Ngủ thêm một lát, lúctỉnh dậy đã thấy bóng người cao lớn ngồi bên giường. Tôi hỏi bằng giọng ngáingủ:
- Chàng về rồi ư? LữThiệu gặp chàng vì việc gì vậy? Tôi giật mình, mắt mở thao láo. Ánh mặt trờichói chang rọi qua ô cửa sổ, chiếu sáng bóng người cao lớn ấy, cặp mắtsắc lạnh quen thuộc đang nhìn tôi đăm đăm.
- Sao ngài…
Muốn hỏi anh ta vì saovào được đây, nhưng lại thôi, vì tôi quá hiểu, anh ta muốn làm gì thì sẽ làmbằng được.
- Chuyện gì?
Tôi định ngồi dậy,nhưng anh ta đã cúi xuống, cuộn tấm chăn đắp bên cạnh lại, chèn vào saulưng tôi, sau đó ôm eo, giúp tôi ngồi thẳng lên.
Mặc dù anh ta có ýtốt, nhưng tôi không thích những đụng chạm kiểu đó, má tôi nóng bừng. Anhta thì ngược lại, thản nhiên ngồi bên mép giường, sát cạnh tôi. Không làm cáchnào đẩy anh ta ra xa được, vả lại thiết nghĩ anh ta chẳng thể làm gì một bàbầu, nên tôi không bận tâm nữa, nhìn thẳng vào anh ta, không chút ngần ngại.
Anh ta không nói gìcả, chỉ chăm chú quan sát tôi. Cặp mắt chim ưng ấy có đôi vệt vằn đỏ, quầng mắttrũng sâu, vẻ u buồn lạ lùng hiển hiện trong đáy mắt. Ánh mắt bất thường ấy chiếuvào tôi một cách trực diện, khiến tim tôi đập liên hồi và tôi trở nên bối rối.
- Tướng quân…
- Đến bây giờ vẫnkhông chịu gọi ta là Mông Tốn? Anh ta cúi đầu, thở dài ảo não, giọng nói cóphần chua chát.
- Mông Tốn…
Tôi động lòng, khôngnhìn anh ta nữa, nghiêm túc hỏi:
- Ngài kiếm cớ để phápsư ra ngoài, một mình tới đây gặp tôi, hẳn là có điều muốn nói, rốt cuộc làđiều gì vậy?
Khóe môi anh ta khẽnhếch lên, lúc đầu là nụ cười gượng gạo, nhưng đã tắt ngay sau đó, và thay vìtrả lời, anh ta lại hỏi tôi:
- Diêu Trường cử sứgiả tới mời pháp sư đến Trường An giảng kinh, cô biết chứ?
Tôi gật đầu, tronglòng không khỏi băn khoăn, vì sao mà anh ta lại hỏi chuyện này?
- Lữ Soạn cho rằng,nên dùng pháp sư để đổi lấy tiền bạc của Diêu Trường và Lữ Quang đã đồng ý.Nhưng cô có biết vì sao, pháp sư vẫn không thể đến được Trường An không?
Anh ta không rời mắtkhỏi tôi, vẻ ranh mãnh đột ngột lóe lên trong đáy mắt. Những lúc trò chuyện vớitôi, anh ta luôn gọi thẳng tên tục của cha con họ Lữ bằng giọng điệu mỉa mai, khinhbỉ.
- Không phải vìcho rằng pháp sư là người xảo quyệt, nếu đến Trường An sẽ gây bấtlợi cho nhà Lương của họ Lữ hay sao? Anh ta bật cười khinh khỉnh:
- Đúng là như thế.Nhưng, những lời này không phải của Lữ Quang.
Tô đã hiểu, nhưng muốnxác minh thêm lần nữa, nên hỏi lại:
-Là ngài nói phải không?
Anhta gật đầu, khuôn mặt vuông vức với những đường nét cương nghị bỗng toát vẻ xảoquyệt, gian hùng:
-Chính ta đã mớm lời cho Lữ Thiệu, để tên khờ ấy đi khuyên cha hắn.
-Vì sao ngài làm vậy?
-Vì ta không thể để các người ra đi.
Anhta đứng lên, chắp tay ra sau, đi đi lại lại trong phòng. Ánh nắng chiếu trên bờvai dài rộng, thẳng tắp của anh ta, đẩy gương mặt vào khoảng không gian nửa tốinửa sáng.
