Hoa Âm Hệ Liệt

Chương 62: Thiên Địa Phù Sinh Tự Vân Vân (3)



Tử Ngưng Chi nói: “Mặt dất treo lơ lửng trong vũ trụ, tự xoay được một vòng thì chúng tôi gọi là một ngày, cũng là hai mươi ba giờ năm mươi sáu phút bốn giây, tính tương đương là hai mươi bốn giờ.

Mỗi giờ đại khái bằng khoảng nửa thời thần của quý quốc. Đồng thời mặt đất cũng xoay chuyển xung quanh mặt trời, mỗi vòng tương đương với khoảng ba trăm sáu mươi lăm ngày sáu giờ chín phút mười giây, chính là một năm.

Bộ Tiểu Loan cười hì hì nói: “Cái gì mà mặt đất treo lơ lửng trong vũ trụ, xoay di xoay lại gì nữa, càng nói ta càng thấy hồ đồ. Những bông hoa này ở đâu ra mà đẹp thế?”

Tử Ngưng Chi đáp: “Những bông hoa này là hoa tính giờ, được các học giả nông gia của tệ quốc trồng nên. Trong một ngày, hai mươi bốn loại sẽ lần lượt nở ra, ứng với từng giờ một, bốn mùa như nhau, ngày đông tháng giá cũng không tàn lụi.”

Bộ Tiểu Loan thích thú reo lên: “Hay như vậy sao, hay là muội muội tặng ta một ít được không, ta mang về nhà trồng cho đẹp."

Tử Ngưng Chi mỉm cười lắc đầu: “Chuyện này không được, hoa này sớm sinh chiều tử, ngày hôm sau lại nở ra trên thân khô cằn, không hề có hạt giống, rễ cây cũng không thể nào di chuyển đi nơi khác được.”

Bộ Tiểu Loan chỉ thấy thích thú, không kìm được đưa tay chạm vào mỗi bông hoa một lượt.

Trác Vương Tôn chắp tay nói: “Thiên văn lịch pháp và thuật trồng trọt canh nông của quý quốc quả thật đã tịnh tiến đến mức độ không thể tưởng tượng. Chuyến này vô tâm mà vào được núi vàng núi bạc, tự nhiên là không thể trở về tay không. Chẳng hay cô nương có thể dẫn chúng ta đi thăm quan lang hoàn phúc địa (*) của quý quốc, xem qua các bảo điển kỳ thư được chăng?”

(*) Nơi để sách của Thiên đế trong truyền thuyết.

Tử Ngưng Chi hoàn lễ đáp: “Công tử khách khí rồi. Chỉ là tệ quốc chẳng những không có một quyển sách, mà cả văn tự cũng chưa từng sử dụng bao giờ.”

Thấy chúng nhân đều thoáng lộ nét kinh ngạc. Tử Ngưng Chi lại thản nhiên cười cười, nói tiếp: “Từ khi thế giới xuất hiện đã có ngôn ngữ. Các học giả của tệ quốc cho rằng ngôn ngữ là thứ tinh diệu huyền hư nhất trong trời đất này. Nếu dùng để sáng tác thơ từ ca phú, thật là tuyệt diệu phi thường cực kỳ diễm lệ, nếu dùng làm công cụ ghi chép, quả thật là có ý coi thường. Vì vậy, trăm ngàn đời nay, tệ quốc chưa bao giờ xuất hiện văn tự cả.”

Trác Vương Tôn nói: “Vậy thì thi văn của quý quốc sao có thể truyền cho đời sau?”

Tử Ngưng Chi đáp: “Chỉ vì chúng tôi đều trực tiếp kế thừa toàn bộ ký ức của đời trước.”

