Hồn Thuật

Chương 163: Số Phận Ư?





Hồn Thuật nguồn
Tác giả: Vosonglinh

Chương 163: Số Phận Ư?
Nguồn: Tàng Thư Viện







Chiều tà buông xuống, mặt trời cũng như mệt mỏi lặn xuống phía sau đỉnh núi xa phía tây. Ở một góc nhỏ thuộc đỉnh núi cực tây của tam cấp đồ án, bên vách đá cheo leo có hai thân ảnh nhỏ nhắn đang ngồi ngơ ngẩn nhìn ra xa, phía hào quang ửng hồng còn sót lại của một ngày. Nếu có tu thuật giả nào đi ngang qua nơi vắng vẻ này nhất định sẽ cảm thấy ngạc nhiên bởi vì hai bóng nhìn có phần nhỏ nhoi kia lại là hai cô gái. Hơn nữa một trong số đó lại là tuyệt thế thiên tài liên tiếp làm nên oanh động trong các trận thi đấu trước… Nguyệt.

Càng làm người ta ngạc nhiên hơn chính là một cô bé xinh sắn như Nguyệt có biết bao nam đệ tử mơ ước lại đang ở cùng một kẻ rách nát tệ hại, tóc tai bù xù. Không sai, người có bộ dạng lôi thôi lếch nhếch đó là cô bé cái bang mà mấy tháng trước đã cùng Văn Lục chọc phá cả tổ chức sát thủ lợi hại.

Cô bé Nguyệt hiện tại đang rúc đầu vào trong ngực của cô gái cái bang mà khóc nức nở khiến cô bé cái bang phải luôn tay vỗ vỗ tấm lưng ngọc của Nguyệt mà dỗ dành:

- Thua cũng không sao. Chúng ta vẫn còn cơ hội mà. Chỉ cần biểu hiện của em ở Việt Thuật Đại Hội thì nhất định sẽ có rất nhiều vị tiền bối đức cao vọng trọng mời em ra nhập môn phái. Lúc đó hai chúng ta lo gì không xin được Cửu Chuyển Hồi Đan chứ?

Nguyệt vẫn thút thít trong ngực cô bé cái bang:

- Nhưng là… không biết mẹ có đợi được không a. Em lo lắm… ô ô… là em bất tài, phụ sự mong đợi của chị rồi.

Cô bé cái bang cũng bị “lây” khóc từ Nguyệt, hai chị em ôm nhau khóc thút thít.

………..

Mười tám năm trước, tại một vùng quê yên bình ở xa ngoại thành cố đô Huế, có một gia đình gồm một cụ già và một cô con gái. Điều đáng nói là cô con gái này từ lúc sinh ra, tâm thần có chút… không ổn định. Bởi vậy mà dân làng vẫn thường hay gọi cô gái đó là “cô tâm thần”. Cô gái này suốt ngày chỉ biết cười ngây ngô, không biết làm gì ngoài việc chạy nhảy khắp xóm làng hết cươi cười lại la hét khiến cho nhiều người bị phiền nhiễu đâm ra việc đánh đập cô trở thành cơm bữa.

Mọi sinh hoạt của cô tâm thần từ nhỏ cho tới khi mười lăm mười sáu tuổi vẫn là do một tay của bà cụ chăm lo. Theo năm tháng trôi qua thì cũng là lúc sức lực của cụ già cũng trôi theo. Và tới một ngày cụ già giật mình phát hiện ra cô con gái tâm thần của mình có điều gì đó khác lạ. Sau khi kiểm tra kỹ càng một lượt thân mình của cô con gái thì cụ lăn đùng ra… chết tốt.


Hóa ra con gái tuổi mười sáu đã là tuổi phát triển, mặc dù không dám nói nói là người mẫu nhưng chính là chỗ cần nở đã nở, chỗ cần lõm… đã lõm. Và đương nhiên một cô gái tâm thần có nhan sắc như vậy lại chạy đi chạy lại khắp làng liền khiến cho đám trai làng muốn rục rịch.

Bà cụ tuyệt nhiên không nghĩ tới vấn đề này, bởi vậy hôm nay xác định được con gái của bà bị tên vô sỉ nào đó cưỡng hiếp thì tức giận đùng đùng khiến cho nhồi máu cơ tim đột tử đương trường…. cô gái vẫn cười ngây ngô bên cạnh…

Không lâu sau, người dân làng liền phát hiện ra cụ già chết ở trong căn nhà ranh của mình, còn cô con gái tâm thần thì không thấy tăm tích nữa.

