Thấy vợ ăn mặc sang trọng ra khỏi nhà mà không nói lý do bố Vũ rất ngạc nhiên, ông hỏi bà :
- Em đi đâu vậy?
Nhìn chồng vẻ mặt buồn buồn, bà bảo :
- Em đến chỗ các con và bố mẹ Hạ, họ mời cơm.
Ông Văn hiểu ngay chuyện gì, ông cáu giận bảo vợ :
- Em cũng cổ vũ cho cái lối sống đó à? Em làm thế là đẩy con xuống vực đó!
Bà Văn không thể chịu được thêm nữa, bà nói một mạch những nỗi niềm đã chôn dấu từ lâu :
- Anh đừng nói nữa, người đẩy con xuống vực chính là anh đấy, anh chưa một lần động viên con hay tìm hiểu xem con muốn gì, tại sao con lại có những cảm xúc không giống như người khác thế. Con cũng là con anh, có dòng máu của anh, mang họ anh và nó là một con người anh phải hiểu điều đó. Ngay trong gia đình này, ngay cả những người sinh thành ra nó còn không cưu mang nó, không chấp nhận nó thì anh nghĩ nó sẽ sống thế nào. Những năm tháng qua con anh phải bươn chải, tìm đủ cách mưu sinh trong khi những đứa khác có sự dìu dắt của bố thì làm gì nó cũng chỉ có một mình, đàn ông thử hỏi liệu có bằng nó. Vậy mà con anh vẫn lớn khôn vẫn sống với trái tim đầy ắp yêu thương. Anh mắng nó, chửi nó là đồ lạc loài nhưng thử hỏi trái tim anh có được ấm áp như nó không hả anh, con người bình thường?
Ông Văn đứng sững như Từ Hải, tờ báo rơi khỏi tay mà ông không biết, người vợ hiền lành chỉ biết phục tùng ông giờ đây ư?
Bà Văn không nói gì nữa, bước ra cửa rồi bà chợt quay lại bảo :
- Anh đừng tính chuyện đến phá con nữa nếu không anh hãy ôm lấy nhà cửa, xe cộ và tiền bạc của anh mà sống một mình đi.
Nói rồi bà bỏ đi.
Còn lại ông Văn, ông ngồi phịch xuống ghế, đầu ông gục xuống ngực mái tóc hoa râm như lời nhắc ông đã già rồi.
Bao nhiêu năm qua ông là người thét ra lửa, không trận chiến nào làm ông chùn bước, không đối thủ nào làm ông run sợ, biết bao nhiêu người phải ngả mũ kính chào và đối thủ thì kiêng nể ông. Nhưng ông chỉ muốn sự khuất phục của hai người là vợ ông và con ông nhưng ông không làm được điều đó. Cái đứa con ông, đứa mà ông dồn hết tâm lực và muốn nó phải thành đạt theo con đường ông định đã không tuân theo ông. Ông đẩy nó ra đời để hòng mong nó sa ngã nhưng nó vẫn vững vàng. Ông muốn nó phải lê lết, lụn bại về nhà quỳ xuống xin ông giờ nó lại thành đạt đến thách thức ông. Bao nhiêu năm phấn đấu, ông đã có tiền bạc, địa vị nhưng đổi lại ông chẳng còn một gia đình theo đúng nghĩa của nó chỉ vì cái tính gia trưởng và hà khắc của mình. Các em ông đã bỏ ông vì ông từ mặt họ, những bữa cơm Tết chỉ còn có hai vợ chồng, không huynh đệ chén tạc chén thù. Người vợ yêu thưong gần 30 năm đầu gối tay ấp, lo cho ông từ giấc ngủ đến bữa ăn giờ cũng sẽ bỏ ông.Người vợ mà ông ít khi quan tâm đến đời sống tinh thần đã phải chịuthiệt thòi trong bao năm qua. Đứa con bé bỏng ngày nào giờ cũng chẳng cần đến sự tồn tại của ông nữa. Xét cho cùng ông cũng chỉ là một người nghèo kiết xác mà thôi. Suốt ba tuần qua kể từ cái lúc dòng máu trong con người Vũ chảy ra, thấm đỏ chiếc áo, ông đã dao động rất nhiều. Con ông đã lấy máu trong cơ thể mình như một sự minh chứng cho những hành động độc ác mà ông đã bắt nó phải gánh chịu trong những năm tháng qua. Dòng máu ấy là sự chứng tỏ lòng can đảm khi đối mặt với thử thách của Vũ. Dòng máu ấy là sự đánh đổi lấy lương tâm, trách nhiệm và tình thương nơi ông.