-Kể cả việc hai người phải vào cung, cũng là chủ ý của ta. Ta mách nước để LữThiệu đi nói với cha hắn: trước khi các nước tranh giành pháp sư, LữQuang nên thông báo với toàn thiên hạ rằng, pháp sư Rajiva là bề tôi của vuaLương, để dẹp bỏ dã tâm của các đối thủ.
-Mông Tốn, làm vậy thì có lợi gì cho ngài?
Anhta dừng bước, nhìn tôi trân trân, rồi bật cười lạnh lùng: - Ta đã thay đổi kếhoạch, ta không giết nàng nữa, nhưng cũng quyết không để kẻ khác có được nàng.Họ Lữ kia là bầy hung ác, dốt nát, hai người bị đám ngu muội ấy khống chế, tamới yên tâm.
Tôithở dài chua xót:
-Ngài đừng lo, tôi chỉ còn vài ngày nữa thôi…
Cólẽ cũng chỉ còn mấy ngày nữa là tôi phải đi rồi.
Anhta chầm chậm bước lại gần tôi, ngồi sát bên tôi, vẻ hung hãn trong ánh mắt đãbiến mất, nhường chỗ cho nỗi buồn thương, bi lụy. Anh ta dường như đang rất xúcđộng, rồi bỗng nhiên nắm lấy tay tôi:
-Nàng có hận ta không?
Tôimuốn rút tay ra nhưng càng bị nắm chặt hơn, vùng vẫy cũng vô ích, tôi đành đểmặc anh ta. Nhìn vào đôi mắt đẫm bi ai ấy, tôi cười buồn:
-Ngài nói với tôi những điều này vì muốn tôi hận ngài phải không? Ngài đã đạtđược mục đích rồi đó. Từ nay về sau, tôi sẽ không thể giảng giải cho bất cứ aivề thuật trị nước, cũng không ai có thể biết được kế hoạch của ngài để cản trởngài nữa.
-Cũng phải, như thế ta sẽ khỏi phải ngày ngày trăn trở có nên giết nàng haykhông.
Anhta ngửa cổ cười lớn, nhưng trong giọng cười chứa đựng nỗi buồn mênh mang và côđộc.
Mộtlát sau, điệu cười tắt dần, anh ta nắm tay tôi chặt hơn, như thể muốn nhìn thấytôi đau đớn.
-Nàng chết sẽ có lợi cho ta. Người phụ nữ như nàng không nên sống trên cõi đờinày.
Giọngnói của anh ta run run, tôi gắng gượng chịu đau, mỉm cười:
-Mông Tốn, tôi không hận ngài, tất cả đều do số phận sắp bày. Vả lại tôi cũngkhông còn thời gian để hận ai nữa.
Cánhtay khẽ buông, anh ta đăm đắm nhìn vào gương mặt tôi, ánh mắt mơ hồ, sauđó lắc đầu cười buồn, lẩm nhẩm:
-Ngay cả hận ta nàng cũng không buồn hận…
-Mông Tốn, ngài sẽ xưng vương lập quốc, trở thành vua một nước, nhưng ngàikhông phải là người được trao cho sứ mệnh kết thúc thời kỳ loạn lạc này.
Tôilấy giọng bình tĩnh, nói với anh ta: - Số phận của ngài cũng đã được an bài.Đôi mắt chim ưng thôi lơ đễnh, tập trung hơn và có vẻ lo lắng hơn, anh ta nhìntôi rất lâu mới cất giọng nặng nề:
-Số phận ư…
Bậtcười mỉa mai, rồi lại thở dài ảo não: - Số phận ư… Hai ta gặp nhau cũng là dosố phận…
Anhta lắc đầu, quay mặt sang hướng khác. Lúc trở lại nhìn tôi, nỗi bi thương đãdần lẩn khuất, trầm ngâm một lát, anh ta cất giọng bình thản:
-Nàng còn tâm nguyện gì chưa thực hiện không?
-Mông Tốn, pháp sư mong muốn khai mở động đá, xây chùa Đại Phật trên núi BậcThang, nhưng bị Lữ Quang ngăn cản. Ngày sau, khi tiếp quản thành Guzang, ngàicó thể giúp pháp sư hoàn thành tâm nguyện này không?
-Được, ta hứa với nàng. Anh ta gật đầu cả quyết: - Sau khi lên ngôi, ta sẽ phongpháp sư làm quốc sư, và Phật giáo sẽ trở thành quốc giáo.