Chín tháng sau, tại một góc khuất nhỏ thành phố Huế, một cô bé bụ bẫm được sinh ra đời. Mà mẹ của nó thì lại đang cười ngây ngô nhìn đứa bé nằm trên một mảnh bao bì. Có một phụ nữ tốt bụng đi qua thấy vậy liền thương sót tiến tới có ý định giúp bà mẹ tâm thần kia cắt rốn cho con. Chỉ là vừa bước lại gần thì bà mẹ tâm thần kia thoắt cái đã ôm ghì lấy đứa con vào lòng, ánh mắt cẩn thận dò xét người phụ nữ đang tới gần kia.

Tốn không biết bao nhiêu công sức, người phụ nữ mới thuyết phục được rằng mình có ý tốt, mình tới là để giúp đỡ, người mẹ tâm thần mới thả lỏng để cho người phụ nữ tốt bụng kia cắt rốn đứa bé và vệ sinh kỹ càng cho nó.

Kể cũng kỳ quái, một người tâm thần, mang bầu, cộng với chín tháng vật vờ khắp xó xỉnh của kinh thành Huế lại có thể sống sót để sinh ra được một cô bé bụ bẫm, quái sự này thật khiến cho người ta muốn ngửa cổ lên trời mà hô lớn… may mắn, may mắn a.
Tuy nhiên không biết nên nói số phận của bà mẹ nhỏ tuổi tâm thần này tốt hay số phận của đứa bé trong bụng tốt mà nhiều lúc bà mẹ đói lả liền có người tốt bụng giúp đỡ cho bữa cơm qua ngày. Như vậy mới biết rằng, người Đại Việt ta dù giữa dòng đời xô bồ vẫn không thiếu những tấm lòng nhân ái cao cả.

Người phụ nữ tốt bụng kia cũng có gia đình riêng của mình, nàng không thể nào chăm lo cho bà mẹ tội nghiệp này mãi được. Bởi vậy người phụ nữ nọ chỉ biết nhờ cậy những người lao động lam lũ, những công nhân cửu vạn ở đó giúp đỡ cho bà mẹ tâm thần này.

Dưới những giúp đỡ nhiệt tình của những người lao động nghèo khổ… mười năm liền trôi qua, bà mẹ tâm thần cũng đã bước sang… hai sáu tuổi, ngày ngày vẫn cặm cụi ngây ngô nhặt từng phế thải trong đống rác đem đổi lấy thức ăn từ những “đồng nghiệp” khác. Điều khiến cho đám thu mua phế thải kia bực dọc là nàng vớ được gì liền nhặt, bởi vì không biết giá trị của nó cho nên nàng bao giờ cũng là người nhặt… nhiều nhất. Chỉ là lúc phân loại ra thật khiến người ta khóc dở cười dở, nào là chổi cùn, nào là bóng điện vỡ…. hầu như chẳng có thứ nào giá trị. Cứ chiều chiều, người ta liền thấy một cô gái cõng trên lưng hàng đống to xù xụ như con kiến cõng trên lưng mẩu bánh chạy loăng quăng. Mặc dù cũng có người vô lương tâm lừa lọc, ăn chặn đối với bà mẹ tội nghiệp này. Nhưng nói chung là “thu nhập” đủ để hai mẹ con bữa no bữa đói qua ngày trong một xó xỉnh khuất gió.

Mà cô con gái lúc này đã lên mười tuổi, cũng đã biết nhận thức được số phận hẩm hiu của mình. Nó luôn luôn bị những đứa trẻ quanh đó đánh đập, bắt nạt suốt ngày. Mà tệ hại nhất với nó lại là bọn nhóc kia luôn kêu nó là đứa con hoang, hay đại loại như, “con con tâm thần”, “ a ha tâm thần số hai”… khiến nó tức muốn lộn ruột. Nó càng căm hận mẹ nó hơn nhiều lúc nó mắng mẹ nó té tát, rằng bà đã tâm thần thì đừng nên sinh ra nó, hay thật bất công khi những người khác sinh ra ở nhà giàu còn mình thì lại sinh bởi một mụ già tâm thần.

Chỉ là lần nào nó mắng mẹ nó, mẹ nó cũng chỉ biết ngồi im, thỉnh thoảng có nở nụ cười ngây ngô với nó, còn lại đều rụt rè sợ hãi khi con bé vác cái mặt hầm hầm chạy từ ngoài vào chống nạnh mắng chửi.


Tệ hơn nữa là cứ một hai hôm lại có một kẻ đốn mạt tới tìm bà mẹ tâm thần để giải quyết ‘vấn đề sinh lý’ rồi phủi đít ra về. Người tâm thần thì ngoài chống cự yếu ớt ra thì còn biết được gì. Trong khi cô con gái mười tuổi kia giờ ngày càng lêu lổng, À… ngoại trừ lúc ăn ra thì đều chạy nhảy khắp nơi nào có lúc nào ở trong cái xõ sỉnh miễn cưỡng gọi là nhà kia.