Ánh mắt nàng toát lên thần sắc kính nể, đưa mắt nhìn trời xa, chầm chậm nói: “Văn học vốn là thứ huyền hư ảo diệu, văn tự không thể nào truyền đạt hết được. Chỉ nói riêng thơ ca, quý quốc từ khi có “Phong”, “Tao", khí phái của Kiến An, khí tượng của thời thịnh Đường, nhân tài nhiều không kể xiết. Cũng có thể coi thuộc hàng trung đẳng trong thiên hạ vạn quốc. Nếu không bị văn tự câu cú làm giới hạn, thành tựu ắt hẳn đã phải ngang hàng với tệ quốc rồi.

“Chỉ tiếc là lại vướng phải vòng luẩn quẩn, chỉ chăm chăm chọn từ mà lại mất ý. Quý quốc có bậc đại hiền Trang Chu từng nói “ngôn bất tận ý", "đắc ý vong ngôn” lại khá tương đồng với cách nghĩ của tệ quốc. Chỉ tiếc rằng cả ngàn năm nay những người lĩnh ngộ được đạo lý đó quá ít, rốt cuộc cũng vẫn cách biệt một bậc."

Chúng nhân nghe nàng nói vậy, trong lòng ít nhiều cũng có chút mất tự nhiên. Nghĩ lại Trung Hoa năm ngàn năm lịch sử, văn chương nhân tài lớp lớp. cứ tưởng rằng có thể ngạo thị thiên hạ, không ai so bì được. Chẳng ngờ đến vùng biên thủy này, lại gặp một tiểu cô nương chưa ráo máu đầu ăn nói đĩnh đạc, bảo Văn thơ Trung Hoa nếu không bị câu nệ vào văn tự thì đã có thể so bì được với họ. Quả thật là nghe rởn cả tóc gáy.

Nếu gặp phải người khác, chắc hẳn là đã chụp những câu đại loại như: huênh hoang khoác lác, ếch ngồi đáy giếng lên đầu nữ tử này, hằn học chế giễu một hồi, rồi cười lớn phất tay mà bỏ đi.

Nhưng bọn người Trác Vương Tôn thì lại không sao cười nổi.

Trác Vương Tôn nói: “Từ cổ văn vô đệ nhất. Đạo thơ văn, tự nhiên là ngoài trời còn có trời cao hơn. Bọn tại hạ đây bên ngoài Cửu Châu gặp được bậc hiền tài, thử hỏi còn gì may hơn nữa. Không biết cô nương có thể chỉ giáo cho một chút thơ văn của quý quốc được chăng?”

Tử Ngưng Chi ngước mắt nhìn y, nhoẻn miệng cười tươi đáp: “Thứ cho Ngưng Chi lực bất tòng tâm.”

Trác Vương Tôn lại hỏi: “Lẽ nào cô nương không thể nhớ được một hai bài?”

Tử Ngưng Chi lắc đầu: “Tệ quốc người người đều biết làm giai tác nhiều như biển rộng, Ngưng Chi tuy là người ngu độn, không thể thuộc làu hết cả. Nhưng một hai bài thì vẫn nhớ được. Chỉ là thứ Ngưng Chi nhớ được, là ngôn ngữ của bản quốc, từ cổ văn thơ không thể giải thích. Huống hồ là dịch toàn bộ sang ngôn ngữ quý quốc? Có chút tì vết. ắt sẽ khiến chư vị cười chê. Thể diện của một mình Ngưng Chi là chuyện nhỏ. nhưng bôi nhọ giai tác thì thật không còn mặt mũi nào mà đối diện với thánh hiền chốn suối vàng đó.”

Tử Thạch Cơ đột nhiên lách người từ sau lưng Tiểu Án bước ra, hừ lạnh một tiếng: “Tử cô nương nói năng hùng hồn, ca tụng thơ văn quý quốc cả nửa ngày trời, nhưng cuối cùng lại không chịu lộ ra chân tướng, không biết là vì hiểm chúng ta đây ngu độn, hay còn chỗ khó xử nào khác?”

Mấy câu này của nàng ta hết sức hùng hổ, hoàn toàn khác với ngữ khí thường ngày. Tiểu Án cũng không khỏi khẽ chau mày.