Chưakịp nói lời cảm ơn, anh ta đã lại hỏi tiếp:
-Còn tâm nguyện gì nữa không? Tôi ngẫm nghĩ một lát, đáp: - Mong ngài yêuthương, chăm lo cho muôn dân, đừng để thảm cảnh người ăn thịt người xảyra tại Lương Châu này lần nữa. Ngoài ra, ngài nên trọng dụng các nho sĩ, giúpcác nhân tài người Hán có thể an cư lạc nghiệp trên mảnh đất Tây Bắc này. -Được, ta sẽ thực hiện.
Anhta gật đầu, lại gần tôi hơn nữa, cặp mắt chim ưng không rời khỏi gương mặt tôi:
- Còn điều gì muốn nói với ta nữa không?
Chợtnhớ đến Rajiva một mình mòn mỏi chờ đợi suốt mười sáu năm sau khi tôi ra đi,đột nhiên sống mũi cay xè. Tôi gắng kìm chế cảm xúc, ngước nhìn Mông Tốn:
-Sau khi tôi ra đi, xin ngài đừng gây khó dễ cho pháp sư. Xin hãy tận dụng mốiquan hệ của ngài với Lữ Thiệu, giúp pháp sư có được chút tự do nhất định.
-Được, ta còn ở Guzang ngày nào, sẽ dốc sức trợ giúp pháp sư ngày ấy.
Anhta tiếp tục sáp lại gần tôi hơn nữa, khoảng cách lúc này chỉ còn là nửa gangtay, giọng nói cũng hạ thấp hết mức:
-Còn gì nữa không, còn điều gì muốn nói với ta nữa không?
Tôingoảnh mặt đi khi nghe được giọng nói ấy chất chứa nỗi niềm trông đợi, tôi hỏi:
-Ngài muốn tôi nói gì?
Anhta sững sờ, một lúc lâu sau mới lắc đầu, ngồi thẳng lên, cười buồn:
-Không có gì…
Anhta đứng lên, bước về phía cửa, cánh cửa bật mở, mùa hè rực lửa, ánh nắng chóichang nhuộm hồng bóng dáng con người ấy. Tiếng bước chân ngập ngừng nơi ngưỡngcửa, anh ta không quay đầu lại, chỉ có tiếng thở dài man mác đưa đẩy trongkhông gian oi nồng:
- Ngải Tình, ra đithanh thản…
Sống mũi tôi cay cay,Mông Tốn không biết tôi rời khỏi thời đại này, anh ta nghĩ rằng tôi sắp chết.“Ra đi thanh thản” là lời chúc cuối cùng dành cho tôi. Cuộc chia biệt giữa haichúng tôi sẽ là “sinh ly” hay “tử biệt”? Ngày sau dẫu có trở lại, tôi cũngkhông gặp lại anh ta nữa, giống như tôi không thể gặp lại Pusyseda vậy. Mặc dùtôi luôn tỏ ra đề phòng và cảnh giác với anh ta, nhưng anh ta chưa từng hạitôi. Và đúng ra, tôi còn phải cảm ơn anh ta nữa, vì anh ta đã cố gắng giúp tôitheo cách của mình. Vậy nên, tôi nhìn theo bóng dáng cao lớn ấy, thầm cấttiếng: cảm ơn ngài, Mông Tốn…
Rajiva giúp tôi mặc áochống tia phóng xạ, đeo đồng hồ vượt thời gian và khoác ba lô. Từng thứ một,từng việc một, cẩn trọng, tỉ mỉ. Tôi vốn nghĩ sẽ không bao giờ phải đụng vàonhững vật dụng này nữa, nhưng bây giờ, tôi vẫn phải nhờ vào mối dây liên hệ vớithế kỷ XXI này để giữ lấy tính mạng của mình và em bé của tôi. Rajiva lặng lẽquấn rất nhiều lớp áo bông lên phần bụng bầu, để tránh em bé của chúng tôi bịtổn thương khi tôi tiếp đất.
Mồ hôi lấm tấm trênsống mũi chàng, lúc chàng cúi thấp xuống, tôi thấy lưng chàng cũng đã đầm đìa.Lớp áo cà sa dính chặt vào thân người, làm lộ rõ tấm lưng xương xương củachàng.
Sau khi được quấn ngầnấy lớp áo bông, mồ hôi trên người tôi trào ra như suối. Chàng lau mồ hôi trêntrán tôi, nâng đầu tôi lên, dịu dàng nói:
- Trước đây, chưa lầnnào ta tiễn nàng đi, lần này thì được rồi.
