Kiếp trước bệ hạ thành lập phương triều, thời kỳ đầu gặp rất nhiều biến động, khắp nơi đều có thiên tai. Đám tàn dư của Hồng Liên Giáo nhân cơ hội này làm loạn, tro tàn lại cháy, tuy rằng không tạo thành tổn thất lớn nhưng cũng khiến vương triều mới gặp không ít khó khăn, lòng người bất an. Lại có một vài dân chúng phản nghịch to gan, ăn nói xằng bậy đồn đại nữ đế chính là yêu nghiệt, hơn nữa còn muốn ám sát cô. Thậm chí ngay đến việc bệ hạ băng hà, truy cứu đến cùng cũng có dính dáng đến Hồng Liên Giáo. Mỗi lần nghĩ đến đó Vệ Từ lại cảm thấy khó mà khống chế được tâm trạng của bản thân. “Nhưng mà...” Kỳ Quan Nhượng có chút do dự. Vệ Từ mím môi, gương mặt thoáng hiện nét lạnh lẽo rợn người. “Trong lúc chiến đấu hỗn loạn, phản dân mưu đồ mở cửa thành cho Hồng Liên Giáo, bất cẩn mất mạng trong đám phản quân, đó chẳng phải là chuyện rất bình thường sao?” Những thành phần không ổn định như thế này không xử lý sớm chẳng lẽ còn giữ lại để ăn Tết? Kỳ Quan Nhượng vốn muốn báo lại chuyện này cho phương Bồng Cơ xử lý, nhưng nghe Vệ Từ nói thế cũng có lý. Giữ lại những thành phần bất ổn như thế này nhiều một ngày là thêm một phần nguy hiểm, không bằng diệt cỏ tận gốc. Vệ Từ nghĩ đến chuyện gì đó, lại nói: “Trước kia, chủ công từng hứa với An Thôi, sau khi kết thúc cuộc chiến sẽ chia cho hắn ta một phần mười tiền tài và nhân lực... Văn Chứng nên sàng lọc đám tù binh đó sớm, những tên có thể dùng được thì giữ lại, còn những kẻ tư tưởng ngoan cố cực đoan khác thì tốt nhất là nên loại trừ..” Những chuyện làm tổn hại đến danh dự như giết tù binh này, Vệ Từ không muốn phương Bồng Cơ nhúng tay vào, quăng cái của nợ này cho An Thôi là tốt nhất. Với bản lĩnh của An Thôi và tác phong thích đâm đầu vào chỗ chết của Hồng Liên Giáo, kiểu gì đám Hồng Liên Giáo chắc chắn sẽ đụng chạm đến giới hạn của An Thổi. Đợi đến khi An Thối lợi dụng xong đám người này, thứ chờ đợi Hồng Liên Giáo chính là qua cầu rút ván. Quăng mối họa ngầm này cho An Thôi, Vệ Từ chằng cảm thấy áy náy chút nào. Kỳ Quan Nhượng nhạy cảm phát hiện ra Vệ Từ nhấn mạnh vào bốn chữ “ngoan cố cực đoan”. Sàng lọc tù binh phần lớn đều chọn những người cường tráng, tuổi tác còn nhỏ, sức khỏe tốt, còn những kẻ tàn tật già yếu thì không cần suy xét. Nhưng Vệ Từ lại tỏ rõ thái độ - anh không cần những kẻ tư tưởng có vấn đề, còn về sức khỏe, thân hình có toàn vẹn hay không chỉ là điều kiện thứ yếu. Sự khác thường này khiến Kỳ Quan Nhượng cảm thấy tò mò, đồng thời có vài phần cảnh giác. Vệ Tử biết Kỳ Quan Nhượng nghi ngờ, liền giải thích: “Giáo lý của Hồng Liên Giáo được kế thừa từ tà giáo nào đó từ thời loạn mười sáu nước... Văn Chứng đọc nhiều sách vở chắc hẳn biết rằng, khi Đại Hạ thống nhất mười sáu nước, thời kỳ đầu triều đình có bao nhiêu tà giáo phá rối? Bao nhiêu lần bọn chúng muốn trỗi dậy, châm ngòi thổi gió xúi giục dân chúng, reo rắc tại họa? Đám Hồng Liên Giáo này không thể không phòng. Những kẻ đầu óc có vấn đề tốt nhất đừng giữ lại” Lý do này quả thực đã thuyết phục được Kỳ Quan Nhượng. Không nói đâu xa, chỉ riêng hai tôn giáo là Đạo giáo và Phật giáo đang ngang vai ngang về nhau đã có tín đồ trải khắp năm nước. Hồng Liên Giáo không thể so sánh được với hai tôn giáo lớn nhưng cả ba đều là tôn giáo, nên có thể nhìn thấy cái bóng của nhau trong đó. Tuy Phật giáo, Đạo giáo không phải là thế lực theo kiểu truyền thống nhưng cũng không thể xem nhẹ sức ảnh hưởng của hai tôn giáo này đối với thiên hạ. Nếu như Hồng Liên Giáo có nhiều tín đồ như vậy đi khắp nơi xúi bẩy, tác quái thì đúng là vô cùng đáng ghét. Kỳ Quan Nhượng gật đầu đồng ý. “Được, chuyện này ta đã nhớ” Trận chiến lần này cũng coi như chiến thắng lớn từ trước đến nay, số lượng tù binh cũng lên đến hai mươi ba nghìn người, còn những kẻ khác không phải chết ngay tại trận thì cũng là trọng thương mà chết, những tên còn sống đều được chuyển về khu quân y để điều trị, doanh trại nữ binh tạm thời điều một loạt người đến mà vẫn