Tử Ngưng Chi hoàn toàn không hề để ý, chỉ cười cười nói: “Ngưng Chi tuy bất tài, nhưng cũng không phải là tệ quốc không có người diễn dịch được thơ văn.”

Trác Vương Tôn nói: “Dám hỏi tiên tung của cao nhân ở chốn nào?”

Tử Ngưng Chi lắc đầu: “Không phải là cao nhân, chẳng qua chỉ là chuyên tâm thụ nghiệp mà thôi. Những cây có màu sắc khác nhau trong Vãng Sinh lâm mà các vị trông thấy khi nãy đại biểu cho những thế gia học thuật khác nhau. Ba cây lớn ở phía bắc chính là đại biểu cho ba thế gia về dịch thuật duy nhất của tệ quốc. Ngưng Chi bất tài, chính là truyền nhân của một trong những thế gia đó."

Tử Thạch Cơ lạnh lùng tiếp lời: “Nói đến thi văn và dịch thuật, Dương minh chủ đây cũng có thể coi là danh gia đương thế rồi. Chi bằng cô nương cứ đọc một bài thơ ra để Dương minh chủ phẩm bình.”

Tử Ngưng Chi đưa mắt nhìn Dương Dật Chi hỏi: “Danh gia đây, không biết có đòng ý nghe tại hạ trình bày chút thơ văn kém cỏi của tệ quốc không vậy?”

Dương Dật Chi điềm đạm lắc đầu: “Không cần đâu, mười năm trước ta đã xem qua rồi."

Tử Thạch Cơ liền hỏi: “Vậy minh chủ thấy sao?"

Dương Dật Chi đáp: “Vội vàng lướt qua, chỉ thấy được một góc núi báu, nhưng cảm giác như cẩm tú rực rỡ muôn màu, siêu quần bạt tụy, không lời diễn tả."

Chúng nhân nghe vậy đều im lặng không nói câu nào.

Dương Dật Chi bình sinh cực ít khen ngợi người khác, y đưa ra lời bình phẩm như vậy. Có thể thấy Tử Ngưng Chi tuyệt đối không phải là kẻ khoác lác lòe bịp người ta.

Chỉ có Bộ Tiểu Loan nghe mà mù mờ chẳng hiểu gì, sớm đã hết cả kiên nhẫn, vừa ngáp ngắn ngáp dài, vừa chỉ vào trong làng: “Nhìn kìa, ở đó có nhiều trẻ con chạy ra quá!"

Mấy trăm đứa bé trai tầm mười tuổi hông buộc lá cây, tay cầm gậy gộc cành cây đi về phía Bắc, miệng hát vang lừng, nhìn có vẻ vô cùng hoan hỉ.

Cả đám dừng lại dưới một hàng sung gần thôn làng, tự động chia thành mấy tổ. Một tổ dùng gậy gộc chọc lên cành cây, một tổ nhặt quả rụng dưới đất, một tổ khác lại trèo luôn lên cây hái quả sung ném xuống.

Tiểu Loan chớp chớp mắt, hiếu kỳ hỏi: “Bọn chúng làm gì vậy?”

Tử Ngưng Chi đáp: “Họ đang hái quả về làm bữa trưa cho dân chúng.”

Tiểu Loan ngoẹo đầu, nhìn một cái rồi hỏi tiếp: “Tại sao toàn là bé trai thế, mẹ của chúng đâu?”

Tử Ngưng Chi cười cười nói: “Tất cả người dân Phù Du quốc đều bằng tuổi nhau cả.”

Tiểu Loan kinh ngạc thốt: “A, vui thật đấy. Thế còn bé gái đâu hết rồi?”

Tử Ngưng Chi đáp: “Ở Phù Du quốc, nam thì phụ trách hái quả kiếm ăn, xây dựng bảo vệ nhà cửa, điều hành đất nước; còn nữ thì phụ trách xây dựng nền văn minh.”