Chỉ thế thôi tôi đãthấy mắt mình cay xè, chàng hôn lên mắt tôi, thấm đi những giọt xót xa ấy:
- Đừng khóc, không tốtcho em bé.
Chàng mân mê chiếckhăn lụa Atala quấn quanh cổ tôi, lồng tay phải của chàng vào tay tôi, tôi chạmvào chiếc nhẫn cưới trên tay chàng. Hôm nay, chàng đã tháo chiếc nhẫn thườngngày vẫn đeo trên cổ xuống, lồng vào ngón tay áp út bên trái, còn trên ngựcchàng lúc này là chuỗi tràng hạt xưa cũ, đã sờn bạc.
Chàng nhẹ nhàng ôm tôivào lòng, âu yếm:
- Chúng ta chia tay làđể có ngày gặp lại, bởi vậy không ai được khóc. Nàng chỉ về nhà mẹ đẻ một thờigian thôi mà, ta sẽ mỉm cười tiễn nàng đi.
Tôi gật đầu, gắng sứccười thật tươi, vì tôi muốn trong mười sáu năm đằng đẵng sắp tới, mỗi lần nhớđến tôi, chàng sẽ nhớ nụ cười rạng rỡ của tôi ở khoảnh khắc này.
- Rajiva, lúc rảnh rỗichàng hãy chuyên tâm dịch thuật kinh Phật, đừng gây mâu thuẫn với người nhà họLữ. Em biết chàng không ưa mấy chuyện bói toán, nhưng đôi lúc cũng phải dùngđến chúng như một cách để bảo vệ mình.
Tôi đã thuật lại chochàng nghe mọi việc sẽ diễn ra những năm tháng sau đó. Kể cả những chuyện kỳ bíđược sách “Tấn thư” chép lại, như việc khi gió nổi, chàng dự báo sắp có chiếnloạn, hay khi xảy ra chuyện ly kỳ là có lợn mẹ sinh ra lợn con một đầu ba mình,chàng đã dự đoán rằng Lữ Soạn sẽ bị soán ngôi, vân vân… Chàng nghe xong chỉbiết mỉm cười, lắc đầu nhưng tuyệt nhiên không buông lời chỉ trích gay gắt nhưnhững lần trước.
Tôi lôi ra cuốn sổ ghichép trong suốt mấy năm qua của mình:
- Đây là cuốn nhật kýkhảo sát của em. Trong này có ghi đầy đủ những sự kiện lịch sử đã và sẽ xảy ravào thời kỳ Thập lục quốc, và còn cả những cảm nghĩ của em nữa.
Tôi lật mở cuốn sổ,bên trong là tấm ảnh của tôi và bố mẹ từ ngày xưa:
- Em đi rồi, nếu nhớem, chàng hãy đọc nhật ký và ngắm bức ảnh này. Vì không nghĩ sẽ có ngày để lạicuốn sổ, nên em ghi chép mọi thứ bằng kiểu chữ giản thể phổ cập ở thời đại củaem. Chàng phải đọc từ bên trái qua bên phải, mà không phải từ trên xuống dưới.Mấy ngày qua em đã lập ra một bảng đối chiếu, nhưng vì thời gian không cónhiều, nên bảng đối chiếu này còn rất sơ sài. Chỉ e, chàng không thể hiểu hếtnhững gì em viết… - Không sao, ta sẽ nghiên cứu tỉ mỉ, ta sẽ tìm hiểu chữ viếtvà lối hành văn của thời đại đó.
Chàng trịnh trọng đónlấy cuốn sổ, ngẩng đầu lên và cười:
- Lúc này có thể khônghiểu, nhưng ta còn cả mười sáu năm để nghiên cứu kia mà. Chờ khi nàng trở về,ta sẽ hỏi nàng những chỗ ta còn chưa rõ…
Gương mặt gầy guộc,khắc khổ ấy vẫn đang gắng gượng nở nụ cười lạc quan, đôi đồng tử màu xám nhạtlấp lánh, bóng tôi in trong hồ nước trong vắt ấy, chập chờn như một làn sươngthu mờ ảo.
