Đức Phật Và Nàng

Chương 71: Đấng quân vương



-Đấng quân vương thành công là người biết lấy lòng dân chúng, biết cách vỗ vềquần chúng, biết cách nuôi dưỡng và lợi dụng tôn giáo, khiến cho người dân chấpnhận thực tại. Như thế, quần chúng sẽ đặt niềm hy vọng vào kiếp sau, không vìnhững bất mãn trong kiếp này mà phản kháng, nổi loạn nhằm thay đổi vận mệnh.

“Quânvương” chỉ là một cuốn sách mỏng, nội dung ngắn gọn, không đủ dài để tôi có thể“lên lớp giảng bài” cho đến khi nạn đói kết thúc. Nên tôi đã kết hợp và tiếnhành giảng đồng thời cuốn “Quân vương” với cuốn “Phản kinh” của tác giả TriệuNhụy đời Đường[1], vì cuốn sách này mang đậm màu sắc Trung Quốc và vì làm vậy,tôi có thể kéo dài thời gian, Mông Tốn không còn diễn vai công tử ăn chơi trướcmặt tôi nữa, anh ta nghe giảng rất chăm chú. Mỗi khi nghe được một luận thuyếtmới, hấp dẫn, anh ta lại tấm tắc ca ngợi, và liên tục bày tỏ quan điểm củamình.

[1]Cuốn sách đã được dịch giả Nguyễn Thụy Ứng chuyển dịch sang tiếng Việt.

-Lòng dân quan trọng thế ư? Nhưng cha con Lữ Quang chưa bao giờ xem trọng điềunày.

Trầmtư một lát, anh ta ngẩng đầu hỏi tôi. Tôi đáp: - Do vậy cha con Lữ Quang sẽthất bại, bởi vì kẻ nào coi thường quần chúng, kẻ đó sẽ bị quần chúng ruồng bỏ.Dân là nước, vua là thuyền, nước có thể đẩy thuyền, cũng có thể lật thuyền.Dù cho đằng sau bậc đế vương có sử dụng thủ đoạn bỉ ổi gì chăng nữa, thì trướcmặt quần chúng, bằng mọi giá phải giữ gìn hình ảnh đẹp đẽ của mình.

Ngẫmnghĩ hồi lâu, như đã hiểu ra được điều gì, Mông Tốn gật đầu:

-Lợi dụng tôn giáo vỗ về quần chúng, xoa dịu sự chống đối, đó đúng là phươngcách đơn giản mà hữu hiệu.

Anhta đứng lên, ánh mắt lộ vẻ giễu cợt, cười nói:

-Lữ Quang có pháp sư Rajiva ở bên mà không biết cách tận dụng, quả là quá ư nguxuẩn.

Anhta chắp tay sau lưng, đi lại trong phòng, mỉm cười nhìn tôi đầy ẩn ý:

-Nếu ta làm vua, sẽ phong pháp sư làm quốc sư, ra sức truyền bá Phật pháp.

Tôichỉ cười không đáp. Sau khi chiếm được Guzang, Mông Tốn hết lòng tin Phật và rasức phát triển Phật giáo, nhưng khi ấy Rajiva đã đến Trường An từ lâu. Mông Tốnphong nhà sư Tây vực Dharmakema làm quốc sư, đồng thời học theo Diêu Hưng, lậpra trương dịch thuật ở Guzang, và trường dịch thuật này đã hoàn thành hơn mườibộ kinh Phật kinh điển, tiêu biểu là cuốn “Đại bát Niết Bàn kinh” (gọi tắt làKinh Niết Bàn).

MôngTốn đang chầm chậm dạo bước, hai tay chắp ngang hông, thả lỏng gân cốt. Khíchất và phong thái của bậc quân vương toát ra từ con người này rất rõrệt. Đất Lương Châu trong tay họ Lữ, chiến tranh xảy ra liên miên, thiên tai,nạn đói như tôi đang phải đối mặt không chỉ diễn ra một lần. Nhưng khi Mông Tốntiếp quản Lương Châu, dân số thành Guzang đã tăng lên hơn hai mươi vạn, vàtrong sử sách không thấy có ghi chép về nạn đói trong giai đoạn này. Con traicủa Mông Tốn – Thư Cừ Mục Kiên là một người học rộng, luôn biệt đãi các bậcdanh nho người Hán. Khi Bắc Ngụy của tộc người Thốc Phát tiêu diệt Bắc Lương,thì kho báu mà họ chiếm được chính là những nho sĩ này. Sử sách chép rằng, kểtừ thời Ngụy, phong trào Nho học bắt đầu phát triển rực rỡ. Điều đó cho thấy,nền kinh tế, văn hóa của Lương Châu dưới sự cai trị của Mông Tốn phát triểnmạnh mẽ hơn rất nhiều so với thời của cha con họ Lữ. Ngoài ra, Thư Cừ Mông Tốncũng là một trong số ít các quân vương trong thời Thập lục quốc biết chăm lobồi đắp cho thế hệ tương lai.