Bộ Tiểu Loan nhắc lại: “Văn minh?”

Tử Ngưng Chi đáp: “Chúng tôi gồm thơ văn, triết học, thiên văn, thư họa... định nghĩa chung là văn minh. Còn những thứ khác như ăn mặc đi ở gọi là vật lợi.”

Bộ Tiểu Loan trợn tròn mắt lên, cơ hồ như chẳng hiểu Tử Ngưng Chi đang nói gì hết Tử Thạch Cơ đột nhiên cười lạnh nói: “Thì ra phong tục ở đây là trọng nữ khinh nam, quả là hiếm thấy."

Hai mắt Tử Ngưng Chi lấp lánh sáng ngời, tựa một đầm nước trong veo. Cô bé chăm chú nhìn Tử Thạch Cơ nói: “Cô nương nói vậy là sai rồi. Chúng ta sớm đã coi nhạt chuyện sinh tử, lại không hề có chút tư tâm, danh lợi tôn ti đâu đáng dể trong lòng cơ chứ? Chỉ là sinh mệnh của người Phù Du quốc ngắn hơn những dân tộc khác rất nhiều, muốn đạt được thành tựu, cần phải phân công rõ ràng, người nào cũng phải phát huy hết tác dụng của mình. Nam tử thân thể tráng kiện, nữ tử tâm tư kín kẽ. Phân công như vậy thật thích đáng vô cùng, đây chỉ do tư chất tự nhiên khác nhau, tuyệt đối không có gì là sang hèn phú quý cả. Đối với nữ tử của tệ quốc mà nói, tất cả vật chất danh lợi chỉ nhạt như phù vân. Nhưng nếu không có nam nhân bảo vệ nuôi dưỡng, tất cả văn minh chẳng phải là lầu không gác trống hay sao?”

Tử Thạch Cơ cười lạnh nói: “Cô nương nói nữ tử tâm tư kín kẽ, thích hợp xây dựng văn minh. Nhưng những bậc thanh thủ trên văn đàn, những bậc tông sư đạo học mà ta biết, không ai không phải là nam nhân cả.”

Tử Ngưng Chi cười cười nói: “Cô nương đến từ đất nước mặt trời mọc phải không? Theo ngu kiến của tại hạ, một là quý quốc trọng nam khinh nữ, nữ tử không ra khỏi khuê môn, tầm mắt hạn hẹp, không được giáo dục. Cho dù là thiên tài cũng chỉ là minh châu phủ bụi. Sống một đời tâm thường vô vị, có thể nói là cực kỳ bất hạnh. Hai là vì nữ tử quý quốc đa phần đã quen với cuộc sống an nhàn, chăm chồng nuôi con, lệ thuộc vào nam nhân. Như vậy thì vĩnh viên cũng vẫn là lệ thuộc. Còn ở Phù Du quốc, bất luận là nam hay nữ, cũng dêu siêng năng chăm chỉ, không ngừng học hỏi. Nếu có nam tử thiên tư thông minh không muốn làm những chuyện nặng nhọc, muốn chuyển sang học thi thư, hoặc có nữ tử tự thấy mình tài năng kém cỏi, nguyện để trống vị trí chờ người hiền tài, chúng tôi cũng quyết không ngăn cản.”

Tử Thạch Cơ hít sâu vào một hơi, chỉ thấy mỗi câu của Tử Ngưng Chi đều ngược với lẽ thường, không thể tưởng tượng. Nhưng nhất thời trong đầu lại ngổn ngang trăm mối, rối tựa tơ vò. Tâm tư như con ngựa sút cương, căn bản không để nàng không chế, càng không biết nên bắt đầu từ đâu để phản bác lại những điều Tử Ngưng Chi vừa nói.

Sắc mặt Từ Thạch Cơ biến đổi nhanh chóng, khi sáng khi tối. Tiếu Án thấy vậy chau mày nói: “Từ Thạch Cơ…”