Rồi đến một hôm, cô gái tâm thần bị nhiễm nước mưa nằm bẹp ở trên tấm nilong rách dải trên mặt đất. Cô không cách nào đi nhặt nhạnh rác để đổi lấy đồ ăn cho con và cho chính mình. Người con nhỏ tuổi trở về không có đồ ăn liền mắng chửi người mẹ tâm thần của mình một trận khiến cho nàng sợ hãi ngồi co người trong một góc nhỏ mà run rẩy.
Hôm sau, trong lúc cô bé nhỏ tuổi đang nằm ở nhà chờ đợi người mẹ ốm yếu mang cơm trở về thì liền thấy một người máu me đầy mình xông vào cái ổ chuột của mẹ con nàng. Sau giây phút kinh hoàng thì cô bé mười tuổi kia liền nhận ra người đầy màu me đó chính là người mẹ tâm thần của nàng. Trên tay người mẹ tâm thần của nàng đang cầm một chiếc bánh mì. Hẳn là bà đã tranh giành chiếc bánh mì bỏ rơi với đám nhóc ngoài kia đây mà. Chỉ là lúc này bà mẹ tội nghiệp chỉ kịp cười ngây ngô, hai tay run rẩy đưa ra một chiếc bánh mỳ còn thấm máu đỏ tươi từ tay mình chảy ra cho cô bé rồi lăn đùng ra ngất xỉu....

Tới giờ người con gái nhỏ tuổi mới nhận ra, mẹ mình cao cả thế nào. Ai bảo người điên không có tình nghĩa? Tấm lòng người mẹ như vậy nàng còn mong ước gì nữa a. Cô bé ôm bà mẹ trẻ tội nghiệp khóc rống lên thảm thiết, lúc này trong lòng nàng chỉ còn sự hối hận tột cùng…

Cái gì còn bên cạnh, ta liền không để ý tới… cho đến khi mất đi rồi mới biết tiếc hận thì cũng muộn màng. Bà mẹ tội nghiệp tâm thần kia từ hôm đó liền ốm đau triền miên, tới giờ cả người đều héo quắt, nằm như người thực vật trên một tấm đệm cũ do cô con gái mang về.

Mà cô con gái cũng từ bữa đó liền thay đổi tính nết, hàng ngày đều chăm chỉ nhặt nhạnh những thứ có giá trị ngoài bãi rác để đối lấy đồ ăn. Tiến bộ của nàng hơn mẹ nàng chính là “lương” của nàng cao hơn, đã đủ để mua cháo nóng về ẹ nàng ăn. Cũng không biết có phải qua nhiều năm “chạy nhảy” thể chất của bà mẹ trẻ tuổi có phần khỏe mạnh hay là do cô bé nhỏ tuổi kia hiền dịu nhẹ nhàng chăm sóc tưng ly từng tý hay không nhưng đại loại là kéo được bà mẹ từ quỷ môn quan trở về.
Cũng trong thời gian này, “cô bé cái bang” kia cứu được một bé gái nằm dạt bên lề đường. Bé gái này nhỏ hơn nàng tới vài tuổi, khuôn mặt gầy tóp, tưởng chừng như hấp hối.

Vì cô bé cái bang “nhặt” được cô bé nhỏ tuổi kia vào một đêm trăng, bởi vậy liền đặt cho nàng một cái tên thật hoa mỹ… Nguyệt. Từ đó người ta liền thấy có hai cô bé cặm cụi đào bới ở những bãi giác công cộng kiếm tiền mua đồ ăn ình và cho bà mẹ đáng thương nằm bẹp ở “ổ chuột” tạm bợ.

Nghe nói, Nguyệt trước đây cũng có một gia đình, chỉ là ba mẹ nàng đột ngột qua đời vì một tai nạn giao thông. Ở nơi đất khách quê người, không ai thân thích, đối với một cô bé sáu tuổi mà nói đúng là đả kích không nhỏ, mặc dù đã được chính quyền giao ột cặp vợ chồng không có con để chăm sóc. Hai năm ban đầu thì còn có chút tốt đẹp, nhưng mọi chuyện liền chuyển biến xấu khi cặp vợ chồng kia lại… đột ngột sinh được một đứa con trai kháu khỉnh. Tự nhiên Nguyệt trở thành cái gai trong mắt mọi người, hằng ngày liền giống như một con ô sin bị đánh đập, bị sai bảo làm lụng vất vả, khắp người đều có thương tích.

Trong tình huống như vậy, một cô bé tám tuổi… có dũng khí bỏ trốn đã không hổ danh là “tuyệt thế thiên tài” rồi.