Sách“Tấn thư” đánh giá về Mông Tốn như sau: “Mông Tốn xuất thân dân tộc thiểu số,hùng cứ chốn biên ải… Dấy binh ở Bạch Giản, cầu hòa với Nam Lương. Xưng hùng ởĐan Lĩnh, thu phục Bắc Khấu. Nhưng là kẻ thấy lợi quên nghĩa, hãm hại người thân. Tuy có thể thống trị một cõi nhưng vẫn cần trau dồi đức hạnh”.

“Thấylợi quên nghĩa, hãm hại người thân”, câu văn này đã định hình phẩm cách củaMông Tốn. Người đời thường nhắc đến Thư Cừ Mông Tốn với chân dung một kẻ xảotrá, bội tín, mượn dao giết người, lợi dụng Đoàn Nghiệp để tiêu diệt Nam Thành,sau đó giết Đoàn Nghiệp để cướp đoạt vương vị. Nhưng thử nghĩ xem, cứ cholà đám anh hùng thời loạn ấy đã sử dụng thủ đoạn bỉ ổi để tranh giành ngôi đoạtvị, nhưng điều đó đâu có quan trọng gì đối với người dân Lương Châu? Tôi cõngtrên lưng mấy đấu lương thực, rời khỏi nhà Mông Tốn. Ngước nhìn lên, vẫn thấymột màu âm u, xám xịt. Tuy tuyết đã ngừng rơi, nhưng gió vẫn lạnh căm căm, tựanhư những nhát dao, cứa vào lòng người từng vết tuyệt vọng. Khi nào mùađông căm giá rét này mới chịu kết thúc? Tôi muốn hét lên thật lớn, nhưng đâucòn đủ sức!

Thởdài một tiếng, xốc lại túi lương thực, cất bước về nhà. Dù sao, chúng tôi vẫncòn lương thực, tức là vẫn còn hy vọng sống tiếp.

Bỗnggiữa phố xá vắng tanh, xuất hiện một đứa trẻ chừng mười tuổi đang lao về phíatôi, nó cầm thứ gì đó đen sì, đầy lông lá trên tay, vừa chạy vừa ngoảnh lạiphía sau, chút nữa thì đâm sầm vào tôi. Có ai đó đang đuổi theo nó, tôi nghethấy tiếng chửi rủa của một đứa nhỏ hơn.

Khiđứa nhỏ rượt đuổi đứa lớn, chạy đến trước tôi, tôi gọi to:

-Siêu ơi, cháu làm gì vậy?

MộDung Siêu giật mình dừng lại, mất đà, ngã lăn ra. Tôi vội vã bước đến, đặt tảilương thực xuống, đỡ chú nhóc dậy. Mặt mũi lấm lem, vệt máu khô đét trên trán,chiếc áo bông trên người chú nhóc bị kéo rách vài chỗ, tay dính đầy những sợilông đen loang lổ máu, không rõ là thứ gì. Tay còn lại vẫn nắm chặt chiếc lồngnhỏ méo mó.

-Cô ơi! Nhìn thấy tôi, chú nhóc tủi thân òa khóc.

-Cháu làm sao vậy?

Tôirút khăn tay lau nước mắt, rồi lau vết thương trên mặt, trên tay cho chú nhóc.

-Sao lại chảy máu thế này? Cháu đánh nhau với ai phải không?

-Nó cướp chuột của cháu.

Chúnhóc chỉ tay về hướng đứa trẻ khi nãy. Tôi nhìn lên, đã không thấy bóng dángđứa kia đâu nữa.

Tôirùng mình, chau mày:

-Chuột ư?

Khôngđể ý đến biểu cảm của tôi, Mộ Dung Siêu gật đầu, ấm ức:

-Hôm qua cháu để dành cơm, vo tròn thành mồi nhử. Hôm nay cháu chờ mãi bên cốngnước mới dụ được một con chuột cắn câu.

