổ túi nước, nên suốt bốn ngày năm đêm ngài phải chịu khát, chút nữa đãbỏ mạng. Chúng tôi may mắn hơn ngày rất nhiều, vì chúng tôi có người dẫn đường, lại được tiếp tế lương thực. Nhưng tiến vào sa mạc Hạ Diên Tích trongthời tiết oi bức, nắng như đổ lửa thế này vẫn hết sức gian khổ. Nhiệt độ buổitrưa có thể lên đến hơn 45oC, vô cùng khô hạn, mỗi người chỉ được chia mộtlượng nước rất hạn chế, không ai dám uống nhiều, vậy nên miệng môi ai nấy đềunhanh chóng bị nứt nẻ..
Trong “Đại Đường Tâyvực ký”, sư phụ Huyền Trang mô tả như sau: “Ban đêm, yêu ma đốt lửa, những đốmsáng lập lòe ma mị, ban ngày gió cát mịt mù, vần vũ như mưa bão”. Những miêu tảsống động ấy, nếu không đích thân đặt chân vào sa mạc này, sẽ chẳng thể có đượcsự trải nghiệm khắc cốt ghi tâm. Ban ngày, không một gợn gió, nhưng có thể ngaylập tức tối tăm mặt mày vì gió cát, bụi đá, với những thanh âm rú rít ghê rợnnhư tiếng ma quỷ. Bụi cát bị gió lốc cuốn tung, bay mù mịt khắp trời hệt nhưmưa rào, dù quấn khăn bịt mặt rất dày, vẫn có thể bị cát xâm nhập vào tận cuốnghọng.
Ban đêm, bầu trời ngànsao lấp lánh, mặt đất chập chờn những bóng ma trơi. Đây là lần đầu tiên tôitrông thấy “ma trơi”, hình ảnh đó phát ra từ hài cốt của con người và động vậtđã chết trong điều kiện tự nhiên khắc nhiệt này từ hàng ngàn năm qua. Ở thế kỷXXI, sa mạc Hạ Diên Tích không còn đáng sợ như vậy nữa, đường sắt xuyên qua samạc, trước mặt hành khách sẽ chỉ là một khoảng không hoang vu, tẻ nhạt mà thôi.Ai có thể ngờ rằng, một nghìn năm trước, nơi đây từng được xem là vùng đất chếtkia chứ!
Sau nửa tháng trời,khi phong hỏa đài của Ngọc Môn Quan hiện ra trước mắt, ai nấy đều reo hò mừngrỡ, cuối cùng chúng tôi đã vượt qua tám trăm dặm sa mạc Hạ Diên Tích. Nhưng tôibiết, con đường phía trước không hề thuận lợi như mọi người nghĩ. Một thứ khácđáng sợ hơn cả vùng đất chết đang chờ đợi chúng tôi.