bận tối mặt tối mũi. Kỳ Quan Nhượng cũng phải người đi thu dọn chiến trường, xử lý thi thể tìm kiếm những người còn sống, thu hồi lại những mũi tên có thể dùng được. Tuy chủ công nhà mình giàu nhưng cái trò đánh đấm này rất tốn tiền, tiết kiệm được gì thì cứ tiết kiệm. Khoảng thời gian tiếp theo khu vực bận rộn nhất là khu quân y. Những người bị thương ngoài da thì chỉ cần băng bó lại là xong, vết thương khỏi rồi là lại có thể chạy nhảy, lập công tiếp. Còn người đứt tay, đứt chân, bị đâm thủng bụng, xương gãy đâm vào nội tạng, bị tước cả da lẫn thịt... những vết thương nặng thế này, các thầy thuốc cũng bất lực, chỉ có thể cố hết sức, bệnh nhân sống hay chết thì phải nghe ý trời. Cũng có người không chịu đựng được, đau quá mà chết. Thực tế thì phần lớn binh lính không chết ngay trên chiến trường, mà là chết sau khi cuộc chiến kết thúc. Có rất nhiều người bị thương nặng không được chữa trị nên qua đời. Cho dù có chống chọi được, lúc vết thương liền lại bị nhiễm trùng do tiếp xúc với những thứ bẩn, rất dễ dẫn đến hoại tử, cuối cùng là tử vong. Cũng may hiện tại đang là mùa đông, thời tiết không nóng ẩm, tỉ lệ vết thương bị nhiễm trùng cũng giảm xuống không ít. Nhưng tỷ lệ tử vong vẫn cao hơn tỷ lệ sống sót. Ở một nơi khác, Khương Hồng Cơ ra lệnh nghỉ ngơi một ngày rồi lập tức nhổ trại lên đường tiến về huyện Phong Hổ đúng như kế hoạch. Rất trùng hợp, trước ngày tấn công huyện Phong Hồ một ngày chính là Tết. Trước khi nhổ trại, Khương Bồng Cơ truyền lệnh cho người dùng vàng bạc hoặc gạo đổi mua đủ thịt heo, thịt dê từ dân chúng. Đúng hôm cuối năm, lính hậu cần lo việc bếp núc, giết heo mổ dê. Tiết heo được dồn lại để làm nguyên liệu nấu ăn Nội tạng được xử lý sạch sẽ, rửa sạch mùi tanh, cho thêm gia vị nêm nếm thành món ngon. Xương heo hầm lên thành một nồi canh trắng đục, nêm nếm gia vị, hương thơm phưng phức, dường như có thể bay vào tận bên trong huyện Phong Hồ. Thịt heo và thịt dê được chia thành nhiều phần. Phần thì luộc luôn, phần thì cho lên hầm cách thủy với mộc nhĩ, chỉ nhìn thôi cũng đã thấy thèm. Xương sườn thì rán, thịt lợn thái chỉ cho lên xào, còn một phần khác làm thịt lợn viên xào cay... hoặc băm ra làm nhân bánh bao... Trừ những món đó ra, còn để lại một phần thịt sống dùng que tre vót nhọt xiên qua, rồi binh lính đặt lên lửa nướng. Nhà bếp còn dùng luôn nước thịt hầm cho vào nấu cơm. “Tối nay là ba mươi Tết, mọi người cứ ăn uống thoải mái” Đó là nguyên văn câu nói của Khương Đồng Cơ. Hành quân vốn đã rất gian khổ, nhưng có một bữa cơm phong phú thế này, những cái Tết bình thường cũng hiếm thấy. Binh lính tụ lại thành tốt năm tốp ba ngồi xung quanh đống lửa ăn bữa cơm tất niên. Trên đống lửa có dựng một cái giá bắc nồi, nước canh trong nồi sôi sùng sục các loại thổ sản và thịt... Uống một ngụm canh, cả người ấm sực. So ra thì huyện Phong Hồ lại lạnh tanh. Ngoài thành có binh lính trấn giữ, cho dù là Tết đến cũng không có ai ăn mừng. Đáng thương nhất chính là binh lính thủ thành, phải đứng trên tường thành cao gió thổi lồng lộng. Quần áo mỏng manh rách nát chẳng có tác dụng chống rét mấy, bụng cũng trống không, đói đến mức dạ dày co thắt sôi ùng ục... Không ít tên không chịu được mà nhìn về phía xa, nơi đội quân của Khương Đồng Cơ đang cắm trại. Bọn chúng không nhìn rõ những thứ khác nhưng có thể thấy những ánh lửa đang nhảy múa. Cố hít một hơi mùi thơm của đồ ăn đang bay trong không khí. Cho dù cách xa như thế, nhưng dường như bọn chúng vẫn có thể nghe thấy những âm thanh náo nhiệt. “Tốt thật đấy...” Một tên lính thủ thành lẩm bẩm, giọng nói tràn đầy ao ước, trong đầu đang mường tượng ra mùi vị cùng những món ngon... Càng nghĩ, nước miếng lại càng tuôn ra ào ào, cuối cùng đành nuốt ừng ực nước miếng mà cái bụng vẫn trống không. Trong huyện Phong Hồ, tên thủ lĩnh thủ thành nhận được báo cáo từ bên ngoài thì vô cùng cáu giận. “Mẹ nó, phiền chết được! Dám chọc ông đây, nửa đêm ông đào cả ở nhà chúng mày lên!” >