Thìra chiếc lồng kia dùng để bắt chuột, chú nhóc thật lắm trò! Tôi nhẹ nhàng phủinhững hạt bụi trên má chú nhóc, dịu dàng hỏi:

-Sau đó thế nào?

-Con chuột cống này rất to, rất khỏe, cháu phải mất rất nhiều công sức mới đậpchết được nó. Nhưng khi cháu đang định rửa sạch sẽ để mang về thì đã bị ngườita cướp mất. Chú nhóc vùi đầu vào lòng tôi, bật khóc nức nở. Nước mắt trào ratừ đôi mắt to, đen láy, xối sạch đám bụi đất, để lộ làn da trắng bóc. Gương mặthình trái tim nhỏ bé, xinh xắn khiến tôi mủi lòng. Tết vừa rồi cậu bé mới trònbốn tuổi, cả ngày không ăn uống, lại phải vật lộn với một con chuột cống nhưthế, đã mất sức, lại bị đứa trẻ lớn hơn đánh đập.

Tôithở dài, ôm vai cậu bé, động viên:

-Nín đi Siêu, theo cô về nhà, chúng ta nấu cơm ăn nhé.

Quayđầu lại, định bụng vác lương thực về nhà, chợt tôi nhận thấy phía bên kia đườngmột người đàn ông trung niên đang nhìn chằm chằm vào tải gạo của tôi, vừa nhìnvừa nuốt nước bọt. Tôi lo lắng thót tim, vội giấu tải gạo vào trong lòng, bachân bốn cẳng kéo Mộ Dung Siêu chạy đi. Gã đàn ông lao đến, túm cổ áo tôi kéo giậtvề phía sau. Cổ họng bị thắt chặt, tôi cuống cuồng khoa chân múa tay đánh trả,nhưng không ăn thua.

Vừađịnh đưa tay vào trong áo, chợt tôi nghe thấy gã kia kêu gào thảm thiết. Cổ áovừa được thả lỏng, tôi lại nghe thấy một tiếng kêu gào đau đớn khác, đó làtiếng của Mộ Dung Siêu.

Tôiôm cổ thở hổn hển, thấy gã kia vừa nhảy lồm cồm vừa xoa chân. Chú nhóc nằm dướiđất, vài giọt máu còn đọng trên khóe môi, thì ra Mộ Dung Siêu đã cắn vào chânngười đàn ông kia. Tôi lao đến, đỡ chú nhóc dậy, lòng trào dâng nỗi xót xa. Tứcgiận, tôi rút súng gây mê, định hạ gục gã kia, nhưng chợt thấy từ xa một bóngdáng cao lớn đang lao về phía mình. Tôi lập tức nhận ra Mông Tốn qua trang phụccủa anh ta.

Tôivội cất súng gây mê đi. Mông Tốn xuất hiện, chắc chắn sẽ ra cứu nguy, tôi khôngthể để anh ta nhìn thấy vũ khí tiên tiến của mình. Thừa lúc tôi còn đang lưỡnglự, gã kia vác tải gạo lên định chạy. Tôi lao đến giữ tay gã lại, cố gắng kéodài thời gian để chờ Mông Tốn.

Gãnọ ra sức giằng giật, hắn đấm một cú vào trán, khiến tôi hoa mắt chao đảo. Vừabuông tay, một cơn đau buốt toàn thân ập đến dữ dội, hắn túm tóc tôi giật mạnh,hắn có còn là đàn ông nữa không? Tôi hối hận muôn phần vì khi nãy không bắnhắn.

-Dừng tay!

Cánhta đang túm chặt tóc tôi lập tức buông ra. Tôi lảo đảo ngã sóng soài xuống lớptuyết giá lạnh, lúc này mới cảm nhận được cơn đau buốt trên da đầu. Bên taivăng vẳng tiếng đấm đá huỳnh huỵch, gã đàn ông nọ rú lên đau đớn.

-Cút!

Giọngnói sắc lạnh, hung hãn:

-Để ta gặp ngươi lần nữa, ngươi chết chắc đó!

Tôilồm cồm chống người lên, thấy gã kia hai tay ôm bụng, sợ hãi đến nỗi mặt cắtkhông còn giọt máu, cà nhắc cà nhắc chạy biến. Một khuôn mặt vuông vức, nộ khívẫn còn hừng hực sáp lại gần tôi, cúi xuống nhấc bổng tôi lên.