Sống mũi lại dội lênmột đợt cay xè, ra sức đè nén nỗi đau ngập lòng, tôi nắm tay chàng, dặn dò từngchút một:
- Một năm trước khichàng lên đường đi Trường An, Guzang sẽ trải qua một trận đói đáng sợ hơn cảtrận đói vừa qua, dân số trong thành mười người thì tám, chín người chết đói.Tất cả đều là mệnh số, chẳng thể cứu vãn. Khi không thể cứu người, chàng nhấtđịnh phải tự cứu mình, bởi vì, chỉ khi đến được Trường An, chàng mới có thểhoàn thành sứ mệnh.
Theo tài liệu lịch sử,thì sau khi Lữ Quang qua đời, Lữ Triện đã giết Lữ Thiệu. Lữ Hoằng tranh giànhngôi vua với Lữ Triện, nhưng đã bại trận và bị Lữ Soạn giết chết. Hai năm sau,Lữ Siêu giết Lữ Soạn, đưa người anh ruột Lữ Long lên ngôi. Nhưng chưa đầy nửanăm, Mông Tốn thừa dịp nạn đói, đã tấn công Guzang, Lữ Long đầu hàng Diêu Hưng.Trong vòng ba năm sau khi Lữ Quang qua đời, đám con cháu nhà họ Lữ chỉ lo chémgiết lẫn nhau để tranh giành quyền lực, mặc nạn đói hoành hành khắp nơi, tiếngkêu thương ai oán động trời, dân chúng khốn khổ, lầm than, tình trạng củaLương Châu trong thời gian đó còn thê thảm hơn thời kỳ Lữ Quang còn tại vị.Nhưng tôi đã không thể cùng chàng chia sẻ những nhọc nhằn, cay đắng trong nhữngnăm tháng tăm tối ấy. Cứ nghĩ vậy, lòng tôi lại tan nát.
- Ta không còn là vịpháp sư Khâu Từ ngang tàng, cao ngạo ngày xưa nữa. Ta đã học được cách chungsống hòa bình với nhà cầm quyền, hiểu rằng phải nhẫn nhịn, chịu đựng. Nàng đừnglo cho ta, mười sáu năm ấy, ta có thể vượt qua được…
Tôi gật đầu và nhậnthấy mình đã lại khóc tự lúc nào, vội vàng lấy hơi, tiếp tục căn dặn:
- Chàng nhớ phảiăn uống đúng giờ, không được bỏ bữa, buổi tối phải chịu khó ngâm chân trongnước nóng, có như vậy, sang mùa đông, vết lở loét mới không tái phát, và đừngquên bôi gừng lên bàn tay. Chàng thường rất dễ tỉnh khi ngủ, nên thường ngủkhông sâu. Không có em ở đây, chàng phải uống sữa bò sữa dê trước khi đi ngủ.Buổi tối không được đọc sách quá khuya, nếu không thị lực sẽ kém đi. Emkhông muốn đến khi trở về đây phải mang theo kính cận cho chàng đâu. Tôi cứ nóihoài nói mãi như vậy, thầm ước có thể căn dặn tất cả mọi điều, không để sót bấtcứ thứ gì. Chàng chỉ dịu dàng gật đầu, ân cần lau mồ hôi trên trán tôi. Khi tôiđã thấm mệt mà vẫn thấy dường như còn rất nhiều điều muốn nói, nhưng không biếtphải tiếp tục thế nào, tôi ngẩn ngơ nhìn chàng.
- Hết chưa vậy?
Chàng cốc nhẹ vào đầutôi, cố làm ra vẻ nhẹ nhõm khi cất tiếng:
- Bây giờ đến lượt tacăn dặn nàng. Trở về đó không có người quản thúc, nhớ không được thức khuya,ngủ nướng ít thôi, đừng thích ăn gì là ăn, phải ngơi nghỉ, cũng đừng quên…
- Được rồi, em biếtrồi!
Tôi lè lưỡi chọcchàng, rồi xịu mặt ra khi nhìn xuống lớp áo bông trên bụng, phụng phịu:
- Chàng còn nói nữa,em sẽ đổ ra cả cân mồ hôi cho mà xem.
Chàng sững lại, ánhmắt dồn vào bụng bầu của tôi, lặng lẽ quay đi chấm nước mắt, rồi ôm chặt tôivào lòng:
- Phải nhớ, tính mạngcủa nàng quan trọng hơn cả, sau đó mới đến em bé…
- Chàng đừng lo, trìnhđộ khoa học kỹ thuật ở thời đại của em rất phát triển, em nhất định sẽ sinh conan toàn… - Ngải Tình…
Chàng thở dài, đặt taylên bụng bầu kềnh càng của tôi, ánh mắt u buồn:
- Xin lỗi vì ta khôngthể cùng nàng nuôi nấng con cái, để nàng phải một mình vất vả…
- Bé yêu của chúng tasẽ hiểu rằng, con có một người cha tuyệt vời nhất trên đời.
