Anh nhìn sâu vào mắt tôi, ánh mắt đột nhiên trở nên dịu dàng, đong đầy sự chua xót:
"Sơ Vũ, anh đã từng nghĩ, sau này sẽ luôn sống với em như thế này, nhưng anh không thể kiên trì đến cùng.
"Bây giờ, liệu có còn kịp không?"
11
Năm đó, tôi và Thẩm Quan đã đi đến bước bàn chuyện hôn nhân.
Thẩm Quan có hai người em gái, cả hai đều khá dễ gần.
Trước mặt Thẩm Quan, họ luôn gọi tôi là chị, thậm chí còn chủ động rủ tôi đi mua sắm.
"Vương Sơ Vũ, chị đã từng thấy thương hiệu này chưa? Một chiếc cúc áo trên bộ trang phục này cũng đủ bằng tiền lương một tháng của chị đấy."
"Nếu chị thích cái nào, cứ nói nhé, đừng khách sáo. Anh trai bọn em bảo bọn em phải tiếp đón chị thật tốt. Dù chị thấy đắt, nhưng với bọn em thì chẳng là gì cả."
Tôi chẳng lấy gì, họ cảm thấy chán chường, tìm bừa một chỗ ngồi xuống:
"Giày cao gót đi mệt c.h.ế.t đi được, nhưng chiếc túi Hermès của em vẫn chưa mua!"
"Sơ Vũ, chị có thể đi lấy hàng giúp bọn em được không?"
"Đây, cầm thẻ ngân hàng đi, trên đó có mã PIN."
Tôi nghĩ rằng đây là một sự tin tưởng lớn, nhiệt tình chạy đến cửa hàng Hermès, nhưng lại bị nhân viên bán hàng khinh miệt và nhục mạ.
Tôi quay về tay không, họ liếc nhìn nhau, che miệng cười khúc khích:
"Xin lỗi, quên mất là chị không phải hội viên, ngay cả quyền xem hàng cũng không có."
Nhân viên bán hàng từ xa đã thấy họ, lập tức ra tiếp đón:
"Chào cô Thẩm, xin lỗi, tôi không biết cô ấy là thư ký của các cô."
Trung tâm thương mại đông đúc, hàng hóa trưng bày đẹp mắt.
Họ vui vẻ bảo nhân viên gói hàng lại.
Tôi không bước vào.
Cửa hàng Hermès giống như cánh cửa ngăn cách giữa gia đình thường dân và hào môn. Nhìn thì gần, nhưng thực tế xa vời ngàn dặm, khó mà với tới.
Bà Thẩm càng không hài lòng với tôi, bà dùng đủ mọi cách: đe dọa, dụ dỗ, áp đặt đạo đức, thậm chí là lăng mạ nhân cách… tất cả những chiêu thức có thể nghĩ ra bà đều dùng hết lên tôi.
Nhiều lần tôi nảy sinh ý định từ bỏ tình yêu này.
Nhưng Thẩm Quan không muốn chia tay, níu tay tôi, khóc lóc cầu xin:
"Em yêu, cho anh thêm một cơ hội nữa, hãy tin anh, được không?"
Bố của Thẩm Quan, ông Thẩm Dĩ Đình – cựu chủ tịch tập đoàn Thẩm Thị – không làm gì tôi cả.
Ông càng ghét việc con trai thoát khỏi sự kiểm soát của mình.
Lần cãi nhau to nhất, ông ném chiếc tách sứ vào người Thẩm Quan:
"Tập đoàn Thẩm Thị là tâm huyết cả đời của tao, đừng nói đến hạnh phúc của mày, ngay cả mạng của mày cũng không quan trọng bằng tập đoàn Thẩm Thị!
"Người thừa kế tập đoàn Thẩm Thị phải liên hôn với gia đình nhà họ Giang, nếu mày không cưới Giang Vãn Dư, đừng nhận tao là cha nữa!"
Thẩm Quan không tránh né, để mặc m.á.u chảy dài trên trán:
"Không làm thì không làm, ai thèm!"
12
Từ đó, Thẩm Quan ở cùng tôi trong căn nhà thuê, đi xe buýt.
Anh ấy không ngừng chạy đôn chạy đáo tìm việc.
Nhưng chúng tôi đều hiểu rằng, chẳng công ty nào dám nhận anh ấy.
Thẩm Dĩ Đình chỉ nói một câu với tôi:
"Bất cứ công ty nào dám nhận cô, tôi đảm bảo không quá ba ngày công ty đó sẽ phá sản."
Rồi tôi nhận được tin nhắn thông báo đã vượt qua vòng phỏng vấn công chức.
Với đồng lương ít ỏi của một sinh viên mới tốt nghiệp, tôi còn phải trả tiền thuê nhà, điện nước, phí quản lý, chật vật duy trì cuộc sống cho cả hai người.
Thực ra tôi hiểu, đây chỉ là cách Thẩm Quan đối đầu với gia đình.
Thẩm Quan là con trai duy nhất, bố anh cực kỳ trọng nam khinh nữ, không đời nào để hai cô con gái thừa kế gia nghiệp.
Anh muốn ép Chủ tịch Thẩm phải thỏa hiệp, muốn có được cả hai thứ.
Nhưng Chủ tịch Thẩm từ đó không tìm anh nữa.
Sau này, có một lần tôi tình cờ phát hiện.
Bà Thẩm, với khuôn mặt mệt mỏi, dẫn theo hai cô em gái của Thẩm Quan, quỳ trước mặt anh, khóc lóc cầu xin anh quay về.