-Bỏ tôi xuống!

Tôivừa dốc hết sức tàn gào thét, vừa đưa mắt ra xung quanh xem có ai nhìn thấyhành động khiếm nhã của anh ta không.

MôngTốn cứ thế thẳng bước, vẻ mặt lạnh lùng:

-Yên nào, ta đưa cô về phủ xử lý vết thương.

Thấytôi vẫn chưa thôi giẫy giụa, anh ta cúi thấp đầu, cười mỉa mai:

-Hay cô muốn để pháp sư thấy cảnh tượng thê thảm này!

Tôiim bặt, không dám nhìn vào đôi mắt chim ưng ác bá của anh ta, nhưng vẫn kiênquyết:

-Ngài hãy thả tôi xuống, tôi sẽ tự đi. Anh ta nhìn tôi, thở dài, lắc đầu: - Thếmà người ta bảo con gái Hán rất dịu dàng, nhu mì.

Đặttôi xuống đất, sau khi xác định tôi có thể tự đi được, anh ta lại than thở:

-Cô yếu đuối là thế mà ngang ngạnh, bướng bỉnh hơn cả phụ nữ Hung Nô.

Tôibỏ ngoài tai lời xỏ xiên ấy, điều quan trọng nhất là giữ được lương thực. Đưatay ôm vết thương trên trán, định bước tới nhấc tải gạo lên, anh ta liềnsải bước lên trước, một tay túm lấy tải gạo, tôi định ra đỡ Mộ Dung Siêu dậy,anh ta lại sải bước đến trước, một tay ôm Mộ Dung Siêu lên, chu mỏ giục tôi:

-Đi nào…

Vềđến phủ đệ của Mông Tốn, anh ta sai người hầu chuẩn bị nước nóng và mangthuốc bôi vết thương ra. Tôi ngoảnh mặt đi, từ chối cánh tay anh ta đang giơ rađầy thành ý, đồng thời trịnh trọng cảm ơn:

-Tạ ơn cứu mạng của tướng quân!

Anhta thu tay về, có chút hậm hực, lạnh lùng đẩy lọ thuốc ra trước mặt tôi. Tôiđón lấy, gọi Mộ Dung Siêu tới, rửa sạch vết thương và bôi thuốc cho chú nhóc. -Xin hỏi, vì sao tướng quân lại đến đó? Vừa bôi thuốc cho Mộ Dung Siêu tôi vừagạn hỏi.

-Đến khi nào cô mới chịu gọi ta là Mông Tốn?

Anhta hỏi ngược lại tôi. Tôi sững người: - Điều đó có quan trọng không?

-Không, tùy cô thôi.

Anhta hậm hực, nghiêng đầu, nói:

-Một phụ nữ yếu đuối như cô, cõng trên lưng ngần ấy lương thực, không bị ngườita cướp mới lạ.

Tôilặng im không nói. Không phải tôi chưa nghĩ đến nguy cơ ấy, nhưngtôi nào dám nói với Rajiva về nguồn gốc số lương thực này. Hôm nay là buổi lênlớp thứ hai, nhân lúc Rajiva cùng các đệ tử ra phố khất thực, tôi đã lên đếnnhà Mông Tốn. Tôi cũng chỉ dám giảng bài trong vòng một tiếng, vì tôi phải vềnhà trước khi Rajiva về. Sẽ tiếp tục tình trạng này trong bao lâu ư? Hiện tôichỉ nghĩ ra cách giải thích duy nhất là mua lương thực bằng khoản tiềnbán miếng ngọc bội và chiếc trâm ngọc kia. Lòng rối như tơ vò, chắc chắntôi không thể tiếp tục nói dối chàng, thêm nữa, đúng như Mông Tốn nói, số lươngthực này đủ khiến người ta nổi điên đến mức có thể giết người để cướp đoạt.

Thấytôi yên lặng hồi lâu, Mông Tốn khịt khịt mũi, hắng giọng:

-Cô hãy đem thuốc về và nhớ bôi đều đặn mỗi ngày. Hôm nay tôi sẽ đưa cô về.

Tôigiật bắn cả người, nhận thấy vẻ lạnh lùng thường ngày biến đâu mất, ánh mắtđang nhìn tôi chứa đựng sự quan tâm, lo lắng lạ lùng. Ánh mắt hiền hòa ấy, tôichưa bao giờ bắt gặp ở anh ta. Tim đập dữ dội, tôi vội cúi đầu, chăm chú laurửa vết thương.