Bất chợt trong hốc mắt những giọt nước nóng ấm lăn trào qua má ông. Ông đưa bàn tay thô ráp lên thấm nó rồi đưa vào miệng mình, ông thấy nó mặn chát như dư vị trong tim ông bây giờ. Ông khóc ư, đúng rồi, người đàn ông thép ấy khóc, khóc cho sự nghèo túng của mình khóc cho cái tôi của mình, khóc cho vơi những nỗi niềm chất chứa và khóc cho đầy nỗi nhớ vợ thương con.
Thế rồi ông chậm rãi đứng dậy, mở cửa tủ ông lấy bộ lễ phục sang trọng nhất mà ông chỉ dùng một lần khi được nhậm chức. Khoác nó lên người, ông trải lại mái tóc hoa râm, soi mình vào gương và lần đầu tiên ông nhìn thấy như là Vũ đang đứng nhìn ông qua gương, nó giống ông quá.
Trong cái phòng nhỏ của nhà hàng Hoà Nhã, một bàn tiệc chỉ có chừng 10 người đang chuyện trò xôm xả, cậu và cô út của Vũ cũng đến, hai đứa bạn nối khố của Vũ và có cả Hương đương nhiên rồi. Nhà Hạ chỉ có bố mẹ vì mẹ Hạ là con một, các chú của Hạ lại ở quê nên không có ai ra.
Cô út của Vũ kết cái váy và cô cháu dâu xinh đẹp quá cư xán lại hỏi địa chỉ, mẹ Vũ cũng không ngừng ngắm Hạ. Vũ ngồi nói chuyện với mấy đứa bạn cũng không dời mắt khỏi Hạ. Hạ thấy người mình nóng bừng, cô đưa mắt lại Vũ nếu đây không phải bàn tiệc chắc Vũ lại bị làm thịt rồi.
Bỗng tất cả im lặng nhìn ra cửa, bóng một người đàn ông đượng bệ bước xuống từ chiếc ô tô đen bóng, mọi người thất kinh khi nhận ra là bố Vũ. Mẹ Vũ định ra nhưng Vũ ngăn lại bảo :
- Mẹ để con!
Hạ cũng định đi ra cùng Vũ nhưng ông Hưng ngăn lại vì ông biết cậu "con rể" tài ba có thể giải quyết được chuyện này.
Vũ nói xong, đứng dậy dời bàn tiệc bước ra ngoài để lại căn phòng đang ngột ngạt vì căng thẳng. Bước đến trước mặt bố Vũ hỏi nhỏ:
- Bố quyết phá con à?
Ông Văn đứng lặng nhìn con, mồm miệng đắng ngắt, thần khí như biến đâu hết, rất lâu sau nhìn vào vệt tím mờ nơi đuôi mắt Vũ, ông thì thầm :
- Bố không đến phá, bố đến để ...chúc mừng!
Vũ ngẩng đầu nhìn bố, cậu không tin vào tai mình, thấy bố đang cười với mình Vũ càng ngơ ngẩn. Thế rồi bố đưa hai tay ra, Vũ đứng sững, không phản ứng, một phút sau, Vũ dưòng như hiểu được điều gì đang xảy ra, cậu lao ngay vào vòng tay bố. Hai bố con cùng khóc, nhưng giọt nước mắt tràn ngập hạnh phúc của hai thế hệ sau gần 10 năm xa cách. Cuối cùng thì ông Văn cũng nhận thấy vợ mình đúng, Vũ là con ông dù thế nào nó cũng là con ông.
Nhạc tấu lên những giai điệu vui nhộn nhưng có một bản nhạc khác đang ngân lên trong lòng tất cả những con người ở đây, đó là bản nhạc tình yêu cuộc sống mà người chơi nó một các cừ khôi không ai khác ngoài Hạ Vũ.
Trăm năm hạnh phúc!
The end!