Giọng tôi nghẹn ngào,tôi đưa cánh tay phải lên để được nhìn kỹ hơn chiếc vòng mã não. Ánh nắng buổitrưa len qua ô cửa sổ, chiếu sáng cả căn phòng, trên chuỗi hạt mã não, hàng chữ“Không phụ Như Lai, không phụ nàng” lấp lánh, rạng rỡ. - Em sẽ dành chuỗihạt này cho con… Chàng gật đầu, cũng bắt chước tôi, nhấc cánh tay phải lên, đểlộ chuỗi hạt của chàng. Đôi mắt sâu hun hút ấy khép lại, chiếc cổ thiênnga vươn lên cao, hai hàng lệ lăn theo gò má gầy guộc, nhỏ xuống…
Nụ hôn dài ngút ngàn,tưởng chừng bất tận rồi cũng phải kết thúc, miệng tôi vẫn còn vương vít mùi đànhương dìu dịu của chàng. Chàng nhẹ nhàng rời tôi ra, đeo găng tayvà mũ bảo hiểm cho tôi. Tôi vặn nút, đèn xanh nhấp nháy, bắt đầu tính giờ.Chúng tôi chỉ có một phút thôi, lắng nghe tiếng đồng hồ tích tắc đều đặn, tựdặn lòng không được khóc, tôi phải mỉm cười khi ra đi, vì dù tôi đã chụp mũ bảohiểm, nhưng tôi tin chàng có thể cảm thấy.
Chàng nhìn tôi, chầmchậm lùi bước ra phía cửa, ánh mắt lưu luyến mãi nơi tôi. Đến ngưỡng cửa, tayvịn vào cánh cửa, ánh nắng buổi trưa đổ trên vai chàng, nhuộm màu nâu sòng củaáo cà sa thành sắc vàng rực rỡ, nửa cánh tay để trần lấp lóa màu da bánh mật.Chàng hít một hơi thật sâu, nhìn thêm một lần nữa, như thể muốn in lại khoảnhkhắc này mãi mãi trong trí nhớ.
Tôi gật đầu mỉm cười,chỉ còn nửa phút nữa thôi, và chàng vẫn không chịu rời mắt khỏi tôi.
- Rajiva, đóng cửa lạiđi. Giọng tôi cũng đang run rẩy. - Chàng nhớ lát nữa không được quay lại nhìnchùm sáng đó. Khi xác định chắc chắn trong phòng không còn bất cứ luồng ánhsáng khác lạ nào, mới được bước vào…
Tôi không nhớ đây làlần căn dặn thứ bao nhiêu nữa. Nhưng mắt tôi không thể rời khỏi bóng chàng, đâylà khoảnh khắc cuối cùng…
Cánh cửa đóng lại,đồng hồ hiển thị chỉ còn chưa đầy mười giây…
- Rajiva, chờ em…
- Ừ…
Giọng chàng nghẹnngào, len qua khe cửa, trôi đến bên tai tôi.
Sau gần hai năm tôimới thấy lại cảm giác lộn nhào khi vượt không gian. Khoảnh khắc vút lên ấy, tôivẫn nghe tiếng chàng hét lớn:
- Mình ơi, hãy sốngthật vui vẻ…
Tôi có khóc không, tôi không còn nhớ nữa, trong khoảnh khắc chuyển đổi thời gianvà không gian ấy, tôi đã rơi vào trạng thái u mê, tôi chỉ biết duy nhất mộtđiều là phải bảo vệ bụng bầu của mình. Con yêu, gắng lên con nhé…
Bên tai tôi vẳng lêntiếng bước chân hối hả, ráng mở mắt, tôi lờ mờ nhìn thấy mấy người mặc áo bluetrắng. Tôi được đặt lên cáng, cố nắm chặt tay người đi bên cạnh và nhận ra đólà Tiểu Nhiếp, cán bộ phòng nghiên cứu. Trước lúc rơi vào trạng thái hônmê, tôi chỉ kịp nhớ rằng, mình đã lặp đi lặp lại rất nhiều lần câu nói: Xin hãygiữ lấy con tôi…