Thuốctrị thương rất quý, nhưng còn…

-Cảm ơn tướng quân đã tặng thuốc, nhưng ngài không cần đưa tôi về nhà đâu…Siêu ơi, cháu đi gọi chú Nghiêm đến đây nhé! Tôi ngồi xuống bên cạnh Mộ DungSiêu, căn dặn:

-Nhớ đừng cho pháp sư biết.

MộDung Siêu gật đầu và biến mất nhanh chóng. Tôi soi gương kiểm tra vết thương,cũng may chỉ bị hắn túm tóc, bây giờ da đầu không còn đau nữa. Nhưng vết thươngtrên trán đã sưng tấy, tôi tự bôi thuốc cho mình, vừa bôi vừa mừng thầm:may mà không để lại sẹo.

Xửlý xong vết thương, tôi trịnh trọng cúi đầu, cảm tạ Mông Tốn:

-Tôi không biết lấy gì để báo đáp ơn cứu mạng của tướng quân, vậy trước khingười nhà của tôi đến, tôi có thể giảng chương tiếp theo hầu tướng quân đượckhông? Chương này có tên gọi “Làm thế nào giành được một vùng lãnh thổ bằngquân đội và năng lực của cá nhân nhà lãnh đạo?”.

Anhta hậm hức vài tiếng, nhìn thẳng vào tôi bằng vẻ lạnh lùng:

-Rất công bằng, sòng phẳng! Cứu cô một lần đổi được một chương trong cuốnsách quý.

Tôinghiêng đầu, gắng gượng ổn định nhịp thở, cố xua đi vết đau trêntrán và cái bụng rỗng đang gõ trống.

-Quan điểm của vĩ nhân trong cuốn sách này là: người không dựa dẫm vào vận maylà người có thể duy trì được địa vị của mình một cách vững chắc. Ông… - Vì saokhông cho pháp sư biết?

Tôisững người, anh ta ngắt lời tôi vì chuyện này ư? Tôi cười buồn, Rajivacao ngạo là thế, sao chàng có thể để tôi đổi lấy lương thực bằng cách này?

-Pháp sư cũng là đàn ông, nếu biết ngày nào cô cũng đến nhà một kẻ háo sắc…

Anhta đến bên tôi, đảo qua đảo lại một vòng, ánh mắt hỗn hào dồn vào ngực tôi, sáplại bên tai tôi, buông giọng lẳng lơ:

-Ngài sẽ nghĩ gì về giá trị của năm đấu gạo mỗi ngày?

Tôitrừng mắt nhìn anh ta, càng nhìn điệu cười bông lơi của anh ta càng bực mình,tôi gằn giọng:

-Tướng quân, cuốn sách quý này quan trọng hơn việc làm vẩn đục mối quan hệ củachúng ta chứ?

Anhta ngửa cổ cười lớn:

-Rất bình tĩnh! Bị đe dọa mà không hề hoang mang.

Sauđó, anh ta thôi cười, đổi giọng nghiêm túc:

-Đúng như cô nói, ta biết điều gì mới là quan trọng. Hôm nay cô không cần giảngbài thêm nữa, cô sẽ ngất vì đói đấy!

Đượcthế thì còn gì bằng, tôi thả người xuống ghế, cố gắng giảm thiểu tối đa nănglượng tiêu hao của cơ thể. Chúng tôi ngồi đối diện nhau, không ai nói gì, chỉcó đôi mắt chim ưng của anh ta là không chịu ở yên một chỗ mà liên tục đảoquanh trên người tôi.

Tôichỉ còn cách nhắm mắt lại để khỏi phải bực mình. Tôi nghe thấy tiếng cười khekhẽ bên phía đối diện. Lát sau, anh ta ra ngoài một lúc rồi quay lại, nói vớitôi:

-Cô ăn chút gì đó rồi hãy về.

Giọngnói nhỏ nhẹ, và hình như pha chút dịu dàng, nhưng điều đó càng khiến tôi lo sợ.Đúng lúc người hầu bưng lên một đĩa thịt dê thì Hô Diên Bình đến. Tôi cưỡng lạithứ hương vị thơm ngon nhất trần đời ấy bằng toàn bộ sức lực, kiên quyết đứnglên, xin phép ra về, mặc cho gương mặt của Mông Tốn bỗng trở nên u ám.

