Buổi sáng ở Thiên giới thật khác lạ so với trần gian. Nó cứ mờ mờ ảo ảo… sương mù thì nơi đâu cũng có. Hoa anh đào ở vườn hoàng cung cũng nở rộ, thấp thoáng sau màn sương mù mong mỏng. Tuy An Thục biết, thân phận của mình là Lam đại tiểu thư, nhưng ngoài ra cô chẳng biết thêm một cái gì. Nếu để cô lạc lõng ở chốn này, có lẽ chắc cô cũng không thể trở về. Pháp lực thì cô cũng chưa thuần thục được, phải nhờ đến lão Sư phụ ở Tây Nam. Những lúc được cưỡi mây cưỡi gió bay trêи không trung, thật sự cảnh vật ở đây cũng đẹp quá rồi, nó đẹp một cách quyến rũ, nhưng lại tao nhã, nhẹ nhàng.
Thật đẹp quá… Chưa bao giờ ta được trải nghiệm thứ cảm giác này. Ta không ngờ còn có cả Thiên giới…
“Đại tỷ tỷ, tỷ nghĩ gì vậy?” – Thấy suốt quãng đường đi, An Thục chẳng nói một lời nào. Mà Khả Hy chỉ thấy nàng nhìn đăm đăm về những tầng lớp mây mù. Cũng đúng mà, ai nhìn vào cũng chỉ muốn đắm chìm.
Đáp lại câu hỏi của Khả Hy, An Thục ngâm 2 câu thơ.
“Mây mù trắng xóa, từng trêи cao
Nhân gian nhìn ngắm, đẹp làm sao!
Đắm chìm mê man không thấy chán
Hương thơm rừng núi thấy ngạt ngào.”
Đang bất chợt, rất nhanh mà An Thục có thể nghĩ ra được hai câu thơ miêu tả lại vẻ đẹp mê hồn lòng người trêи cao. Có lẽ chưa ai biết rằng, An Thục rất có năng khiếu văn chương. Đáp lại câu nói đó, Khả Hy cũng đối lại bằng hai câu thơ.
“Mây mù trắng xóa, từng trêи cao
Rừng núi xa xăm thật thanh tao.
Non sông nước biếc trong như ngọc
Gió nhẹ thoang thoáng, tuyệt biết bao!”
Phía dòng sông xa xa, đó chính là sông Thanh Nguyệt. Vì khi màn đêm buông xuống ở Thiên giới, ánh trăng rọi xuống dòng sông, một thứ ánh sáng rất nhẹ nhàng mà huyền ảo. Trăng dưới mặt sông, như thể tự soi mình vào gương, dòng nước trong veo, mát lạnh. Ngay cạnh đó, là cây đa cổ thụ nghìn năm. Nơi đã lưu giữ rất nhiều ưu tư của những thiên thần nơi đây.
Dừng chân lại ở khuôn viên Điệp phủ. Nhìn từ xa, nó cũng lấp ló sau màn sương. Lại gần thì thấy ngay một dinh thự rất nguy nga, tráng lệ. So với cung điện của Hoàng thượng Trấn Thiên ở trần gian thì Điệp phủ này cũng không hề thua kém. Nó rất rộng lớn. Điệp phủ bao gồm ba tiểu phủ: Điệp Hoa phủ (nơi gia chủ, phu nhân và hai vị tiểu thư ở), Điệp Tiên phủ (nơi lão gia gia và tổ mẫu ở), Điệp Ảnh phủ (nơi ở của các tiên nữ). Ngoài ra Điệp phủ còn có ba khu khác: Điệp thư phòng (nơi lưu giữ toàn bộ sổ sách của Lam gia), Điệp hoa viên và Viên Âm các.
Bên trong sân chính của Điệp Hoa phủ có các vị tiên nữ, họ đều làm những thứ việc khác nhau. Có một tiểu tiên nữ lại gần phía An Thục, quỳ xuống với vẻ tôn kính.
“Tiểu nữ, Hỏa Nhi kính chào Đại tiểu thư. Mừng Đại tiểu thư quay về Thiên giới.” – Đây là Liên Nhật Hỏa Nhi, cung nữ thân cận của Vĩ Nguyệt trước kia, có lẽ giờ vẫn thế. Hỏa Nhi rất trung thành với Vĩ Nguyệt
Nghe tin con gái của mình quay về từ Hạ giới, lão gia và phu nhân liền vội vàng chạy ra chào đón con trở về.
“Tiểu Nguyệt Nhi, con về rồi sao?” – Lam phu nhân rất vui mừng. Chạy ra đón con gái mình sau cả vạn năm. Thấy con đã lớn bà cũng bớt đi lo lắng. Bà có cảm nhận được tiên khí của cô đã tăng lên phần nhiều…
“Mẫu… mẫu thân, ở trần gian con quen được gọi là An Thục, người có thể gọi con là Thục Nhi.” – Đây là lần đầu tiên, ngoài Thái hậu Tử Sa, nàng gọi hai tiếng “mẫu thân”. Nhắc đến bây giờ, có lẽ phần nào đó nàng nhớ về Đại Lam.
“Ừm, Thục Nhi. Con đến Điệp Tiên phủ diện kiến lão gia gia và tổ mẫu đi.” – Vừa nói, bà vừa đưa cho An Thục một giỏ đào tiên để biếu gia gia và tổ mẫu.
Ra khỏi Điệp Hoa phủ, đi về hướng Tây Nam, đến Điệp Tiên phủ. Ở đây có một cây đào tiên rất lớn. Nghe nói ở Điệp hoa viên còn có một cây lớn hơn nữa. Chúng đã sống được nghìn năm rồi. Ở đây đa phần các tiên nữ chăm lo cây cối, đặc biệt là cây hoa nhài. Vì nghe nói Tổ mẫu rất thích hoa trài, chúng có màu trắng tinh khôi, hương thơm thoang thoảng. Tin Đại tiểu thư về đến Thiên giới sau vạn năm, Lão gia gia trực tiếp ra tận cửa đón. Cùng vừa mới nãy, có tiểu tiên nữ nào đó bảo vào ông là Đại tiểu thư đổi tên thành An Thục.
“Tiểu Thục Nhi.” – Ông rất vui khi tiểu nha đầu chiều nào cũng đến trò chuyện với ông đã trở về. Trước đây ông rất quý mến An Thục, quý hơn cả Khả Hy. Vì trước đây, Khả Hy rất ít khi lui tới Điệp Tiên phủ.
“Thục Nhi tham kiến Lão gia gia, tham kiến Nội tổ mẫu..” – Trong kí ức, An Thục có nhớ về những kí ức với hai người. Họ đều rất thương yêu An Thục. Nhưng sức khỏe họ lại đa phần không tốt. Sống đến nay cũng đã hơn năm mươi vạn năm rồi chứ ít gì cơ chứ?