Từchối đĩa thịt dê ấy không phải vì tôi kiêu kỳ, sĩ diện, mà vì tôi… không dám.Nếu tỉnh táo, tôi vẫn còn súng gây mê để tự vệ. Nhưng một khi ăn phải đồ ăn đãbị tẩm thuốc mê chẳng hạn, thì dù có nhảy xuống sông Hoàng Hà tôi cũngkhông gột sạch được oan ức. Chỉ e anh ta đã nảy sinh ý đồ đó. Con người nàythật khiến người khác phải khiếp sợ.

HôDiên Bình đưa tôi về nhà. Trên đường đi, chúng tôi đã bàn bạc và thống nhấtrằng, hàng ngày anh ta sẽ đến nhà Mông Tốn đón tôi và không được cho Rajivabiết. Rajiva cùng đệ tử cũng trở về ngay sau đó, họ cũng mang lương thực về.Nhưng điều khiến tôi kinh ngạc không phải số lương thực mà là vết thương đã khômáu trên tay Rajiva. Tôi vội vã lau rửa sạch sẽ vết thương cho chàng rồi bôithuốc trị thương lấy từ nhà Mông Tốn về. Vết thương này chắc chắn do vật sắcnhọn gây ra. Hỏi chàng, chàng chỉ trả lời qua loa rằng do không cẩn thận nên bịđứt tay. Mới nói được vài câu, chàng đã chuyển đề tài sang vết thương trên trántôi. Tôi bắt chước chàng, cũng trả lời lấp liếm rằng do bất cẩn nên bị va đập,rồi lại tiếp tục chuyển hướng câu hỏi sang việc: chàng có được số lương thực đótừ đâu?

Chàngvui vẻ cho tôi biết đó là quà biếu của quan Trung thư giám[2] Trương Tư.Trương Tư tính tình nho nhã, hiền hòa, chưa bao giờ làm mất lòng Lữ Quangnên rất được ông ta yêu mến, tin dùng. Nhưng vì sức khỏe không tốt, nên lần nàyLữ Quang không đưa ông ta ra trận cùng. Trương Tư bệnh tật ốm yếu nhiều ngày,Rajiva tụng kinh giúp ông ta nguôi ngoai, Trương Tư cảm kích nên đã biếuchàng năm đấu gạo.

[2]Chức quan ra đời bắt đầu từ thời Tam quốc, chức vụ tương đương với Trung thưlệnh, nhưng thứ bậc cao hơn một chút.

Tôihớn hở giao lương thực cho Hô Diên Bình, căn dặn anh ta hôm nay nấu thêm nửađấu gạo, phần còn lại đưa vào nhà kho khóa kỹ. Đồng thời, tiết lộ với Rajiva,bệnh tình của Trương Tư chẳng thể thuyên giảm, chưa đầy mấy năm nữa ông ấy sẽqua đời.

-Trước đó, Lữ Quang ra sức chữa chạy cho Trương Tư. Một đạo sĩ ngoại quốc têngọi Racha bảo rằng hắn có thể chữa lành cho Trương Tư, đã được Lữ Quang thưởngcho rất nhiều vàng bạc châu báu. Biết Racha là kẻ lừa đảo, nên trước mặt TrươngTư và Lữ Quang, chàng đã tết sợi chỉ ngũ sắc, đốt cháy thành tro, thả vào trongnước. Tro nổi lên mặt nước và kết tụ thành hình sợi chỉ. Đó là điềm báo bệnhcủa Trương Tư không thể hồi phục. Quả nhiên, mấy ngày sau, ông ấy đã qua đời.

Rajivabăn khoăn hỏi tôi:

-Tro chỉ làm sao mà kết tụ thành hình được?

-Em không biết.

Mùithơm thanh thanh của gạo từ nhà bếp đưa lại, bữa cơm hôm nay thịnh soạn hơn hômqua. Tôi nuốt nước bọt, tươi cười trêu chọc chàng:

-Chàng thông minh hơn em nghĩ nhiều, còn những mấy năm nữa, chàng cứ từ từ mànghĩ. - Ngải Tình, gạo của nàng từ đâu mà có? Biết chàng sẽ hỏi mà! Tôi chộtdạ, trả lời qua quýt:

-Thì em mua bằng tiền bán ngọc.

Sauđó, tôi vội vàng đứng lên, đi xuống bếp:

-Em xuống phụ bà Công Tôn một tay.